QUẺ ĐỈNH

Ez Ly trên = Tốn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Đỉnh, Tự quái nói rằng: Thay đổi các vật, không gì bằng cái vạc, cho nên tiếp đến quẻ Đỉnh(1).Sự dùng của cái vạc, là để thay đổi các vật, biến thứ sống ra thứ chín, đổi cái rắn thành cái mềm. Nước lửa giống không thể cùng ở với nhau, mà lại có thể khiến nó hợp nhau làm việc, mà không hại nhau, ấy là nói đổi được các vật, vì vậy quẻ Đỉnh mới nối quẻ Cách. Nó là quẻ trên Ly dưới Tốn, sở dĩ là vạc, là lấy tượng nó và lấy nghĩa nó. Sự lấy tượng có hai cách: Nói về toàn thể, thì cắm xuống là chân, giữa đặc là lòng, tức là cái tượng chứa nhận đồ vật; đối nhau mà giỏng lên ở trên là tai, nằm ngang ở trên là quai, đó là tượng cái vạc. Nói về hai thể trên dưới thì bầu rỗng ở trên, phía dưới có chân đón lấy cũng là tượng cái vạc. Còn sự lấy nghĩa, thì, cây là vật theo lửa, tốn là vào, là nghĩa thuận theo. Lấy cây theo lửa, tức là tượng cháy. Công dụng của lửa, có nướng với nấu, nướng không cần đồ, cho nên lấy về tượng nấu mà là cái vạc, lấy cây vào lửa là tượng ninh nấu vậy.
LỜI KINH
鼎元吉亨.
Dịch âm. - Đỉnh nguyên cát hanh.
Dịch nghĩa. - Quẻ Đỉnh, cả tốt hanh.
Truyện của Trình Di. - Đây lấy tài quẻ mà nói. Như tài quẻ này, có thể đem đến được sự cả hanh vậy. Chỉ nên nói “nguyên hanh”, chữ “cát” là thừa. Vì tài quẻ này có thể đem đến được sự cả hanh, chưa thể có sự cả tốt. Lời Thoán nói “nguyên hanh” nghĩa đó rõ lắm.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Vạc là đồ để ninh nấu. Trong quẻ, hào Âm ở dưới là chân, hào Hai, hào Ba, hào Tư, thuộc Dương, là lòng; hào Năm thuộc Âm là tai, hào Trên thuộc Dương là quai, có tượng cái vạc. Lại lấy cây Tốn vào lửa Ly, mà nên ninh nấu, cũng là công dụng của cái vạc, cho nên mới là quẻ Đỉnh. Thể Tôn ở dưới là nhún, thể Ly ở trên là mắt, mà hào Năm là tai, có tượng trong nhún thuận mà ngoài sáng suốt(83). Quẻ này do ở quẻ Tốn mà lại, hào Âm lên ở ngôi Năm mà phía dưới ứng nhau với hào Chín Hai là một hào Dương, cho nên lời chiêm của nó là “cả hanh”, chữ “cát” thừa.
______________________
Chú thích:
(83) Chữ 良(cấn) có nghĩa là ngăn, là đậu.
LỜI KINH
彖曰: 鼎象也, 以未巽火, 烹飪也, 聖人亨以享上帝, 而大亨以養聖賢.
Dịch âm. - Thoán viết: Đỉnh tượng dã; dĩ mộc tốn hoả, phanh nhẫm dã, thánh nhân hanh dĩ hưởng thượng đế, nhi đại hanh dĩ dưỡng thảnh hiền.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Đỉnh là tượng vậy; lấy cây nhún lửa, ninh nấu vậy, đấng thánh nhân dùng sự hanh để cúng đấng thượng đế, dùng sự cả hanh để nuôi bậc thánh hiền.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ này mà thành quẻ Đỉnh là lấy
theo tượng cái vạc; cái vạc mà thành ra đồ, là bắt chước tượng của quẻ này. “Lấy cây nhún lửa”, nghĩa là dùng cây theo lửa, để mà ninh nấu. Vạc là thứ đồ loài người phải nhờ, rất là cần thiết. Nói cho cùng cực công dụng lớn lao của nó, thì là “đấng thánh nhân dùng sự hanh để cúng đấng thượng đế, dùng sự cả hanh để nuôi bậc thánh hiền”. Chữ “thánh nhân” chỉ về các đấng thánh vương đời xưa, chữ “cả” là nói về sự rộng của nó.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lấy hai tượng trong thể quẻ thích nghĩa tên quẻ, nhân thể nói cho cùng cực sự lớn lao của nó. Cúng đấng thượng đế quý ở lòng thành, dùng con bê thôi; nuôi người hiền thì phải bữa sớm, bữa tối, có cỗ thịt bò, nên rất thịnh soạn, cho nên nói là “cả hanh”.
LỜI KINH
巽而耳目聰明, 柔進而上行, 得中而應乎剛, 是以元亨.
Dịch âm. - Tốn nhi nhĩ mục thông minh, nhu tiến nhi thượng hành, đắc trung nhi ứng hồ cương, thị dĩ nguyên hanh.
Dịch nghĩa. - Nhún mà tai mắt suốt sáng, mềm tiến mà đi lên được giữa mà ứng nhau với hào cứng, cho nên cả hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trên đã nói về công dụng của cái vạc, đây lại lấy tài quẻ mà nói. Người ta có thể như tài quẻ này, thì sẽ có thể đem đến được sự cả hanh. Thể dưới là quẻ Tôn, tức là nhún thuận với lẽ; quẻ Ly sang mà rỗng giữa ở trên, là tượng tai mắt suốt sáng. Hễ mà quẻ Ly ở trên đều nói “mềm tiến mà đi lên”, mềm là vật ở dưới, thế mà lại ở ngôi tôn, tức là tiến mà đi lên. Lấy chất sáng ở ngôi tôn mà được đạo giữa, ứng nhau với hào cứng, ấy là biết dùng Dương cứng. Hào Năm ở giữa, lại lấy chất mềm ứng nhau với hào cứng là được đạo giữa. Tài nó như thế, cho nên được cả hanh.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng tượng quẻ, sự biến đổi của quẻ và thể quẻ mà thích lời quẻ.
LỜI KINH
象曰: 木上有火, 鼎, 君子以正位凝命.
Dịch âm. - Tượng viết: Mộc thượng hữu hoả, Đỉnh, quân tử dĩ chính vị ngưng mệnh.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trên cây có lửa, là quẻ Đỉnh. Đấng quân tử coi đó mà chính ngôi đóng mệnh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trên cây có lửa, ấy là lấy cây vào lửa, tức là tượng việc ninh nấu, cho nên mới là cái vạc. Đấng quân tử coi tượng cái vạc đó mà tự chính ngôi, đóng mệnh. Vạc là thứ đồ bắt chước ở tượng mà làm ra, hình nó ngay thẳng, thế nó yên lặng. Lấy về tượng ngay thẳng của cái vạc, thì phải làm cho chính đính cái ngôi của mình, nghĩa là chính đính cái ngôi mình ở. Đấng quân tử đã ở, ắt phải chính đính từ cái nhỏ nhặt, chiếu không ngay không ngồi, không khếch chân, không dựa dẫm. Lấy về tượng yên lặng của cái vạc, tacute;(27). Lại nói: Tiết này nói rõ tám quái của Phục Hy. “Tám quái mài nhau” nghĩa là tám quái mài lẫn với nhau mà thành ra sáu tư quẻ. “Kể sự đi rồi là thuận” ví như đi theo với trời, tức là xoay về phía tả, đều là những quẻ đã sinh, cho nên gọi là “kể cái đi rồi”. “Biết cái sắp tới là nghịch”, ví như đi ngược với trời, tức là đi về phía hữu, đều là những quẻ chưa sinh, cho nên gọi là “biết cái sắp tới”. Ôi, số của Dịch do cách xoay ngược mà ra, cho nên tiết này giải thẳng ý của hình vẽ.
 

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đạo đổi đã thành, đấng quân tử như beo đổi vằn, kẻ tiểu nhân cũng đổi mặt nghe theo, không nên đi nữa, mà cứ ở chính thì tốt. Cái việc biến cách, là việc không đừng được, không thể làm quá, mà tài của hào Sáu Trên cũng không có thể làm lớn, cho nên kẻ xem cũng như thế.
象曰: 君子豹變, 其文蔚也, 小人革面, 順以從君也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quân tử báo biến, kỳ văn uý dã; tiểu nhân cách diện, thuận dĩ tòng quân dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Đấng quân tử beo biến, thửa về sặc sỡ vậy; kẻ tiểu nhân đổi mặt, thuận để theo vua vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đấng quân tử theo thói hay, dời điều thiện, thành ra văn vẻ sặc sỡ hiện ra ngoài. Từ bậc trung nhân trở lên, chẳng ai không biến đổi, cho đến tiểu nhân là kẻ không dời chuyển, cũng không dám động sự ác của nó, mà phải biến đổi bề ngoài, để theo giáo lệnh của người trên, thế là đổi mặt. Đến đó, đạo đổi thành rồi, kẻ tiểu nhân cố gượng mà giả làm lành, đấng quân tử cũng nên dong họ, nếu lại theo đuổi mà trị họ nữa thì hung.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Nhà xuất bản Văn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 18 tháng 3 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--