Hồi thứ 4
Hoa Rụng Hoa Nở

Nghĩ đoạn, chàng đột nhiên quay mình lại dùng Thiền Sơn Tuyết Phiêu, chỉ thấy những chưởng của chàng bay múa bao vây chặt lấy thân hình Quân Bảo.
Còn Quân Bảo khi ở Hoa Sơn chỉ được Dương Qua dạy cho bốn miếng võ, ngoài ra chàng chưa hề được thọ giáo một danh sư nào.
Nay đột nhiên chàng gặp các thế võ của đối thủ kỳ ảo vô cùng, biến hóa không lường chàng làm sao chống đỡ cho nổi?
Trong lúc nguy nan, chàng quay lưng về phía trái, song chưởng giơ lên trên trán tạo thành thế Song Khuyên Thủ, có dậy trong pho quyền của Thiếu Lâm.
Thế võ này trịnh trọng như Thái Sơn, nên không cần phải giải phá thế võ của địch cũng tự giải lấy.
Bất cứ Hà Túc Ðạo ở phía nào tấn công tới cũng đều bị Song Khuyển Thủ bao trùm.
Các đệ tử của Ðạt Ma Ðường và La Hán Ðường đồng vỗ tay khen ngợi, vang động một góc trời vì thấy Quân Bảo đã khéo dùng một quyền thế rất tầm thường của Thiếu Lâm mà phá giải được một thế kỳ ảo của đối phương.
Trong lúc mọi người đang khen ngợi, Túc Ðạo rú lên một tiếng, rồi giơ quyền nhằm ngực Quân Bảo đâm tới, sức mạnh vô biên.
Quân Bảo liền dùng song chưởng đẩy ra chống đỡ.
Quyền chưởng hai bên va chạm nhau, chỉ nghe thấy bùng một tiếng là Túc Ðạo loạng choạng nhưng vẫn đứng yên lại được, còn Quân Bảo phải lùi lại hai ba bước mới giữ được quân bằng.
Túc Ðạo lại tiến lên đấm một quyền nữa.
Quân Bảo vẫn dùng song chưởng đẩy ra và nghe bùng lớn hơn lần trước. Lần này Quân Bảo bị đẩy lùi năm bước còn Túc Ðạo thì đâm bổ về phía trước. Chàng biến sắc quát lớn một tiếng:
- Chỉ còn một hiệp nữa, ngươi hãy dùng hết sức mà đỡ nhé!
Ðoạn chàng bước lên hai bước, từ từ đấm một quyền. Lúc này mấy trăm người đứng trước Thiếu Lâm đều im hơi lặng tiếng, ai nấy đều biết quyền này của Túc Ðạo liên quan đến danh tiếng cả đời chàng, thế nào chàng cũng đem hết sức bình sinh ra đánh đối thủ.
Quân Bảo lại cũng xử dụng song chưởng như trước, nhưng lần này quyền và chưởng chạm nhau mà không gây một tiếng vang.
Mọi người chỉ thấy quyền chưởng hai bên dính chặt vào nhau rồi cả hai bên đều dùng tới nội công ra lấn át lẫn nhau. Quân Bảo học được tâm pháp của Cửu Dương chân kinh mà không biết, chàng chỉ cảm thấy nội công sung túc và liên miên đẩy ra.
Lát sau Túc Ðạo lùi lại một bước, cảm thấy như có một cục máu xông lên tận cổ. Chàng phãi cố chặn lại, nhưng bỗng nhiên, tối tăm mặt mũi, rốt cuộc phải phun cục máu đó ra.
Quân Bảo không ngờ vì mình mà đối phương bị thương nặng như vậy, lòng ăn năn vô cùng liền chạy đến toan giơ tay ra đỡ. Túc Ðạo giơ tay gạt, gượng cười nói:
- Túc Ðạo ơi là Túc Ðạo, sao ngươi ngông cuồng đến thế?
Nói đoạn chàng hướng về Thiên Minh Thiền Sư, cúi đầu vái rạp, rồi tiếp:
- Võ công của chùa Thiếu Lâm vang danh hàng nghìn năm nay, quả thật phi thường. Hôm nay kẻ cuồng sinh này mới sáng mắt.
Nói xong chàng nhún mình một cái nhảy đi thật xa. Nhưng chàng ngừng bước, quay đầu lại rồi nói với Giác Viễn:
- Giác Viễn đại sư, người đó nhờ Hà mỗ chuyển lời rằng:''Cuốn kinh thư gì đó ở trong đầu ấy''.
Rồi chàng nhún mình nhảy mấy cái nữa đã mất dạng. Thân pháp nhanh như vậy trong võ lâm thật hiếm thấy.
Ðồng thời chúng tăng thấy chàng đã bị thương nặng mà còn giở được khinh công tuyệt diệu thì ai nấy khâm phục vô cùng.
Kẻ địch đã đi, chúng tăng nhìn dồn vào Thiên Minh để nghe lệnh.
Một lão tăng gầy gò trong bọn Tâm Thiền Thất tăng bỗng cất tiếng nói:
- Võ công của đệ tử này ai truyền cho thế?
Giọng nói của lão rất sắc bén, không khác gì tiếng kêu của chim, cú lúc ban đêm, ai nghe cũng phải rùng mình kinh sợ. Cả Thiên Minh, Vô Sắc, Vô Tướng cũng đều nghi ngờ quay lại nhìn Giác Viễn và Quân Bảo.
Thầy trò Giác Viễn đứng ngẩn người ra, không sao trả lời cho xuôi. Thiên Minh liền hỏi tiếp:
- Nội công của Giác Viễn tuy tinh xảo nhưng y chưa học qua quyền pháp.
Còn Thiếu Lâm quyền của thiếu niên kia, ai đã truyền cho vậy?
Các đệ tử của Ðạt Ma Ðường và La Hán Ðường đều nghĩ thầm:
"Không ngờ hôm nay nhà chùa gặp nguy cơ mà thằng nhỏ kia lại cường địch. Chắc thế nào lão Phương trượng cũng ban thưởng cho y rất hậu. Còn sư phụ dậy nội công và quyền pháp cho y chắc càng thương mến y''.
Lão tăng nọ thấy Quân Bảo đứng ngẩn người không nói năng gì cả liền cau mày lại, mặt đầy sát khí quát lớn:
- Ta hỏi ngươi pho La Hán quyền đó ai dậy cho ngươi thế?
Quân Bảo liền móc trong túi ra đôi La Hán mà Quách Tường đã tặng và nói:
- Ðệ tử theo phương pháp của đôi Thiết La hán này mà học được mấy thế võ đó, chớ không có ai dậy cả.
Lão tăng nọ bước lên một bước, hạ giọng nói:
- Ngươi hay nói rõ một lần nữa rằng không phải do một vị sư nào trong chùa dậy mi mà chính mi tự học lấy?
Giọng nói tuy rất khẽ nhưng đầy vẻ dọa nạt, nhưng Quân Bảo vẫn thản nhiên và tự nghĩ:
"Ta chưa làm một việc gì xấu cả, dù vị sư này có hung hăng ta cũng không sợ''.
Ðoạn chàng lớn tiếng đáp:
- Ðệ tử ngày tối ở trong Tàng kinh các quét dọn đun nước và hầu hạ sư phụ Giác Viễn. Tại chùa không có vị sư phụ nào truyền dạy võ công cho đệ tử. Pho La Hán này là do đệ tử tự học lấy. Có phải đệ tử múa không đúng phép phải không? Mong lão sư phụ chỉ giáo.
Lão tăng đó hừ một tiếng, hai mắt dường như nẩy lửa trợn trừng nhìn Quân Bảo một lát lâu không hề cử động.
Giác Viễn biết vai vế của vị sư Tâm Thiên Ðường đó rất cao. Lão cũng là sư thúc của Phương trượng Thiên Minh Thiền sư nữa. Nay lão tăng bỗng nhiên quát tháo Quân Bảo, Giác Viễn ngạc nhiên vô cùng, nhứt là khi thấy hai mắt của lão lại chứa đầy oán độc.
Giác Viễn sực nhớ lại năm nọ ở Tàng Kinh các ngẫu nhiên y có thấy một cuốn sách nhỏ, bên trong có ghi một đại sự về môn phái của chùa xảy ra như sau:''Cách đây bảy mươi năm, Phương trượng của chùa Thiếu Lâm là Khổ Thừa Thiền Sư, sư tổ của Thiên Minh thiền sư hiện thời. Tết Trung thu theo lệ của chùa mỗi năm nào cũng có cuộc thử tài các đệ tử của Ðạt Ma đường do Phương trượng và hai vị thủ tọa của Ðạt Ma Ðường và La Hán Ðường làm chủ khảo để xét võ công của tất cả đệ tử trong chùa xem một năm qua tiến bộ đến mức nào.
Ngờ đâu cuộc khảo thí Trung Thu năm đó xảy ra một thảm biến. Các để tử biểu diễn xong, Ðạt Ma Ðường chủ tọa Khổ Trí Thiền Sư thăng tọa phê bình võ công của các đệ tử, đột nhiên có một tên đầu đà đi tu mà tóc còn để dài, vượt mọi người xông ra lớn tiếng nói:
- Lời phê bình của Khổ Trí thiền sư không thông chút nào. Chả biết võ công là cái quái gì mà cũng nhân là thủ tọa Ðạt Ma Ðường thật nhục nhã biết bao.
Tất cả tăng nhân đều kinh hãi, nhìn kỹ lại mới hay người đó là Hỏa Công đầu đà chuyên nhóm lửa ở bếp Hương Tích. Các đệ tử của Ðạt Ma Ðường không chờ cho sư phụ lên tiếng đã đồng thanh quát tháo. Tên Hỏa Công đầu đà đó cũng không chịu kém liền quát lại:
- Tên sư phụ không hiểu cái quái gì, bọn đệ tử các ngươi cũng thế thôi.
Nói xong tên đầu đà đó nhảy vào giữa đám đệ tử. Các đệ tử Ðạt Ma Ðường liền xông lại tấn công, ngờ đâu đều bị y đánh cho vài ba quyền hay vài ngọn cước là bại ngay.
Theo lệ của chùa thì ở Ðạt Ma Ðường đồng môn đấu với nhau chỉ đánh ngã đối phương rồi thôi, chớ không ai được hạ độc thủ. Trái lại tên đầu đà đó ra tay hung tợn đánh 9 người sư đó kẻ gãy tay, người què chân, ai nấy đều bị thương nặng.
Khổ Trí Thiền sư thấy vậy vừa kinh hãi vừa tức giận. Lão thiền sư nhận ra tên đầu đà xử dụng toàn là quyền thuật của bổn môn chứ không phải y học của những cao thủ môn phái khác rồi có lẻn vào chùa phá quấy nên cố dằn tức khí và hỏi xem võ cố ý lẻn vào chùa phá quấy nên
Hỏa Công đầu đà nọ trả lời:
- Không do ai truyền dậy võ công cho tôi cả, đó là tự tôi học lấy.
Thì ra tên đầu đà đó giúp việc ở nhà bếp dưới quyền nhà sư quản công rất nóng tính hơi tý là đánh đập thủ hạ. Y là người biết võ lại có sức mạnh, nên người nào người nấy đều bị đánh trọng thương.
Cả tên đầu đà này cũng bị tên quản công đánh hộc máu ba lần. Vì sự việc đó y ngấm ngầm học lóm võ công. Một người đã cố âm thầm làm việc gì tất nhiên phải thành công chóng hơn người khác, hơn nữa y lại có chí hơn người nên mười mấy năm liền y mới luyện được võ công thượng thừa như vậy.
Nhưng y vẫn giấu giếm không cho ai hay biết, lặng lẽ tiếp tục bổn phận nhóm lửa ở bếp. Tên sư quản công dưới bếp dù có đánh đập, y cũng không đánh lại, nhưng nhờ có nội công tinh thâm nên y không bị thương như trước nữa.
Tánh y rất thâm trầm, y suy tính có khi nào võ công giỏi hơn tất cả các tăng chúng trong chùa mới ra mặt biểu diễn cho mọi người biết. Bởi vậy Trung Thu này y mới ra mặt.
Mấy chục năm tích uất trong lòng, nên y tức giận hầu hết các tăng chúng trong chùa, vì thế khi ra tay y không nể nang ai cả.
Khổ Trí thiền sư hỏi rõ nguyên ủy rồi cười nhạt nói:
- Ngươi đã khổ tâm học tập như vậy, quả thật đáng kính.
Nói xong thiền sư đứng dậy ra khỏi đài tỷ võ với tên đầu đà. Lúc bấy giờ có thể nói võ công của Khổ Trí thiền sư là số một trong chùa Thiếu Lâm. Hai người cùng giở tuyệt học ra đấu được hơn năm trăm hiệp.
Khổ Trí thiền sư đã già, còn tên đầu đà tuổi tráng niên hơn, lão Thiền Sư còn e dè nể nang, trái lại tên đầu đà luôn luôn hạ độc thủ.
Sau đó hai người dùng tay chân quất vào nhau như hai con mực, hễ ai khỏe hơn sẽ thắng. Khổ Trí thấy tên đầu đà đã chịu khó tự tập mà đạt được thành tích đó nên đổi chiến lược, tháo giỡ ra rồi gạt song chưởng một cái, vừa quát to lên.
Tên đầu đà hiểu rằng đối phương giở một thế trong Thần Chưởng Bát Ðá, vốn là một võ công tuyệt học của Thiếu Lâm. Tên đầu đà đã được dịp thấy các đệ tử Ðạt Ma Ðường xử thế võ này, chỉ bổ song chưởng một cái là đánh gãy cẫy mộc tang trồng dưới đất liền nhờ sức mạnh phi thường do chưởng lực phóng ra.
Võ công của y tuy cao cường nhưng y chưa hề được danh sư nào chỉ giáo mà suốt mười mấy năm y chỉ ngầm học lóm thì dẫu y chăm chỉ đến đâu cũng không sao thấu triệt võ học của Thiêu Lâm rất cao thâm.
Nhưng Khổ Trí sử dụng thế đó là để giải chưởng mượn sức đối phương để giải tán sức lực đối phương rồi hai bên cùng lùi cả ra và đều tỏ vẻ ngưng đấu. Ngờ đâu tên Hỏa Công đầu đà lại nhận lầm là Liệt Tân Chưởng, chưởng thứ sáu trong phái Thần chưởng Bát Ðả, liền nghĩ thầm:"Ngươi muốn giết ta, nhưng có dể gì"
Ðoạn y phi thân đến, giơ song quyền đánh xuống. Khổ Trí thiền sư thất kinh vội quay chưởng lại chống đỡ nhưng đã muộn, chỉ nghe ``lắc cắc'' mấy tiếng là cánh tay trái và mấy cái xương trước ngực của thiền sư đều bị gãy.
Tăng chúng đứng cạnh đó đều biến sắc, liền xông lại cứu nhưng nội tạng của Khổ Trí thiền sư đã bị thương nặng, hơi thở thoi thóp, không nói ra được một lời.
Tên Hỏa Công đầu đà nhân lúc mọi người đang hỗn loạn bèn lẻn chạy mất. Tối hôm đó vì vết thương quá nặng, Khổ Trí thiền sư tạ thế. Trong lúc cả nhà chùa đang đau đớn về đám tang ấy, tên đầu đà lại lén trở về chùa giết tên quản công bếp Hương Tích và năm vị sư xưa nay có thù hằn với y.
Tất cả chùa đều chấn động. Lão Phương trượng phái mấy chục cao thủ đi khắp nơi truy nã y, mà tìm khắp cả Giang Nam, Giang Bắc cũng không ra tung tích. Các cao tăng trong chùa vì việc này mà cãi lộn và đổ lỗi cho nhau. Thủ tọa Thiền Sư La Hán Ðường là Khổ Tuệ nổi giận bỏ chùa chạy ra Tây vực sáng lập một phái Thiếu Lâm khác.
Bọn Thiên Canh, Thiên Lao là đồ tôn của Khổ Tuệ thiền sư đó.
Sau biến cố tang tóc ấy, võ học của phái Thiếu Lâm suy đồi suốt mấy chục năm và cũng từ đó trở đi, nhà chùa mới định thêm một quy luật ''Phàm đệ tử nào không được sư phụ truyền dạy võ công mà tự học lóm thì khi phát hiện được sẽ bị xử tử, tội nhẹ cũng phải cắt đứt gân mạch để trở thành phế nhân.
Mẩy chục năm nay, trong chùa phòng vệ nghiêm ngặt, không ai dám học lóm võ công nên dần dần ai nấy đều quên hẳn luật lệ ác nghiệt ấy. Lão tăng Tâm thiện Ðường là đệ tử ít của Khổ Trí Thiền sư, lão nhớ đến cái chết của ân sư năm xưa, mà mấy chục năm qua, lão không sao quên được. Ðộtnhiên lúc này lão thấy Quân Bảo không có sư phụ mà học lóm được võ công thì lòng riêng phẫn nộ vô cùng. Giác Viễn đại sư ở trong Tàng Kinh các nên không cuốn nào lão không đọc qua. Bỗng nhớ lại việc cũ mà toát mồ hôi lạnh, liền la lớn:
- Lão Phương Trượng, việc này...việc này không thể trách Quân Bảo được.
Giác Viễn chưa dứt lời, chủ tọa Ðạt Ma Ðường đã quát to:
- Các đệ tử Ðạt Ma Ðường tiến lên bắt y.
Mười tám đệ tử Ðạt Ma Ðường nghe lịnh liền tiến lên bốn phương tám mặt bao vây lấy thầy trò Giác Viễn. Phương vị của mười tám người đó rất rộng lớn, cả Quách Tường cũng bị bao vây vào giữa. Lão tăng Tâm Thiện Ðường cũng la lớn:
- Các đệ tử La Hán Ðường sao cũng không tiến lên hợp sức?
Một trăm linh tám đệ tử La Hán Ðường nhứt tề như sấm động, quây thành ba vòng bên ngoài các đệ tử Ðạt Ma Ðường.
Quân Bảo cuống cả chân tay, cứ tưởng mình đánh đuổi Túc Ðạo là phạm quy luật của chùa, liền lên tiếng hỏi:
- Sư phụ con...con...
Hơn mười năm nay Giác Viễn sống chung với đồ đệ, tình như cha con. Biết rằng nếu Quân Bảo bị bắt thì thế nào cũng bị xử tử hay thành phế nhân, lão chưa kịp xử trí thì Vô Tướng Thiền sư đã quát to:
- Sao không ra tay còn chờ gì nữa?
Mười tám tên đệ tử Ðạt Ma Ðường miệng niệm nam mô, chân bước tới từ từ. Không hề nghĩ ngợi, Giác Viễn đại sư đột nhiên quay tít cái thùng đẩy lùi mười tám tên tăng nhân khiến cho họ không sao tiến lên được.
Ðoạn Giác Viễn nghiêng hai cái thùng bên trái múc Quách Tường, bên phải múc Quân Bảo, rồi quay thêm bảy tám vòng nữa. Hai cái thùng sắt tựa như hai trái chùy lớn sức mạnh nghìn cân, nên không ai dám giơ tay ra cản trở.
Các đệ tử Ðạt Ma Ðường tránh cả sang hai bên. Nhanh như bay Giác Viễn gánh Quách Tường cùng Quân Bảo chạy xuống núi. Bọn tăng nhân vừa chạy theo vừa la, đuổi được bảy tám dặm tiếng xích vang lên càng lúc càng nhỏ dần, cuối cùng im bặt.
Quy luật của phái Thiếu Lâm rất nghiêm, nên một khi thủ tọa Ðạt Ma
Ðường đã ra lịnh tróc nã Giác Viễn tuy biết rằng đuổi không kịp, bọn tăng chúng vẫn cứ phải đuổi theo Giác Viễn.
Thời gian càng kéo dài khinh công người nào cao thấp biết rõ ngay. Người nào khinh công kém bị bỏ xa dần. Ðuổi đến lúc trời tối sẩm, chỉ còn có năm tên đại đệ tử là còn tiếp tục đuổi theo.
Giây lát sau, năm tên đó thấy trước mặt hiện ra năm ngả đường. Bọn chúng không biết Giác Viễn chạy về ngả nào, vả lại chúng dư biết nếu đuổi kịp họ cũng không địch nổi Quân Bảo và Giác Viễn, nên kéo nhau lủi thủi trở về chùa phục lịnh.
Hãy nói Giác Viễn gánh hai người chạy hơn trăm dặm mới ngừng lại, định thần mới hay nơi đó là giữa khoảng núi rừng sương mù bao phủ tứ phía, chim về tổ từng đoàn kêu ríu rít. Giác Viễn tuy nội công rất mạnh, nhưng đã xả thân chạy một hơi xa, nên cũng thấy gân cốt mỏi mệt, nên nhất thời lão hòa thượng không sao hạ được gánh thùng sắt xuống.
Quân Bảo và Quách Tường ở trong thùng bèn nhảy ra, rồi mỗi người một bên, gỡ hai thùng sắt ở đầu đòn gánh xuống. Vì trong thùng vẫn còn phân nửa nước, Quân Bảo lên tiếng nói:
- Sư phụ hãy nghỉ ngơi giây lát, con đi kiếm cái ăn đã.
Nhưng trong dãy núi hoang xa này, có cái gì có thể ăn được chứ? Nên Quân Bảo đi đến nửa ngày trời mà cũng chỉ mang về một ít củ măng. Ba người chia nhau dùng tạm cho đỡ đói, rồi tựa vào tảng đá nghỉ ngơi. Quách Tường nói:
- Nè đại hòa thượng, tôi thấy các sư trong chùa Thiếu Lâm sao đều kỳ quặc quá tệ.
Giác Viễn chỉ ừ hừ cho qua, tuyện nhiên không dám trả lời thẳng câu hỏi.
Quách Tường liền tiếp:
-Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo tới chùa Thiếu Lâm khiên chiến, nhưng không một ai địch nổi, nhờ thầy trò hai người đánh lui được y mới bảo tồn danh tiếng chùa. Tăng chúng đã không cám ơn hai người thì chớ, trái lại còn hung hăng như lang, như hổ định tróc nã chú Quân Bảo để làm tội. Chúng không biết phân biệt trắng đen, thật là vô lý hết sức.
Giác Viễn thở dài một tiếng rồi đáp:
- Ta không thể trách lão Phương trượng với Vô Tướng sư huynh, vì chùa Thiếu Lâm có một điều lệ là... Nói tới đây lão hòa thượng ho luôn mồm, không sao nói hết lời được, Quách Tường vội chạy lại khẽ đấm vào vai Giác Viễn và nói:
- Ðại hòa thượng mệt mỏi lắm rồi, hãy nghỉ ngơi giây lát ngày mai hẵng nói tiếp.
Giác Viễn thở dài nói tiếp:
- Phải, tôi cảm thấy rất mệt.
Quân Bảo đi nhặt nhanh những cành khô gom lại đốt để sưởi. Ba người ngủ tạm dưới gốc cổ thụ. Ðến nửa đêm, Quách Tường nghe Giác Viễn lẩm bẩm tựa như tụng kinh, liền chỗi dậy. Nàng nghe hòa thượng nói nho nhỏ:
- Sức của đối phương vừa mới chạm vào da ta thì niệm của ta đã vào tới trong xương y, hai tay chống đỡ, một hơi quán xuyến. Tả trọng thì hư hữu mà đi, hữu trọng thì hữu hư mà đi.
Quách Tường rùng mình nghĩ:
- "Ta cư tưởng lão hòa thượng tụng kinh, không ngờ y đang đọc võ học quyền kinh".
Nàng bèn lắng tai nghe tiếp. Giác Viễn đọc:
- Hơi như bánh xe theo khắp người, chổ nào không theo tứ thân liền thấy tán loạn ngay, muốn cứu vãn thì phải nhờ ở lưng và đùi...
Nghe tới đây Quách Tường biết ngay Giác Viễn đang đọc một quyển sách võ, liền nói thầm:
- "Vị hòa thượng này không biết một chút võ công nào, chỉ đọc sách thành si mê, những gì ghi ở trong sách y đều cho là thiên kinh địa nghĩa bất di bất dịch. Năm xưa ta ở trên đỉnh Hoa Sơn, lần đầu tiên gặp y, nghe y nói:''Ðạt Ma lão tổ trong khi viết cuốn kinh Lang Ca, lại còn viết thêm cuốn Cửu Dương chân kinh nữa''. Y bảo rằng muốn cho thân thể khỏe mạnh thì phải theo cuốn kinh đó tu luyện ắt được theo muốn. Nên hai thầy trò học theo sách đó, chớ không nhờ vả ai dạy cho cả. Vì vậy hai thầy trò y đã luyện tới cao thủ bậc nhất bậc nhì trong thiên hạ mà không biết. Như bữa nọ Tiêu Tương Tử đánh y một chưởng, y cứ đứng chịu đòn mà không việc gì, trái lại Tiểu Tương Tử bị thương nặng. Thần công
cao siêu như thế, có lẽ cha ta và đại ca cũng chưa chắc bì kịp. Hơn nữa cữ xem thầy trò y ngày hôm qua lẳng lặng đánh bại Hà Túc Ðạo, không biết có phải thầy trò y nhờ học ở Cửu Dương chân kinh mà luyện được tới mức độ đó không? Và lúc này, y đang lẩm bẩm đọc đây, không biết có phải Cửu Dương chân kinh không? ''.
Nàng bàn ngồi dậy, lắng tai nghe những lời tụng niệm của Giác Viễn để cố nhớ, nàng lại suy tính:
``Nếu những lời y tung đây quả là Cửu Dương chân kinh, thì cuốn kinh đó tinh vi lắm. Chỉ trong giây lát ta không thể nào thấu hiểu hết được. Ta cứ việc nhớ cho thật kỹ, ngày mai yêu cầu chỉ giáo cũng chưa muộn."
Nàng lại nghe Giác Viễn lẩm bẩm đọc tiếp:
- Trước hết dùng tâm sai khiến thân hình, theo người chớ không theo mình.
Sau khi thân hình đã theo được, do mình vẫn theo người trong tay đã có mực thước. Ðo lường sức của đối thủ, to nhỏ không sai một chân lông kẽ tóc. Tiến trước, thoát hậu bước nào cũng đúng mực thước, càng luyện lâu bao nhiêu càng tinh xảo bấy nhiêu...
Quách Tường nghe tới đây lắc đầu nghĩ thầm:
- Không đúng không đúng. Cha và mẹ ta thường nói lúc đối địch ta phải kiềm chế người trước chớ đừng để người kiềm chế mình. Như vậy đại hòa thượng nói sai rồi.
Nang còn đang lẩm bẩm lại nghe Giác Viễn tiếp:
- Ðối phương không động ta không động, đối phương hơi động ta phải động trước. Sức lực trông như nhẹ nhàng, sự thực không phải nhẹ nhàng, làm như sắp giở sức ra, sự thật chưa giở sức ra. Hơi sức dứt, niệm vẫn chưa sức
Quách Tường càng nghe càng mơ màng. Phải biết nàng học võ từ thủa nhỏ, và ai dạy nàng cũng dạy kiềm chế người trước thế võ nào cũng phải ra tay trước đối phương. Những bí quyết quyền kinh mà Giác Viễn vừa đọc đây, trái hẳn với những lý thuyết mà nàng học bấy lâu nay. Cho nên nàng lại nghĩi
"Nếu lúc sáp trận ra tay, hai bên đấu trí mạng với nhau mà ta lại hy sinh mình theo người, kẻ địch muốn ta Ðông ta phải theo Ðông, muốn ta Tây ta phải theo Tây. Như vậy có khác gì tha hồ cho kẻ địch tấn công không? ''
Lý thuyết ra tay sau kiềm chế người cho mãi tới cuối đời nhà Minh, phái Võ Ðang đang thịnh hành vẫn áp dụng và coi trọng. Lúc này cuối đời nhà Tống, Quách Tường nghe lý thuyết đó lấy làm kinh ngạc. Chỉ vì lo nghĩ ngợi mà Giác Viễn đọc ra rất nhiều, nhưng nàng không sao nghe kịp. Bỗng nàng thấy Quân Bảo tỉnh giấc, ngồi xếp bằng tròn, lắng tai nghe. Nàng lại nghĩ:
"Bất cứ lão hòa thượng nói đúng hay sai, ta cứ việc nhớ kỹ. Cứ biết Ðại hòa thượng đã làm cho Tiểu Tương Tử bị thương và Hà Túc Ðạo phải rút lui. Những cảnh chính mắt ta trông thấy, như vậy những lời lão hòa thượng đọc đây hẳn không phải là lý thuyết suông.
Thế rồi nàng lại để nghe và nhớ nằm lòng.
Giác Viễn vẫn tiếp tục đọc, thỉnh thoảng có xem vào mấy đoạn Lăng Ca, nói tới chuyện Phật tổ lên đảo Lăng Ca thuyết pháp. Thì ra Cửu Dương chân kinh xem vào cuốn kinh Lăng Ca Giác Viễn sức học lam nham, cứ thấy chữ là đọc, cho nên mới đọc lẫn lộn.
Cũng may nàng rất thông minh, tuy kinh văn mà Giác Viễn đọc ra đảo đảo, điên điên nhưng nàng cũng đã hiểu được mấy đoạn.
Mặt trăng lặn dần, bóng người càng giờ càng dài, tiến tụng niệm của Giác Viễn cũng khẽ dần, khẽ đến nỗi có câu không sao nghe rõ được. Quách Tường liền khuyên:
-Suốt ngày tranh đấu đã mệt mỏi nhiều, lão hòa thượng hãy nghỉ ngơi chút đi.
Giác Viễn hình như không nghe lời của Quách Tường nói, cứ thản nhiên tụng niệm:
-...Sức mượn của người, hơi do xương sống phát xa. Tại sao hơi lại do xương sống phát ra, vì hơi hướng xuống phía dưới mà trâm do hai vai thâu vào xương sống dồn xuống dưới lưng. Ðó là hơi từ trên xuống gọi là hợp. Rồi lại tự lưng từ dưới đi lên gọi là khai. Hợp tức là thàn, khai tức là buôn, biết được khai hợp là hiểu được âm dương ngay.
Tiếng tụng niệm của lão hòa thượng càng chút càng nhỏ. Sau cùng không còn nghe tiếng nào cả, hình như lão hòa thượng đã thiếp đi. Quách Tường và Quân Bảo không dám lâm động, chỉ ngồi ôn lại kinh văn thôi.
Trên trời sao đã lặn, trăng đã xuống. Tây sơn, mây đen tứ phía kéo tới.
Mặt đất tối như mực. Qua một thời gian khá lâu, phía Ðông sáng dần. Chỉ thấy Giác Viễn ngồi yên không cử động chút nào, mặt lộ vẻ tươi cười. Quân Bảo khẽ nói:
- Quách cô nương có đói không? Chúng ta hãy kiếm củ năng để ăn đi.
Chàng quay đầu lại thấy phía sau một cây cổ thụ có bóng người thấp thoáng hình như đó là vạt áo cà sa màu vàng.
Chàng giật mình kinh hãi, vội quát hỏi:
- Ai đó?
Chỉ thấy một ông sư, thân hình gầy gò và cao từ phía sau thân cây bước ra. Người đó chính là Vô Sắc Thiền Sư thủ tọa La Hán Ðường.
Quách Tường vừa kinh hãi vừa cả mừng, vội lên tiếng hỏi:
- Ðại hòa thượng sao cứ đuổi theo mãi thế này? Chẳng hay Ðại Hòa Thượng muốn bắt hai thầy trò trở về chùa sao?
Vô Sắc liền đáp:
- Thiện tai!Thiện tai!Lão hòa thượng này không như những hòa thượng chỉ biết câu nệ giới luật. Lão tăng tới đây đã được nửa đêm rồi, nếu định ra tay thì hẳn không phải chờ đến lúc này. Này Giác Viễn sư đệ, Vô Tướng thiền sư đã xuất lãnh một nhóm đệ tử Ðạt Ma Ðường đang đuổi về phía Ðông tìm kiếm đó. Các ngươi hay theo phía Tây mà chạy đi.
Giác Viễn cứ nhắm mắt làm như không nghe gì cả. Quân Bảo liền tiến lại thưa:
- Mời sư phụ thức tỉnh, thủ tọa La hán Ðường đang nói chuyện với sư phụ đấy.
Giác Viễn vẫn cứ ngồi yên. Thấy vậy Quân Bảo kinh hãi vô cùng vội rờ tay vào trán sư phụ, thấy giá lạnh như băng. Thì ra Giác Viễn đã viên tịch từ lâu rồi.
Quân Bảo đau đớn vô cùng, phủ phục xuống ôm lấy xác kêu lên:
- Sư phụ!Sư phụ!
Nhưng tiếng kêu của chàng làm sao cho sư phụ chàng thức tỉnh lại được. Vô Sắc thiền sư chắp tay hành lễ, miệng niệm:"Chư phương vô vân (bốn phía không có màn mây) Từ diện giai thanh minh (bốn phía đều trong sáng) Vi phong thôi hương khí (gió nhẹ thổi mùi thơm) Chung Sơn tĩnh vô thanh (tất cả các núi yên lặng như tờ) Kim nhất đai hoan hỉ (ngày hôm nay thật vui mừng) Xã vô nguy thúy thân (hy sinh cái thể xác vô vị và mỏng manh)Vô điền giựt vô ưu (không hờn cũng không lo) Ninh đang bất thân khánh (như vậy chả vui mừng lắm ru)".
Nói xong lão hòa thượng lẳng lặng đi liền.
Quân Bảo khóc một hồi, Quách Tường cũng chảy khá nhiều nước mắt.
Theo lệ chùa Thiếu Lâm chúng tăng viên tịch đều hỏa táng, hai người liền nhặt những cành cây khô châm lửa thiêu thân pháp của Giác Viễn. Xong đâu đấy Quách Tường liền nói:
- Này chú em họ Trương, tăng chúng Thiếu Lâm sẽ không buông tha chú đâu. Vậy phải cẩn thận lắm mới được. Chúng ta chia tay ở đây, sau này sẽ gặp gỡ lại.
Quân Bảo vừa khóc vừa đáp:
- Quách cô nương đi đâu thế? Bây giờ tôi biết đi đâu?
Quách Tường nghe Quân Bảo hỏi cũng hơi mủi lòng đáp:
- Tôi thì ở chân trời góc biển, hành tung không nhất định, tự tôi cũng không biết sẽ đi đâu. Chú em hãy còn ít tuổi lại không có chút lịch duyệt giang hồ biết đối phó cách nào? Hiện giờ tăng chúng chùa Thiếu Lâm đang tìm bắt chú chi bằng...
Nói tới đây nàng rút cái vòng vàng ở cổ tay ra đưa cho Quân Bảo và tiếp:
- Chú cầm cái vòng vàng này đi nơi thành Tương Dương kiếm cha mẹ ta thì thế nào cha mẹ ta cũng có cách giúp chú. Chú ở nhà tôi, có cha mẹ tôi che chở thì dù tăng chúng chùa Thiếu Lâm có độc ác đến đâu cũng không dám đến thành Tương Dương hại được chú.
Quân Bảo ngậm lệ đỡ lấy cái vòng, Quách Tường nói tiếp:
- Chú nói với cha mẹ tôi hay rằng tôi vẫn được bình yên như thường không khỏi lo nhớ nữa. Cha tôi rất thích những thiếu niên anh hùng, thấy chú có tài hẳn sẽ thâu làm đồ đệ. Em thì là người thật thà trung hậu thế nào cũng mến chú, riêng có chị tôi thì hơi khó tánh một chút. Có điều gì không bằng lòng là chị ấy chẳng nể nang ai cả. Nhưng chú cứ cẩn thận, đừng làm điều gì nghịch chị ấy là đư nghịch
Nói xong nàng quay mình đi liền.
Quân Bảo cảm thấy trời đất mênh mông mà mình không có một chỗ nào nương tựa an thân, nên đứng trước hỏa táng của sư phụ mà ngẩn người ra nửa ngày mới bước chân đi. Chàng đi được mười mấy trượng bỗng quay trở lại lấy đôi thùng sắt của sư phụ gánh lên vai rồi từ từ đi thẳng. Giữa hoang sơn đã lạnh, một thiếu niên thân hình gầy gò đang lủi thủi đi về phía Tây, trông thật tội nghiệp vô
cùng.
Chàng đi được nửa tháng đã đến biên giới, cách thành Tương Dương không xa. Tăng chúng trong chùa Thiếu Lâm vẫn không sao đuổi kịp.
Ðó cũng nhờ Vô Sắc thiền sư ngấm ngầm giúp đỡ, cố dẫn bọn sư Thiếu Lâm đi về phía Ðông trái ngược đường, nên chúng càng đuổi càng cách xa chàỡ,
Trưa ngày nọ chàng tới một chân núi lớn, tựa lưng vào đó nghỉ ngơi giây lát rồi hỏi thăm người qua đường, mới hay đây là núi Võ Ðương cây cối um tùm, thế núi hùng vĩ. Trong lúc chàng còn đang thưởng thức cảnh lạ đó đây, bỗng thấy một nam một nữ ăn mặc theo lối quê mùa đi sát cánh nhau, qua con đường chỗ chàng ngồi. Trông thái độ hai người rất thân mật, đủ biết họ là một đôi vợ chồng. Người thiếu nữ mồm lẩm bẩm trách cứ chồng luôn, còn người chồng cứ cúi đầu lầm lũi.
Thiếu nữ nọ lại nói:
- Anh là nam nhi đại trượng phu, không thân mà cứ đi nương nhờ anh rể và chị. Cho nên mới bị họ hạ nhục như vậy. Chúng ta có phải là người thiếu tay thiếu chân đâu? Tự mình làm lấy mà ăn thì dù canh rau miếng dưa cũng được ung dung tự nhiên hơn. Nhưng anh không có một chất chí khí, quả thật hổ thẹn cho kiếp sống trên đời. Cổ nhân đã dạy: ''Cùng lắm là chết, khi chết thì hết ``, hà tất anh phải nhờ vả người vậy? ''
Người đàn ông bị vợ mắng một hồi, không dám nói lại một lời, mặt đỏ tía tai, cứ lẳng lặng mà đi.
Những lời người đàn bà nói câu nào cũng in sâu vào trí óc Quân Bảo, chàng nghĩ thầm:
"Anh là một nam nhi đại trượng phu mà không thể tự lập được ư?...
Bỗng tự dưng bị một trận sỉ nhục như vậy, cổ nhân đã dậy:Cùng lắm là chết, mà chết thì hết?... ''
Nghĩ tới đó chàng ngẩn người ra nhìn phía sau lưng hai người vọ chồng nọ.
Sau rốt người chồng nói mấy câu gí đó rồi ưỡn ngực duỗi thẳng lưng lên. Thế là hai vợ chồng cười rộ một hồi. Hình như người chồng đã quyết chí tự lập, nên hai người tỏ vẻ hớn hở.
Quân Bảo nghĩ tiếp:
"Quách cô nương nói rằng tính nết của người chị rất khó, ăn nói chẳng nể nang ai cả, nhưng đừng làm nghịch cha là được.
Ta là một nam nhi đại trượng phu, hà tất phải cúi đầu nhẩn nhịn một người đàn bà để được sinh sống ư?
Vợ chồng thiếu niên quê mùa kia còn biết nỗ lực tự cường, huống hồ ta Quân Bảo đây khi nào chịu phải nhờ vả người và chịu chiều theo người như chịu
Nghĩ đến đây chàng quyết định gánh đôi thùng lên trên núi Võ Ðang, kiếm một cái hang trú ẩn, khát uống nước suối, đói kiếm trái cây ăn, những lúc rỗi rãi thì luyện theo Cửu Dương chân kinh mà Giác Viễn đã truyền cho. Chàng rất mực thông minh, mà môn học của chàng là môn võ học kỳ thú. Trong mười mấy năm trời, võ công của chàng tiến bộ rất khả quan và nhanh chóng.
Và một hôm chàng đang lững thững dạo trong khe núi, thấy một con rắn và một con chim đang đấu ác liệt. Con chim từ tứ phía xông và tấn công mà không làm gì được con rắn, rốt cuộc mang thương tích mà bay đi.
Chàng liền nghĩ ngay ra một thế võ, rồi ở trong động nghiền ngẫm luôn bảy ngày đêm, mới thấu cái lẽ "lấy nhu khắc cương" bàn ngửng mặt lên trời cười một hồi.
Từ khi hiểu rõ nguyên lý đó rồi chàng căn cứ vào nội công trong Cửu Dương chân kinh mà phát minh ra những thế võ và sáng lập một môn phái làn lý đó rồi chàng
Phái võ đó là phái Võ Ðang. Sau đó chàng lên du ngoạn miền Bắc, thấy ba ngọn núi rất thanh tú, đứng trơ trọi giữa bể, lại nghĩ ra được một thế võ nữa, đặt tên là Tam Phong. Thế rồi chàng trở lên là kỳ nhân Trương Tam Phong một người kỳ lạ nhất trong hạng võ sử của Trung Quốc.
Sau đó mấy chục năm, Quách Tường đi khắp thiên hạ tìm kiếm vợ chồng Dương Qua và Tiểu Long nữ cho tới già mà vẫn không gặp. Mà giới giang hồ không ai rõ vợ chồng Dương Qua đã đi đâu và cũng không thấy xuất hiện ở nhân gian nữa.
Cho tới năm bốn mươi tuổi, Quách Tường giác ngộ liền cắt tóc lên núi Nga Mi, nghiên cứu võ học, thâu nhận đồ đệ, sáng lập ra phái Nga Mi.
Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo sau khi đại bại ở chùa Thiếu Lâm, về tới Tây Vực theo đúng lời thề, không hề bước chân và Trung nguyên nữa. Cho tới tuổi già mới thu nhận một người đệ tử truyền dạy cầm, kỳ và võ học, ba môn tuyệt kỹ.
Vì thế phái Côn Luân tuy ở tận biên giới, mà môn hạ nào cũng văn võ kiêm toàn và nho nhã hết sức.
Sau đó trong võ lâm chỉ có môn phái Thiếu Lâm, Võ Ðương, Nga Mi và Côn Luân là hưng vượng hơn cả, đời nào cũng có nhân tài xuất chúng làm rạng rỡ môn phái.
Hôm nọ, Giác Viễn đại sư ở trong núi hoang, đang lúc hấp hối tụng niệm Cửu Dương chân kinh, Quách Tường, Quân Bảo và Vô Sắc thiền sư đều nghe rõ mồn một, nhưng thiên tư và căn bản mỗi người khác nhau sự ghi nhớ và lãnh hội cũng có phần sai biệt, nên ba người truyền cho môn hạ đều có nhiều điểm khác nhau.
Quách Tường vốn giòng dõi gia học uyên nguyên, tập luyện nhiều môn nên đệ tử của phái Nga Mi võ công hết sức phức tạp và tinh xảo, chỉ một thế cũng đủ nổi danh.
Lúc Vô Sắc thiền sư nghe Giác Viễn đọc Cửu Dương chân kinh thì lão đã là một võ học đại sư, nên sau đó võ học của thiền sư càng tiến tới mức mức thượng thừa, nhưng hành công cơ bản của thiền sư không thay đổi chút nào.
Chỉ một mình Quân Bảo trừ bốn thế võ do Dương Qua truyền dạy và pho La Hán quyền mà chàng học theo hai thiết La Hán ra, chưa hề học hỏi được võ công nào cả. Cũng vì thế chàng là người hiểu biết chân nghĩa của Cửu Dương chân kinh chậm nhứt, nhiều chỗ chàng mù tịt.
Chàng thấy con chim đấu với rắn mới nghĩ ra một thế võ, nhưng đó là chuyện ba mươi năm về sau. Những kinh văn mà chàng đã nghe từ hồi còn trẻ đã quên lãng rất nhiều rồi.

*

°
Năm Chí Nguyên nhị niên của Nguyên Thuận Ðế, tức cách năm nhà Tống diệt vong đúng sáu mươi năm tròn. Lúc ấy đang tháng ba, cuối mùa xuân, ở miền duyên hải tại Giang Nam có một tráng sĩ áo lam, tuổi trạc ba mươi chân đi giày rơm, đang lớn bước trên đường cái quan. Chàng thấy trời sắp tối đến nơi, nên không để tâm thưởng thức những cảnh đẹp ở hai bên đường.
Vừa đi chàng vừa suy tính:
- Hôm nay đã là hai mươi bốn tháng ba rồi, chỉ còn mười bốn ngày nữa.
Trong thời gian ngắn ngủi ấy, ra phải nhanh chân mới mong kịp tới Ngọc Hư Cung núi Võ Ðang để chúc mừng ân sư hưởng thọ chín mươi.
Tráng sĩ ấy họ Dư tên Ðại Nham, là đồ đệ thứ ba của Trương Tam Phong (Tức Trương Quân Bảo) tổ sư của phái Võ Ðang. Tới năm bảy mươi, võ công mới đạt thành, Tam Phong mới dám thâu nhận đồ đệ.
Nên năm đó Tam Phong đã chín mươi mà Tống Viễn, đệ tử lớn nhất trong bảy sư huynh đệ cũng chưa đầy bốn mươi. Còn người đồ đệ ít tuổi nhất năm đó mới mười mấy thôi, tên Mạc Cốc Thanh.
Tuy bảy đồ đệ của Tam Phong rất ít tuổi, nhưng đã gây tên tuổi ở giang hồ rồi. Cho nên các nhân sĩ võ lâm, hễ nhắc tới đều phải khen ngợi và nói:
- Võ Ðang thất hiệp danh môn chính phái, có ai dám gây hấn với họ đâu?
Dư Ðại Nham là đệ tử thứ ba. Năm ấy chàng thừa lịnh sư phụ đi tỉnh Phúc Kiến diệt trừ một bọn giặc chuyên môn bắt cóc và giết hại lương dân. Bọn cường đạo ấy võ công đã cao cường, lại đa mưu nhiều kế.
Chúng hay tin Ðại Nham tới tiễu trừ, liền ẩn núp một nơi, không dám ló mặt ra nữa. Ðại Nham phải tốn công hai tháng trời tìm kiếm mới ra chốn ẩn núp của chúng, liền đến tận nơi khiêu chiến.
Chàng giở Thái Cực Huyền hư đao pháp của sư môn, tới hiệp thứ mười một mới giết được tên đầu đảng và giải tán bọn cướp đấy.
Thoạt tiên chàng dự tính chỉ tốn công mười ngày là xong, ngờ đâu trước sau hơn hai tháng trời mới hoàn thành công tác.
Chàng tính đã gần tới ngày chúc thọ chín mươi của sư phụ, vì thế chàng mới phải hấp tấp để mong trở về kịp ngày.
Chàng càng đi càng thấy đường lối hẹp dần, rồi bỗng thấy một miếng đất vuông chừng bảy tám trượng canh bờ bể, bằng phẳng và sáng loáng như gương. Chàng đã đi khắp địa Giang Nam Bắc rồi, mà chưa hề thấy có một miếng đất kỳ dị như vậy.

Truyện Cô Gái Đồ Long Hồi thứ 1 Hồi thứ 2 Hồi thứ 3 Hồi thứ 4 Hồi thứ 5 Hồi thứ 6 Hồi thứ 7 Hồi thứ 8 Hồi thứ 9 Hồi thứ 10 Hồi thứ 11 Hồi thứ 12 Hồi thứ 13 Hồi thứ 14 Hồi thứ 15 Hồi thứ 16 Hồi thứ 17 Hồi thứ 18 Hồi thứ 19 Hồi thứ 20 Hồi thứ 21 Hồi thứ 22 Hồi thứ 23 Hồi thứ 24 Hồi thứ 25 Hồi thứ 26 Hồi thứ 27 Hồi thứ 28 Hồi thứ 29 Hồi thứ 30 Hồi thứ 31 Hồi thứ 32 Hồi thứ 33 Hồi thứ 34 Hồi thứ 35 Hồi thứ 36 Hồi thứ 37 Hồi thứ 38 Hồi thứ 39 Hồi thứ 40 Hồi thứ 41 Hồi thứ 42 Hồi thứ 43 Hồi thứ 44 Hồi thứ 45 Hồi thứ 46 Hồi thứ 47 Hồi thứ 48 Hồi thứ 49 Hồi thứ 50 Hồi thứ 51 Hồi thứ 52 Hồi thứ 53 Hồi thứ 54 Hồi thứ 55 Hồi thứ 56 Hồi thứ 57 Hồi thứ 58 Hồi thứ 59 Hồi thứ 60 Hồi thứ 61 Hồi thứ 62 Hồi thứ 63 Hồi thứ 64 Hồi thứ 65 Hồi thứ 66 Hồi thứ 67 Hồi thứ 68 Hồi thứ 69 Hồi thứ 70 Hồi thứ 71 Hồi thứ 72 Hồi thứ 73 Hồi thứ 74 Hồi thứ 75 Hồi thứ 76 Hồi thứ 77 Hồi thứ 78 Hồi thứ 79 Hồi thứ 80 Hồi thứ 81 Hồi thứ 82 Hồi thứ 83 Hồi thứ 84 Hồi thứ 85 Hồi thứ 86 Hồi thứ 87 Hồi thứ 88 Hồi thứ 89 Hồi thứ 90 Hồi thứ 91 Hồi thứ 92 Hồi thứ 93 Hồi thứ 94 Hồi thứ 95 Hồi thứ 96 Hồi thứ 97 Hồi thứ 98 Hồi thứ 99 Hồi thứ 100 Hồi thứ 101 Hồi thứ 102