eopold không biết tại sao Georgie lại bị bắt. Cho đến ngày Giải phóng, anh vẫn không hiểu nguyên nhân. Mãi sau này anh mới biết tại mẩu giấy ghi địa chỉ của chị.Cuộc hẹn hụt ngày 17 tại nhà thờ Auteuil càng làm cho Leopold tăng cường cảnh giác vì không thấy ai đến nơi hẹn. Gestapo đã rình quanh đó. Vậy phải thôi lang thang trên đường phố. Nhưng đã quá trưa rồi, không đủ thời gian để có kế gì khác nữa. Lại phải đi lang thang tiếp, qua một cửa hiệu thấy đề biển “Nur fur Deutschen”. Đó là một trong những nhà chứa dành riêng cho quân đội phát xít. Nhiều lần bọn ĐĐN đã kể cho anh nghe về nhà chứa này, nơi chúng hay lui tới, ở gần đường Champs-Elysees.Đã nửa đêm, Leopold cần có nơi ẩn trong bốn năm tiếng. Những tiếng hò, tiếng hát vang trong ngôi nhà này. Lính tráng say sưa cố tránh hình ảnh chiến tranh bằng những thú vui xác thịt có tổ chức. Chúng say đến mức chẳng đứa nào thèm để ý đến anh. Đối với các cô gái làm nghề mua vui cho những tên hiếu chiến này thì Leopold cũng chỉ là một tên Boche như những tên Đức khác. Thực tế, anh đẩy cửa bước vào. Anh tránh phòng khách vì chỗ đó đông người, anh đề nghị mụ chủ đưa anh lên thẳng tầng trên. Anh ngồi thỏm vào ghế bành êm ái. Một lúc thì “một nữ nhân viên” bước vào và hỏi thẳng anh:- Dùng nửa giờ hay cả đêm?Tất nhiên anh chẳng nghĩ gì đến chi tiết đó... Nửa tiếng thì quá ngắn để anh có chỗ ngả lưng. Anh trả lời chưa vội, xin cho một chai champagne để hai người làm quen nhau đã. “Cô chiêu đãi viên của anh” thi hành và quay lại ngay với chai rượu Pháp. Anh nhấm nháp chưa hết li đầu tiên đã thấy đầu óc quay cuồng. Anh nặng nề đứng lên, loạng choạng và cứ để nguyên quần áo lăn ra giường dưới con mắt ngạc nhiên của cô gái. Nửa giờ sau Leopold tỉnh lại và quan sát nơi anh đang nằm. Cô gái bình tĩnh và nhẫn nại nhìn anh nửa tỉnh nửa mê và chờ anh tỉnh hẳn. Anh đứng dậy và hai người bắt đầu nói chuyện. Cô gái hiểu đây là một khách đặc biệt đến chốn này không phải để hưởng những thú vui theo chương trình của nhà chứa.Cô nhìn thẳng vào mắt Leopold và hỏi:- Nhưng tại sao ông đến đây, ông đến một khách sạn có hơn không? Hay là ông sợ cái gì? Ông chẳng có cái gì phải sợ ở nhà này, ông biết đấy, ở đây không bao giờ thấy bọn hiến binh Đức đến... Ông có thể ở đây tùy theo ý muốn, ông sẽ được an toàn hơn chỗ khác...Leopold trả lời rằng anh chẳng có gì phải sợ sệt. Anh cho cô xem giấy chứng nhận Đức kiều của anh. Cô ta bắt đầu tuôn ra cơ man nào những chuyện về sĩ quan Đức hay lui tới nhà này. Anh nghĩ bọn Gestapo còn thiếu giáo dục cảnh giác cho những cô gái ở đây. Anh cũng biết được khá rõ về tình hình tư tưởng “cao” của các sĩ quan quân đội Đức cuối năm 1943 này, nó cũng đen tối không kém gì cái đít chai mà chúng đang tu ở dưới tầng trệt.Năm giờ sáng, anh rời nhà chứa, trước khi ra phố, anh bảo cô gái tính tiền...- Không, em không dám lấy tiền của ông vì em chẳng làm được gì để nhận tiền của ông...- Thì cô cứ nhận đi nào, coi như biểu hiện của tình bạn mà!Cuối cùng cô nhận và dặn anh:- Ông hãy cẩn thận nhé, đừng lang thang trên đường phố! Nếu ông không có chỗ ở, hãy đến nhà em, ông sẽ an toàn hơn...Được, nhưng anh phỏng đoán trong nhà này, sự nghỉ ngơi của chiến binh không thể vĩnh hằng được!18 tháng 10. Hôm nay là ngày thứ tư. Leopold tiếp tục lang thang. Anh đi quanh quẩn, chưa biết mình nên đi đằng nào. Qua phố này phố nọ, anh đến trước trụ sở của Đảng thân quốc xã do Marcel Deat cầm đầu. Lúc này bỗng một khẩu hiệu trên háo “Sự nghiệp” của Deat lóe lên trong trí nhớ của anh: “Chết cho Danzig”. Tên lãnh tụ cũ của Đảng xã hội bây giờ lại thúc đàn cừu của nó đi chết cho Hitler!Cũng lúc đó, bỗng anh nhớ rằng trong cùng một ngôi nhà này có một nữ y tá tên là bà Lucie ngày xưa đã từng tiêm thuốc cho anh. Lúc này anh nảy ra ý nghĩ kiếm nơi ẩn tại ngôi nhà này, ngôi nhà có trụ sở của Tập hợp quốc gia bình dân, là phong trào tích cực nhất về cổ vũ nhân dân hợp tác với phát xít. Anh ngoái nhìn xa xa là phố Saussaies cò lũ. Anh bước thẳng đến Plessis-Robinson. Trời đẹp, khách bộ hành dạo chơi đông. Người qua lại có vẻ vui vẻ và vô tư, thật là trái ngược với tâm trạng trăm mối tơ vò trong anh.Bỗng anh trông thấy đồng chí Michel, liên lạc viên giữa anh và lãnh đạo Đảng cộng sản Pháp.Michel có người đi cùng. Anh rất muốn tiếp cận, báo tin bi thảm của tổ chức và xin đồng chí cho lời khuyên và giúp đỡ, nhưng anh không dám. Anh không có quyền làm hại Michel. Có thể anh đang bị theo dõi. Anh tự cấm một cách nghiêm khắc liên hệ với những người mà có thể bị vạ lây. Anh tìm cách tự thuyết phục rằng một người tù vượt ngục thì phải tự lực, nhưng điều này tuy có làm cho anh thấy thêm sức mạnh song không giải quyết được vấn đề: làm thế nào đây? Đi đâu bây giờ? Anh biết rồi: cứu anh chị Spaak. Nhưng đi đâu? Đó là vấn đề khác...Màn đêm buông xuống. Nỗi cô đơn bị truy nã... Leopold tự nhắc câu hỏi: làm gì bây giờ? Đột ngột, anh gần như không suy nghĩ, gọi taxi và bảo người lái đưa anh tới địa chỉ nhà Spaak ở phố Beaujolais...Thật là một ý nghĩ kỳ lạ và anh phân định lí lẽ phản bác: đến Spaak thật ra là nhảy vào miệng hùm! Đồng ý, đồng ý, nhưng anh còn cách khác để cứu anh chị Spaak cơ mà? Liều vậy, không còn cách nào khác.Ít ra anh cũng có một điều chắc chắn: Gestapo đã hành động. Vào lúc 6 giờ tối, anh đã điện đến Nhà Trắng, có một người lạ trả lời anh:- Bà Parrend không có nhà...- Xin ông lên buồng của tôi và báo cho dì tôi là bà May rằng tôi sẽ trở về lúc 8 giờ tối, xin dì chờ tôi để ăn bữa đêm... - Leopold bình tĩnh trả lời tên lạ mặt đó.Sau này Leopold được biết những lời của anh điện về khiến cho bọn ĐĐN khoan khoái.. Bình tâm, ngày càng chắc mẩm sắp tóm được tên vượt ngục, chúng yên chí chờ. Chúng chờ Leopold tại Nhà Trắng, nhưng anh cũng lo lắng có thể chúng cũng chờ anh ở cả nhà Spaak nữa. Anh suy nghĩ rằng bọn mật thám Đức ngay từ đầu đã bắt được bà May khai hết dưới những đòn tra tấn man rợ của chúng, thì chúng chẳng khờ khạo gì mà không tận dụng những lời khai đó. Con người dưới sức ép tra tấn bắt đầu khai nhỏ giọt ra tên một người, một việc. Nắm được thắng lợi bước đầu, bọn chuyên gia về đau đớn của con người sẽ tiếp tục tra cho đến khi chúng khai thác được hoàn toàn. Chúng biết rằng chúng có đầy đủ khả năng thành công. Leopold không ảo tưởng: bà May đã già cho nên khó chịu nổi tra tấn so với người trẻ đầy sức sống, bà lại thiếu được đào tạo về hoạt động bí mật, không có những người như Hillel Katz, như Sokol... đã hi sinh dưới đòn tra tấn không một lời khai báo.Taxi dừng trước nhà Spaak. Cuộc chạy đua nước rút bắt đầu. Anh có cảm tưởng như kiểu sĩ quan thời Nga hoàng dí súng ngắn vào thái dương với một viên đạn nhét hú họa vào ổ đạn. Đôi khi cò súng đập vào khoảng không, nhưng đôi khi nó đập đúng vào viên đạn.Leopold xuống xe, từ từ thu hết sức lực. Anh lại một lần nữa, thêm một lần nữa sắp bước vào giới hạn của số phận. Không còn rút lui được, chắc như vậy. Anh bước lên cầu thang, tay lăm lăm viên nhân ngôn, bấm chuông. Vài phút chờ đợi, cánh cửa mở.Thoáng nhìn, anh gặp ánh mắt bạn. Anh bạn đứng trước mặt anh, mạnh khỏe bình thường. Anh rất sung sướng, nhưng vì quá vội, không còn thời giờ hoan hỉ nữa. Qua ánh mắt dò hỏi của anh, Spaak hiểu ngay: trong nhà có ai nữa không? Qua thái độ của Spaak, anh hiểu ngay rằng anh có thể yên tâm; lúc này anh mới thấy tim anh đập lại bình thường. Anh nói ngay: Spaak ơi, phải rút khỏi nhà ngay đi!Phản ứng của Spaak khá lạ lùng:- Sao, khi nghe tiếng chuông bấm, tôi tưởng là bọn Đức. Số phận của người kháng chiến bao giò cũng nằm trong tâm trạng như thế... Nhưng anh đang bị truy nã như thế mà dám đến đây báo động cho tôi như thế này thì thật là quá lạ lùng! - Spaak trả lời Leopold.- Tôi không thể làm khác được sau khi khu Saint Germain bị vây, Leopold trả lời. Không thể để thêm một ai bị bắt nữa.Phải, ý nghĩ đó đã ám ảnh Leopold. Tóm lại, giờ đây là giây phút cảm động nhất... Nhưng hai người không còn thì giờ để chờ đợi cho tâm trí trở lại bình thường. Phải hành động ngay, đối phó ngay. Phải xem gia đình Spaak có ai, làm thế nào để báo cho họ, đưa họ ra khỏi vòng vây của Pannwitz. Hai anh quyết định Suzanne, vợ Spaak, và hai con Spaak phải rút ngay về Orleans ngay hôm sau vào lúc chín giờ đêm. Spaak sẽ dẫn họ ra ga và về nhà bạn bè, sau đó chị Spaak và hai cháu sẽ rút sang Bỉ, còn Spaak ở lại và rút vào bí mật.Đó là vấn đề gia đình Spaak. Nhưng còn vấn đề thứ hai khó chống trả, cần phải xử lí rất gấp: cuộc gặp của Leopold với Kowalski, đại diện Đảng Cộng sản, đã định vào ngày 22-10 tại Bourg-la-Reine, giờ chưa định rõ, bác sĩ Chertok sẽ điện trước hai ngày cho Spaak, nhưng ngày hẹn thì bà May đã nắm được trước khi bà bị bắt, vậy phải hủy hết!Chỉ còn một tuần lễ nữa là đến ngày hẹn rồi. Muốn liên hệ được với Kowalski phải qua bác sĩ Chertok và luật sư Lederman. Tìm được hai vị này trong bóng tối đâu phải dễ dàng. Thật là khó khăn, thậm trí không thể làm được. Nhưng nếu để Kowalski, người phụ trách trên qui mô toàn quốc những đơn vị chiến đấu ngoại quốc, có quan hệ với bộ tham mưu của lực lượng FTP (1), người tin cậy của Đảng cộng sản Pháp, rơi vào tay phát xít thì vô cùng tai hại.Vậy bằng bất cứ giá nào cũng phải cản đồng chí đó rơi vào tay Gestapo. Trước khi hai người chia tay. Leopold thỏa thuận với Spaak một số biện pháp và hẹn sẽ gặp lại nhau vào tối ngày 21-10 tại nhà thò Ba Ngôi (La Trinite).Rồi hai người bước xuống cầu thang, không nói một lời. Hai người bắt tay nhau và khi sắp sửa chia tay, Spaak hỏi Leopold:- Anh đi đâu bây giờ? Anh có chỗ trú ẩn chưa?- Anh đùng lo, tôi có rồi...Nơi trú ẩn của Leopold ư? Đó là hè đường Paris… Thật là cảnh tượng đau lòng khi hai người cùng bước vào đêm tối...Leopold vào một quán rượu nhấm nháp vài li để điểm lại tình hình trong cái ngày 15 bi thương này: Georgie ra đi, anh chắc bà sẽ được an toàn, chờ bà May trở lại, rồi anh phải rút khỏi Bourg-la-Reine, đến gặp Spaak. Chỉ có một điều làm cho anh thêm sức mạnh là anh không bị động chịu đòn mà đã chống lại những miếng đòn của địch. Bằng cách giữ ĐĐN lại Nhà Trắng, anh đã cứu được vợ chồng Spaak.“Ta đã thắng chúng nó”, tiếng hò chiến thắng của mọi người chống phát xít, nay anh có thể reo lên như vậy. Một mình ngồi trên chiếc ghế của quán cà phê nho nhỏ này, trước cái ly, bị Gestapo truy nã, anh mang tinh thần của kẻ chiến thắng. Nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Anh vẫn giữ được tinh thần lạc quan. Anh đã thắng chúng nó trong bao lâu? Làm gì? Đi đâu? Ngày mai?Và sau đó?Sau khi chia tay Spaak, anh buộc phải tính toán, kiểm điểm lại. Giành được một điểm quan trọng: bọn ĐĐN, Lafont, lúc này đây đang phải huy động tổng lực để truy tìm anh. Chỉ có một điều là bọn chó đó đang bị phải buộc mõm để rình rập anh. Tại sao Pannwitz và bè lũ lại im ắng như vậy? Vì chúng không biết Leopold đã hay chưa thông báo cho Moscow cho nên chúng phải dè dặt chưa đánh tiếng ầm ĩ được. Giả dụ Trung tâm chưa biết tin Leopold vượt ngục, mà Pannwitz báo động rầm rộ thì khác nào báo động cho Trung tâm biết tin đó.Trên đường phố, trong quán cà phê hoặc chiếu bóng, anh cảm thấy tương đối an toàn. Hòa mình vào lẫn dòng người dân Paris, anh cảm thấy khá yên tâm. Ngoài ra anh còn tấm căn cước Đức kiều khiến anh có một số quyền cao hơn người Pháp, nhờ có nó, anh có thể đi lại ban đêm.Một Đức kiều khi qua Paris vài ngày? Chắc là hắn sẽ tận hưởng các thú vui. Nhưng lúc này anh làm sao mà hưởng lạc được? Rời quán, anh vào một rạp chiếu bóng. Anh chẳng nhớ hôm đó rạp chiếu phim gì, anh chỉ nhớ ghế ngồi thật là thoải mái, bóng tối thật là thuận lợi cho nghỉ ngơi. Và thời gian trôi đi, thế là đã đủ đối với anh.Hết phim, anh đi về phía ga Montparnasse. Đêm đã khuya. Anh lượn đi luợn lại các phố để chờ rạng đông. Một ngày mới bắt đầu. Sau những sự kiện sôi động hôm qua, thời gian trước mắt anh là một khoảng trống to lớn, anh phải đếm từng giờ, tùng phút, cô đơn, bất chắc rình rập. Chưa có việc làm, anh gọi điện đến ĐĐN ở Nhà Trắng, qua điện thoại của một quán cà phê:- Xin lỗi ông, Leopold nói với một người lạ, hôm qua tôi bị bạn giữ nên không về nhà được. Chiều nay sau khi đến bác sĩ tôi sẽ trở về...Như vậy, chẳng phải chỉ có mình anh chờ đợi tối đến.Anh lại bước chân đi trên các hè phố, thỉnh thoảng ghé vào quán cà phê, hoặc hiệu ăn. Rồi lại lang thang như chiếc vỏ ốc lăn trên bãi cát. Chân bước chậm, óc sôi động, mắt quan sát, thần kinh căng thẳng và cảnh giác. Khi đêm xuống, anh mới thấy rằng anh không thể lại qua đêm ngoài trời được nữa. Anh cần có chiếc giường để ngả lưng ít ra là vài tiếng. Một chiếc taxi chở anh ra ga Montparnasse rồi ga Orleans, anh thiu thiu ngủ. Khi đến ga, không thấy anh dậy, anh lái xe ngạc nhiên, đánh thức anh. Lúc đó vẻ mặt anh ra sao? Chắc là không bình thường. Anh lái xe là một người đã đứng tuổi, mặt có vẻ thiện cảm và thông minh, cúi xuống hỏi anh:- Ông có lẽ không biết có chỗ nào để cư trú phải không? Nếu ống muốn tôi mời ông đến nhà tôi... Nhưng tôi cần phải chạy thêm một chuyến nữa rồi mới trở về nhà được...Ông lái xe hiểu rằng anh đang trong cơn bĩ cực mặc dù anh không hề nói một lời nào với ông... Anh tin ông và xin trả tiền cước xe. Ông lái sống trong một tầng hầm mái một mình. Nếu ông ta sống trong một cung điện, chắc Leopold cũng chẳng sung sướng hơn. Sự có mặt của ông làm anh vui lên, anh không còn cô đơn nữa. Một ánh tình bạn lóe lên trong đêm tối của kẻ bị truy nã... Anh rất ngạc nhiên thấy ông không hỏi một ý tò mò nào. Hai người trò chuyện trong bữa cơm thanh đạm về chuyện chiến tranh, thiếu thốn, giới nghiêm, nạn bị chiếm đóng... Anh ngủ thiếp đi, sung sướng. Bốn giờ sáng, anh tỉnh dậy thấy như đổi đời. Ông lái đưa anh ra ga phía Bắc mà anh kể với ông rằng anh phải lên tàu sớm. Anh chia tay sau khi cảm ơn nhiệt liệt trong tình cảm như hai người bạn nối khố. Đối với ông lái xe Leopold là gì nhỉ? Có lẽ là người tỉnh khác trôi dạt lên thủ đô và nay trở lại quê hương.Ông già thân mến! Leopold không biết ông là ai và có thể không bao giờ biết rõ về ông. Nếu ông còn sống và được đọc những trang trong hồi kí “Trò Cao thủ” của Leopold Trepper, ông sẽ thấy Leopold xin nhắn ông rằng anh không bao giờ quên được những gì ông đã giúp anh trong cái đêm hôm đó.17 tháng 10. Leopold mong manh hi vọng nối lại liên lạc. Chị Spaak đồng thời với cuộc hẹn gặp đại diện Đảng Cộng sản, còn bố trí cho Leopold gặp một người bạn của chị tên là Grou Radenez thuộc toán kháng chiến quan hệ với London. Anh dự định thông qua quan hệ này để liên lạc với sứ quán xô viết tại Anh. Hẹn gặp tại cửa nhà thờ Auteuil vào buổi trưa. Anh đến chỗ hẹn đúng giò. Thận trọng như mọi khi, anh đến gần khu vực nhà thờ thì trông thấy một xe Citroen đen mà bọn mật thám Đức thường dùng đậu trước cổng nhà thờ. Vừa còn chút thời giờ quay gót chuồn. Anh không bao giờ biết được vì sao lại có hiện tượng đó, hay là người hẹn đã bị bắt.Georgie bị bắt chiều hôm 17-10 tại làng nhỏ xứ Beauce. Sau này Leopold mới biết tin đó. Chính bọn Lafont tóm được mẩu giấy ghi địa chỉ của chị trong túi bà May hôm 15 nên chúng bắt được chị. ĐĐN đã chờ hai hôm mới hành động.Không thấy Leopold quay lại Nhà Trắng, Pannwitz cho rằng anh đã chạy trốn về Beauce. Làng nhỏ đã bị Gestapo vây chặt, chúng rình suốt hai ngày, đến tối mới hành động, Pannwitz và Berg lăm lăm súng ngắn xông vào nhà. Nắm được hai con bài là Georgie và con của bà, Pannwitz mừng rỡ là sẽ đánh phá tận cùng. Nhưng tra tấn, khống chế cũng có khi chẳng có tác dụng gì.Chú thích:
(1) FTP là lực lượng du kích của ĐCS Pháp chống phát xít.
(1) FTP là lực lượng du kích của ĐCS Pháp chống phát xít.