Phan Chu Trinh và Nguyễn Tất Thành ở bên PhápTrước hết xin nhắc qua quan điểm của Phan Chu Trinh đối với chủ nghĩa Cộng-sản như thế nào? Xin nhắc quý độc giả rằng hồi đầu thập niên 1910, chủ nghĩa cộng sản chưa được coi là một thảm hoạ của nhân loại. Nhiều người Việt du học bên Pháp lúc đó, có cảm tình với học thuyết này vì nó chủ trương giải phóng dân tộc và quân bình tài sản. Theo E. Babut thì Phan Chu Trinh có nói với Nguyễn Ái Quốc (bí danh chung của nhóm, bị Nguyễn Tất Thành cuỗm làm của riêng) như sau: “Chủ nghĩa cộng sản mà đem tuyên truyền ở Việt nam là một điều nguy hiểm vì dân Việt nam có gì mà san sẻ, ngoại trừ sự cùng khổ. Trước hết hãy làm cho dân Việt nam giàu đi đã, sau mới nghĩ đền việc phân chia tài sản một cách công bằng”. (Báo “Trung Bắc Tân Văn” số ra ngày 22-4-1933)Còn luật sư Phan Văn Trường thì cho chủ nghĩa Mác-xít là hẹp hòi, và dân tộc Việt nam đã thấm nhuần giáo lý đức Phật Thích Ca, lấy từ bi bác ái làm tôn chỉ trong cuộc sống, không thể chấp nhận chủ nghĩa Mác-xít xây dựng trên hận thù được. Luật sư Phan Văn Trường nói với ông Hồ Hữu Tường và các bạn ông rằng: “Các anh rồi sẽ xem chủ nghĩa cộng sản mà sang Á Đông mình, thì chẳng khác gì văn hoá Mông Cổ chinh phục nhà Tống. Về chính trị họ sẽ thắng. Còn về mặt văn hoá, chủ nghĩa cộng sản sẽ bị Phật Giáo đồng hoá chẳng khác gì văn minh Mông Cổ bị văn hoá nhà Tống đồng hoá vậy”. (Hồ Hữu Tường, “41 năm làm báo” trang 21)Ngày nay, vẫn chủ trương mập mờ “đánh lận con đen” trong lịch sử, nhà cầm quyền cộng sản bên nhà đang cho viết lại lịch sử. Những người có tên tuổi lớn, có sự nghiệp đấu tranh trong lịch sử đều được chỉ thị của đảng cộng sản “quẹo vào”, có khi truy phong họ làm đảng viên. Họ cố nói lấy được, bất chấp những sự thật lịch sử.Vì lấp liếm, dối trá, họ phải nguỵ biện: thêu dệt, nguỵ tạo thêm các sự kiện để cuối cùng “cho người có công tranh đấu giành độc lập nào cũng... thuộc về đảng cộng sản, cũng là đảng viên! Thậm chí một kẻ lang bại giang hồ, khôn lớn từ bong tàu hàng hải, nay bến này, mai bến nọ, hoặc lang thang trên các hè phố Âu Châu... đạo văn, tiếm bút danh, ăn cắp những bài viết của kc khác, rồi sửa đổi chút ít, ký tên mình... rồi qua biết bao dân lừa dối, phản trắc, tội ác, để cuối cùng trở thành một “thần tượng của cách mạng”: Người ấy đích thật là Nguyễn Tất Thành sau hơn 20 cái tên giả, tên ăn cắp, tên mượn... để cuối cùng trở thành Hồ Chí Minh của đảng cộng sản Việt nam.Hiện nay bên nhà có 3 quyển sách thuộc loại bịa đặt để thần thánh hoá Nguyễn Ái Quốc một thành viên trong nhóm “ngũ long” gồm: “Luật sư Phan Văn Trường, Phó bảng (Tiến sĩ đồng khoá với Nguyễn Sinh Huy) Phan Chu Trinh, Cử nhân Luật Sorbonne Nguyễn An Ninh, Cử nhân khoa học Nguyễn Thế Truyền... mà lại được sắp ngang hàng, có khi còn thấp hơn Nguyễn Ái Quốc (Hô Chí Minh), chỉ tốt nghiệp Certificat (Tiểu học) và học hành dang dở lớp 7. Nhiều bức ảnh chụp bốn vị trí thức cách mạng nổi tiếng một thời, ông Nguyễn Tất Thành vào giữa, còn chú thích “Nguyễn Ái Quốc, nhà giáo”. Chỉ ghé qua Phan Thiết hơn 1 tháng, dạy trường Dục Thanh để “kiếm cơm”, thì gọi “nhà giáo”. Chú thích ấy còn ghi thêm “Nguyễn Ái Quốc là người nhạy bén nhất trong nhóm...”.Hai mươi mốt tuổi đời, lang thang từ bến nọ tới cảng kia, nay hè phố, mai ngõ hẻm, làm bạn với bụi đời, lập thân và kiếm sống bằng đủ mọi nghề, Nguyễn Tất Thành sớm khôn trước tuổi. Đó là kẻ làm mưu gian, mẹo vặt. Bơ vơ trên đất Pháp, gặp các đồng hương tuổi tác vào hạng cha chú, kiến thức thuộc bậc thầy đùm bọc, dạy bảo thêm, nhưng Nguyễn Tất Thành tỏ ra vượt trội hơn các vị kể trên: dám làm những việc mà người tự trọng và trí thức không làm:- Cuỗm bút danh chung của nhóm làm của riêng mình (Nguyễn Ái Quốc).- Cóp nội dung bài “Đông Dương chính trị luận” (do Jules Roux dịch ra Pháp văn gởi chính phủ Pháp và A. Sarraut sắp qua Đông Dương đáo nhậm chức Toàn quyền). Bài này Quốc chỉ sửa chút ít, viết lại đề tựa khác “Bản án chế độ thực dân Pháp” nhờ Luật sư Phan Văn Trường sửa chữa, viết lại nhiều trang, viết lời tựa trước khi in và phổ biến. Táo bạo hơn, Nguyễn Tất Thành còn cả gan ký tên Nguyễn Ái Quốc (tên mạo nhận của ông ta) vào bài viết “Yêu sách 8 điểm gởi Hoà hội Versailles” của Luật sư Phan Văn Trường viết, và tự coi như yêu sách ấy của chính mình. Bạn có biết đối với hành động này, sách báo Việt cộng bên nhà bào chữa ra sao không?Sách “Địa chí văn hoá thành phố HCM”, trang 350, tập II, họ viết: Luật sư Phan Văn Trường hợp tác với Nguyễn Ái Quốc (để soạn “Bản án chế độ thực dân Pháp”.Chỗ khôi hài là một vị luật sư tiến sĩ phải “hợp tác với một tên học chưa qua lớp 7 trung học để soạn...”.Ở một đoạn khác, sách này viết: “... chưa kể, Nguyễn Ái Quốc, người đứng ra chịu trách nhiệm pháp lý “Yêu sách 8 điểm gởi Hoà hội Versailles”. Tại sao Nguyễn Ái Quốc phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý vì ông ta không viết, chỉ ký tên vào bài viết của kẻ khác.Còn nói về việc sáng kiến đưa ra yêu sách gởi Hoà hội Versailles, sự thật như sau:... Năm 1919, Phan Chu Trinh nêu ra ý kiến nên gởi cho Hoà hội một bản yêu sách. Bản này được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp, gồm 8 điểm, Nguyễn Ái Quốc giành ký tên? Tới đây chúng ta đã rõ từ buổi đầu, Nguyễn Ái Quốc đã tỏ ra một kẻ láu cá, gian hùng! Nói về khả năng trí thức của Nguyễn Tất Thành, nhiều tài liệu xác tín kể lại:“Ông Bửu Nghi, Chánh án toà sơ thẩm Định Tường 1967, cho biết khi chúng tôi làm việc tại toà này là ông đi du học Pháp, ông là bạn của ông Nguyễn Thế Truyền. Nguyễn Thế Truyền đưa cho ông bản thảo cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” mà ông Nguyễn Ái Quốc đã viết, đã trao cho ông Nguyễn Thế Truyền, nhờ sửa dùm các lỗi chính tả, văn phạm, sửa đổi lại lời văn. Ông Nguyễn Thế Truyền nhờ ông Bửu Nghi sửa chữa trước. Sau ông Nguyễn Thế Truyền xem lại, sửa chữa lần lữa, gọt giũa lại câu văn, viết lại nhiều trang mà ý tưởng thiếu mạch lạc, trước khi trao cho nhà in.Ông Nguyễn Ái Quốc tuy thông minh nhưng chỉ học hết bậc tiểu học và chưa hết năm thứ nhất bậc cao đẳng tiểu học, nên mỗi khi viết tiếng Pháp đều phải nhờ cụ Phan Văn Trường, ông Nguyễn An Ninh hay Nguyễn Thế Truyền sửa chữa lại bài viết. Tờ trình của viên chánh kiểm soát quân đội và người Đông Dương tại Pháp, gởi Toàn quyền 12-9-1923, nói về việc Nguyễn Ái Quốc viết và nói tiếng Pháp như sau: “... Những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc không phải do chính ông ta viết... Người Việt nam ấy (Nguyễn Ái Quốc) chưa đủ khả năng nói và viết tiếng Pháp trôi chảy...” (Slotfom Serie I carton II, dẫn lại của Đặng Hữu Thụ, sách “Nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, trang 124)Trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”, của Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh, thì ông Hồ tự nhận kém về trí thức nên phải nhờ cụ Phan Văn Trường viết hộ các bài báo như sau: “Ông Nguyễn Ái Quốc không đủ tiếng Pháp để viết và khẩn khoản yêu cầu ông Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi nhưng không muốn ký tên...” (Sách đã dẫn, trang 124).Những người viết sử ở Hà Nội, theo sự chỉ dạo của đảng cộng sản đã thêu dệt, tô vẽ, minh hoạ cho Nguyễn Ái Quốc trở thành một thần tượng, một ông thành văn võ song toàn “một thanh niên đi tìm đường cứu nước, rồi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin” của anh bồi tàu Nguyễn Tất Thành, cũng là sự bịa đặt. Bùi Tín, tác giả “ Mặt Thật”, đã dẫn nhiều lài liệu của các sử gia Pháp cho biết:Về ông Hồ có rất nhiều vấn đề cần xác minh cho thật rõ, thật đúng. Hiện nay tư liệu ở Pháp cũng như những kho lưu trữ Moscow, đang được mở ra cho các nhà nghiên cứu. Gần đây nhà sử học Pháp Daniel Hémery đăng trên tạp chí “Approches- Asie”, số tháng 11-92 một bài báo dài: “Hồ Chí Minh đến năm 1991” với một phụ lục gồm 21 bản tư liệu. Tháng 11-1993, ông Hémery đưa tôi xem bài báo nói trên và nói: “Tôi là giáo sư về sử nhà nghiên cứu lịch sử với thái độ khoa học là tìm ra sự thật và viết lên sự thật...“Năm 1911, khi anh thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu xuất dương, anh chưa nghĩ đó là cuộc đi tìm đường cứu nước như các nhà việt sử Việt nam bị ép nói vậy. Bằng cấp anh có trong tay chỉ là Certificat (tiểu học), sau đó anh mới học năm thứ bậc trung học, tương đương lớp 7 phổ thông hiện nay. Anh vào trường Dục Thanh Phan Thiết, làm trợ giáo là do sinh kế trước hết...Cho nên khi xuống tàu xuất dương, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đang ở tâm trạng phẫn chí và bế tắc: việc học dở dang, ông thân sinh bị “đứt gánh” đột nhiên trên đường hoạn lộ, anh ra đi để cứu mình trước hết tìm việc, tìm nghề và phần nào để giúp gia đình.Vừa đến Pháp, từ Marseille anh Thành nộp đơn xin vào trường Thuộc địa (15-9-1911), và bị từ chối. Bộ Thuộc địa cho rằng số được nhận vào quá ít, phải dành cho con những quan lại cao cấp bản xứ. Và phải có học vấn khá. Sau đó, anh đi làm bồi tàu, có lúc mơ sẽ làm maitre d”hôtel (chủ khách sạn hay chủ cửa hàng ăn). Trong đơn từ, anh dùng những công thức như “Xin ngài nhận nơi đây lòng trung thành của một kẻ tôi thuộc... “, có lúc còn tự nhận là người hàm ơn “công khai hoá của mẫu quốc”...Còn những nhà việt sử Hà Nội theo lịnh của đảng tô về ông Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Thành- một nhân vật cách mạng kiên cường, chống thực dân Pháp nên mất chức là cố tình bịa đặt sai sự thật. (“Mặt Thật”, Thành Tín, trang 97).Nói về quan điểm chính trị của Nguyễn Ái Quốc sau này, xin trích một đoạn trong bức thư của Phan Chu Trinh gởi Nguyễn Ái Quốc ngày 18-2-1922:“Bấy lâu nay, tôi cùng anh và Phan Văn Trường đàm đạo nhiều việc. Mãi tới bây giờ anh vẫn không ưa gì cái phương pháp “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của tôi. Còn tôi lại không thích cái phương pháp “ngoạ ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài, kéo người tài từ trong nước ra, đợi thời cơ để dễ trở về gấp) của anh... Bởi phương pháp bất hoà mà anh đã nói với Phan (Văn Trường) là tôi là hạng hủ nho, thủ cựu”. Cái điều anh gán cho tôi đó, tôi chẳng giận anh tý nào cả, bởi vì suy ra thì tôi đã thấy rằng: tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tưởng hết sách vở ở cái đất văn minh này...”.Bức thư còn viết thêm:Từ xưa đến nay, từ Âu sang Á chưa có một người nào làm cái việc như anh. Anh lấy cái lẽ ở nước mình lưới giăng tứ bề, mà về nước ắt đã là sa cơ, gia dĩ dân tình sĩ khí, cơ hồ tan tác bởi cái chính sách cường quyền... bởi thế mà anh cứ khư khư cái phương pháp “ngoạ ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội”; cứ như phương pháp ấy, thời anh viết bài đăng báo chương trên đất người để mà hô hào quốc dân đồng bào bên nhà đem tinh thần, nghị lực ra làm việc nước. Tôi coi lời ấy phí công mà thôi... Anh không nghe tôi nói, ở hoài bên này, cứ cãi lời đó thì tài năng của anh chẳng khác gì công dã tràng...”.Dù sao Nguyễn Ái Quốc cũng thuộc hàng con cháu, vì Phan Chu Trinh là bạn đồng khoa (Phó bảng) với thân phụ Quốc. Quốc ở chung nhà với cụ Phan tại đường Compoint Paris, ông hay tranh luận về chính trị, có khi thức suốt đêm để bàn cãi nhau cho ra lẽ.Quốc gọi Phan Chu Trinh bằng chú. Trong thư gởi Phan, Quốc viết: “Hy mã nghị bá đại nhân”. Có khi trong lúc tranh luận về đường lối chính trị, Quốc tỏ ra thiếu lịch sự và nhứt là bảo thủ quan niệm dùng bạo lực và khủng bố. Vì lẽ đó, Phan Chu Trinh có viết thư cho Nguyễn Sinh Huy, thân phụ Quốc nói về thái độ của cậu. Có lần Phan Chu Trinh viết: “Cãi nhau mãi cũng chán, bởi thế cho nên tôi không muốn ở chung với Nguyễn Ái Quốc nữa”.Một bận, Quốc theo thương thuyền qua Viễn Đông. Lần này tàu cập bến cảng Sài gòn và cậu bồi tàu Nguyễn Ái Quốc có dịp về thăm cha. Vừa gặp nhau, chưa kịp hàn huyên, Nguyễn Sinh Huy - vốn đã tức giận Quốc - vác gậy rượt theo đánh Quốc. Lần đó Quốc đi biệt và không bao giờ gặp lại cha nữa. Học giả Hoàng Văn Chí có viết lại sự kiện này trong quyển “Từ thực dân đến cộng sản”.Từ đầu năm 1924, sức khỏe Phan Chu Trinh suy yếu vì sống kham khổ, thiếu thốn. Có lúc Phan phải vào bịnh viện St. Anloine Paris điều trị. Lúc ấy Nguyễn Thế Truyền và bác sĩ Trần Như Lân thường đến săn sóc. Sau 14 năm xa cách quê hương, Phan Chu Trinh ngỏ ý muốn về thăm lại quê nhà và gia đình. Ông đem việc này trình bày với mấy người bạn Pháp như luật sư tập sự Jules Roux, dân biểu Marius Moutet, giáo sư Felicien Challayé để nhờ họ giúp đỡ. Theo các bạn của Phan Chu Trinh kể trên, thì chắc chắn khi hồi hương, ông sẽ bị nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương làm khó dễ, và chính phủ Nam Triều sẽ trả thù. Muốn được an ninh, họ khuyên Phan Chu Trinh nên xin nhập Pháp tịch, khi về nước sẽ hoạt động chính trị dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc xin nhập Pháp tịch chưa thực hiện, thì ngày 28-5-1925 Phan Chu Trinh xuống tàu về nước. Lần này có Nguyễn An Ninh cùng trở về. Trước đó, bạn Phan Chu Trinh là ông Nguyễn Thế Truyền đã cùng các bạn Pháp Việt khác tổ chức một bữa tiệc có trên 300 người tham dự, đãi Phan Chu Trinh trước khi hồi hương. Phan bày tỏ nguyện vọng:Một khi đặt chân lên quê hương xứ sở, tôi nguyện đem hết nghị lực bình sinh mà thức tỉnh dân khí ba kỳ đồng tâm, hiệp lực đạp đổ cường quyền áp chế.26-6-1925, Phan Chu Trinh và Nguyễn An Ninh về tới Sài gòn, được đông đảo thanh niên và đồng bào ra đón tận bến tàu. Vừa đặt chân lên bến Nhà Rồng, Phan Chu Trinh được các thân hào nhân sĩ rước về cư ngụ tại khách sạn số 54 đường Pellerin của nhà tư sản Huỳnh Đình Điển. Tuy còn mệt, nhưng lúc nào Phan Chu Trinh cũng làm việc khẩn trương, tiếp khách xa gần hâm mộ đến thăm. Vì thế bịnh cũ tái phát. Thấy vậy, Nguyễn An Ninh rước Phan Chu Trinh về nhà thân phụ ở Quán Tre để cụ Nguyễn An Cư và Nguyễn An Hưởng săn sóc thuốc men. Thời gian này, Phan Chu Trình cố gắng diễn thuyết hai dân với các đề tài “Đạo đức luân lý Đông Tây”, “Quân trị chủ nghĩa và dân tn chủ nghĩa” tại hội quán Thanh Niên Sài gòn. Bịnh tình không có vẻ thuyên giảm. Các bác sĩ săn sóc khuyên Phan Chu Trinh nên đi đổi gió ở Vũng Tàu, hoặc các tỉnh miền quê như Trà Vinh, Sóc Trăng.Sau đó, Phan Chu Trinh cùng vợ chồng người con gái là Phan Thị Châu Liên, Lê Ấm lên đường đi Trà Vinh, xuống bãi biển Ba Động... Chuyến đi này cũng nhằm mục đích khác: vận động các Mạnh Thường Quân mở trường học. Khi tới Mỹ Tho, Phan Chu Trinh được Đốc phủ Lê Văn Mầu đồng ý hiến cho một sở đất để mở trường Lycée (dạy tới Tú Tài). Ông Mầu cũng đồng ý giúp một số tiền 100.000 để lập trường sở. Rất tiếc, sau đó Phan Chu Trinh bịnh, rồi mất, công việc bỏ dở, không ai tiếp tục.Không gia nhập bất cứ một tổ chức bí mật nào, Phan Chu Trinh là nhà chính trị đầu tiên xướng xuất thuyết dân quyền, nâng cao dân trí và hoạt động khuôn khổ luật pháp của chế độ thuộc địa.Trong bài thuyết trình về “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”, Phan Chu Trinh đề nghị nước ta nên theo chế độ phân quyền rõ rệt kiểu Tây phương, có hiến pháp quy định rõ. Đó là nền hành chính pháp trị... “từ ông Tổng Thống cho đến người nhà quê cũng đều chịu theo một luật pháp như nhau”.