BỊ LÊN ÁN LẦN THỨ TƯ: Sau khi Pháp xâm chiếm 3 tỉnh miền Tây và ông Giản tự xử, vào tháng 9 âl năm Đinh Mão (1867), Tự Đức khiến phủ Tôn nhân và đình thần nghị công tội Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản. Tự Đức ra dụ chỉ rằng: "Xứ Nam Kỳ 6 tỉnh, khi đầu bởi tại Nguyễn Tri Phương, tôn thất Cáp, Phạm Thế Hiển và Nguyễn Bá Nghi liệu phòng không hết sức; khi giữa bởi tại Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp (Hiệp) nghị hòa khinh bỏ; khi sau lại bởi tại Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản đi sứ không được việc gì; khi sau hết lại bởi tại bọn Phan Thanh Giản, Trương Văn Uyển, Nguyễn Hữu Cơ và Trần Hoán nhơn tuần nhác nhớn nên đến nỗi mất 6 tỉnh ấy. Truyền lập tức nghị tội bọn ấy, dâng lên ta sẽ đoán định". (Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu (viết tắt SQTCBTY); in dịch ban cấp các trường học; năm 1925; trang 362). ♠ Đến tháng 11 âl năm Mậu Thìn (1868) đình thần tâu công tội Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Bá Nghi, Võ Trọng Bình. Sớ tâu gồm có 2 tập; 1 tập nghị xử tội về việc mất 3 tỉnh Nam Kỳ, 1 tập nghị thương công về việc dẹp yên giặc Bắc Kỳ. Tự Đức cho rằng đình nghị chưa được minh chánh mới sửa định lại rằng: Tri Phương và Bá Nghi cho khỏi giáng nhưng đình phong tước; Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp tội "trảm giam hậu đời đời"; Võ trọng Bình xử trí giặc hàng không xong, cũng đình phong tước. (SQTCBTY; đã dẫn; trang 370). Sách ĐNTLCB cho thấy rằng Tự Đức và triều đình đã đổ hết tội lỗi cho ông Giản về việc để mất 6 tỉnh Nam Kỳ, kết tội: "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và nghị án "truy đoạt lại chức hàm và đục bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trảm giam hậu". (ĐNTLCB; tập XXXI; Hà Nội 1974; trang 269). ♠ Năm 1886, vua Đồng Khánh lại khai phục nguyên hàm cho ông Giản và khắc lại tên ông ở bia tiến sĩ: cho ông Nguyễn Tri Phương dự thờ trong miếu Hiền lương, Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp (Hiệp), Trương Văn Uyển đều được khai phục nguyên hàm. (SQTCBTY; đã dẫn; trang 436) ♠ Điều cần lưu ý là sách Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu của sử quán triều Nguyễn in dịch vào năm 1925 đã không viết gì về việc Tự Đức lên án kết tội "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và nghị án "truy đoạt lại chức hàm và đục bỏ tên ở bia tiến sĩ. Tại sao? Phải chăng đây là một trong những chuyện xấu che tốt khoe không được phép gợi lại việc làm sai trái của tiên nhân dòng họ nhà Nguyễn? ♠ Một điểm khác nữa cần lưu ý là dù tiếng tâm và vinh dự của ông Giản đã được phục hồi từ niên hiệu Đồng Khánh thứ nhứt (1886) nhưng vì Đồng Khánh được người Pháp tấn phong lên làm vua (lên ngôi vào tháng 8 âl năm Ất Dậu / 14 tháng 9dl năm 1885) trong khi vua Hàm Nghi vẫn tiếp tục truyền hịch cần vương chống Pháp ở mạng Quảng Bình khiến dư luận lúc đó và về sau nầy cho rằng Đồng Khánh chỉ làm bù nhìn tay sai của người Pháp. Chính vì vậy mà việc Đồng Khánh khai phục nguyên hàm và khắc tên của ông Giản ở bia tiến sĩ không có một tác dụng thuyết phục mạnh mẽ đối với các phong trào chống Pháp vào thời đó cũng như sau nầy. ♠ Theo A.Schreiner, tác giả sách Abrégé de l'Histoire d' Annam phát hành tại Sài Gòn năm 1906, thay vì phải công nhận những hy sinh vô bờ bến của ông Giản thì Triều đình Huế lại bôi bẩn danh phận của ông. Sắc chỉ của Tự Đức ra lệnh nghị tội ông Phan Thanh Giản cho thấy rõ sự sự mù quáng cứng ngắt của các tầng lớp lãnh đạo triều đình nhà Nguyễn; triều đình nầy chỉ biết đỗ lỗi cho những thuộc cấp nhưng không biết được rằng chính sự ngu dốt của tập đoàn lãnh đạo ở Huế cùng với những định chế tồi tệ của đất nước mới chính là nguy cớ gây ra mọi điều khốn khó: A leur retour dans la capitale, les employés des province occidentales avaient tous été degradés. Quant à Phan Thanh Giảng, au lieu de reconnaitre l'immensité de son sacrifice, la cour déshonnora officiellement sa mémoire. Voici le décret par lequel il est frappé, on ne fait qu'y remarquer l'aveuglement constant de la cour de Huế; invariablement ell s'en prend aux chefs alors que son ignorance propre et les institutions défectueuses du pays seules sont cause de tout la mal.(A.Schreiner; sách đã dẫn; trang 290,291). A.Schreiner cũng cho rằng chính vì sự kết tội ông Phan Thanh Giản lần nầy của triều đình Huế theo lệnh của Tự Đức đã khiến cho các con trai của ông Giản nổi loạn chống lại người Pháp; bởi vì lương tâm sẽ không để cho những người con nầy được yên ổn và vì tự ái và sĩ diện họ sẽ hy sinh tất cả để tái tạo lại hình ảnh của người cha (trong cái nhìn của người dân An Nam), và làm thế nào mà họ có thể nổi loạn được như vậy nếu không phải là để đền bù lại điều tổn hại mà triều đình đã mạo xưng gán tội cho ông Giản. (A.Schreiner; sách đã dẫn; trang 292, 293). VII /- NGƯỜI PHÁP VÀ ÔNG PHAN THANH GIẢN ♠ Người Pháp bắt đầu biết tên tuổi ông Phan Thanh Giản và ông Lâm Duy Hiệp khi hai ông vào Sài Gòn để khai diễn cuộc thương thuyết với họ vào 26 tháng 5 năm 1862. Ngày 5 tháng 6 dl năm 1862, ông Giản và ông Hiệp đã ký kết hòa ước Nhâm Tuất (1862). Ngày hôm sau, Bonard đã cho phổ biến thông cáo cho các đầu lĩnh quân nghĩa dũng kháng chiến biết rằng hòa ước đã được ký kết, yêu cầu họ phải tuân thủ và ngưng chiến đấu. Triều đình Huế cũng đã cắt cử Phan Thanh Giản đến tỉnh Vĩnh Long và Lâm Duy Hiệp đến tỉnh Bình Thuận để cố gắng hiểu dụ quân kháng chiến ngưng các hoạt động quấy rối. Tuy nhiên người Pháp cho rằng hai ông đã được triều đình Huế giao phó nhiệm vụ giả bộ kêu gọi quân kháng chiến ngưng tiếng súng nhưng phải làm ngơ và ngầm khuyến khích họ tiếp tục đánh phá, và mặc dù ông Phan Thanh Giản là một con người thức thời, thấy xa hiểu rộng, có một tâm hồn cao đẹp đã nhận thức được rằng tiếp tục chiến đấu chống lại người Pháp cũng vô ích mà thôi. Phải chăng ông Giản đã có thực tâm tái lập hòa bình nhưng khốn th/div>Vương quốc An Nam, mà trong đó ngài Phan Thanh Giảng là một thành viên lỗi lạc hơn hết, đã đánh mất đi một trong những phần vinh quang, trí thức và tình cảm sâu đậm quý mến của vị quan lão thành nầy, nhưng những điều đó vẫn đang lưu lại trong trí óc của tôi cũng như trong trí óc của người Pháp một cách bền vững hơn là sự oán ghét của những quân thù của vị quan lão thành ấy. Ngoài phụ thân của ông trưởng nam ra, nơi triều đình Huế không còn ai nhận thức được những điều gì cần phải thực hiện để bảo đảm cho người dân có thể sống hạnh phúc và chính là vì vấn đề có liên hệ đến cảm tính cùng với đức tự trọng đã khiến cho vị quan lão thành nầy không còn thiết sống dưới dự chi phối của những hậu quả chính trị sai trái và dẫy đầy trách nhiệm do chính quyền của triều đình nước An Nam tạo ra. Những biểu lộ chính thức về lòng kính mến và tình bằng hữu của tôi trong lá thư nầy ông cần phải lưu giữ lại trong gia tộc như là một bằng chứng về những cảm tình mà người Pháp sẽ giữ riêng cho phụ thân đáng kính của ông và gia tộc của ông ấy. Ông hãy tin rằng tôi sẽ cố gắng bằng mọi phương cách mà tôi có được để đảm bảo cho con cháu của vị quan lão thành có được những quyền lợi và chức vị thích hợp với họ trong tương lai. Xin ông hãy chấp nhận lòng kính trọng rất đặc biệt của tôi. Sài Gòn ngày 15 tháng 10 dl năm 1867 Ký tên: De la Grandière" La Grandière đã ra lệnh cho thuộc hạ dưới quyền đặt quan tài của ông trên một chiếc ghe lớn và được một pháo thuyền của Pháp kéo về làng Bảo Định gần cửa sông Ba Lai tỉnh Bến Tre. Một đội quân dàn chào danh dự của quân đội Pháp cũng được phái đến để cung hầu quan tài của ông Phan Thanh Giản suốt thời gian tiến hành lễ an táng theo tục lệ của người Đại Nam. Dân chúng tham dự đám tang rất đông. Mộ chí của ông ghi Lương Khê Phan lão nông Chi Mộ. ° VI/-VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ ÔNG PHAN THANH GIẢN BỊ LÊN ÁN LẦN THỨ NHỨT: Tháng 4 â.l, năm Nhâm Tuất (1862), trong lúc tình hình bất ổn ở Bắc Kỳ không thể giải quyết, Bonard lại sai hạm trưởng tàu chiến Forbin là Simon đến cửa biển Thuận An (đầu tháng 5 d.l năm 1862) để đưa thư liệt kê 3 điều kiện tiên quyết để hòa đàm: 1/ - Trong vòng 3 ngày phải trả trước cho người Pháp 100,000 quan tiền bồi thường chiến tranh tính ra lạng bạc; 2/ - Để cho Pháp đặt người của họ toàn quyền cai quản trên các vùng đất hiện do Pháp tạm chiếm; 3/ - Trong vòng 8 ngày phải cử đại diện để hòa đàm với Pháp. Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành đem việc ấy trình lên. Triều đình bàn bạc và phải chịu chấp nhận những đòi hỏi tiên quyết số 1 và số 3 của Pháp. Thuyền trưởng Simon trở về Sài Gòn mang theo 2 điều kiện tiên quyết của Pháp được triều đình Huế chấp nhận. Sau đó Simon trở ra Thuận An. Triều đình Huế cử Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp làm chánh, phó sứ toàn quyền đại thần để hội nghị với người Pháp. Khi sắp đi, Tự Đức rót rượu riêng của mình ban cho và dụ rằng đoàn sứ không được nhận điều khoản tự do truyền đạo Gia tô và không được nhượng thêm đất. Ngày 24 tháng 4 âl (1862) Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đi thuyền Thụy Nhạc uy vệ ra của biển Hội An, qua tàu Forbin gặp Simon trao 100,000 quan tiền trả trước. Sau đó tàu Forbin hộ tống thuyền Thụy Nhạc vào Gia Định. Ngày 30 tháng 4 â.l (26 tháng 5 d.l năm 1862), đoàn sứ Đại Nam tới Sài Gòn. Cuộc đàm nghị mở ra liên tục cho đến ngày 9 tháng 5 â.l năm Nhâm Tuất (5 tháng 6 d.l năm 1862) thì 2 bên ký định ước. Các điều khoản của định ước nầy phải được triều đình nước Đại Nam và triều đình nước Pháp thông qua trong vòng 1 năm. Ngày 11 tháng 5 â.l (7 tháng 6 d.l năm 1862), đoàn sứ Đại Nam đi thuyền về, đến Huế vào ngày 14 tháng 6 â.l (10/6 d.l/1862). Xem xong bản định ước 12 khoản, Tự Đức dã quở trách Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp và cho rằng 2 viên quan nầy. Vua nói " thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội gỉ Rất là đau lòng. Hai viên nầy không những là người có tội với triều đình nhà Nguyễn mà còn mắc tội đối với nghìn muôn đời vậy!" rồi đưa xuống cho đình thần bàn xét. Sau khi bàn xét đình thần phúc tâu như sau: về khoản cắt đất và trả tiền bồi thường chiến tranh thì Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đã thỏa thuận rồi nhưng phần nhiều chưa hợp. Nhưng vì đây là một bản điều ước mới định, nếu vội sửa đổi ngay, sợ họ còn tức khí, chưa chắc đã nghe theo ngay. Xin đề nghị để 2 viên quan ấy ở gần liên lạc với người Pháp bàn tính để họ châm chước lần lần và cũng là để 2 viên quan đó có dịp chuộc lại lỗi lầm đã nhượng đất và chịu trả quá nhiều tiền bồi thường; đề nghị bắt tội họ vì không chu toàn trách nhiệm được giao phó từ trước. Tự Đức cho rằng nếu bắt tội Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp thì không thể tìm được người khác có khả năng như họ để nhận lãnh trách nhiệm hoà nghị và do đó giao cho Phan Thanh Giản lãnh tổng đốc Vĩnh Long, Phan Duy Thiếp (Hiệp) lãnh chức tuần phủ Thuận - Khánh nhưng 2 người vẫn phải tiếp tục trách vụ đàm phán với người Pháp để chuộc tội. Một kẻ lãnh đạo quốc gia có liêm sĩ và đạo đức phải biết nhận trách nhiệm về khả năng cai trị yếu kém của mình với tổ quốc, với dân chúng. Những hàng cộng sự của mình chỉ là cấp thừa hành phải làm theo lệnh của cấp trên khi cấp trên là một kẻ ôm đồm thu tóm hết quyền lực kể cả quyền làm chủ mạng sống của mọi người không phân biệt là hạng thứ dân hay quan đại thần. Đáng lý câu tuyên bố của Tự Đức phải như sau thì chắc là đúng hơn: "thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội gì? Rất là đau lòng. Không những là Trẫm có tội với triều đình nhà Nguyễn mà còn mắc tội đối với nghìn muôn đời vậy!" Và sau khi đóng tuồng nhận tội như thế rồi Tự Đức lại đóng tuồng tuyên bố tự thoái vị, rồi mấy ông đại thần thần ở Huế giả bộ quỳ lạy ôm chân năng nỉ xin Tự Đức đùng bỏ ngôi, rồi bên ngoài sai quân binh giựt giây cho dân chúng tụ họp biểu tình hoang hô ủng hộ Tự Đức, ủng hộ tập đoàn đình thần ăn không rỗi nghề ở Huế và đã đảo quân xâm lược Pháp thì có lẽ sách sử nhà Nguyễn sẽ để lại cho hậu thế hình ảnh của một ông vua hiền sáng giá biết nhận lãnh trách nhiệm có tên là Tự Đức chăng? Nếu Tự Đức đã làm được như thế thì rất có thể đã gây được xúc động của toàn quân toàn dân và biến họ thành một khối đại đoàn kết dân tộc để chống quân xâm lược phương Tây. Cần gì mà phải trút hết tội lỗi lên đầu ông Phan Thanh Giản và ông Lâm Duy Hiệp! Không phải tất cả người hậu thế đều ngây thơ và xuẩn động đến mức độ tin tưởng lời tuyên bố buộc tội thốt ra từ miệng của Tự Đức rồi sẽ hùa theo Tự Đức để làm mốp méo lịch sử. Câu tuyên bố của Tự Đức cho thấy rõ trong chế độ tập đoàn phong kiến dù ở bất cứ triều đại nào, dù bất cứ ở đâu thì người dân đen luôn luôn là kẻ tôi mọi phục vụ riêng cho gia tộc của kẻ đang nắm quyền cai trị và vận mạng đất nước. Tại sao 2 ông Giản và Hiệp lại có tội với nhà Nguyễn? Bởi vì Tự Đức xem đất nước Đại Nam là tài sản riêng của nhà Nguyễn nhất là những vùng lãnh thổ ở Nam Kỳ Hạ lại còn có những mối dây ràng buộc tình cảm đối với họ Nguyễn nói chung và đặc biệt với Tự Đức nói riêng. Phải chi trên thực tế Tự Đức là một vị minh quân tài đức biết hy sinh đời mình cho quốc gia dân tộc thì lời tuyên bố buộc tội 2 ông Phan, Lâm của vị minh quân sẽ trở thành khuôn vàng thước ngọc, một lời hiệu triệu mạnh mẽ để lôi kéo toàn quân, toàn dân một lòng liều chết chống trả quân xâm lược, nhưng thật tiếc thay người dân Đại Nam, đất nước Đại Nam vào thời đó không có được ông vua xứng đáng gọi là minh quân như thế! BỊ LÊN ÁN LẦN THỨ NHÌ: Sau khi chịu tiếp kiến phái đoàn sứ Pháp-Tây Ban Nha để nhận hoà ước Nhâm Tuất đã được Hoàng đế Napoleon III ký chuẩn phê, Tự Đức bằng lòng trao cho đối phương bản hoà ước Nhâm Tuất do chính tay mình chuẩn phê, Tự Đức lại đổ tội cho Phan Thanh Giản và Ông Lâm Duy Hiệp cùng với nhiều người khác và lần nầy kèm theo án phạt trảm giam hậu treo vào cổ 2 ông Phan, Lâm. Có một điều đáng lưu ý ở đây là những người bị án phạt phải tự động làm tờ tự thú chính họ đã bất lực gây ra cớ sự và lạy xin Tự Đức hãy trừng phạt họ! Nhưng, Tự Đức đâu có độc đoán tự động trách phạt họ! Tự Đức lại giao xuống cho cơ quan pháp ti chấp án! Bởi vì có như vậy hậu thế mới thấy được Tự Đức là một ông vua công minh trong vấn đề xử phạt những kẻ có tội: thật là một ông vua khôn ngoan tột mức! Về việc nầy sách ĐNTLCB của sử quán triều Nguyễn trong tháng 3 âl năm Quý Hợi (1863) ghi chép như sau: Nguyên binh bộ thượng thư lãnh tuần phủ Thuận Khánh la Lâm Duy Thiếp (Hiệp) mất Bộ lại tâu lên. Vua nói: Duy Thiếp chưa hay lập công chuộc tội, nhưng nghĩ đến người bầy tôi cũ, gia cấp cho hạng lụa màu và tiền, còn xử theo tội gì sau sẽ bàn định. Bọn Đoàn Thọ, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành tự cho là đi thương thuyết không được công trạng gì, xin chịu tội. Việc ấy giao xuống cho pháp tư bàn. Khi án dâng lên, Thanh Giản, Duy Thiếp (Hiệp) chiểu theo luật "thừa sai báo cáo quân kỳ" (nghĩa là vâng lệnh đi báo cáo kỳ hạn việc quân). Nghĩ tội trảm giam hậu. Đoàn Thọ, Trần Tiễn Thành so sánh vào luật "vi chế" nghĩ tội phạt trượng, thuộc về tội công chuẩn giáng 4 cấp đổi đi. Phạm Phú Thứ chiểu luật sai lầm ý trong chỉ dụ, giảm mức tội xuống nghĩ phạt trượng, chuẩn giáng 1 cấp lưu dụng. Vua gia ơn cho Thanh Giản giảm xuống tội cách lưu; Thọ và Tiễn Thành xuống tội giáng chức lưu dùng. Duy Thiếp đã chết, truy đoạt lại chức hàm; Nguyễn Quang, Đặng Hạnh, Phạm Ý, Lê Tuấn cũng đều cho giáng, phạt có thứ bậc khác nhau. (ĐNTLCB;đệ tứ kỷ; quyển XXVIII; bản dịch; trang 14, 15; Hà Nội; 1974). Hậu thế sẽ thắc mắc: tại sao đã biết là kẻ địch ép bức nhưng khi mặt đối mặt với kẻ thù nơi điện Thái Hòa, vị vua "khôn ngoan và kiên cường" của thần dân nước Đại Nam không ngó thẳng vào mặt kẻ địch để tố cáo bọn họ là một nhóm người xâm lăng cướp nước rồi cầm bản hòa ước có chữ ký của hoàng đế Napoléon III quăng xuống đất và truyền lệnh quân binh tống khứ bọn họ ra khỏi điện Thái Hòa? Tại sao không đem ông Giản, ông Hiệp ra chém ngay đi cho rồi mà còn bày trò trảm giam hậu để làm gì? Cần gì phải chém ngay cho mang tiếng là hung bạo bất nhân, cứ để đó, trước sau gì rồi thì hai kẻ tử tội nầy cũng phải chết nhưng họ phải tự xử, tự tìm lấy cái chết cho mình chứ không phải do tay vị hoàng đế nhân từ sát hạ! Và đúng như ý muốn của Tự Đức, bởi vì tử tội Lâm Duy Hiệp đã "bị bệnh dịch tả" chết ngay vào lúc trao đổi hòa ước Nhâm Tuất, một cái chết rất đáng nghi ngờ, rất đáng dị nghị: phải chăng ông Hiệp đã tự xử lấy đời mình nhưng sử sách nhà Nguyễn lại lắp liếm viết rằng ông bị chết vì bị nhiễm lây bệnh dịch tả đang hoành hành lan tràn khắp miền Trung Kỳ vào lúc đó? Đọc lại sử phong kiến Việt Nam, các kẻ bị gọi là kẻ thù hay bị coi là nguy hại cho một ông vua hay một triều đại thường bị án tử hình giam hậu nhưng hầu hết các tử tội đều tự xử lấy bằng cách uống thuốc độc hoặc tự treo cổ lúc còn bị giam giữ trong ngục chờ ngày lên đoạn lầu đài! Người ta sẽ tự hỏi trong ngục làm sao có sẵn thuốc độc hay dây thừng để kẻ tử tội tự xử nếu các thủ hạ của nhà vua không mang các thứ đó để sẵn trong ngục? Còn cái chết của ông Lâm Duy Hiệp sao lại trùng hợp một cách lạ lùng với bản án tử hình giam hậu mà pháp ti của triều đình Huế và Tự Đức sắp treo vào cổ ông Hiệp sau khi nghi thức chuẩn phê hòa ước Nhâm Tuất hoàn tất tại Huế. Đây có thể là một nghi án xin để người sau truy cứu thực hư. Đổ tội, kết án trảm giam hậu ông Phan Thanh Giản nhưng không giam ông vào ngục thất để chờ giờ hành quyết nhưng lại buộc ông phải tiếp tục cái công tác mà không có một ông đại thần "tài giỏi" nào ở triều đình Huế dám tình nguyện đảm nhận và mặc dù ông Giản lúc nầy gần 70 đã nhiều lần xin Tự Đức cho được mãn nhiệm nghĩ hưu nhưng bị từ chối.