Không rõ trạng thái bất tỉnh kéo dài bao lâu, Veronika chỉ nhớ được rằng khi nàng bừng tỉnh trong thoáng chốc, từ mũi và mồm vẫn lòng thòng những đường ống nhỏ của chiếc máy thở nhân tạo, và đúng lúc ấy, giọng nói của một người nào đó vang lên. Cô muốn tôi thủ dâm cho cô không? Bây giờ, khi căng mắt ra nhìn khắp chung quanh, nàng vẫn còn nghi ngờ không biết đấy là thực hay mơ nữa. Và nàng không còn nhớ được gì hơn nữa, tuyệt đối không. Không còn những cái ống nữa, nhưng gần như khắp trên người vẫn tua tủa những mũi kim của các bình truyền, dẫn lên đầu và ngực là những sợi dây điện, còn hai tay vẫn bị trói chặt. Nàng nằm đó, mình trần, trên người chỉ phủ một tấm vải trải giường, lạnh run, nhưng đành phải chịu vậy thôi. Cả góc phòng dành cho nàng được quây kín bằng những tấm bình phong, bề bộn thiết bị điều trị liệu cấp tốc, còn ngồi ngay sát giường, trên chiếc ghế sắt cũng được sơn trắng một màu bệnh viện là một nữ y tá với cuốn sách mở rộng trên tay. Người nữ y tá có cặp mắt sẫm màu và mái tóc màu hạt dẻ, nhưng Veronika vẫn không chắc đây có phải là người phụ nữ nói chuyện với nàng một vài tiếng hoặc cũng có thể, một vài ngày trước hay không. Chị có cởi trói hai tay cho tôi được không? Ngước lên nhìn, người y tá buông sõng một tiếng “không” rồi lại vùi đầu vào đọc sách. Mình vẫn còn sống – Veronika nghĩ – Tất cả lại bắt đầu từ đầu. Sẽ phải lay lắt ở đây không biết bao lâu để thuyết phục được họ tin rằng, mình hoàn toàn tỉnh táo, rằng với mình mọi chuyện đều ổn cả. Sau đó, mình sẽ được cho ra viện, và tất cả những gì mình thấy ngoài bốn bức tường này lại vẫn là Ljubljana với quảng trường trung tâm và vẫn những cây cầu đó, những người dân trong thành phố thong thả dạo chơi hay hối hả bận rộn với công việc của mình. Con người ta thích được nhìn nhận tốt đẹp hơn những gì họ vốn có trong thực tế, có lẽ, để chứng tỏ sự đồng cảm, mình sẽ lại được nhận vào làm ở thư viện. Sau đấy, mình lại bắt đầu lui tới vẫn những quán bar và câu lạc bộ đêm, sẽ lại vẫn huyên thuyên buồn dưa khi kể với đám bạn bè về sự bất bình đẳng và các vấn đề của thế giới này, lại đi xem phim, lại đi dạo ở bờ hồ. Tóm lại, uống thuốc ngủ vẫn là sự lựa chọn đúng ở chỗ: mình vẫn còn có đường lùi, mình không bị tàn tật, mình vẫn trẻ, xinh đẹp, thông minh như trước, và cũng có nghĩa là, như trước đây, mình vẫn có thể dễ dàng tìm được người tình như thường. Thế cũng có nghĩa là hai đứa sẽ làm tình ở nhà của anh ta hay có thể ở trong rừng và chuyện được tận hưởng khoái cảm thì khỏi phải nói – chỉ có điều, cứ sau mỗi lần cực khoái thì cái cảm giác trống rỗng lại ùa đến. Dù chẳng còn chuyện gì để tâm sự nữa và cả hai chỉ còn âm thầm nghĩ đến một việc là làm sao tìm cho được một cái cớ nghe có vẻ xuôi tai như “đã muộn quá rồi, ngày mai anh phải dậy sớm”. Rồi sau đó là “chúng mình quyết định chia tay nhau như những người bạn” để cố tránh ở mức có thể những cảnh nặng nề và không cần thiết. Mình sẽ quay lại về đúng căn phòng đó trong tu viện. lật giở thứ gì đó, bật tivi cũng với những chương trình đó, đặt đồng hồ báo thức vào đúng một giờ như ngày hôm qua, sau đó là đến chỗ làm của mình ở thư viện, theo thường lệ, thực hiện hết yêu cầu này đến yêu cầu khác như một cái máy. Đến trưa, mình sẽ ăn một cái bánh sandwich trong vườn hoa nhỏ nằm đối diện nhà hát, lại vẫn ngồi trên chiếc ghế băng đó, giữa những người khác với vẻ mặt đăm chiêu và ánh mắt vô hồn đang ngồi trệu trạo nuốt cái bánh sandwich của họ, cũng trên những chiếc ghế băng được chọn trước như thế. Ăn xong lại quay về phòng làm việc để phải nghe vẫn đủ mọi chuyện ngồi lê đôi mách ấy – nào là người này hẹn hò với ai, người nọ khổ sở vì cái gì, còn người kia có lão chồng hoá ra chỉ là hạng vét dĩa mà thôi – mình nghe với vẻ kẻ cả, sướng âm ỉ rằng, mình thật đặc biệt, mình là định, là hoa khôi nà1y, lại có công việc khấm khá nữa, còn về chuyện tình nhân tình củ, thì “no” vấn đề nhé. Đi làm về thì la cà đến các quán bar…Mọi chuyện cứ thế lại bắt đầu.Được tin mình định tự tử, mẹ mình chắc chắn là rụng rời đổ đốt, chỉ vừa qua khỏi cơn sốc thế nào mẹ cũng lại bắt đầu ca cẩm rằng, mình đâu còn bé bỏng gì cho cam, đã đến lúc phải nghĩ về tương lai rồi, đã đến lúc phải ổn định cuộc sống của mình đi thôi, rốt cuộc lại, mọi thứ thực ra đâu có phức tạp đến mức như mình tưởng. “Con cứ nhìn gương mẹ đây này, ngần ấy năm rồi lấy bố con, mẹ không có than vãn lấy một lời, vì cái quan trọng nhất với mẹ chính là con, mẹ làm tất cả những gì có thể để cho con được nuôi dạy một cách tốt nhấtg, để con được học hành đến nơi đến chốn, để mẹ có thể tự hào về con”. Vào một ngày đẹp trời, phát mệt vì những bài khuyên răn không dứt, để cho mẹ vui lòng, mình sẽ lấy một ai đó làm chồng, sau khi đã tự nhủ lòng mình rằng, mình thực sự yêu anh ấy. Thoạt đầu, hai vợ chồng mình sẽ xây mộng về một ngôi nhà riêng ở ngoại ô, về những đứa con trong tương lai, về việc chúng sẽ có đủ mọi thứ thật tuyệt vời, năm đầu tiên, hai vợ chồng còn siêng năng chuyện chăn gối, sang năm thứ hai, đã lười hẳn đi, và sau đó, có lẽ ngay cả cái ý nghĩ về tình dục xuất hiện ở cả hai người chỉ khoảng một tuần đôi lần chứ chưa nói đến chuyện cả tháng mới thực hiên được một lần. hơn nữa, hai vợ chồng hầu như không chuyện trò với nhau nữa. Trong nỗi lo sợ ngày càng tăng lên, mình bắt đầu tự hỏi bản thân – phải chăng, mình là người có lỗi trong mọi chuyện, phải chăng, một khi mình không còn hấp dẫn đối với anh ấy nữa là vì mình có điều gì đó không ổn? điều duy nhất mà mình có thể nói chuyện với chồng đó là chuyện về bạn bè của anh ấy. Cứ như thể ngoài họ ra chẳng còn gì đáng nói nữa. Kh I cuộc hôn nhân của chúng mình chỉ còn treo trên đầu sợi tóc thì mình có mang. Rồi chúng mình sinh được một đứa con, đã có lúc chúng mình gắn bó với nhau hơn, nhưng sau đó mọi chuyện lại dần quay trở lại cái nếp cũ. Rồi mình bắt đầu béo trương béo nứt ra giống hệt như bà cô của người nữ y tá hôm qua, hay hôm kia gì đó, mình chẳng nhớ nổi nữa, mà cũng chẳng quan trọng. Cảm giác bất lực và vô vọng mỗi ngày một tăng vì mọi cố gắng đều vô ích. Để cố bấu víu vào bất kỳ một cái gì đó, mình bắt đầu đi tọng những chế phẩm hiện nghe đồn là rất kỳ diệu làm tiêu tan ngay chứng trầm uất, vvsau những đêm ân ái xuân thu nhị kỳ, mình sinh thêm mấy đứa con nữa. Mình sẽ đinh ninh rằng con cái – chúng mới là ý nghĩa của cuộc đời mình, song nếu nghĩ kỹ một chút thì lại thấy ngược lại – cuộc đời mình là ý nghĩa, nguyên cớ của cuộc đời chúng mới phải. Mọi người xung quanh sẽ cho rằng, chúng mình là một cặp vợ chồng hạnh phúc mà không ngờ rằng, ở đây và đâu đâu cũng thế, sau cái vẻ hạnh phúc bề ngoài đều ẩn chứa những nỗi niềm đắng cay và buồn chán ấy, cùng sự cô đơn u uất ấy. Và sau đó, một hôm mình được biết chồng có bồ. Có thể, minh sẽ làm om sòm lên hệt như chính cái bà cô của người nữ y tá kia, hay lại bắt đầu nghĩ tới một lối thoát đơn giản nhất: tự tử. Nhưng đến lúc đó, mình đã già lại còn hèn, một mẹ mướp sồ sề một nách hai ba đứa con đang cần sự chăm sóc của mình, chúng phải được nuôi dạy, được học hành rồi phải giúp chúng tìm được một chỗ đứng cho bản thân dưới ánh mặt trời nữa chứ - đó chính là nghĩa vụ của mình mà chẳng thể trốn tránh đi đâu được, bởi thế, lúc ấy đành lòng tự tử được sao? Chuyện tự tử sẽ phải gác lại còn lâu. Hơn nữa, sẽ chẳng có chuyện tự tử nào hết, những vụ cãi cọ, đổ lỗi với nguy cơ đe doạ sẽ ra đ icùng những đứa con. Chồng mình, theo thói thường, cũng hiểu ra, sẽ cam đoan rằng, chỉ yêu duy nhất có mình thôi và sẽ không bao giờ lặp lại chuyện bồ bịch như thế nữa, thậm chí, chẳng cần hiểu là thực ra mình không còn biết đi đâu nữa,chẳng lẽ lại về quách với bố mẹ, dứt khoát cho đến cuối đời, song, như thế có nghĩa là từ sáng đến tối phải nghe những bài ca cẩm, than vãn rằng, chính mình là người có lỗi, tự mình phá hoại hạnh phúc gia đình, dẫu có thế nào đi nữa cũng vẫn là hạnh phúc, còn anh ấy với tất cả những khiếm khuyết của mình, dù sao cũng vẫn là một người chồng tốt, đấy là chưa bàn đến chuyện bản thân việc ly dị của hai vợ chồng đối với bọn trẻ sẽ là một chấn thương về tâm lý không gì chữa khỏi. Rồi sau hai, ba năm nữa, anh chồng lại có cô bồ mới – về điều này thì hoặc là tự mình đoán ra khi nhìn thấy cô ta, hoặc là lại có một ai đó sốt sắng báo tin cho mình, nhưng mình, tất nhiên, nhắm mắt cho qua, cuộc chiến với cô tình nhân trước đã hao tổn sức lực đến nỗi bây giờ tốt nhất là chấp nhận cuộc đời như nó vốn thế, dẫu nó hoá ra chẳng được như mình tưởng. Mẹ đã đúng. Anh chồng sẽ vẫn chiều chuộng mình như thế, mình sẽ vẫn làm việc ở thư viện như thế, đến trưa lại ra ngồi ở vườn hoa nhỏ trước nhà hát ăn cái bánh sandwich của mình, lại vớ lấy mấy quyển sách mà quyển nào cũng đọc dở dang nửa chừng, ngó qua tivi mà có tới mươi, hai mươi năm và cho tới tận năm mươi năm nữa vẫn mãi như thế. Chỉ có điều, bây giờ mình sẽ ăn cái bánh sandwich với cảm giác tội lỗi tăng lên, vì mình vẫn ngày càng phát phì ra không cách gì cứu vãn được, còn chuyện đi qúan bar bây giờ với mình là điều cấm kỵ, vì mình đã có chồng, mình còn có một gã với những đứa con cần có sự quan tâm của người mẹ, cần được nuôi dạy, phải hy sinh một cách vô điều kiện quãng đời còn lại của mình cho chúng. Và giờ đây toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời chung quy lại chỉ còn là chờ đợi cho đến khi nào bọn trẻ khôn lớn trưởng thành, và ý nghĩ về việc tự tử vẫn ngày càng ám ảnh nhiều hơn nhưng giờ d, việc ấy chỉ còn là mơ ước. Rồi đến một ngày nào đó mình tin chắc rằng thực ra cuộc đời là thế, mọi thứ đều bất di bất dịch, muôn thuở chẳng có gì thay đổi cả. Và mình đành cam chịu. Cuộc độc thoại nội tâm kết thúc ở đấy, và Veronika thề với bản thân mình rằng, nàng quyết định không ra khỏi Villete một khi còn sống. Tốt nhất là chấm dứt mọi chuyện ngay bây giờ, khi vẫn còn quyết tâm và sức lực để chết. Cứ sau mỗi lần chìm trong giấc ngủ sâu, lần nào cũng thế, khi thức giấc, nàng nhận thấy đống máy móc xung quanh giường dần bớt đi, người trở nên ấm hơn, khuôn mặt những người y tá thay đổi, nhưng một người trong số họ luôn túc trực bên cạnh nàng. Qua tấm bìn phong vẳng nghe có tiếng người khóc, tiếng rên rỉ, tiếng ai đấy thì thầm đọc chậm rãi, rành rọt cái gì đó. Thỉnh thoảng ở đâu đó phát ra tiếng máy chạy ro ro và tiếng bước chân gấp gáp dọc hành lang. Những lúc ấy, giọng đọc mất đi cái vẻ chậm rãi và rành rọt, trở nên căng thẳng nghe như những mệnh lệnh vội vã. Trong lần tỉnh dậy tiếp sau đó, người y tá kế tiếp ngồi trực bên giường hỏi: Chị có muốn biết về tình trạng của mình không? Để làm gì? Tôi quá biết tình trạng của tôi rồi – Veronika đáp – Chỉ có điều, chuyện này chẳng liên quan đến những gì đang xảy ra với cái thân xác tôi cả. Chị không thể hiểu được chuyện này đâu, đó là cái đang diễn ra trong tâm hồn tôi đây này Người y tá rõ ràng là muốn phản đối gì đó, nhưng Veronika giả vờ như đã ngủ.