Chương 23
Đội đặc nhiệm sa bẫy

     ào thời kì đó Leopold bắt đầu được đi lại trong nội thành và ngoại ô Paris. Anh đạt được điều này nhờ một thủ đoạn rất hợp lý mà Giering phải giải quyết. Ngay trong buổi khai cung đầu tiên Leopold đã bịa ra với Giering rằng có đơn vị đặc biệt làm công tác phản gián nhằm bảo vệ tuyệt đối bí mật cho Dàn Nhạc Đỏ. Anh kể rằng anh vẫn thường kì báo cáo cho Trung tâm biết những nơi anh thường lui tới (hiệu cà phê, hiệu cắt tóc, hiệu ăn, may quần áo, bách hóa) và thời gian lui tới những nơi đó. Làm như vậy để đơn vị phản gián mà anh không biết mặt nắm được dấu vết của anh. Nay bỗng nhiên anh không còn lui tới những nơi kể trên nữa, thì Trung tâm sẽ sinh nghi. Trong bản báo cáo lên Trung tâm Leopold đã đề nghị Cục trưởng yêu cầu phải có mặt Leopold ở những nơi kể trên, và Trung tâm đã trả lời theo hướng đó, nên Giering buộc phải đồng ý cho Leopold đi lại trong thành phố Paris. Rồi việc đó trở thành thói quen. Những buổi đầu tiên thường có ba ô tô, xe giữa có Leopold, xe trước và sau đi kèm, nhưng sau chỉ có 1 xe tới những điểm hẹn tưởng tượng trong nội thành cũng có khi ra cả ngoại ô thủ đô. Bọn Gestapo đã vất vả giám sát những chuyến đi lung tung này khiến cho Leopold khoái trí vì đã thu hút bọn Gestapo vào những việc vô ích và tất nhiên phải bớt việc truy lùng những thành viên DNĐ còn ở ngoài vòng tù đày. Những chuyến đi như thế cũng làm cho Gestapo bớt cảnh giác và cũng hé mở một lối để Leopold trốn thoát.
Trong những chuyển đi lại như thế, Leopold quan sát thấy bọn lính không dùng giấy chứng nhận của Gestapo, mà dùng loại giấy giả của Bỉ, Bắc Âu hoặc Hà Lan. Thủ đoạn này dể tránh Kháng chiến chú ý tấn công bọn chúng. Và nếu bị cảnh sát Pháp kiểm tra thì cũng giấu được quốc tịch thật của những lính gác người Đức.
Leopold nhân đó cũng xin Giering cho giấy tờ giả:
- Nếu ông không muốn tôi gặp phiền hà khi bị cảnh sát Pháp kiểm tra, thì xin ông cũng cho tôi một thẻ căn cước...
Giering chấp nhận đề xuất này, cho nên mỗi khi ra ngoài, Berg phát cho Leopold một thẻ căn cước giả và một số tiền, sau khi đi về lại nộp lại cho Berg. Đây cũng là một sơ hở của địch để Leopold khai thác sau này.
Cho đến khi kế hoạch về bà Juliette xảy ra, Trò Cao Thủ có thể tóm tắt như sau: Bọn Đức ngồi trên ngụa... còn Trung tâm thì ngồi dưới. Dàn Nhạc Đỏ đã thay màu, bẩy điện đài đã bị khống chế và Moscow đã bị dàn nhạc nâu bao vây. Trung tâm càng bị đầu độc hơn thế vì ý kiến chỉ thị của Trung tâm chưa hề thay đổi về chất lượng.
Ngoài ra bọn Đức tất phải hiểu rằng dù Cục trưởng đã trả lời sau ngày 23- 2- 1943 chúng vẫn còn phải cung cấp trong nhiều tháng những tin tức về quân sự. Kể từ khi những người chủ trương ký hòa ước riêng rẽ với Phương Tây có thể chứng minh rằng họ biết những ý đồ đi theo chiều hướng đó, và do đó họ được thông tin kĩ càng về các kế hoạch ngoại giao và chính trị, thì họ cũng cần thiết được thông tin kĩ càng về mặt quân sự.
Ngày nay rõ ràng nhữrm cố gắng của Himmler để có hòa bình riêng rẽ với phương Tây cũng trùng về thời gian với những ý đồ của ĐĐN bắt đầu tiến hành Trò Cao Thủ. Leopold nêu ra hai ví dụ để chứng minh:
Vào tháng chạp năm 1942 luật sư Langbehn được Himmler đồng ý đã quan hệ với Đồng minh ở Thụy Sĩ và Thụy Điển.
Ngày 23-8-1943 Himmler bí mật gặp Popitz công tác ở Bộ nội vụ Đức nhưng tham gia Kháng chiến. Popitz lúc đó ra điều kiện dứt khoát cho Himmler phải hy sinh Hitler để đi đến hòa bình riêng rẽ. “Heinrich trung thành” đành lòng trình bày trả lời của Noocmăng nghĩa là theo Popitz, Himmler chấp nhận cách giải quyết đó. Langbehn liền sang thụy Sĩ ngay để thông báo tin mừng đó cho những đối tác thuộc phe Đồng Minh. Thế mà cũng trong tháng đó, tháng tám năm 1943, thủ trưởng mới của ĐĐN là Pannwitz cố đẩy mạnh Trò Cao Thù lên.
Sai lầm của Himmler là đã đánh giá quá lớn mâu thuẫn nội bộ phe Đồng minh. Đúng là mặt trận thứ hai còn chậm mở ra, nhưng không vì thế mà được nhận định rằng Anh Mỹ không muốn liên minh với Liên Xô để chống phát xít nữa. Chiến tranh càng tiến triển, triển vọng quân đội Đức chiến thắrm ngày càng giảm, một bộ phận lớn tướng lĩnh Đức được bài học thất bại Stalingrad mở mắt, đã nhận ra rằng giải pháp duy nhất cho nước Đức quốc xã là hòa bình riêng rẽ. Đó là tâm trạng của kẻ bị đắm tàu bám lấy vật trôi giạt dù vật đó đã mục nát. Tin tưởng đến phút chót hòa bình riêng rẽ, ảo tưởng đến mụ cả tâm trí, Himmler và phe lũ đều nghĩ rằng cần phải đầu độc Moscow.
Sau khi nhận được báo cáo của Leopold, Trung tâm chủ trương thế nào? Trước hết gây ra cảm giác rằng Trung tâm không biết gì về việc lực lượng của DNĐ đã bị khống chế.
Những bức điện Trung tâm gửi đều đề tên nhiều trưởng toán, vì thế Leopold lợi dụng điều này để thuyết phục Giering chớ nên xử lý vội Grossvogel, Katz và những người khác. Lập luận của Leopold có lôgich như sau:
- Ông Giering ạ, Trung tâm có thể bất thần yêu cầu trực tiếp quan hệ với họ, nếu ông đưa họ ra xử, hoặc nếu các ông tuyên án họ, thì chính các ông tự làm lộ đấy.
Giering đồng ý.
Trung tâm lội dụng Trò Cao Thủ để moi tình hình quân sự. Từ tháng hai 1943, bọn Đức buộc phải cung cấp tình hình mà một lưới bình thường và thậm chí giỏi giang cũng khó mà thu thập được. Cuối cùng, Trung tâm có cách ngăn chặn hẳn âm mưu của Đức xâm nhập vào các lưới chưa bị lộ.
Một vấn đề lí thú: Moscow yêu cầu những tin tức quân sự nhưng ai là người quvết định cung cấp hay không? Trước hết phải có sự đồng ý của những ngưòi phụ trách Trò Cao Thủ ở Berlin là Gestapo- Muller và Martin Bormann. Sau đó ĐĐN phải lên xin Bộ Tham mưu quân đội phát xít mặt trận phía Đông. Chính nguyên soái von Rundstedt quyết định cho tin. Vì không thân thiết lắm với Himmler và Gestapo, viên soái này cũng chẳng nắm được mục đích của Trò cao thủ, cho nên ông ta ngạc nhiên khi phải cung cấp tin tức quân sự về mặt trận Liên Xô. Còn các cấp chỉ huy cao cấp ở Berlin đành phải đồng ý cung cấp tin cho Liên Xô nhưng cũng tự an ủi rằng đó chỉ là tin tức về mặt trận phía đông mà thôi. Trong khi đó Trung tâm đặt ra những câu hỏi ngày càng quan trọng cho Hồng quân.
Trong tàng thư của Cục phản gián quân sự Đức ỏ Berlin còn những tài liệu liên quan đến những điện của Cục trưởng cho thấy mục tiêu mà Trung tâm chú ý. Có thể tóm tắt bằng vài chữ: thu thập tối đa tình hình quân sự.
Sau đây là vài ví dụ:
20- 2- 1943, điện gửi Otto:
“Yêu cầu gửi những tin tức về vận chuyển các đơn vị quân đội cùng vũ khí từ Pháp sang mặt trận”.
Hôm sau điện tiếp:
“Những sư đoàn Đức nào còn để dự bị và để ở đâu? Vấn đề này rất quan trọng đối với chúng ta”.
Ngày 9-3, Trung tâm hỏi tình hình các đơn vị Đức đóng ở Paris và Lyon, phiên hiệu các sư đoàn, các loại vũ khí.
Loại yêu cầu như trên khiến cho DĐN rất lúng túng. Không thể không trả lời, mà trà lời bằng tin giả thì rất nguy hiểm. Xem xét kĩ thấy Moscow hỏi như thế không phải là để biết tin mới mà chủ yếu nhằm xác minh những tin túc đang có trong tay Trung tâm. Bức điện sau đây cho thấy điều đó:
“Những sư đoàn nào đang đóng tại Chalons-sur-Marne và Angouleme? Theo tin của ta, ở Chalons là sư đoàn 9 bộ binh và sư đoàn xe tăng số 10. Xác minh”.
ĐĐN có cách nào khác đành phải trả lời đúng hôm 2-4:
“Sư đoàn mới SS ở Angouleme chưa có phiên hiệu. Lính mặc đồng phục xám với cầu vai đen và dấu hiệu SS”.
Ngày 4-4, điện tiếp theo cung cấp chi tiết về vũ khí của sư đoàn này.
Hầu như ngày nào Trung tâm cũng điện đòi và ĐĐN phải trả lời rất cụ thể. Cái giá của những kẻ mơ tưởng có hòa bình riêng rẽ đã phải trả như vậy đấy.
Trung tâm còn hỏi tình hình quân Đúc đóng ở Hà Lan và Bỉ, tên các sĩ quan chỉ huy và kết quả của những trận không quân Anh ném hom.
Von Rundstedt ngày càng nghi ngờ và bất bình về yêu cầu cung cấp tình hình ngày càng chính xác. Đến ngày 30-5-1943 điện yêu cầu tin tức của Trung tâm làm cho Bộ Tham mưu Đức bộc lộ mâu thuẫn gay gắt với các cơ quan bí mật của Đức. Điện yêu câu như sau:
“Otto, yêu cầu cho biết tình hình quân Đức chuẩn bị dùng hơi ngạt. Hiện nay có vận chuyển loại vũ khí đó hay không? Trên sân bay có chứa những bom hơi ngạt không? Chứa ở đâu và bao nhiêu? Cỡ loại bom đó? Dùng loại hơi nào? Sức phá thế nào? Đã thử nghiệm loại khí đó chưa? Có tin gì về loại chất độc mới mang tên là Gay- Helle không? Cần huy động toàn bộ nhân viên trong lưới ở Pháp vào công tác này...”
Lần này thật là quá đáng. Bộ tư lệnh quân Đức bàn với nhau thôi cung cấp tin. Tất nhiên ĐĐN không đồng ý. Giering qua giải các điện DNĐ báo cáo về Cục trước khi bị phá, đã biết có báo cáo của DNĐ về hơi ngạt của Đức. Kaethe Voelkner và Vasily Maximovich nắm chắc tình hình phát minh hóa học của Đức.
Thủ trưởng ĐĐN Berlin chủ trương phải trả lời yêu cầu của Trung tâm, dù chỉ trả lời một phần thôi. Về phía Bộ tham mưu quân đội Đức nhân cơ hội này lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Trước hết ngày 20-6-1943, Cục phản gián quân sự báo cáo Berlin rằng “từ ít lâu nay, theo Bộ tổng tư lệnh quân Đức, cục trưởng ở Moscow đưa ra những yêu cầu quá chính xác... Bộ Tổng tư lệnh thấy rằng không thể cung cấp theo yêu cầu như thế, ví dụ họ yêu cầu trả lời chính xác phiên hiệu các sư đoàn, trung đoàn, tên các sĩ quan chỉ huy... Bộ Tổng tư lệnh cho rằng nếu trả lời những yêu cầu như thế sẽ phương hại lớn đến an ninh...”.
Von Rundstedt còn viết thêm: “Tôi cho rằng không cần phải tiếp tục trò chơi này nữa”.
Rõ ràng Bộ Tổng tư lệnh quân Đức kiên quyết chống lại Trò cao thủ. Ngày 25- 6, BTTL còn cho nổ quả bom khẳng định rằng: “BTTL QĐ Đức nhận định rằng không thể cung cấp tin tức nữa, vì rõ ràng kẻ thù ở Moscow đã phát hiện ra Trò chơi này...”
Đó là quan điểm của trùm Cục phản gián quân sự Wilhelm Canaris là người chống lại những thủ đoạn của bè lũ Gestapoo-Mule và Himmler. Thực ra, cục trưởng CPG QS, Schellenberg, trùm phản gián Đưc và Rundstedt đều không được biết về mục đích Trò chơi. Trong tình hình nhu thế, họ sợ và nghi ngờ là có lý. Họ đã được giải thích ràng Trò cao thủ nhằm phát hiện những lưới tình báo xô viết trên lãnh thổ các nước bị chiếm đóng, nhưng với BTTL quân Đức, lập luận đó chưa thể thuyết phục khi phải cung cấp những bí mật quan trọng về quân sự. Còn ĐĐN lại thấy rằng so với những tin tức DNĐ cung cấp trước lúc bị phá thì những tin tức phải cung cấp chưa là cái gì.
Những lý lẽ của ĐĐN cuối cùng đã thắng, phái quân sự phải cung cấp tin nhu trước. Ngày 9-7 có lệnh dứt khoát của Berlin phải làm như vậy.
Trung tâm đưa ra những yêu cầu vượt ra khỏi phạm vi quân sự, như yêu cầu báo cáo tình hình về đội quân Vlasov.
Vlasov là một viên tướng Hồng quân trẻ và xuất sắc đã bị bắt làm tù binh cùng sư đoàn của hắn. Hắn biết số phận của hắn là tù binh khi trở về Liên Xô sẽ nguy hiểm thế nào và vì thế hắn đã đầu hàng quân Đức một cách thực sự. Đức yêu cầu hắn lập một đội quân Nga chiến đấu cạnh quân Đức. Đứng đầu đạo quân này sẽ là các sĩ quan xô viết mất tinh thần nhưng không muốn vào trại tù binh Đức.
Một toán chuyên gia tư tưởng phát xít vận động Vlasov và binh lính của hắn. Đói, bị bỏ rơi, bị phản bội, suy kiệt, lính xô viết đã chấp nhận vào lính Đức. Và Đội quân giải phóng Nga ra đời.
Đạo quân này không có mục tiêu chính nghĩa nào cho nên sức chiến đấu rất kém. Bọn phát xít chủ yếu dùng đạo quân Vlasov vào việc trấn áp nhân dân Liên Xô.
Vào mùa hè năm 1943 tất nhiên Cục tình báo Hồng quân cần nắm thực trạng của đạo quân này: số lượng binh lính, nơi đóng quân, tên các sĩ quan và các loại vũ khí, tính chất công việc, tư tưởng...Trung tâm cần nắm sâu rộng... Còn về phía quân Đức vì chẳng hi vọng nhiều về số tay sai này cho nên chúng đã cung cấp đầy đủ tình hình Vlasov.
Đến tháng tư năm 1943, Trung tâm cung cấp cho Otto kết quả đầy đủ trận Stalingrad. Giering ngạc nhiên nên hỏi Leopold tại sao Trung tâm phải cung cấp cho Otto tin tức này. Leopold giải thích:
- Thỉnh thoảng Cục vẫn có thông báo như thế nhằm giúp cho tôi nắm được tình hình chính xác về quân sự ở một địa bàn nhất định.
- Tiếc thật - Giering trả lời Leopold - Nhưng Kent cho tôi biết ràng đây là lần đầu tiên mới có loại thông báo như thế này…
Có nhũng việc kể từ một trình độ nào đó mà Kent không được biết. Sau này Leopold mới biết ý nghĩa, mục đích của thông báo đó của Cục: chính là nhằm làm cho nội bộ Đức bối rối cho nên phải thông báo về thiệt hại quá lớn, lớn hơn rất nhiều thông báo của Đức về thất bại ở Stalingrad. Bộ tổng tham mưu Đức đã báo cáo bóp quá nhỏ đi những thiệt hại của mặt trận Stalingrad. Với cách kể trên Trung tâm đã cung cấp cho Himmler những con số xác thực để y tâu lên Hitler!
Vững tâm được Trung tâm tin tưởng, ĐĐN bát đầu tung ra những loạt tuyên truyền nhằm gây rối cho liên minh chống phát xít và đầu độc kẻ thù; tuy hơi thô bạo nhưng cho ta thấy được quy mô các phương tiện của bọn muốn có hòa bình riêng rẽ dùng để đi tới mục tiêu. DNĐ tung ra một loạt điện mang tên Leopold báo cáo về Trung tâm nói rằng căn cứ vào nguồn của một đợt điều tra do Goebbels tiến hành trong nhân dân Đức về quan điểm kết thúc chiến tranh cho thấy dư luận nhân dân rất chống Liên Xô. Theo những điện báo cáo đó thì người Đức tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng, nhưng nếu phải thương lượng thì mọi người đều phát biểu rằng nên riêng với phương Tây để có hòa bình riêng rẽ.
Những điện khác báo cáo về tình hình tư tưởng binh lính và sỹ quan Anh Mỹ, ràng theo những điệp viên DNĐ liên hệ được với các phi công Anh bị bắn hạ trên vùng trời Paris đang điều trị tại bệnh viện Clichy đều phản đối việc họ phải hy sinh cho Liên Xô và tất cả số này đều tán thành hòa bình với nước Đức.
Khi Giering đưa những bức điện đó cho Leopold xem, anh đã phải cố nhịn cười vì anh nghĩ ràng trò trẻ này làm thế nào đánh nổi vào tư tưởng của Liên Xô. Trung tâm cũng chẳng lạ gì với thủ đoạn điều tra dư luận của Goebbels là tên chuyên gia về chỉ huy lương tâm; làm gì có chuyện tự do tư tưởng trên đất Đức quốc xã!
Giering còn tôn vinh Leopold bằng cách hỏi ý kiến anh, anh đã trả lời anh hoàn toàn đồng ý với nội dung các điện đó và thêm lời nhận định rằng những tin tức đó sẽ “làm cho Moscow phải suy nghĩ”. Giering khoan khoái lao vào hướng tuyên truyền trong không khí như thế - nhằm gây chia rẽ các nước Đồng minh - bằng cách điện báo cáo về việc Anh bán súng tiểu liên cho Đức. Hắn đưa ra bằng chứng là sen đầm Đức ở cảng Calais ở miền bắc nước Pháp vẫn dùng tiểu liên của Anh, vì Đức đã mua được tiểu liên đó ỏ các nước trung lập, phía Anh chỉ đòi có một điều kiện là Đức không được dùng tiểu liên đó tại mặt trận Liên Xô.
Tin tức đó chẳng có căn cứ vững vàng: không có chứng cứ gì rằng Anh đã đồng ý bán như thế, những tiểu liên đó có thể là súng của Anh nhưng trong chiến đấu bị rơi vào tay quân Đức. Kiểu tung tin đó chẳng thể nào che dấu được sự thật là trong thời gian đó, các nước đồng minh đã gửi cho Liên Xô bao nhiêu vũ khí.
Cũng trong thời gian đó Giering định lợi dụng Dàn Nhạc Đỏ để xâm nhập vào bộ máy tình báo xô viết tại Thụy Sĩ.
Bộ máy này được thành lập trước thế chiến, do Alexander Rado chỉ huy. Anh là một đảng viên cộng sản từ tuổi thanh niên, đã tùng tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa ỏ Hungari do Bela Kun lãnh đạo. Ngoài ra Rado còn là một nhà địa lý có tên tuổi, biết nhiều ngoại ngữ. Toàn bộ hoạt động của bộ máy tình báo xô viết này đều hưóng vào Đức quốc xã. Về nguyên tắc, DNĐ không có quan hệ gì với bộ máy đó, nhưng vào năm 1940, Cục Tình báo Hồng quân có cử Kent sang Thụy Sĩ huấn luyện về điện đài và cung cấp mật mã cho Rado. Chủ trương này là sai lầm nghiêm trọng vì Trung tâm còn nhiều khả năng làm như thể không cần giao cho Kent. Hai năm sau, khi Kent bị bắt và đầu hàng y đã khai báo về địa chỉ mật mã và tần số điện đài của Rado.
Những điện mật Rado gửi đi từ ba điện đài đều bị Đức thu được. Nhung dù Kent khai báo vẫn rất khó địch được mật mã của Rado, cho nên Giering phai cử điệp viên sang làm việc này.
Đường lối trung lập của Thụy Sĩ gây khó khăn cho Đức. Giering chủ trương dùng Franz Schneider, công dân Thụy Sĩ, là người thuộc nhóm Efremov bị bắt ở Bỉ và là người có quan hệ với nhiều điệp viên rất quan trọng của Rado. Từ Schneider, Giering biết được thành phần bộ máy tình báo xô viết tại Thụy Sĩ, nhưng ba lần tiếp cận bộ máy này đều thất bại.
Lần đầu, hắn dùng một nhân viên quen biết Rado từ trước tên là Yves Rameau. Tên này gạ Rado xin hợp tác vì y có nhiều quan hệ với kháng chiến Pháp và với lưới của Kent. Rado cảm thấy nghi ngờ y dương bẫy nên từ chối không tiếp chuyện.
Lần thứ nhì, Giering cử một nữ nhân viên Đức đóng vai là Vera Ackermann, một nữ mật mã viên trong toán DNĐ ở Pháp mà Leopold đã cho đi xa sau khi vợ chồng đồng chí Sokol bị bắt. Trước hết Vera được cử xuống Marseilles, sau đưa về Clermont-Gerrand để tránh bị bắt. Kent khai ra địa chỉ Vera, Giering định bắt và giữ Vera cho đến khi kết thúc chiến tranh để không làm lộ kế hoạch đóng giả Vera xâm nhập vào lưới của Rado, bằng cách báo cho Trung tâm rằng phải đưa cô Vera sang Thụy Sĩ để đảm bảo an ninh. Kế hoạch này có nhiều khả năng thành công. Một lần nữa phải chống lại mưu kế đó, Leopold nói với Giering:
- Nhân viên đó sẽ bị phát hiện ngay, Kent tưởng rằng chỉ có tôi biết địa chỉ của Vera Ackermann, đúng, cô đang ỏ Geneva...
Kế hoạch thứ hai của Giering thế là không thực hiện được và Vera vẫn ở ẩn trong một làng thuộc vùng Clermont-Gerrand cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Kế hoạch thứ ba do Kent bày ra sẽ cử một liên lạc viên đến gặp Alexander Foote, cánh tay phải của Rado. Giering hỏi Leopold về cách liên lạc trước kia. Leopold đã cho Giering cách liên lạc giả để nếu Giering thục hiện sẽ làm cho Foote biết ngay là nguy hiểm phải tránh.
Ngoài ra trong hồi kí, Foote kể rằng Trung tâm đã cảnh háo cho anh nguy cơ và chỉ thị cho anh không nhận gặp gỡ và đề phòng điệp viên Đức theo dõi tìm ra địa chỉ nhà anh. Còn Giering đã chỉ dẫn cho điệp viên của y chuyển cho người mà điệp viên phải gặp một cuốn sách bọc giấy bóng vàng ỏ trong có những điện mật, rồi yêu cầu người đó chuyển cuốn sách và điện đó về Trung tâm và quy định làn gặp tiếp theo... Kiểu hành động như thế dù lật mặt nạ của hắn vì chứng tỏ hắn không bao giờ hoàn thành được nhiệm vụ thực sự. Chẳng ai ngốc đến mức trong chiến tranh, một điệp viên đi đến biên giới lại mang theo điện mật để trong cuốn sách như thế mà lính biên phòng lại không sinh nghi.
Thời đó, tài liệu truyền đi dưới hình thức vi phim dấu trong quần áo. Và không điệp viên nào lại dại dột hẹn hò mà không báo trước. Tất cả những hớ hênh đó khiến cho Foote từ chối quan hệ với phái viên của Giering. Tên này trở về tay không.
15 ngày sau, Trung tâm gửi một điện cho Kent tỏ ý ngạc nhiên rằng giao liên lại là điệp viên của Gestapo. Giering gỡ thể diện bằng cách giải thích rằng giao liên thật bị bắt và Gestapo đã phải cử một nhân viên thay thế vào đó.
Các kế hoạch xâm nhập lưới của Rado bằng DNĐ của Giering lần lượt thất bại. Nhưng vị trí tình báo Xô viết ở Thụy Sĩ quá quan trọng cho nên bọn Đức chưa chịu từ bỏ. Đích thân Schellenberg phụ trách việc xâm nhập này. Sau nhiều cố gắng lâu và kiên trì, hắn cũng đưa được một điệp viên bắt nhân tình với Rose B., mật mã viên của một trong ba điện đài của lưới Rado. Sau đó vợ chồng Masson tự giới thiệu là điệp viên xô viết cũ, đã xâm nhập được tiếp và báo cáo về Berlin những tình hình chính xác về hoạt động của lưới đó. Cuối cùng Schellenberg ép rất mạnh thủ trưởng cơ quan tình báo Thụy Sĩ phá lưới Rado. Kế hoạch đó cần nhiều thời gian, cho nên đến tận 1944 Rado vẫn tiếp tục báo cáo về Liên Xô những tin tức quý báu và quan trọng về quân sự do các sĩ quan cao cấp của Đức cung cấp.
Giering cũng gặp khó khăn về chi phí cho DNĐ. Trước khi bị phá, lưới DNĐ có hai công ty Simex và Simexco tài trợ, Moscow không phải lo gì về tài chính cho DNĐ. Vì Giering đã viết trong những báo cáo rằng hai công ty trên đã bị khủng bố, cho nên lô- gich là phải xin tài trợ.
Leopold đã cố vấn cho Giering làm cho hắn trở nên lố bịch: trước hết anh xui nó xin tài trợ cho nhóm ở Bỉ và Hà Lan do Vanzen đứng tên. Từ Bulgaria, gửi đến một hộp đậu đựng 10 bảng. ĐĐN thấy lạ không hiểu làm sao Trung tâm lại gửi cho số tiền còm cõi như vậy. Leopold giải thích rằng:
- Rất đơn giản thôi, Trung tâm rõ ràng muốn thử xem đường liên lạc có tốt hay không rồi mới chuyển những món tiền lớn hơn.
Chúng chờ lâu Trung tâm gửi tiếp tiền cho chúng.
ĐĐN yêu cầu gửi cho toán ở Hà Lan một số tiền lớn, dưới tên người nhận là Winterinck: Trung tâm trả lời đồng ý nhưng với điều kiện phải cho biết chính xác địa chỉ “một hộp thư” hoàn toàn an toàn. ĐĐN cho địa chỉ của một đảng viên cộng sản Hà Lan cũ… Nhưng Trung tâm báo hộp thư này: tại sao lại lấy địa chỉ mà Gestapo đã biết? ĐĐN giải thích một cách lúng túng. Trung tâm liền chủ động cho địa chỉ Bohden Cervinka, kĩ sư người Brussels, dặn đến đó lấy 5000 đô la. ĐĐN phấn khởi cử một nhân viên đến nhận thì bị viên kĩ sư đó cự tuyệt, cho là một chuyện nhạo báng ông. Một lần nữa ĐĐN bị vỡ mộng.
Trung tâm lại cho Efremov một địa chỉ của một tay buôn đồ nghĩa trang, tay này còn nợ cơ quan hành chính Moscow 5 vạn quan. Thâm ý của Trung tâm là ĐĐN hãy “chôn” ý đồ xin tài trợ đi...