húng tôi còn ngồi lại trong một căn nhà, bây giờ thì nguyên vẹn. Chung quanh những căn nhà đang đập bỏ. Tiếng búa nện đùng đùng át cả tiếng của tôi.Có thể, nhiều đời người ở trong các căn nhà đang đập bỏ, nhiều kỷ niệm vui buồn nơi ngưỡng cửa, khi vợ trông chồng về, khi cha mẹ nhớ con. Một căn nhà, không hề vô tri, những bức tường biết nói.Ngẫu nhiên làm sao mà tôi, một người viết tầm tầm, thích dấn thân tìm chút tư liệu về cuộc sống quanh tôi, lại mướn được căn gác xép, ở chung với những người không nhà, họ cứ sống đời du mục. Có cô Hạnh thợ may, đứa con gái mới lớn của cô tên Duyên, vừa học hết lớp 12, sau cùng là cô Vui, một cô gái tròn trĩnh hết sức hiền hậu, giữ chân bán quà lưu niệm cho khách nước ngoài của quán bar đêm.Tôi nhớ, có một lần về nơi trường học cũ, cứ đứng nhìn hoài vào lớp học của tôi, nơi đây khi còn thơ dại tôi có nhiều bạn bè. Có lần tôi lại nhớ rồi trở về xóm cũ, nơi xưa kia tôi có một ngôi nhà, nhiều kỷ niệm với cô con gái nhỏ nhà bên, giờ thì không biết cô nhỏ ở nơi nao. Tôi cứ nhìn những người đang sống trong ngôi nhà xưa, lòng dạ bâng khuâng.Nhỏ Duyên khôn trước tuổi. Trong những ngày ở chung với kẻ không nhà kiểu này, tôi khám phá ra cô bé hết sức siêng học. Bởi thứơng mình và thương bà mẹ thợ may tảo tần, Duyên muốn học cho giỏi, sau này đi làm dành dụm mua cho mẹ một căn nhà, hay không thể có, cô đã gá nghĩa với tay Đài Loan, cô có nhà... và có con. Ông Đài Loan sau đó ẵm đứa con chung về nước, cô gái được ngôi nhà trơ trọi một mình giữa những bức tường.Như một cô gái khác, sống chung với gia.đình đông đúc, trong căn nhà ổ chuột. Bức bối làm cho cô phải suy tính có chồng sớm, để thoát khỏi hoàn cảnh này, mà không hề yêu, cũng là để có một ngôi nhà. Sau vài năm, cô nhỏ ẵm con trở lại căn nhà cũ ổ chuột. Một căn nhà, đó là ước mơ của một diễn viên già, nhớ khi ngôi chung xe với anh trên các nẻo đường lưu diễn, anh cứ nhìn hoài những ngôi nhà thoáng qua khung cửa xe anh nói: Cả đời lưu lạc, nay thèm một ngôi nhà, thèm một chỗ của mình, vợ bán tạp hóa, hay may vá bèo bèo đồng ra đồng vô, tạm thoát nợ áo cơm, còn mình sẽ có cái gác xép, tĩnh tại ngồi viết tuồng hát. Tôi là kẻ không nhà, ở nhà mướn chuyên nghiệp, nhờ vậy mà biết được rõ tâm sự kẻ không nhà. Dễ thương hết sức là đôi khi họ... quên, họ chăm sóc, quét dọn căn nhà mướn, có khi chỉ là cái phòng nhỏ ọp ẹp, ngăn vách chung đụng nhiều người, ý tưởng mơ hồ đó là ngôi nhà của mình. Như Hạnh là một thợ may siêng năng, có hoàn cảnh khá độc đáo. Cô Hạnh nuôi đứa con gái không cha từ ngày nó còn đỏ hỏn, tới tuổi trưởng thành. Phải nói và khâm phục dân miền Trung siêu thật, nhỏ Duyên ốm tong teo, suy dinh dưỡng lại học ngày học đêm, chỉ để thành người hữu dụng và để có ngôi nhà cho mẹ.Dân ở nhà mướn vui cười nhiều chuyện hi hữu. Nhất là các cô gái lỡ thời và các cậu sinh viên tỉnh xa về Sài Gòn trọ học, các cô cậu học trò khó này cứ gặp nhau ở những chỗ ở mới, dân du mục đời mới này, nồi niêu xoong chảo, tập sách, thành thạo việc đi mướn và... dọn nhà. Tới hè tăng cường đàn rã nghé, gởi lại khá nhiều mối tình, rồi lại gặp nhau sau đó với khuôn mặt lạc quan.Tôi đã gặp lại biết bao lần các cô cậu trẻ tuổi này, cũng như gặp lại cô Hạnh, với nhỏ Duyên nhiều lần khi tôi tìm mướn nhà, dọn nhà và tới nơi ở mới. Đầu tiên vào những năm trước, tôi lọt thỏm vô một trại gia đình cũ, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngôi nhà tôn nóng dữ dằn, ngăn thành nhiều phòng nhỏ tí teo. Hạnh làm thợ may ở Sài Gòn ở với Duyên, còn có Sinh, cô thợ may tại gia luôn luôn trang điểm để mong có một tay nào đó Việt Kiều ngó tới. Sinh cũng có đứa con không cha tối ngày chửi rủa nó, hình như thằng con là một nỗi lo, nỗi hận của Sinh. Một chị sồn sồn cũng là dân miền Trung, có.đứa con trai trắng trẻo, người chồng của chị lặn tuốt bên Mỹ, thỉnh thoảng gởi chút hồi âm. Lại có một anh chàng khoảng hơn năm mươi tuổi, rất vui tính, người miền Bắc, nghe nói có bà vợ sư tử, sợ vợ nên trốn vào Nam. Anh làm một chân bảo vệ cơ quan, lúc đầu ve vãn chị sồn sồn, sau đó ngả qua Sinh, nhưng cuối cùng anh dọn đi cưới vợ, bà chị này có nhà. Mừng hết lớn cho anh chàng vui tính có vợ mới lại có nhà mới.Những khu giải tỏa, hiếm khi người cũ ở lại được. Ví dụ như cô Hạnh, cô ở hộ ghép, nhà giải tỏa người ta chỉ đền bù nhiều cho chủ nhà chính diện, Hạnh cũng có một phần, tí teo, sau đó tiếp tục tìm nhà mướn, sống đời du mục. Tôi cùng dọn nhà với Hạnh và Duyên sau khi khu Nguyễn Bỉnh Khiêm giải tỏa, Hạnh tìm được một nơi, tôi thì chưa tìm được, vì vậy tôi phụ dọn với Hạnh, chúng tôi tới một căn nhà ven sông, dưới chân cầu Sài Gòn, đường qua xã An Khánh. Chủ ngôi nhà lý tưởng này có quá nhiều nhà, ở không hết, ngôi nhà ven sông đây chỉ để cậu con trai... ở tạm giữ nhà, lâu lâu cậu có cô bạn gái, cả hai tù ti, biến đâu mất. Cậu ta nghe nói có người tới mướn mừng rơn, để có dịp rong chơi. Ngôi nhà lý tưởng thật, dù hơi xa Sài Gòn, một phòng lớn lát gạch men, cửa sắt rất quý tộc, một phòng ngủ bên cạnh có giường tủ sẵn xinh xắn dành cho Hạnh và con. Trên gác nhìn ra mặt sông mát rượi là dành cho tôi để cái máy đánh chữ lộc cộc, khoảng sân còn trống, cạnh sông Hạnh dự định trồng những cây rau trái ăn được. Cô thợ may vốn tiện tặn với đồng lưng bé hạt tiêu của mình, chỉ nội tiền học phí, học thêm, sách vở của nhỏ Duyên cũng đã chiếm hết đồng lương. Vậy mà cả hai mẹ con sống được, tuy kho cá hơi mặn chút đỉnh cho đỡ cơm, và bây giờ thì trồng rau. Ý nghĩ trồng rau trái ăn được, với Hạnh thiết thực, bởi vì trồng hoa chỉ để ngắm.Tôi lặn lội trên đường phố săn tin viết truyện trinh thám, hình sự, đôi khi viết truyện ngăn ngắn, và cũng đôi khi viết tin kịch trường, điện ảnh, cải lương và kịch Trong Nhà Ngoài Phố. Hạnh đi làm suốt bởi tăng ca, còn nhỏ Duyên cưỡi chiếc xe đạp sút tay gãy gọng của cháu đi học tận bên trường Trưng Vương, cạnh Sở Thú. Vui ơi là vui là ngày chủ nhật, cả nhà sum họp, tôi ghé quán mang về chai nước ngọt cho Duyên, mấy trái cà pháo dầm chua tặng Hạnh, tôi có một lon bia. Lối xóm cứ tưởng chúng tôi là một gia đình, tôi là... chồng của Hạnh, nhỏ Duyên tỉnh queo sự đời là con gái của tôi.Đôi khi tôi tự nhiên thở dài mà không biết. Tôi đã gần 50 tuổi, tài sản chĩ có cái máy đánh chữ lạc son, máy ảnh tàn từ thời vua Bảo Đại tắm cởi truồng, với chiếc Su 100 năm. Tánh Hạnh hài hước có duyên, Duyên cũng có đôi nét hài, còn tôi thì trông buồn cười. Đàn bà sợ tôi không nghiêm trang, vì nhà nghèo đã đành, lại còn làm như một ông cụ hom hem. Chưa lần nào tôi có vợ chính thức có đám cưới, thỉnh thoảng một chuyện tình qua đường lại tới, phần nhiều với các nữ đồng nghiệp rắn mắt, có nhiều tham vọng. Rồi người ta lại bỏ tôi, bỏ đi thật sự vì tôi chẳng có nổi một mái nhà. Tôi không hiểu sao Hạnh “ở không” như vậy tới mười mấy năm, bao nhiêu năm tháng trôi qua với một người đàn bà cô độc là một bí ẩn. Nhiều khi Hạnh cũng thờ dài như tôi, và chúng tôi bắt gặp những tiếng thở dài xót ruột đó. Nếu tôi nhớ không lầm, lúc đó Hạnh cũng đã có tuổi, ngoài bốn mươi, không đẹp, nhưng nhẫn nại dễ thương, tánh tình như bà vợ hiền, siêng năng mau mắn, may vá giỏi, nấu ăn ngon, nhất là các món miền Trung.Năm 1975, gia đình Hạnh gồm cha mẹ, anh chị em theo dòng người xuôi về Nam. Qua Quảng Bình, tới Huế, Nha Trang, Đà Nằng, Quy Nhơn, sau cùng tạm cư ở Khánh Hội, Sài Gòn. Hầu như mấy chị em Hạnh đều biết ca hát, có một lúc Hạnh là ca sĩ ở Đài phát thanh Quy Nhơn, các cô em Hạnh đẹp hơn Hạnh đều biết văn nghệ. Duyên do tổ nghiệp, mấy chị em quen với một ông vũ sư bèo bèo rủ rong ruổi theo một đoàn ca nhạc tận miền Tây, các cô em đẹp gái đều trở về Sài Gòn bình yên, riêng cô Hạnh phải lòng một anh chàng diễn viên hài, kiêm hoạt náo viên Sài Gòn. Đó là một mối tình lạ lùng, anh chàng này vô tư, bình thản, nhưng ơương mặt đôi khi nhiều tâm sự, về sau bỏ đi mất tăm, để Hạnh ở lại đoàn hát chờ mỏi mắt, anh ta lại xuất hiện, sau nhiều năm gặp lại bỏ đi, bỏ đi gặp lại, không hiểu vì sao bỏ đi mất tăm, Hạnh trở thành bà bếp nấu cơm cho gánh hát, rồi về lại Khánh Hội sinh nhỏ Duyên mang họ mẹ.Trong công ty may, Hạnh là niềm vui của nhiều người, ai cũng nói cô Hạnh nói chuyện hay, có duyên và hài hước. Hạnh lên chức KCS được tín nhiệm. Nhưng đồng lương vẫn chưa đủ là bao, mẹ con Hạnh cơ cực nhưng nhỏ Duyên được mẹ cho ăn học tử tế, chu đáo, vả lại Hạnh cũng có học nên dạy con nên hơn. Trước đó Hạnh đã tạo nhiều việc làm kiếm sống, trong buổi cơm ngày chủ nhật, cô thường mỉm cười kể lại mình đã làm gì. Nào là buôn chuyến, làm công nhân cho một hãng... chế tạo mắm ruốc, bán sinh tố, bún bò Huế, làm thợ may, có lúc còn bán đồ chơi tự tạo cho con nít: bán hòn non bộ gần hai chục năm, cứ đúng vào tiết Thanh Minh ở chợ đêm âm dương đổi xú uế cho Thị ăn. Sau đó Thị khỏi bệnh. Một đêm Son lại chiêm bao thấy mình ngủ với con cua cái, cua nói:- Đáng lẽ thiếp phải ăn thịt chàng. Nhưng thiếp không đành, nay phải trở về thọ phạt. Phần số thiếp với chàng tới đây là hết!Thương quá Son khóc. Mở mắt nghe Thị hỏi:- Sao chàng khóc?Son không nói với ai mình ngủ và làm tình với cua tinh cứu vợ. Son làm nhiều hòn non bộ, lần này bán ở siêu thị đàng hoàng. Thị vợ Son bỏ nghề bán cua, bán cua cũng không tội vì người ăn nhiều thì cua mới đầu thai. Nhưng do Thị ăn gian, gây hậu quả. Son phất lên nhờ bán được nhiều hòn non bộ, lâu lâu thẫn thờ chắc lưỡi nhớ khoái lạc lạ lùng khi ngủ với cua cái. Nhờ vậy mà hai vợ chồng Son-Thị có được đứa con kháu khỉnh dễ thương.