EE Đoái trênEE Khảm dướiGIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Quẻ Khôn, Tự quái nói rằng: Lên mà chẳng thôi, ắt khôn, cho nên tiếp đến quẻ Khôn(1). Lên là tự dưới mà lên, tự dưới lên trên, là lấy sức mà tiến, không thôi ắt khôn, cho nên sau quẻ Thăng tiếp đến quẻ Khốn. Khôn là nghĩa khôn thiếu. Nó là quẻ Đoái trên Khảm dưới, nước ở trên chầm, thì là trong chầm có nước, nhưng nước lại ở dưới chầm, thì tức là tượng dưới chầm khô cạn không nước, đó là nghĩa khôn thiếu. Lại Đoái là Âm ở trên, Khảm là Dương ở dưới, và hào Sáu Trên ở trên hai hào Dương, mà hào Chín Hai bị hãm trong hai hào Âm, đều là Âm mềm lấp lên Dương cứng, vì vậy mới là khốn. Đấng quân tử bị kẻ tiểu nhân che lấp, là thì cùng khôn.LỜI KINH困, 亨貞, 大人吉, 无咎, 有言不信.bị kẻ mềm che lấp, bị hãm ở dưới mà bị che ở trên, vì vậy mới là khôn. Hãm cũng là lấp. Đấng quân tử Dương cương, bị kẻ tiểu nhân Âm nhu che lấp, đó là lúc đạo đấng quân tử khôn tắc.Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng quẻ thích nghĩa tên quẻ.險以說, 困而不失其亨, 其唯君子乎.Dịch âm. - Hiểm dĩ duyệt, khốn nhỉ bất thất kỳ hanh, kỳ duy quân tử hồ?Dịch nghĩa. - Hiểm mà đẹp lòng, khôn mà không mất cái hanh của mình, chỉ có đấng quân tử như thế chăng?GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Đây lấy tài quẻ nó cách ở thì khốn. Dưới hiểm mà vẫn đẹp lòng, tức là ở chỗ hiểm mà vẫn đẹp lòng, dẫu ở trong lúc khốn cùng gian hiểm, mà vui trời yêu nghĩa(80), tự mình được sự vui thích của mình. Thì tuy khốn, mình xử vẫn không mất nghĩa, thì đạo của mình tự nhiên vẫn hanh. Đó là “khôn mà không mất cái hanh của mình”. Có thể như thế chỉ có đấng quân tử. Nếu thì đương khốn mà mình lại hanh, ấy là thân tuy hanh mà đạo thì khốn. Quân tử là tiếng gọi chung của bậc người trên.LỜI KINH貞, 大人吉, 以剛中也.Dịch âm. - Trinh, đại nhân cát, dĩ cương trung dã.Dịch nghĩa. - Chính bền, người lớn tốt, vì cứng giữa vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Khôn mà vẫn chính, người lớn vì thế mới tốt lành, cũng là tại họ có đạo cứng giữa. Đấy là chỉ về hào Hai với hào Năm. Nếu không cứng giữa, thì gặp cảnh khốn sẽ mất sự chính.有言不信, 尚口乃窮也.Dịch âm. - Hữu ngôn bất tín, thượng khẩu nãi cùng dã.Dịch nghĩa. - Có nói chẳng tin, chuộng miệng bèn cùng vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Đương lúc khốn mà nói, người ta không tin, muốn lấy mồm miệng làm cho khỏi khôn, ấy là làm cho thêm cùng. Đây vì lấy thể đẹp lòng mà ở thì khốn, cho nên mới có lời răn về sự chuộng miệng.Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lấy đức quẻ, thể quẻ mà thích lời quẻ.LỜI KINH象曰: 澤无水, 困, 君子以致命遂志.Dịch âm. - Tượng viết: Trạch vô thuỷ, Khốn, quân tử dĩ tri mệnh toại chí.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chầm không nước là quẻ Khôn, đấng quân tử coi đó mà đến mệnh thoả chí.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Chầm không nước là tượng khôn thiếu. Đấng quân tử đương lúc khốn cùng, đã hết cách ngừa lo, mà không được khỏi, thì là mệnh đó, nên suy đến mệnh mình để thoả chí mình; biết là mệnh phải thế ấy, thì sự cùng tắc vạ lo không thể lay động lòng mình, mình chỉ làm theo cái nghĩa của mình mà thôi. Nếu biết mệnh, thì sẽ lo sợ về hiểm nạn, luống cuống về cùng ách, cái thao thủ của mình ắt mất, đâu được thoả chí làm điều thiện?Bản nghĩa của Chu Hy. - Dưới rò thì trên khô, cho nên nói là “chầm không nước”. “Đến mệnh” như nói “trao mệnh”, tức là “cầm mà cho người, mình không có nữa”. Có thể như thế thì tuy là khôn quẫn mà vẫn hanh thông.LỜI KINH初六: 殿困于株木, 入于幽谷, 三歲不贖.Dịch âm. - Sơ Lục: Điến khốn vu châu mộc, nhập vu u cốc, tam tuế bất thục.Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Đít khốn chưng trồi cây, vào chưng hang tối, ba năm chẳng thấy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Hào Sáu lấy chất Âm mềm ở chỗ rất thấp, lại ở dưới nơi Khảm hiểm, là kẻ không thể tự mình vượt qua, ắt được người cứng sáng ở trên cứu giúp, thì mới có thể vượt khỏi sự khốn. Hào Đầu với hào Tư là chính ứng, hào Chín Tư lấy chất Dương ở ngôi Âm, tức là bất chính, cứng mà không giữa, lại đương khôn vì bị hào Âm che lấp, không có thể làm qua sự khốn của người, cũng như ở dưới trồi cây, không thể che chở cho vật khác. Trồi cây là cái gốc cây không có cành lá vậy. Hào Tư là ngôi gần vua, ở quẻ khác nó không phải là không giúp được người, vì ở thì khốn, không thể che chở kẻ khác, cho nên mới là trồi cây. Đít là cái để ngồi, đít khốn chưng trồi cây, nghĩa là không có vật gì che chở mà không được ở yên - nếu yên thì không phải là khốn. Vào chưng hang tối là vì những người Âm mềm, không phải là kẻ yên với cảnh ngộ, đã không khỏi khốn, thì càng mê tôi, động càn, vào mãi nơi khốn sâu, hang tôi tức là chỗ sâu tối vậy. Đương vào mãi chỗ khôn ách, không có thể tự mình ra khỏi, cho nên, đến chưng ba năm chẳng thấy, khôn đến cùng chót vậy. Chẳng thấy nghĩa là không gặp được sự hanh thông?Bản nghĩa của Chu Hy. - Đít là đáy các vật. Khốn chưng trồi cây, tức là đau không thể yên. Hào Sáu Đầu lấy chất Âm mềm ở đáy cuộc khốn, ấy là ở nơi tối lắm, cho nên tượng chiêm của nó như thế.LỜI KINH象曰: 入于幽谷, 幽不明也.Dịch âm. - Tượng viết: Nhập vu u cốc, u bất minh dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Vào chưng hang tối, tôl chẳng sáng vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Tối chẳng sáng là càng vào chỗ tối tăm, tự hãm vào nơi sâu khốn vậy. Nếu sáng thì không đến nỗi hãm.LỜI KINH九二: 困于酒食, 朱紱方來, 利用享祀, 正凶, 无咎.Dịch âm. - Cửu Nhị: Khốn vu tửu thực, chu phất phương lai, lợi dụng hưởng tự, chính hung, vô cữu.Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Khôn chưng rượu cơm, cái phất đỏ đương lại, lợi dùng cúng tế, đi hung, không lỗi.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Rượu cơm là cái người ta đều muốn và cũng là cái để mà thi ân. Hào Hai lấy cái cứng giữa mà ở thì khốn. Đấng quân tử yên với cảnh ngộ, tuy cùng ách hiểm nạn, không hề động lòng, không e quản rằng mình bị khôn, cái làm cho người ta khôn, chỉ là khôn về sự muốn của mình mà thôi. Điều mà đấng quân tử vẫn muốn là việc làm ơn cho thiên hạ, khiến cho thiên hạ vượt khỏi cảnh khốn, hào Hai chưa thoả lòng “muốn làm ơn cho thiên hạ”, cho nên là khôn chưng rượu cơm. Các bậc đại nhân quân tử, ôm ấp đạo học mà bị khôn ở dưới, ắt được ông vua có đạo tìm kiếm mà dùng, rồi mới có thể thi thố những cái chứa chất của mình; hào Hai lấy đức cứng giữa bị khốn ở dưới, phía trên có hào Chín Năm là một ông vua cứng giữa, cùng đạo hợp đức, ắt đến tìm nó, cho nên nói là “cái phất đỏ đương lại”. Đương lại tức là đương sắp đến; phất đỏ là đồ mặc của kẻ làm vua, cái che gối đó. Đấy lấy nghĩa về việc đi lại, cho nên mới nói đến cái che gối. Lợi dụng cúng tế là thế nào? Cúng tế là việc lấy lòng chí thành mà thông với đấng thần minh, trong thì khôn, lợi về dùng lòng chí thành như cúng tế vậy, đức mình đã thành, tự nhiên sẽ cảm thông đến người trên. Từ xưa các đấng hiền triết bị khôn ở chỗ tôi tăm xa xôi, mà rồi đức của họ cũng lên đến tai người trên, đạo của họ cũng được đem dùng, chỉ vì họ tự giữ rất thành thực mà thôi. Đi hung không lỗi là thế nào? Đương thì khốn, nên chẳng chí thành ở yên để đợi mệnh trời, đi mà cầu cạnh người ta, thì sẽ phạm vào nạn, được điều dở, đó là tự mình gây lấy, còn đổ lỗi cho ai? Không đo đắn thời thế mà đi, là không ở yên nơi chôn của mình, bị cảnh khốn nó lay động vậy. Mất đức cứng giữa, tự rước lấy sự hung hôi, còn oán trách gì? Các quẻ, hào Hai hào Năm Âm Dương ứng nhau thì tốt, riêng quẻ Tiểu xúc và quẻ Khôn các hào này bị ách về Âm, cho nên đồng đạo tìm nhau, quẻ Tiểu xúc Dương bị Âm chứa, quẻ Khôn Dương bị Âm lấp vậy.Bản nghĩa của Chu Hy. - Khôn về rượu cơm là ý no chán khổ não. Rượu cơm là cái người ta vẫn muốn, nhưng say no quá độ thì lại bị nó làm khốn. Cái phất đỏ đương lại, tức là người trên ứng với nó vậy. Hào Chín Hai có đức cứng giữa để ở thì khốn, tuy không gở hại, nhưng lại bị khôn về nỗi được hưởng cái muốn của mình quá nhiều, cho nên tượng nó như thế, mà chiêm thì chỉ lợi về tế tự, nếu đi làm việc khác thì không phải thì, cho nên hung, nhưng về nghĩa vẫn là không lỗi.象曰: 困于酒食, 中有慶也.Dịch âm. - Tượng viết: Khốn vu tửu thực, trung hữu khảnh dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Khôn chưng rượu cơm, giữa có phúc vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Tuy bị khốn về cái mình muốn, chưa thể ra ân cho người, nhưng giữ được đức cứng giữa, ắt có thể đem lại sự hanh thông mà có phúc khánh. Dù cho thì chưa hanh thông, mà mình giữ được đức giữa, cũng là đạo đấng quân tử, thế là có phúc.LỜI KINH六三: 困于石, 據于蒺藜, 入于其宮, 不見其妻, 凶.Dịch âm. - Lục Tam: Khốn vu thạch, cứ vu tật lê, nhập vu kỳ cung, bất kiến kỳ thê, hung.Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Khôn chưng đá, vin chưng cây cà gai, vào chưng thửa buồng, chẳng thấy thửa vợ, hung.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Hào Sáu Ba lấy chất Âm mềm không giữa không chính ở chỗ hiểm cực mà dùng kiểu cứng - ở ngôi Dương là dùng kiểu cứng - là kẻ rất không khéo ở thì khốn vậy. Đá là vật rắn nặng, khó thắng nổi, cà gai là vật gai góc không thể vin vào; hào Ba lấy sức cứng hiểm tiến lên, thì bị có hai hào Dương ở trên, sức nó không thể thắng nổi, - vì là rắn quá không thể đụng phạm, - càng tự khốn thêm, đó là “khôn chưng đá” vậy. Lấy đức bất thiện,Ở trên hào Chín Hai là hào cứng giữa, sự chẳng yên của nó cũng như vịn tựa vào cây cà gai vậy. Tiến lui đã đều càng khôn, muốn ở yên chỗ cũng không thể được; buồng là nơi ở, tức là chỗ nó lấy làm yên; vợ là chủ chỗ yên thân của nó; biết là tiến lui không được, mà muốn ở yên, thì lại mất chỗ yên thân, tiến lui hay ở lại đều không được cả, chỉ còn có chết mà thôi. Đủ biết là hung.Bản nghĩa của Chu Hy. - Âm mềm mà không trung chính, cho nên có tượng đó, mà chiêm thì hung. Đá chỉ hào Tư, cây cà gai chỉ hào Hai, buồng chỉ ngôi Ba, mà vợ thì hào Sáu, còn nghĩa của nó, Hệ từ nói đủ rồi(1).LỜI KINH象曰: 據于蒺藜, 乘剛也, 入于其宮, 不見其妻, 不祥也.Dịch âm. - Tượng viết: Cứ vu tật lễ, thừa cương dã; nhập vu kỳ cung, bất kiên kỳ thê, bất tường dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Vịn chưng cà gai, cưỡi cứng vậy; vào chưng thửa buồng chẳng thấy vợ, chẳng lành vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Vịn chưng cây cà gai, ý nói cưỡi hào Chín Hai là hào cứng, sự không yên như thể tựa vào gai vậy. Chẳng lành là điềm chẳng hay. Mất chỗ yên ổn, tức là hiệu quả chẳng hay, cho nên nói rằng: “chẳng thấy thửa vợ, chẳng lành vậy”.LỜI KINH九四: 來徐徐, 困于金車, 吝, 有終.Dịch âm. - Cửu Tứ: Lai từ từ, khốn vu kim xa, lận hữu chung.Dịch nghĩa. - Hào Chín Tư: Lại thong thả, khôn chưng xe sắt, đáng tiếc! Có chót.Truyện của Trình Di. - Chỉ vì sức không đủ, cho nên mới khốn. Cái đạo làm cho hanh thông sự khốn ắt phải nhờ sức giúp đỡ. Đương thì khốn, kẻ trên người dưới tìm nhau, lý nên thế vậy. Hào Tư với hào Đầu là chính ứng nhưng hào Tư lấy đức không trung chính mà ở thì khốn, tài nó không đủ làm qua sự khốn của người; hào Đầu liền với hào Hai, hào Hai có tài cứng giữa, đủ để cứu vớt sự khốn, thì đáng được hào Đầu theo, sắt là vật cứng, xe là thứ để chở đồ, hào Hai lấy chất cứng ở dưới chở mình, cho nên gọi là xe. Hào Tư muốn theo hào Đầu mà bị hào Hai ngăn cách, cho nên sự lại của nó chầy chậm mà thong thả, ấy là khốn chưng xe sắt. Kẻ ứng với mình, ngờ nó chê mình mà đi với kẻ khác, muốn theo nó, lại dùng dằng không dám tiến vội, há chẳng là đáng thẹn tiếc? “Có chót” nghĩa là chỗ rốt cục của việc được chính. Hào Đầu hào Tư là chính ứng, rôt cục ắt theo nhau. Vợ kẻ sỹ nghèo, bề tôi nước yếu, đều yên với sự chính định của mình mà thôi. Nếu chọn kẻ có thế lực mà theo, thì là ác lớn, không thể dong ở đời. Hào Hai và hào Tư đều lấy chất Dương ở ngôi Âm, mà hào Hai vì có tài cứng giữa, cho nên có thể làm qua cuộc khốn, ở ngôi Âm là chuộng mềm mỏng, được chỗ giữa là không trái với sự cứng mềm phải chăng.Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Đầu là chính ứng của hào Chín Tư ở ngôi không đáng, không thể giúp người, mà hào Sáu Đầu đương khôn ở dưới, lại bị hào Chín Hai ngăn cách, cho nên tượng nó như thế. Nhưng, tà không thể thắng được chính, cho nên lời chiêm tuy là đáng tiếc, mà ắt có sau chót. Xe sắt chỉ hào Chín Hai. Tượng đó chưa rõ, ngờ rằng thể Khảm có tượng bánh xe.LỜI KINH象曰: 來徐徐, 志在下也, 雖不當位, 有與也.Dịch âm. - Tượng viết: Lai từ từ, chí tại hạ dã; tuy bất đáng vị, hữu dữ dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Lại thong thả, chí ở dưới vậy; tuy chẳng đáng ngôi, có kẻ cùng với vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Hào Tư ứng với hào Đầu mà cách hào Hai, chí nó cốt ở tìm xuống, cho nên nó mới thong thả mà lại, tuy nó ở không đáng ngôi, cũng là chưa hay, nhưng có chính ứng của nó chung cùng với nó, cho nên có chót.LỜI KINH九五:劓刖, 困于赤紱, 乃徐有說, 利用祭祀.Dịch âm. - Cửu Ngủ: Tỵ ngoạt, khốn vu xích phất, nãi từ hữu duyệt, lợi dụng tế tự.Dịch nghĩa. - xẻo mũi, chặt chân, khôn chưng cái phất(81) đỏ, bèn thong thả có đẹp lòng, lợi dùng tế tự.______________________Chú thích:GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - cắt mũi gọi là tỵ, bị thương ở trên; chặt chân gọi là ngoạt, bị thương ở dưới. Trên dưới đều phải che lấp với hào Âm, bị nó làm cho đau hại, đó là tượng xẻo mũi chặt chân. Hào Năm là ngôi vua, ông vua bị khốn là bởi ở trên và dưới không ai cùng với. Cái phất đỏ là đồ mặc của thần hạ, lấy nghĩa đi lại, cho nên nói đến cái phất. Kẻ làm vua bị khôn là vì thiên hạ không lại, thiên hạ đều lại, thì không khôn nữa. Hào Năm tuy ở thì khốn, mà nó có đức cứng giữa, phía dưới có hào Chín Hai cũng là người hiền có đức cứng giữa cùng đạo hợp đức với nó ắt phải ứng nhau mà lại, cùng giúp thiên hạ cho qua sự khốn, đó là trước khi khốn mà thong thả thì có vui mừng. “Lợi dùng tế tự” nghĩa là việc tế tự ắt hết lòng thành kính mà sau mới được thụ phúc. Kẻ làm vua ở thì khốn, nên nghĩ sự khốn của thiên hạ, tìm người hiền trong thiên hạ như tế tự cần phải hết lòng thành kính, thì có thể làm cho người hiền trong thiên hạ kéo đến giúp cho sự khôn của thiên hạ. - Hào Năm với hào Hai cùng đức mà nói trên dưới không cùng với là sao? Đáp rằng: Âm Dương ứng nhau là nó tự nhiên ứng nhau, như thể vợ chồng xương thịt, phận nó định sẵn như thế. Hào Năm với hào Hai đều là hào Dương vì đức cứng giữa giống nhau mà ứng nhau, tìm nhau, rồi sau mới họp với nhau, cũng như vua tôi bè bạn, lấy nghĩa mà hợp với nhau. Đương lúc mới khốn, đâu có kẻ trên người dưới cùng với? Nếu mà có người cùng với, thì không là khốn, cho nên thong thả hợp nhau thì sau mới có vui mừng. Hào Hai nói hưởng tự, hào Năm nói tế tự, đại ý là nên dùng chí thành mới được thụ phúc. Chữ “tế” với chữ “tự”, “hưởng”, nói phiếm thì có thể thông nhau mà nói tách bạch, thì tế để nói về thiên thần, tự để nói về địa lý, hưởng để nói về nhân quỷ. Hào Năm là ngôi vua, nói chữ tế; hào Hai ở dưới, nói chữ hưởng, chỗ nào theo sự xứng đáng của chỗ ấy.Bản nghĩa của Chu Hy. - Xẻo mũi, chặt chân là bị thương ở trên và dưới, trên dưới đã bị thương thì cái phất đỏ không dùng gì đến mà lại làm khốn cho mình. Hào Năm đương thì khôn, trên bị Âm che, dưới thì cưỡi cứng, cho nên có tượng đó. Nhưng nó cứng giữa mà ở thể đẹp lòng, cho nên chầy lâu thì có sự đẹp lòng. Lời chiêm đủ ở trong tượng, lại lợi dùng về việc tế tự, lâu thì được phúc.LỜI KINH象曰:劓則志未得也, 乃徐有說, 以中直也, 利用祭祀, 受福也.Dịch âm. - Tượng viết: Tỵ ngoạt chí vị đắc dã; nãi từ hữu duyệt dĩ trung trực dã; lợi dụng tế tự, thụ phúc dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: xẻo mũi, chặt chân, chí chưa được vậy, bèn thong thả có đẹp lòng, vì giữa thẳng vậy: lợi dụng tế tự, chịu phúc vậy.Truyện của Trình Di. - Lúc đầu bị hào Âm che lấp, không có kẻ trên kẻ dưới cùng với, mới khôn, ấy là lúc chưa đắc chí, thong thả mà có đẹp lòng, là vì cái đạo giữa thẳng được có người hiền ở dưới cùng giúp cuộc khốn. Chẳng nói “giữa chính”, là vì nó hợp với hào Hai, nói “thẳng” mới phải. “Thẳng” so với “chính” thì hơi nhẹ hơn. Dùng hết thành ý của mình, như tế tự vậy, để tìm người hiền trong thiên hạ, thì mới có thể làm hanh thông cuộc khốn của thiên hạ mà nhận lấy phúc khánh.LỜI KINH上六: 困于葛蠤, 于跪脆, 日: 動悔, 有悔, 征吉,Dịch âm. Thượng Lục: Khốn vu cát luỹ, vu nghiết ngột, viết: động hối, hữu hối, chinh cát.Dịch nghĩa. - Hào Sáu trên: Khốn chưng cây sắn dây, chưng cheo leo, rằng: động ăn năn, có ăn năn, đi tốt.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Vật đến cùng cực thì quay lại, việc đến cùng cực thì thay đổi, sự khốn đã cùng cực rồi, lẽ phải thay đổi. Cây sắn dây là vật ràng bó; cheo leo là dáng cao vút lay động; hào Sáu ở chỗ cùng cực cuộc khốn, nó bị sự khốn ràng bó mà ở nơi rất cao và nguy nghèo, đó là khốn chưng cây sắn dây và cheo leo vậy. “Động ăn năn” nghĩa là hễ động cựa thì có ăn năn, không việc gì, không khốn. “Có ăn năn” là trách cái lỗi trước, “rằng” là mình tự bảo mình. Nếu như nó biết rằng: “Thế này thì động đâu sẽ ăn năn đấy, phải đổi lại những việc trước kia đã làm”, đó là có ăn năn. Nếu biết ăn năn, thì đi mà được tốt. Khốn đến cùng cực mà đi, thì sẽ ra khỏi cuộc khốn, cho nên tốt. Hào Ba lấy chất Âm ở trên quẻ dưới mà hung; hào Trên ở trên cả quẻ mà không hung là sao? Đáp rằng: Hào Ba ở ngôi cứng đóng chỗ hiểm mà dùng sự cứng, hiểm, vì vậy mới hung; hào Trên lấy chất mềm ở chỗ đẹp lòng, chỉ là khốn đến cùng cực mà thôi. Khốn đến cùng cực thì có cách thay đổi cuộc khốn. Hào Trên quẻ Khốn và quẻ Chuân đều không có người ứng với mà lại ở về chót quẻ, quẻ Chuân thì khóc ra đìa, quẻ Khốn thì có ăn năn, đi tốt, là vì quẻ Chuân hiểm cực mà quẻ Khốn ở thể đẹp lòng, lấy sự đẹp lòng xuôi thuận mà tiến, có thể lìa khỏi cuộc khốn.Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Âm mềm ở chỗ khốn cực cho nên có tượng “khôn chưng cây sắn dây, chưng cheo leo, rằng động thì ăn năn”. Nhưng mà các vật đã cùng thì biến, cho nên lời chiêm của nó là: Nếu biết có ăn năn, thì có thế đi mà tốt.Lời bàn của tiên nho. - Phùng Hội Vân nói rằng: sắn dây bám vào cây khác mà leo lên đến ngọn cây, đó là cái tượng “khôn chưng cây sắn dây” của hào Sáu Trên.Lý Xuân Niên nói rằng: Từ hào Tư trở lên là thì khôn đến cùng cực, từ hào Tư trở xuống là ở thì khôn cực mà nghĩ cách làm cho hanh thông. Hành động đành ăn năn rồi, nếu im lặng mà không ăn năn sao bằng hành động mà có ăn năn, để làm cho sự cũng được thông? Vì vậy, mới là đi tốt.LỜI KINH象曰: 困于葛蠤, 未當也, 動悔, 有悔, 吉行也.Dịch âm. - Tượng viết: Khốn vu cát luỹ, vị đáng dã, động hối, hữu hối, cát hành dã.Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Khôn chưng cây sắn dây, chưa đáng vậy động thì ăn năn, có ăn năn, đi tốt vậy.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Bị sự khôn ràng buộc, mà không đổi được, thế là chưa đáng. Biết rằng hễ hành động thì ăn năn, cứ ăn năn mà đi, có thể ra khỏi cuộc khốn, đó là đi mà tốt.Lời bàn của tiên nho. - Khấu Kiến An nói rằng: Quẻ Khôn là quẻ hào cứng bị lấp. Trong quẻ ba hào mềm che lấp ba hào cứng, ấy là tượng quẻ. Nhưng hào cứng bị hào mềm che lấp thì tốt, mà hào mềm che lấp hào cứng thì hung. Quẻ dưới hào Đầu hào Ba là hào mềm che lấp hào Chín Hai là hào cứng, nhưng hào Đầu nói “khôn chưng trồi cây”, hào Ba nói “khôn chưng đá”, hào Hai thì nói “khôn chưng rượu cơm”, lời tượng lại cho là giữa có phúc, đó là hào Đầu hào Ba đều hung mà hào Hai tốt. Quẻ trên hào Sáu Trên là hào mềm che lấp hai hào Tư Năm là những hào cứng, nhưng hào Tư nói “thong thả có sau chót”, hào Năm nói “thong thả có đẹp lòng” mà hào Trên thì nói “khôn chưng cây sắn dây”, lời tượng lại cho là chưa đáng. Ấy là hào Tư hào Năm đều tốt mà hào Trên thì hung…