Ly trên
Khảm dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Vị Tế, Tự quái nói rằng: Vật không thể cùng, cho nên tiếp đến quẻ Vị Tế(1) là hết. Đã sang rồi là vật bị cùng. Vật đã cùng mà không biến đổi, thì không có lý “chẳng thôi”. Dịch là biến đổi mà chẳng cùng, cho nên sau quẻ Ký Tế, tiếp đến quẻ Vị Tế mà hết. Chưa sang là chưa cùng. Chưa cùng có nghĩa sinh sinh. Nó là quẻ Ly trên Khảm dưới, lửa ở trên nước, không làm sự dùng cho nhau, cho nên là chưa sang.
LỜI KINH
未濟亨, 小狐汔濟, 濡其尾, 无攸利
Dịch âm. - Vị Tế hanh, tiểu hồ ngật(1) tế, nhu kỳ vĩ, vô du lợi.
Dịch nghĩa. - Quẻ Vị Tế hanh, con cáo nhỏ hầu sang, ướt thửa đuôi, không thửa lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Thị đã sang, có lẽ hanh thông, mà tài quẻ lại có cách đem đến sự hanh thông, chỉ cốt xử cho cẩn thận. Con cáo là vật có thể lội nước, ướt đuôi thì không sang được. Cáo già hay ngờ sợ, cho nên xéo nước thì còn nghe ngóng, sợ rằng bị hãm; cáo nhỏ chưa biết sợ hãi cẩn thận, cho nên mạnh bạo mà sang. Chữ 乾(nên đổi làm chữ 4乞 Kinh Thư nói ^[乞í乞勇夫, (ngật ngật dũng phu - hăng hái kẻ mạnh), con cáo nhỏ quả quyết về sự sang, thì ướt thửa đuôi mà không sang được. Trong thì chưa sanh, cái đạo cầu sang, nên rất cẩn thận thì có thể hanh thông. Nếu quả quyết như con cáo nhỏ, thì không sang được. Đã không sang được, thì không còn lại cái gì.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Quẻ Vị Tế là lúc việc chưa thành. Nước lửa chẳng giao nhau, chẳng làm sự dùng cho nhau. Sáu hào trong quẻ đều mất ngôi, cho nên là chưa sang. (ngật) nghìn là hầu, hầu sang mà ướt đuôi là còn chưa sang. Kẻ xem như thế, thì còn lợi gì?
LỜI KINH
彖曰: 未濟亨, 柔得中也;小狐汔濟, 未出中也; 濡其尾, 无所利, 不續終也;雖不當检, 剛柔應á.
Dịch âm. Thoán viết: Vị Tê hanh, nhu đắc trung dã; tiểu hồ ngật tế, vị xuất trung dã; nhu kỳ vĩ, vô sở lợi, bất tục chung dã; tuy bất đáng vị, cương nhu ứng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Vị Tê hanh, mềm được giữa vậy; cáo nhỏ hầu sang, chưa ra trong vậy; ướt thửa đuôi, không thửa lợi, chẳng nối chót vậy; tuy chẳng đáng ngôi, cứng mềm ứng nhau vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lấy tài quẻ mà nói, sở dĩ hanh được, là vì chất mềm được ngôi giữa. Hào Năm lấy chất mềm ở ngôi tôn, ở chỗ cứng mà ứng với hào cứng là được mực giữa của đạo mềm. Cứng mềm được vừa phải, ở thì chưa sang có thể hanh thông. Theo hào Hai mà nói, hào Hai lấy chất Dương cứng ở trong chỗ hiểm, là kẻ sắp sang, phía trên lại ứng vởi hào Năm, chỗ hiểm không phải nơi có thể yên, hào Năm có lẽ nên theo, cho nên nó mới quả quyết về sự sang, như con cáo nhỏ vậy. Đã quả quyết về sự sang, cho nên có cái lo về ướt đuôi, chưa thể ra khỏi trong chỗ hiểm. Tiến mạnh thì lui chóng, lúc đầu tuy hăng hái về sự sang, nhưng không tiếp tục mà làm cho trọn, thì không đi đâu mà lợi. Tuy là Âm Dương không đáng ngôi, nhưng cứng mềm đều ứng với nhau, đương thì chưa sang mà có kẻ cùng với, nếu biết thận trọng thì có lẽ sang được. Hào Hai vì hăng hái sang cho nên ướt đuôi. Các hào trong quẻ không được ngôi, cho nên là chưa sang.
LỜI KINH
象曰: 火在水上, 未濟, 君子以慎辨物, 居方.
Dịch âm. - Tượng viết: Hoả tại thuỷ thượng, Vị Tế, quân tử dĩ thận biện vật, cư phương.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Lửa ở trên nước, là quẻ Vị tế, đấng quân tử coi đó mà cẩn thận phân biệt các vật, ở phương.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Nước lửa chẳng giao với nhau, không giúp nhau làm ra sự dùng, cho nên là chưa sang. Lửa ở trên nước là không phải nơi. Đấng quân tử coi tượng “ở không đáng” đó, để cẩn thận xử với sự vật, phân biệt sự xứng đáng của nó, khiến nó đều ở thửa phương. Nghĩa là đậu vào nơi chôn của nó.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Nước lửa khác giống, thứ nào ở vào nơi chôn của thứ ấy, cho nên đấng quân tử coi tượng đó mà xem xét phân biệt các việc các vật.
LỜI KINH
初六: 濡其尾吝!
Dịch âm. - Sơ Lục: Nhu kỳ vĩ lận!
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Ướt thửa đuôi, tiếp đáng!
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu lấy chất Âm mềm ở dưới, đóng chỗ hiểm mà ứng với hào Tư, ở chỗ hiểm thì không yên, có ứng thì chí đi trở lên, nhưng mình đã Âm mềm mà hào Tư không phải là tài giữa chính, không cứu mình để sang. Giống thú vượt nước, ắt phải ngỏng đuôi, đuôi ướt thì không sang được. Ướt thửa đuôi là không thể sang. Không lượng tài lực mà tiến, rút lại, không thể sang, đáng thẹn tiếc vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Âm ở ngôi dưới, đương thì chưa sang, chưa thể tự mình tiến lên, cho nên tượng chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰: 濡其尾, 亦不知極也.
Dịch âm. - Tượng viết: Nhu kỳ vĩ, diệc bất tri cực dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Ướt thửa đầu, cũng chẳng biết cực(?) vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Chẳng lường tài lực mà tiến, đến chưng ướt đầu, ấy là “chẳng biết” đến tột bậc.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chữ 極(cực) chưa rõ nghĩa là gì. Xét vần trên dưới cũng không hợp, e là chữ 敬(kính), nay hãy chừa lại đó.
LỜI KINH
九二: 曳其輪, 貞吉.
Dịch âm. - Cửu Nhị: Duệ kỳ luân, trinh cát.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Kéo thừa bánh xe, chính bền, tốt.
______________________
CHÚ THÍCH
1
Chớ lầm với Lời Tượng của Khổng tử. Trong bản dịch này, Lời Tượng của Khổng tử, tức là Tượng truyện, đầu bài bằng chữ “Lời Tượng nói rằng”, còn Lời Tượng của Chu công thì ở ngay đầu các hào, trên nó chỉ có những chữ số mục.
Kinh Dịch là một pho sách rất cố trong triết học sử á Đông. Từ đời nhà Hán mà đi, đến đời nhà Thanh, kể có hàng trăm học giả chú thích. Mỗi nhà chú thích, tất nhiên phải có một bộ sách riêng. Học thức hẹp hòi như dịch giả, cũng đã biết tên được vài chục bộ, lấy trí tưởng tượng mà đoán, số sách chú thích của các nhà Dịch học, ít ra cũng phải có hàng trăm bộ. Nguyên văn bản dịch này là bộ Chu Dịch đại toàn của bọn Hồ Quảng và Kim Âu Tư vâng mệnh Thành tổ nhà Minh mà soạn ra, nội dung gom góp hầu khắp các lời chú giải của Tiên nho. Trong các Kinh Dịch lưu hành từ trước đến giờ, bộ này đầy đủ hơn hết. Điều đáng nói là trong bộ Chu Dịch đại toàn, soạn giả lấy hai cuốn Dịch truyện của Trình Di và Chu Dịch bản nghĩa của Chu Hy làm phần chính, còn lời chú giải của các học giả khác chỉ là phần phụ mà thôi. Họ Trình họ Chu là hai cự phách trong Tông nho, sự khảo cứu của
2
Tức là quẻ đơn.
3
Tức là quẻ kép. - Có người nói rằng: Phục Hy chỉ đặt ra tám quẻ đơn, còn sáu mươi tư quẻ kép là của Văn vương đặt ra.
4
Mờ tối và sáng sủa.
5
Tiêu đi và lớn lên.
6
Chu Hy chua rằng: Phàm các sự vật, nên theo chính chỗ tụ hội của nó mà suy, để tìm một con đường thông mà đi. Hội thông là nghĩa như thế.
7
Chu Hy chua rằng: Điền lễ chỉ là việc thường
8
Theo sử Tàu, Phục Hy là một ông vua nước Tàu trong đời thượng cổ, hiện không thể biết vua ấy xa cách ngày nay mấy nghìn hay mấy vạn năm.
9
Vua đầu nhà Hạ, trước lịch tây hơn hai nghìn năm. Theo sử Tàu, trong đời vua Nghiêu, nước Tàu bị lụt đến chín năm luôn. Vua Vũ đào sông, khai ngòi, chữa được nạn ấy.
10
Chỉ về chín châu. Sau khi vua Vũ chữa được nước lụt, liền chia nước Tàu ra làm chín khu, mỗi khu gọi là một châu.
11
Chỉ về các khu tỉnh điền. Theo sách Mạnh tử, đời Chu chia đất cho dân cày cấy đều theo hình vuông, mỗi khu là chín trăm mẫu, giới hạn giống như chữ 井(tỉnh), trăm mẫu chính giữa là ruộng công, còn tám trăm mẫu chung quanh cấp cho tám nhà. Đó là phép “Tĩnh điền”.
12
Văn vương nhà Chu.
13
Tức ông Cơ Tử, người đã diễn lại chín “chù”, và đem truyền cho Vũ vương nhà Chu.
14
Như số một ở dưới số năm thì có số sáu, số hai ở cạnh số năm thì có số bảy, v.v…. coi hình Lạc thư ở trên sẽ rõ.
(1) Chu Hy chua rằng: “Sinh số của trời đất, chỉ có đến năm là hết. Năm đối một, hai, ba, bốn, thì thành sáu, bảy, tám, chín, cuối cùng lại đối với năm thành mười.
(2) Hoàng Miễn Trai chua rằng: “Từ một đến mười, chỉ nói về sự nhiều ít của số lẻ, số chẩn, không phải nói về thứ tự. Trời được số lẻ mà làm ra nước, cho nên nói rằng: “Số một sinh ra hành Thuỷ”. Số một cùng cực thì thành số ba, cho nên nói rằng: “Số ba sinh ra hành Mộc”. Đất được số chẩn mà làm ra lửa, cho nên nói rằng: “Số hai sinh ra hành Hoả”, số hai cùng cực thì thành ra số bốn, cho nên nói rằng: “số bốn sinh ra hành Kim”, sao lại như vậy? Là vì dùng một cạnh mà vặn cho tròn, thì thành ba cạnh, thế là số một cùng cực thì thành số ba; dùng hai cạnh mà bẻ cho vuông thì thành bốn cạnh, thế là số hai cùng cực thì thành số bốn… Số sáu hoàn thành hành Thuỷ cũng giống như tượng quẻ Khảm (H): một hào Dương ở giữa, tức là số một của trời sinh ra hành Thuỷ; số sáu của đất bao bọc ở ngoài. Dương ít, Âm nhiều, thì Thuỷ mới thịnh, số bảy hoàn thành hành Hoả cũng giống như tượng quẻ Ly (EE), một hào Âm ở giữa, tức là số hai của đất sinh ra hành Hoả, số bảy của trời bao bọc ở ngoài, Âm ít Dương nhiều thì Hoả mới thịnh. Khảm thuộc về Dương, Ly thuộc về Âm, ở trong là cái để sinh, ở ngoài là cái để làm cho thành.
15
Số để sinh sản.
16
Số để hoàn thành.
(1) (2) Hai chữ “một” giữa là đơn vị (unité).
17
Chu Hy chua rằng: Đem hình tứ tượng mà xem, thì Thái Dương ngôi ở một mà số là chín, Kiền được số ấy, Đoái được ngôi ấy, cho nên Kiền là chín mà Đoái là một; Thiếu Âm ngôi ở hai, mà số là tám, Ly được số ấy mà Chấn được ngôi ấy, cho nên Ly là tám mà Chấn là hai; Thiếu Dương ngôi ở ba mà số là bảy, Khảm được số ấy, Tốn được ngôi ấy, cho nên Khảm là bảy, mà Tốn là ba; Thái Âm ngôi ở bốn, mà số là sáu, Khôn được ngôi ấy. Tốn được số ấy, cho nên Khôn là sáu, mà Tốn là bốn. Nay chia số “hợp” của sáu, bảy, tám, chín để làm Kiền, Khôn, Ly, Khảm mà để vào bốn ngôi chính, theo thứ tự của một, hai, ba, bốn để làm Chấn, Đoài, Tốn, cấn bù vào chỗ trống của bốn góc.
(1) Tên chín mục trong thiên Hồng phạm Kinh Thưìííc là chín “chù”, (chín loài) vì không dính đến Kinh Dịch, cho nên không cần chua rõ.
Hồ Ngọc Trai nói rằng: Ba con trai (tức Cấn, Khảm, Chấn) là Dương giống Kiền, mà lại qui cho Khôn tìm mới được; ba con gái (tức Tốn, Ly, Đoái) là Âm, giống Khôn, mà lại qui cho Kiền tìm mới được, là sao? Bởi vì ba con trai vốn là thể Khôn, mỗi con được một hào Dương của Kiền mà thành ra, đó là Dương gốc ở Âm, cho nên phải qui cho Khôn; ba con gái vốn là thể Kiền, mỗi con được một hào Âm của Khôn mà thành ra, đó là Âm gốc ở Dương, cho nên phải qui cho Kiền. Thiệu tử bảo: “Mẹ chửa con trai lớn mà thành quẻ Phục, cha sinh ra con gái lớn mà thành quẻ Cấn, cái nghĩa “Âm Dương căn cứ lẫn nhau” coi đó có thể thấy rõ”.
18
Chu Hy nói rằng: Ngôi của Lão Dương (số Dương già tức là Thái dương) ở số một, ngôi của Lão Âm (số Âm già tức Thái Âm) ở số bốn nay Hà đồ để số chín của Lão Dương ở ngoài số bốn, mà số sáu của Lão Âm thì lại ở ngoài số một, đó là Lão Âm lão Dương ở lẫn nhà nhau. Ngôi của Thiếu Âm (số Âm non) ở số hai, ngôi của Thiếu Dương (số Dương non) ở số ba mà Hà đồ để số tám của Thiếu Âm ở ngoài số ba, số bảy của Thiếu Dương thì lại ở ngoài số hai, đó là Thiếu Âm Thiếu Dương ở lẫn nhà nhau.
19
Tức là chín mục nói trên của thiên Hồng phạm.
20
Tức là phép bói Dịch bằng cỏ thi (dùng năm chục sợi cỏ thi để gieo quẻ).
21
Tức Âu Dương Tu, một nhà học giả đời Tống.
22
Tức là Thiệu Ung, một học giả đời Tống.
23
Tức là Trời, Đất và Người.
24
Chỗ có dấu chấm.
25
Tức là sáu quẻ cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khảm, Đoái.
26
Tuần thượng huyền và tuần huyền của mỗi tháng.
27
Ông Tư Trai nói rằng: Mão là cửa của mặt trời, Thái Dương ở đó mà ra. Dậu là cửa của mặt trăng, Thái Âm ở đó mà ra. Chẳng những mặt trời mặt trăng ra vào nơi đó, lớn ra, thì đến công việc trời đất mở ra các vật tuy đẩu ở Dần mà tới Mão cửa càng mở rộng; công việc trời đất đóng khép các vật tuy đầu ở Tuất mà tới Dậu thì cửa đã khép chặt. Một năm thì Xuân, Hạ, Thu, Đông, một tháng thì hối, sóc, huyền, vọng, một ngày thì ngày và đêm, độ đi đều phải do ở cửa đó. Ấy là tả cho cùng cực cái công dụng của Khảm và Ly lớn lao đến vậy.
Chu Hy nói rằng: Theo hình vẽ ngang (tức là hình vẽ thứ tự tám quẻ của Phục Hy) mà xem thì: có Kiền một mới có Đoái hai, có Đoái hai mới có Ly ba, có Ly ba mới có Chấn bốn, mà rồi Tốn năm Khảm sáu, cấn bảy, Khôn tám cũng theo thứ tự đó mà sinh ra. Đó là Kinh Dịch sở dĩ thành ra. Mà hình vẽ tròn (tức là hình vẽ phương vị tám quẻ của Phục Hy), thì phương tả từ đẩu Chấn là Đông chí, đến giữa Ly, Khảm là Xuân phân, đến cuối Kiền là Hạ chí, đều là tiến lên mà được những quẻ đã sinh, cũng như từ ngày nay mà kể lại các ngày trước vậy, cho nên nói rằng: “Kể cái đi rồi là thuận”. Phương hữu của nó thì từ đầu Tốn là Hạ chí, đến giữa Khảm Cấn là Thu phân, cho đến cuối Khôn thì giao với Đông chí, đều là tiến lên mà được những quẻ chưa sinh, cũng như từ ngày nay mà kể ngược đến ngày chưa tới, cho nên nói rằng: “Biết cái sắp tới là nghịch”. Nhưng nếu nói theo tận gốc cái chỗ Kinh Dịch sở dĩ dựng nên, thì trước sau, đầu, chót của nó như hình vẽ ngang và những chữ về phía hữu của hình tròn mà thôi, cho nên nói rằng: “Dịch là kể ngược”.
28
Mỗi vạch trong một quẻ là hào.
29
Tức Thiệu Ung.
(1) Chu Hy nói rằng: Đoạn này nói về hào thứ nhất. Một hào lẻ bên tả là Dương, một hào chấn bên hữu là Âm, vẫn gọi hai Nghi.
30
Chu Hy nói rằng: Đoạn này nói về hào thứ nhất sinh hào thứ hai. Nửa hào Dương dưới giao lên với nửa hào Âm trên, thì sinh ra một lẻ và một chẵn về hào thứ hai trong phần Âm, thành ra Thiếu Dương Thái Âm; nửa hào Âm trên giao xuống với nửa hào Dương dưới, thì sinh ra một lẻ một chẵn, về hào thứ hai trong phần Duững, thành ra Thái Dương Thiếu Âm, gọi là hai Nghi sinh ra bốn Tượng.
(1) Chu Hy nói rằng: Đoạn này nói về thứ hai sinh hào thứ ba: Dương là Thái Dương, Âm là Thái Âm, cứng là Thiếu Dương, mềm là Thiếu Âm. Nửa Thái Dương dưới giao với nửa Thái Âm trên thì sinh ra một lẻ một chẵn về hào thứ ba trong phần Thái Âm, thành ra quẻ cấn, quẻ Khôn; nửa Thái Âm trên giao với nửa Thái Dương dưới thì sinh ra một lẻ một chẵn về hào thứ ba trong phần Thái Dương thành ra quẻ Kiền, quẻ Đoái, nửa Thiếu Dương trên giao với nửa Thiếu Âm dưới thì sinh ra một lẻ một chẵn về hào thứ ba trong phần Thiếu Âm, thành ra quẻ Ly quẻ Chấn; nửa Thiếu Âm dưới giao với nửa Thiếu Dương trên thì sinh ra một lẻ một chẵn về hào thứ ba trong phần Thiếu Dương thành ra quẻ Tốn quẻ Khảm. Đó là bốn Tượng sinh ra tám Quẻ. Kiền, Đoái, cấn, Khôn do ở Thái Dương Thái Âm sinh ra, cho nên gọi là bốn Tượng của trời; Ly, Chấn, Tốn, Khảm do ở Thiếu Dương Thiếu Âm sinh ra, cho nên gọi là bốn Tượng của đất.
31
Ông Từ Trai nói rằng: Hình Tiên thiên tròn, phía tả là Dương, phía hữu là Âm. Hai mươi hai quẻ phía hữu là Dương, bắt đầu từ hào Chín Đầu quẻ Phục, biến mười sáu lần đến hai hào Dương là quẻ Lâm; lại biến tám lần đến ba hào Dương là quẻ Thái, lại biến bốn lẩn đến bốn hào Dương là quẻ Đại tráng, lại biến một lẩn đến năm hào Dương là quẻ Quái, có quẻ Kiền làm chủ cho những quẻ ấy. Sự tiến của khí Dương, trước thong thả mà sau nhanh chóng, nó tiến dần dẩn, thế là “Dương ở trong Dương đi xuôi”. Khi Dương chủ về bốc lên, từ dưới đến trên, cho nên là xuôi. Từ quẻ Phục đến quẻ Vô vọng ba mươi hào Dương, từ quẻ Minh đi đến quẻ Đồng nhân ba tám hào Dương, từ quẻ Lâm đến quẻ Ly cũng ba tám hào Dương, từ quẻ Kiền đến quẻ Thái ba sáu hào Dương. Ba mươi là Dương còn nhỏ, hai tám là Dương đã to, mười sáu thì Dương rất thịnh. Khi Dương ở Bắc thì nhỏ, ở Đông thì to, ở Nam thì thịnh, thế cũng là xuôi, Dương xuôi Âm ngược, không nói cũng biết. Nhưng hào Dương ở hai quẻ phía hữu thì trái hẳn thế. Vì thế mới nói: “Cái lẽ chân thật cùng tột xét theo hình vẽ, có thể biết được”.
32
Hồ Ngọc Trai nói rằng: Từ quẻ Phục đến quẻ Kiền ở về phía tả hình vẽ, là phương Dương, cho nên Dương nhiều mà Âm ít. Từ quẻ cấn đến quẻ Khôn ở về phía hữu hình vẽ, là phương Âm, cho nên Âm nhiều mà Dương ít. Một vạch Dương bên tả, đối với một vạch Âm bên hữu; một vạch Âm bên tả đối với một vạch Dương bên hữu. Đối nhau để dựng nên thể, Âm Dương đều có một nửa. Theo đó mà xét, thì trong khoảng trời đất, Âm Dương đều chiếm một nửa, vốn không có lẽ “tiệt nhiên là Dương, tiệt nhiên là Âm”. Có điều Tạo hoá quý Dương rẻ Âm. Thánh nhân phò Dương nén Âm, cho nên trong khi tiêu lớn, sự khác nhau của thứ ngay (Dương) thứ gian (Âm) không thể không phân biệt cho ky.
33
(1)(2)(3) Các quẻ đều tính từ dưới lên trên, cho nên những nét dưới nhất của mỗi quẻ đều gọi là hào Đầu. Hào Dương (tức những gạch liền) thì gọi là “Chín”, hào Âm (tức những gạch đứt) thì gọi là “Sáu”. Rồi coi dưới đây sẽ rõ.
Nghĩa là quẻ Khôn lấy một hào đẩu của quẻ Kiền thì thành ra Chấn. Những câu ở dưới theo đó mà suy, sẽ hiểu.
34
Hổ Song Hồ nói rằng: số quẻ biến đổi của bài Bản nghĩa trong Thoán từ đã thích có mười chín quẻ. Tụng, Thái, Bĩ, Tuỳ, cổ, Phệ hạp, Bí, Vô vọng, Đại xúc, Hàm, Hằng, Tấn, Khuê, Kiển, Giải, Thăng, Đỉnh, Tiệm, Hoán mà thôi. Và lại những quẻ đã thích, trừ ra hai quẻ Tụng, Tấn giống như hình vẽ, còn các quẻ khác đều không hợp cả. Ví như quẻ Tuỳ vốn từ các quẻ Khốn và Phệ hạp, Ký tế, Vị tế đi lại, mà theo hình vẽ thì nó lại từ hai quẻ Bĩ, Thái đi lại v.v… Là vì hình vẽ tuỳ theo Thoán truyện làm ra, mà sự các quẻ biến đổi, thì không cách nào không thông, không thể câu chấp bằng sự nhất định. Từng xét về sự đổi trong hình vẽ này đều do hai quẻ sinh ra. Phàm những hào Dương biến ra hào Âm, hễ biến thì Dương từ phía dưới lên ở ngôi Âm, Âm từ phía trên xuống ở ngôi Dương, như quẻ Phục biến ra quẻ Sư, hào Đầu quẻ Phục, lên làm hào hai quẻ Sư, hào Hai quẻ Phục xuống làm hào Đầu quẻ Sư v.v… Phàm những hào Âm biến ra hào Dương, hễ biến thì hào Âm từ phía dưới lên ở ngôi Dương, hào Dương từ phía trên xuống ở ngôi Âm, như quẻ cấn biến ra quẻ Dồng nhân, hào Đầu quẻ Cấn lên làm hào Hai quẻ Đổng nhân, hào Hai quẻ Cấn xuống làm hào Đầu quẻ Đồng nhân v.v…
35
Thí dụ: số thẻ cầm tay là 19 chiếc, đếm 4 chiếc một, được 4 lần, hết 16 chiếc, còn thừa 3 chiếc. Hay là số thẻ cầm tay là 24 chiếc, đếm 4 chiếc một, được 5 lẩn - vì bao giờ cũng phải để ra một số linh dư - hết 20 chiếc, còn thừa 4 chiếc. Số khác theo đó mà suy.
36
Chỗ đức Khổng Tử.
37
Tức sự suy đoán lành dữ.
(1) Vì là việc bất đắc dĩ mà phải làm.
38
Tức là những thiên Thuyết quái, Văn ngôn, Hệ từ.
39
Tức là nói về việc bói.
40
(2) Những chữ thuộc về danh từ (nom) tính từ (adjectif) sách Tàu gọi là chữ thực, còn các loại khác đều là chữ hư.
41
Chu Hy tự xưng.
42
Chỗ này Chu Hy bác rằng: Tất cả sáu hào, không cần nói cách hạn định. Và như “Rồng lặn chớ dùng”, kẻ thứ nhân được hào đó thì nên đừng làm việc gì, ông vua được hào đó thì nên lui tránh; “Rồng hiện ở ruộng” thứ nhân được hào đó cũng có thể làm việc; “Lợi về sự thấy người lớn” cũng như ngày nay người ta nói rằng: “Nên gặp quý nhân” v.v… Kinh Dịch không phải là vật hạn định. Y Xuyên đã từng tự nói rằng: “Nếu mỗi hào chỉ nhằm một việc, thì ba trăm tám mươi tư hào đương được ba trăm tám mươi tư việc mà thôi”. Nói vậy rất hay, không biết làm sao đến đây lại giải như thế?
43
Bởi vì hào này ở giữa quẻ dưới, cho nên gọi là trung chính.
44
Hổ Vân Phong nói rằng: Hào Đầu hào Hai là ngôi của đất, cho nên ở hào hai nói rằng: “ỏ ruộng”; hào Trên hào Năm là ngôi của trời, cho nên ở hào Năm nói rằng “ô trời”; hào Ba hào Tư là ngôi của người, cho nên ở hào Ba không nói rồng mà nói quân tử. Vậy thì chữ “ngôi của người” tức là ngôi của loài người, đổi với ngôi của trời và ngôi của đất.
45
Tức là quẻ dưới.
46
Chỗ này Chu Hy bác rằng: Trình tử bảo “người ở ngôi dưới mà đức làm vua đã tỏ” cũng là câu chắp. Phải biết đây là nói suốt cả người trên người dưới, vua có chỗ dùng của vua, tôi có chỗ dùng của tôi, cha có chỗ dùng của cha, con có chỗ dùng của con, các sự vật đều thế. Nếu như lời của Trình tử, thì trong khoảng hàng nghìn trăm năm, chỉ có vua Thuấn vua Võ dùng được hào này.
47
Tính cứng thuộc về Dương. Dương là biểu hiện của sự cứng mạnh, Hào này là hào Dương, lại ở ngôi lẻ, cho nên gọi “hai lần cứng”.
48
Vì là ngôi chẵn, số chẵn thì thuộc Âm.
49
Chỗ này Chu Hy bác rằng: Hai câu “Rồng bay ở trời, lợi về sự thấy người lớn”, trong thiên Văn ngôn đã thích rõ ràng: “cùng tiếng ứng nhau, cùng khí tìm nhau, nước chảy chỗ ướt, lửa tới chỗ khô, mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân dấy lên mà muôn vật cùng thấy”, ấy là rành rành cho thánh nhân là rồng, dùng chữ “dấy lên” để thích chữ “bay” lấy chữ “muôn vật cùng thấy” giải câu “lợi về sự thấy bậc người lớn” chỉ là thiên hạ lợi về sự được thấy ông vua đức lớn. Ngày nay người ta lại làm ra một thuyết khác, e rằng không phải bản ý của thánh nhân.
50
Từ đây trở lên đến chữ “Tượng viết (象曰} thuộc về Tượng truyện. Trong đó từ chữ “thiên hành kiện”(天行健) trở xuống tiên nho gọi là Đại tượng, thích dùng tất cả quẻ Kiền; từ chữ “Tiềm long vật dụng (潜龍 勿用) trở xuống, tiên nho gọi là Tiểu tượng, thích riêng từng hào. Các quẻ sau đây theo đó mà suy.
51
(2) Chỉ về chữ “đại”, chữ “Thuỷ” ở lời Thoán quẻ Kiền.
52
Theo lời tiên nho thì hai chữ 堅冰(Kiên băng) ở đây không thông, vì ở dưới đó còn có mấy chữ 陰始 凝也 (Âm thuỷ ngưng dã: Khí Âm mới đọng), thì chưa thể có váng rắn.
53
Chữ (婦) (phụ), cũng có thể dịch là đàn bà.
54
Cổ Nhạc Phú chép rằng: Nước Lỗ có chàng Thu Hồ, lấy vợ năm ngày thì sang làm quan ở nước Trần. Năm năm mới về, giữa đường thấy người con gái hái dâu có sắc đẹp, chàng lấy làm thích, bèn xuống xe đưa vàng cho nàng để hòng ve vãn, nhưng nàng không nhận. Tới nhà, Thu Hồ đưa vàng cho mẹ, rồi gọi vợ lên, thì chính là người con gái hái dâu mà chàng toan tính cho vàng. Ghét chồng có nét bất chính, nàng bèn ra sông tự trẫm.
55
Chữ 師(sư) có nghĩa là quân gia, là đông người, hay quần chúng.
56
Súc nghĩa là chứa, là nuôi.
57
Chỉ về lời Thoán của Văn vương, tức câu:履虎尾, 不唾人亨.(lý hổ vĩ bất chất nhân, hanh).
58
Chỉ về quẻ Khôn
59
(2) Chữ 觀 có âm là quan, nghĩa là xem, lại có âm là quán, nghĩa là bị xem.
60
Tức là chính trị giáo hoá.
61
Thương là người buôn bán, lữ là kẻ di đường.
62
Tức đoạn Dịch truyện dưới đây.
63
Trong tiếng thể đạo, chữ thể là động từ (verbe), nghĩa là thể theo. Thể đạo tức uốn nắn đo đắn cho đúng với đạo, như thể lấy đạo làm hình thể vậy. Nêu thế nào làm theo thế ấy, tức là tuỳ nghi.
64
Đại quá nghĩa là cả quá.
65
Chữ 个互(hằng) nghĩa là thường thường lúc nào cũng như lúc nào.
66
Chỉ về quẻ Đoái.
67
Độn nghĩa là trốn, là lánh đi.
68
Chữ 睽 (Khuê) nghĩa là trái lìa nhau.
69
Chữ 蹇(Kiển) chính nghĩa là khó khăn nhụt chậm.
70
Dịch theo ý của Chu Hy.
71
Câu này giống câu ở hào Chín Năm quẻ Tổn. Đây dịch theo ý Chu Hy, đã chua ở quẻ Tổn. Nếu theo Trình Di, thì phải dịch là: “Hoặc ích dầy, mười bạn giúp đầy, rùa không thể trái”. Bởi vì trong văn chữ Nho, Trình Di chẩm là: “Hoặc ích chỉ, thập bằng chi, qui phất khắc vi”, ở hào Chín Năm quẻ Tổn cũng vậy. Ý kiến hai nhà khác nhau rất xa, đành không thể nói ai sai ai đúng. Nhưng Chu Hy giải chữ 朋”bằng” là “hai chiếc mai rùa” có căn cứ ở sách Thực hoá chí, mà Trình Di thì không căn cứ vào đâu.
72
Chia ra, tách ra, phân biệt.
73
Tức là chữ 垢 (cấu).
74
Nghĩa là tụ bạ bằng cách cẩu thả.
75
Chữ 升(thăng) nghĩa là lên.
76
Nghĩa nên thế nào, thì yên lòng thế ấy.
77
Tức là vui với số mệnh tự nhiên.
78
Coi thiên Hệ từ dịch sau đây.
79
Chữ 井(tỉnh) có nghĩa là giếng, có nghĩa là làng, lại có nghĩa là tề chỉnh rành rọt.
80
Dịch theo Trình Di.