Chương 38
Một Mình Chống Mafia

    
a lần liên tiếp VĐQG, hai lần liên tiếp vào chung kết C1, còn điểm đến nào lý tưởng hơn Manchester United? Vậy mà hè 2009, chẳng có sao nào cập bến Old Trafford; ngược lại, Sir Alex còn để mất hai cầu thủ xuất sắc. Ronaldo sang Bernabeu vì Real Madrid trả lương cao hơn. Tevez cũng rời đội sau hợp đồng cho mượn, bởi United dùng dằng mãi, không chịu trả cái giá 25 triệu bảng để mua đứt anh. Thời điểm Ronaldo và Tevez ra đi, cục nợ của United đã lên đến 700 triệu bảng. Mùa trước, đội thu lời 72 triệu, thì nhà Glazer dùng tới 69 triệu để trả lãi suất. Chẳng lạ gì khi các trụ cột không được giữ chân.
Ừ thì nợ, ừ thì trả lãi, nhưng còn số tiền 80 triệu thu được từ vụ Ronaldo, sao không đem ra bổ sung lực lượng? Về điểm này, có vẻ như các ông chủ Glazer đã có tính toán: 80 triệu à? Vừa đủ bù vào số tiền mua Nani, Anderson, Hagreaves mùa 07-08 và Berbatov mùa 08-09 thôi chứ mấy, có lời đồng nào đâu? Để thay thế Ronaldo và Tevez, Sir Alex chỉ đem về được ba cầu thủ không mấy tên tuổi: Antonio Valencia, Gabriel Obertan, và Mame Biram Diouf, với tổng giá khoảng 22 triệu. 80 – 22 = 58. 58 triệu ấy vô tay các sếp[1]. Trong khi đó, phú ông Manchester City tiếp tục chi ra 120 triệu mua cầu thủ mới.
Của đáng tội, đến với Old Trafford cũng có một tên tuổi lừng lẫy, nguyên là Quả Bóng Vàng Châu Âu: Michael Owen. Tiếc rằng Owen tới United trễ…10 năm. Ở thời điểm 2009, cựu thần đồng nước Anh đang sống kiếp “đời thừa”, ngay cả một CLB hạng nhất như Newcastle cũng không gia hạn hợp đồng với anh. Do vậy, Sir Alex có được Owen mà không tốn xu nào.
Như từng nhận xét nơi các chương trước, thế hệ 07-08 tuy mạnh về phòng ngự, nhưng trên hai tuyến tiền vệ và tiền đạo thì rất mất cân bằng, phụ thuộc rất nhiều vào Ronaldo. Nay không còn Ronaldo và Tevez, Berbatov thì đá phập phù, cả hai tuyến ấy chỉ còn một ngôi sao độc nhất là Wayne Rooney. Trách nhiệm từ giờ đổ hết lên vai Rooney.
Rooney vốn nổi tiếng sớm hơn Ronaldo. Khi Rooney hai lần được vinh danh Cầu Thủ Trẻ Xuất Sắc Nhất Nước Anh, Ronaldo còn chưa có danh hiệu gì. Song khi cầu thủ người Bồ bừng sáng, Rooney phần nào bị che lấp. Trong hai mùa gần nhất, nhiều khi anh phải lùi xuống chơi tiền vệ, hoặc đá dạt ra cánh, nhường vị trí ghi bàn cho Ronaldo hay Tevez. Người khác có thể lấy đó làm khó chịu, riêng Rooney không phàn nàn. Đối với anh, chuyện bản thân ghi bàn hay không chẳng quan trọng, mà quan trọng là chiến thắng của đội nhà. HLV chỉ đạo gì, giao cho nhiệm vụ gì, không khi nào anh thoái thác. Thậm chí có lần Rooney còn “gợi ý” cho Sir Alex: “Con chơi trung vệ cũng được đấy. Hồi đá banh ở trường, con từng chơi trung vệ.” Đánh giá về Rooney, Sir luôn ngợi khen “Cậu ấy không ích kỷ mà sẵn sàng hy sinh vì tập thể. Tinh thần vì tập thể, vì đồng đội của cậu ấy là trên cả tuyệt vời.”
Không còn phải hy sinh vì ai, Rooney được giao vị trí mũi nhọn trong mùa 2009-2010. Từ đây, anh đường hoàng bước ra khỏi cái bóng của Cristiano Ronaldo. Có cảm giác Rooney gồng mình lên để lấp chỗ trống do người đồng đội lớn để lại, cống hiến hơn cả 100% sức lực. “Chàng Shrek”[2] ghi bàn từ mọi tư thế, mọi tình huống, thậm chí thường xuyên lập công từ đánh đầu, điều trước đây ít khi anh làm được. Hai bàn vào lưới Wigan, ba bàn trước Portsmouth, bốn trái phá lưới Hull, rồi hai trái tặng West Ham, Rooney lập công còn nhiều hơn cả Ronaldo mùa trước. Anh cũng chính là người mở tỷ số trận derby lượt đi đầy kịch tính với Manchester City. Trận đấu kết thúc với tỷ số 4-3, với bàn quyết định do Owen ghi ở phút…96. Lượt về, tuy Rooney không lập công, United vẫn ghi bàn vào phút bù giờ (Scholes phút 93), khiến City một lần nữa ôm đầu khóc hận.
Phong độ Rooney lên đến đỉnh cao trong hai trận vòng hai Cúp C1 trước CLB bảy lần vô địch châu Âu AC Milan. Dưới thời Sir Alex, Milan từng hai lần loại United; lần này tới lượt Quỷ Đỏ phục thù. Rooney lập cú đúp, Scholes ghi một bàn, giúp đội khách thắng 3-2 ngay tại “thánh địa” San Siro. Trận lượt về diễn ra hoàn toàn ngược chiều, một cú đúp nữa của Rooney làm Milan rệu rã, mất hết tinh thần, tạo cơ hội cho Park Ji Sung và Fletcher phá lưới thêm hai lần, ấn định tổng tỷ số 7-2. Milan chỉ có thể tự an ủi: Ít ra cũng không thua đậm như Roma.
Khi đội bóng quá phụ thuộc vào một người, không khỏi lo lắng chuyện gì sẽ xảy ra nếu người đó nghỉ dài hạn. Không Ronaldo còn Rooney, không Rooney thì chẳng còn ai nữa. Điều người hâm mộ e ngại rốt cue='height:10px;'>
Dĩ nhiên, về lâu về dài, sẽ tốt hơn cho United nếu CLB thoát khỏi “vòng tay” nhà Glazer. Từ năm 2010, một nhóm CĐV giàu có, được biết đến với cái tên Hồng Y Hiệp Sỹ, đã họp nhau bàn chuyện mua đội bóng. Gần đây, lại nghe phong thanh nhóm Hồng Y Hiệp Sỹ sẽ liên kết với hoàng gia Qatar nhằm đánh đổ nhà Glazer. Hãy cùng chờ xem mọi chuyện diễn biến ra sao. Nếu gia đình Glazer nhất quyết không “nhả mồi”, đành chỉ trông chờ vào tài làm ăn của họ, hy vọng họ giải quyết xong sớm các món nợ, cho tình hình dễ thở hơn một chút.
Những lời bàn trên đều đặt trên giả định Sir Alex sẽ ở lại Old Trafford trong ít nhất một vài năm tới. Liệu giả định đó có thực tế chăng?
Có người cho là không, viện lý do Sir không còn động lực. Khi người ta đã giành được tất cả, đã phá mọi kỷ lục, thì ở lại làm chi, đặc biệt là giữa hoàn cảnh khó khăn này? Với gần 50 danh hiệu các loại, không nghi ngờ gì nữa, Sir Alex là HLV giàu thành tích nhất hành tinh. Với 26 năm tại Old Trafford, Sir là HLV thâm niên nhất trong lịch sử Manchester United, vượt trên ngài Matt Busby. Với Cúp C1 đầu tiên, ông bước vào ngôi đền thiêng, lưu danh những nhà cầm quân vĩ đại. Với Cúp C1 thứ hai, ông đập tan mọi nghi ngờ rằng chiếc cúp thứ nhất chỉ là may mắn. Có còn gì để Sir Alex phải chứng tỏ nữa đâu? Danh hiệu cá nhân của ông cũng chất… đầy nhà. Khán đài Bắc cầu trường Old Trafford nay mang tên khán đài Alex Ferguson. Trước cầu trường nay ngất ngưởng tượng đồng Sir cao ba mét. Bản thân Sir đã được phong tước hiệp sỹ. Thậm chí ở lưỡng viện quốc hội, các ông nghị còn đang bàn chuyện phong Sir tước quý tộc. Nếu chuyện ấy thành hiện thực, Alex Ferguson sẽ trở thành vị huân tước (lord) đầu tiên của bóng đá. Không còn là Sir Alex, mà là Lord Alex.
Nhưng khát vọng chiến thắng của Alex Ferguson không bao giờ vơi cạn. Đúng! Rất nhiều kỷ lục đã bị phá, song chưa phải tất cả. Chẳng phải Bob Paisley vẫn là HLV duy nhất ba lần giành Cúp C1 đó sao? Còn 26 năm ở Old Trafford tuy dài, đâu đã lâu bằng 44 năm Guy Roux dẫn dắt Auxerre? Vẫn còn đó những đỉnh cao cho Sir Alex chinh phục, chẳng lý nào ông sớm nói lời chia tay. Hơn thế nữa, nội một tình yêu bất diệt Sir giành cho bóng đá nói chung và Manchester United nói riêng, cũng đủ là động lực giúp ông tiếp tục. Sir chẳng phải tuýp người hay bỏ dở công việc, đang trong quá trình xây dựng mộ thế hệ mới, ông quyết không dứt áo giã từ.
Tuy Sir Alex từng nhiều lần nói đến việc nghỉ hưu, về vấn đề hưu trí này, ta đừng nên nghe những gì Sir nói, hãy chỉ nhìn những gì ông làm.
Năm 2000, Sir tuyên bố rất dứt khoát “Chắc chắn tôi sẽ ra đi, mà đã đi rồi thì không bao giờ tái xuất như các ca sỹ hay làm đâu”. Chỉ hai năm sau, ông quay ngược 180 độ.
Sau Cúp C1 năm 2008, như đã thuật nơi chương trước, Sir lại tuyên bố sẽ không làm HLV đến tuổi 70. Thế rồi ông tròn 70 vào ngày 31 tháng 12 năm 2011, và…chẳng có chuyện gì xảy ra.
Nhà báo Stuart Mathieson của tờ Manchester Evening News tỏ ra rất hiểu Sir Alex. Khi nghe Sir đùa: “Tôi già rồi, vài năm nữa không chừng phải ngồi xe lăn”, anh đáp ngay: “Dù ngồi xe lăn, bảo đảm ông vẫn là HLV của United.”
Vâng, nếu sức khỏe cho phép, không chừng Sir Alex sẽ huấn luyện Quỷ Đỏ đến tận năm…80 tuổi.
Tại sao không?

Khán đài Bắc sân Old Trafford từ nay mang tên Sir Alex Ferguson (ảnh: Thesun.co.uk)

[1] Tại Cúp C1, United không lặp lại được kỳ tích năm ngoái, bị loại từ vòng đấu bảng.
[2] Cũng phải kể thêm: Khá nhiều cầu thủ United dính phải chấn thương nặng.