PHỤ LỤC
(Một số góp nhặt bổ túc cho phần Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam của Sơn Nam biên soạn)

Xá và Lạy
Đây là những góp nhặt của người biên soạn, để tham khảo.
Xá, theo Huỳnh Tịnh Của, là chắp hai tay đưa xuống, làm dấu cung kính.
Khấu, cũng theo học giả trên, là cúi, khấu đầu, cúi đầu. Khấu bái, là lạy.
Như vậy, ta suy luận: “Xá”, chỉ đơn thuần động tác của hai tay, còn “khấu”, là động tác của đầu. Nhưng trong thực tế, khi chắp hai tay xá thì mặc nhiên, theo quán tính, phải cúi đầu, không sâu cho lắm.
“Vái” đồng nghĩa với Xá, trong ngôn ngữ phía Nam. Vái van là cầu khẩn với thái độ khiêm tốn.
Lạy (Bái) là kiểu lạy thông thường nhưng đi sâu vào chi tiết, thì rắc rối, nhất là kiểu giải thích theo Bát Quái, Aâm Dương. Có người gọi đó là qui tắc “Ngũ thể đầu địa” tức là hai tay, hai chân và cái đầu phải đụng mặt đất. Các nhà sư Phật giáo lạy theo kiểu riêng, ngồi xếp bằng, hoặc quì nhưng đầu không nhất thiết phải đụng đất; cũng khơng đứng dậy thẳng lưng sau mỗi lạy. Người Trung Hoa ở miếu thường qùi rồi lạy luôn, khơng đứng dậy sau mỗi lạy; lạy cúi đầu sát đất nhưng hai tay buông xuôi, không chấp lại.
Về động tác, thật khó nói. Mỗi người, mỗi địa phương, do ảnh hưởng cha mẹ, hoặc chòm xóm thì cũng “Ngũ thể đầu địa” nhưng người thì lạy với những động tác gãy gọn, có người lại thong dong, yểu điệu, đại khái.
Đàn bà Việt Nam thời trước mặc quần lá nem, ngồi co hai chân qua một bên mà lạy, gọi là “Tọa cốt đầu địa”, ngồi trên xương mông rồi cúi đầu sát đất; không đứng dậy sau mỗi lạy như nam giới. Ngày nay, lắm khi mặc quần Tây, vải cứng, khó ngồi như xưa. Cứ quì rồi lạy liên tục, không đứng dậy sau mỗi lạy.
Khi lạy Phật, đàn ông quì rồi lạy luôn, dứt lạy mới đứng dậy. Khi lạy Thần ở Đình Miếu, người trong ban tế lễ tuân thủ nguyên tắc:
- Qùi thẳng lưng, gọi “qùi Xuân”, trong tư thế mạnh khỏe, tự tin (không quì lom khom như quì trước bàn Phật, hoặc trước quan tài của thân nhân, kiểu quì Ai, trông bi thảm dịp cầu an)
- Hai tay nắm chặt, như quả đấm, biểu lộ quyết tâm lớn.
Phải chăng đó là nguyên tắc dành riêng cho người trong ban tế lễ, còn bá tánh thì lạy kiểu nào cũng được, tùy thói quen, khơng nên chê khen người này lạy đúng, người kia lạy sai (vì khác với mình).
Lạy Thần, thông thường, gồm bốn lạy, mỗi lạy kèm theo một xá, xá theo kiểu nắm hai tay, ngón tay co lại.
Về số lạy, quá nhiều ý kiến, theo tôi, tùy tập quán của gia đình, địa phương mình, đừng làm điều gì lập dị. Ở đình làng, khi lạy Thần thánh, kiểu lạy chuẩn mực nhất là của Thầy Lễ, người điều khiển nhóm học trò lễ. Tiến tới ba bước dài, đứng xá rồi lui lại một bước. Qùi xuống lạy. Thẳng lưng, đưa hai tay lên đầu gối, lấy thế, rồi đưa hai tay vào ngực, (hai tay vẫn nắm lại), đưa qua phải, đưa qua trái rồi vịn vào đầu gối, đứng dậy, lập tức lui ba bước. Xong một lạy.
Rồi bắt đầu lạy thứ nhì, bước trới ba bước dài, lụi một bước như trước. Dứt cái lạy thứ tư, xá một xá, lui một vước, xá lần thứ nhì thật sâu, là dứt.
Ở đám tang, hoặcđám cưới, kiểu lạy nên bình dị hơn, bớt động tác. Đám tang, đám giỗ là ở gia đình, nội tâm và bối cảnh khác, có thể lạy mà không cần bước tới nếu mặt bằng quá chật. Hai bàn tay chắp lại, ngón tay thẳng ra, như van vái khiêm tốn.
Trong dịp phúng điếu đám tang, khách lạy thông thường hai lạy, hiểu ngầm rằng mình sẽ trở lại lúc di quan. Nếu lạy bốn lạy, hiểu rằng lúc di quan sẽ không trở lại tiễn đưa. Lắm khi lạy ba lạy, hiểu là bốn, một lạy chừa cho cha mẹ còn sống.
Tùy nơi, số lạy nói trên có thể thay đổi.
LỄ TỈNH SANH Ở GIA LỘC
(Trảng Bàng – Tây Ninh)
- Viên chức, chức sắc tựu vi.
Nghệ quán tẩy sở – Quán tẩy – Thuế Cân – Phần hương – Niệm hương – Thượng hương – Nghinh thần cúc cung bái (4 lạy) – Hưng bình thân.
Thiểu thối.
Chánh bái, Bồi bái tựu vị – Nghệ quán tẩy sở.. Phần hương, niệm hương, thượng hương...Tham thần cúc cung bái (4 lạy), hưng bình thân – Qùi – Châm tửu – Phủ phục hưng (2 lạy), hưng bình thân – Giai qùy (Chấp sự nội nghi qùi xuống – Chấp sự ngoại nghi xướng): chúc cáo từ (chấp sự nội nghị quì rồi cung tay xuống năm câu)
Kỳ Yên túc yết
Quyên vĩ tĩnh sanh
Ngưỡng lại thần ân
Mặc thùy chiếu giám
Phục vị cẩn cáo
Bài chúc thỉnh sanh – Cùng xã Gia Lộc.
Chúc cáo từ có hai phần: phần lễ Túc Yết và lễ Đàn Cả.
Phần lễ Túc Yết thì xướng Kỳ Yên Yết Túc.
Phần lễ Đàn cả thì xướng KỲ Yến chánh tế.
Đổi lại có một câu đầu thôi, đoàn sau y vậy.
Ngoài nghi xướng: phủ phục hưng bình thân. Cúc cung bái (4 lạy) =- Hưng bình thân – Thiểu thối..
Nghệ thỉnh sanh vu án tiền.
Tể sanh tựu vị – nghệ quán tẩy sở – pầhn hương – niệm hương – thượng hương – cúc cung bái (4 lạy) – hưng bình thân – nghệ thỉnh sanh sở. (Chấp sự nội nghi cầm một cây đèn sáp, hai cái chén chung để đựng mao huyết và vàng bạc, và ông chánh bái bưng khay hộp lễ với ông tể sanh cầm đao cùng đi đến con vật). Chấp sự xướng: Tỉnh sanh (chấp sư ïviên đốt vàng bạc rọi con vật). Ông Chánh bái vỗ con vật ba cái rồi ông tể sanh hươi dao cắt lông gáy, bỏ vô chén chung hay là rthọc huyết, hoặc đem ra nhà trù phòng thọc huyết tùy theo địa phương. Còn chén chung đưng huyết, hai chung mao và huyết, lấy giấy vàng bạc bịt lại đem để trên bàn thần).
Chấp sự xướng: Sát sanh, tỉnh sanh tất, phụng trư sanh xuất vu trừ ngoại.
Chấp sự ngoại nhi xứơng: phục vị.
(Chấp sự và ông chánh bái cùng đi trở lại y như cũ) giai qùy, châm tửu, phủ phục hưng bái (2 lạy), hưng bình thân.
Điểm trà: Cúc cung bái (4 lạy), hưng bình thân, thiểu thối, lễ thành.
(Đỗ Văn Rỡ sựu tầm)