Lúc đó đã về chiều. Con phố nhỏ nhà Vân mà ngưòi ta quen gọi là cái ngõ lâu lắm có lẽ phải hơn mười hay mười lăm năm, ông Thành không lại như có một sự biến đổi nào đấy gần như là cơ bản. Hồi ông Thành đến tuy chỉ là cái ngõ với cái tên giống như ở chợ Huyện nào đó nhưng ông còn nhớ vào những buổi trưa hoặc quá chiều một chút ngõ này vẫn có dáng dấp một phố nhỏ với làn ánh sáng khoáng đãng chiếu từ trời cao xuống. Những mái nhà lưa thưa, nhấp nhô vẫn có hình bóng những tảng mây chấp chới trôi qua. Còn bây giờ cái ngõ trở lại đúng là cái ngõ nhỏ với những mái nhà đủ các kiểu, các hình hài tranh nhau nhô ra cùng những bức tường nhà cao vót dường như không có tường nhà nào chịu nhường bức tường bên cạnh, khiến mặt đường nhựa xần xùi chạy dài theo mạch ngõ tối xầm lại với cảm giác của không gian đang có cơn mưa sắp sửa ào ào đổ xuống. Thoạt đầu tiên ông Thành muốn xe của mình đỗ ngay trước bực thềm nhà Vân, nơi ngày trước ông từng lựa pê đan xe đạp thuận chiều để tựa vào nhưng khi xe mới vào chưa đầy vài mét ngõ ông đã thấy chiếc xe của ông có thể án ngữ hết mặt phố gây trở ngại cho người đi lại. Ông bảo lái xe lùi xe ra dừng ở cạnh hè phố lớn rồi ông xuống thong thả đi bộ vào. Cánh cửa cũ kĩ có miếng sơn long giống như con mối mất đuôi bao năm qua vẫn như xưa. Ông Thành đứng sững lại vô tình ngước mắt nhìn lên ban công căn gác hai trước kia giăng đầy dây phơi với những chiếc tã, chiếc lót làm bằng đủ thứ vải tận dụng giờ đây ban công đó trống trơn với hàng lan can sắt mới được sơn lại bằng nước sơn mầu xanh lam y hệt khuôn mặt của ngưòi phụ nữ già nua cố tình trang điểm để lấy lại vẻ trẻ trung của mình bằng thứ son đã chớm mốc. Ông Thành cố nén tiếng tặc lưỡi bước lên bậc thềm có nước xi măng trơ lỳ vì cũ và vì nhiều bước chân đặt vào. ờ khu phố này quả là nhiều biến đổi thật. Ông Thành bất chợt giật mình khi nhận ra đối diện với nhà Vân là một dẫy xe máy của cửa hàng ka rao kê có cái tên nghe đầy ẩn ý "ka rao kê Sóng Đại dương". Nếu như trí nhớ không đánh lừa ông thì quán ka rao kê đó vốn là nhà một ông thương binh cụt một tay, mặt rỗ ngày thường cũng như ngày lễ tết ngực áo dầy đặc nhăn nhúm vì cuống những chiếc huân chương hầu như chưa bao giờ tháo xuống. Ông thương binh này lại rất thích được người trong khu phố gọi ra nhờ xếp hàng hộ và gợi chuyện để ông kể lại những ngày khói lửa tại chiến trường Khe Sanh. Những lúc đó khuôn mặt hốc hác vì nhịn ăn nhường cho con làm cái sẹo dài như một con lươn nhỏ co lại quăn queo. Hình như bây giờ chính ông ta đang ngồi trông xe máy trước ngôi nhà ngày trước mầu nâu già nua, cũ kĩ mới được đắp điếm, sửa chữa thành một toà nhà trông trẻ trung một cách gượng gạo. Từ trong căn nhà loang loáng kính kín mít đó văng vẳng ra tiếng nhạc và tiếng hát của kẻ nào đó đang say ngất ngư khàn khàn sai nhạc của ca khúc "bài ca Hà nội". Bộ mặt xương xương có vêt sẹo dài của ông thương binh giờ đây phinh phính ra và có vẻ lì lợm vì sự khôn ngoan cùng sự béo phị cằn cỗi vì tuổi tác khiến vết sẹo mờ đi, nhạt nhoà. Nhìn thấy Thành thoạt đầu tiên ông nở nụ cười gượng gạo vì tưởng ông Thành là khách đến hát nhưng khuôn mặt ông ta ngay lập tức rãn ra cố làm ra vẻ bình thản để dấu đi sự cau có khi thấy ông Thành không mấy để ý quán ka rao kê "Sóng đại dương "mà lại tiến mấy bước để đến toà nhà đối diện. Ông Thành chợt nhận ra hành động quen thuộc một dạo mà ông tưởng chẳng bao giờ có điều kiện lặp lại của ông. Đó là khi ông giơ bàn tay có hai ngón tay chỏ và giữa quắp lại để gõ vào cánh cửa. Nhưng ngay lập tức bàn tay giơ ra của ông rụt lại khi mắt ông chợt nhận ra cái núm chuông điện. Một hồi chuông vừa rè vừa trầm rung lên liền sau đó là tiếng dép loẹt quẹt lướt trên nền gạch hoa. Cánh cửa gỗ từ từ mở ra. Rõ ràng đó là Vân một thủa nhưng lại mang vẻ của một ngưòi đàn bà nào đó đóng vai cô gái từng làm mê say tay giám đốc quân đội. Chỉ có điều ngưòi đàn bà đó quắc thước có độ tuổi và vóc hình của chị, cô thậm chí là mẹ của cô Vân một thời kia lại chính là Vân thủa nào. Khi nhìn thấy khách, vẻ mặt chín chắn, từng trải và có điều gì đấy giống như một sự u buồn và cam chịu hơi cau lại không rõ vì khó chịu hay vì sự suy tính đăm chiêu nào đấy:Ông hỏi ai ạ?Ông Thành chợt nhận ông hơi rùng mình khi thấy rõ tiếng nói của Vân dường như vẫn như xưa, không mảy may thay đổi nhất là tiếng "ạ"sau cùng vẫn ngân lên một cách trẻ trung, dịu dàng và thoáng chút nũng nịuThế Vân, không nhận ra tôi sao?- Ông là… Đúng, đúng rồi. Giê su ma lạy Chúa tôi. Ông là ông Thành đúng đúng. Ông vào nhà chơi. Lâu lắm rồi còn gì.Rõ ràng giọng Vân để lộ ra sự lúng túng nhưng vẫn cố giữ vẻ tự nhiênHai cánh cửa nhà được mở rộng ra để lộ ra một căn phòng bừa bộn kiểu phân xưởng chuyên dùng để in và đóng sổ sách. Một chiếc máy cắt giấy đặt kề bên cạnh một kệ bằng sắt mạ nhiều tầng ở đó có để những chồng vở đóng và những tập giấy kẻ xếp vuông vắn. Bộ bàn ghế mặt đá trước đây được đặt giữa phòng giờ đây nằm khép nép như bị chủ quên lãng hoặc cố tình nằm bẹp vào một chỗ nào đấy trong xó nhà để yên tĩnh, tránh làm phiền người chủ và đồ vật khác. Bộ bàn ghế nặng nề đó cố tình nép ngay dưới chiếc tủ dài đã nổi mầu đen bóng trên đó bầy tượng chúa Giê su bị treo trên cây thánh giá còn loang những vệt máu cũ kĩ cùng ảnh đức mẹ Maria bế chúa hài đồng.Hôm nay có mình cô Vân ở nhà?Ông Thành hỏi với vẻ bâng quơ mà chính ông cũng cảm thấy câu hỏi ấy chẳng có ý nghĩa gì.- Vâng. Vâng. Mấy hôm vừa rồi vừa thanh toán xong một hợp đồng. Cậu mợ và các cháu tạm nghỉ chờ nguyên liệu mới. Hôm nay cả nhà cậu mợ xuống nhà ông bà ngọai các cháu. Bà cụ dưới ấy ốm nặng, đón cha cố đến cầu kinh thì phải.Thế ạ.Thế anh được mấy cháu rồi? Chắc các cháu cũng lớn hết rồi nhỉ.Không. à vâng. Cháu nó đã gần hai mươi tuôỉ rồi- Nhanh thật đấy. à thôi chết. Anh ngồi chơi tự nhiên để em pha nước Hôm qua ông khách hàng từ Thái nguyên xuống có biếu cậu Vũ cân chè Thái. Lâu lắm rồi mới có được thứ chè nguyên gốc ấy. Chứ ở bây giờ ở Hà nội chẳng mấy có thứ gì có thể tin là thật được. Thứ gì cũng pha cũng làm giả. Chán quá thôi mất.Vừa nói, Vân vừa đi nhanh vào nhà trong. Nhìn theo dáng ngưòi đàn bà một thời, ông Thành chợt nhận ra sự quen thuộc tưởng như đã chìm lấp vào quên lãng bởi thời gian. Đó là tấm lưng. Tấm lưng của Vân y hệt lưng của bà mẹ cô ấy dạo đó. Vậy tức là Vân đã vào độ tuổi già. Còn gì nữa. Gần hai mươi năm trôi qua chứ ít ỏi gì. Đứa con gái sinh ra từ đận ấy tốt phúc đã có thể lấy chồng và có con. Ông Thành rút gói thuốc ra châm lửa rít mạnh hơi thuốc. Trong nhà hình như có tiếng thìa chạm lanh canh vào thành ấm. Ngay lúc đó Vân bước ra. Mái tóc mai vương xuống trán lơ thơ hiển hiện mầu bạc của thời gian- Anh uống nước đi. Dạo này anh vẫn làm ở chỗ cũ chứ hay là chuyển đi đâu rồi.Rõ ràng câu hỏi này chỉ để hỏi lấp chỗ trống- Tôi cũng chuyển rồi. Các cháu nhà cậu Vũ chắc lớn rồi nhỉ?- Vâng. Số cậu mợ ấy cũng vất vả. Liền tù tì bốn đứa con gái, mãi mới được một cậu con trai. Cũng may ơn chúa, dạo này làm ăn cũng thuận mới đỡ một chút chứ trước kia còn làm công nhân lương ba cọc ba đồng thì kể cả nuôi chuột, nuôi chim, nuôi đủ thứ cũng chẳng kiếm đủ ăn. Nhà đông con vất vả lắmChắc bây giờ đi làm về cậu ấy làm thêm mấy thứ này?- Không. Cậu ấy hưu non theo chế độ rồi. May nhà nước bây giờ cũng thoải mải hơn, nhờ đó mới mở được cái xưởng này nên cũng kiếm được chút ít chứ không thì cả nhà mà trông mong vào đồng lương thì còn là khổ… Cậu ấy trông thế mà cũng giỏi kiếm nghề đấy chứCó gì đâu. Vẫn là nghề cũ của gia đình ngày xưa thôi.Không hiểu sao Vân bất chợt thở dài. Ông Thành cầm chén nước lên im lặng. Chính trong giây phút đó ông lại nhớ ra khoảng khắc ông tình cờ bắt gặp ngưòi đàn ông mà Vân đã bất chấp tất cả sự nghiêm túc, với những thủ tục và cấm đoán nghiệt ngã của một ngưòi con gái theo đạo để quan hệ. Dạo đó không biết từ đâu ông còn biết người theo đạo chỉ nhất nhất tuân theo luật "một vợ, một chồng"y hệt như luật pháp của nhà nước. Tối kị nhất là tranh vợ cướp chồng, không cưới xin theo luật đời, không được cha cố rửa rội. Để Chúa từ trên cao qua lời cầu nguyện chân thành Chúa công nhận quan hệ đó mà ăn đời ở kiếp với nhau. Ngưòi theo đạo tuân theo chế độ một vợ một chồng vì hình như trong kinh thánh CHúa Giê su đã dậy ngưòi theo đạo coi vợ là lái tim của chồng, còn chồng là ngưòi chung xương chung thịt của vợ. Thế mà Vân… Cơn bức bối trong lòng ông Thanh đột ngột rộn lên. Điếu thuốc đỏ rực trên môi ông:Vân vẫn như ngày trước?Nghe câu hỏi của ngưòi đàn ông Vân ngẩng lên đôi mắt đẹp một thời nay toè ra những rải chân chim giống như mặt ruộng mạ từ lâu không có trận mưa thoả thuê. Bà nâng ấm nước lên như để tiếp theo câu hỏi của chính mình:Anh định nói gì ạ?ý tôi là… Ông Thanh hít mạnh hơi vào phổi và thấy một cách cụ thể làn hơi của chính mìnhCái nhà anh gì ngày xưa mà Vân… - Số phận anh ạ. Em biết là mình đi ngược lại lời Chuá răn, nên vất vả lắm. Biết làm sao đượcNhưng ngưòi ta có phải lúc nào cũng vì Vân đâuAnh ấy có vợ có con mà. Chỉ có Vân thì… Biết làm thế nào được- Không ý tôi muốn nói là cái anh chàng ấy không chỉ vì vợ vì con mà anh ta còn lằng nhằng với cả… Vân tin tôiÔng Thành bất chợt thấy giận mình vì ông cảm thấy giọng nói của ông có điều gì giống như năn nỉ và cầu xin ngưòi khác thương cảm đến mìnhVâng. Em vẫn đang nghe anh nóiAnh ta còn vào cả nhà nghỉ.Nhà nghỉ là là là… Vân lúng túng cố nói rõ điều mình vừa nghe được nhưng chính trong sự lúng túng đó. Ngưòi đàn bà hơi ngớ ra bởi bà không hiểu rằng ngưòi đàn ông lâu lắm rồi không gặp đang nói về chuyện gì và về ai. Câu bà hỏi thật chăm chú nhưng lại đựoc nói bằng một giọng bâng quơ, thờ ơ như hỏi để có chuyện:Nhưng về ai cơ ạ?Vân vẫn đang nghe tôi đấy chứ?Ông Thành hỏi với vẻ giận rỗi- Vâng em vẫn đang nghe. Nhưng quả tình em vẫn chưa rõ anh định nói điều gìThì còn gì việc gì mà phải hỏi nữa?.Thành bực thật sự giống như ngày nào còn quan hệ với Vân ông đã từng rơi vào sự cáu kỉnh một cách vô lý tương tự. Ông đưa điếu thuốc lên môi và nhận ra ngoài cửa có mấy gã thành niên mặc quần áo bảo hộ lao động đang thập thò. Bà Vân lập tức đứng dậy một cách nhanh nhẹn và dứt khoát giống như chính những kẻ đang thập thò kia đã giúp bà thoát khỏi sự bí quẫn đang chặn hết sự nghĩ của mình.- Thấy cậu ấy bảo. Các cháu cứ nghỉ nốt ngày hôm nay đi. Ngày mai nguyên liệu về thì đến làmVâng ạ. Thế mà chúng cháu cứ tưởng hôm nay đã có việc làm rồi.Đám con trai gần như đồng thanh trả lời bằng giọng của lứa tuổi đang vỡ tiếngAnh uống nước đi đãVân ngồi xuống ghế, nâng ấm nước lên.Thôi được rồi. Cứ để tôi nói xong đãNhưng chuyện gì cơ ạ?Bà Vân hơi tủm tỉm với giọng nói mềm mại. Trong khi đó thì ông Thành càng có vẻ sốt ruột. Ông nuốt ngụm khói thuốc lá khá lớn rồi nói như để trút bỏ mọi sự bực bội.- Cái ông mà có quan hệ với Vân vài chục năm nay. Cái ngưòi mà vì ông ta Vân cưỡng lại mọi sự bình thường của đời người. ở vậy, không thành lập gia đình, rồi cũng vì ông ấy mà Vân bị vợ ông ấy xé quần xé áo, rồi… Anh nhắc lại chuyện ấy để làm gì?Vân xịt mũi- Không, không. Tôi chẳng muốn gì cả. Nhưng mà cái con ngưòi mà vì ông ta Vân bỏ cả một đời ngưòi thì trưa nay tôi bắt gặp ông ta đi vào nhà nghỉ với một đứa con gái.Nhà nghỉ. Nhưng thế thì làm sao ạ?Vân cố hỏi với vẻ thản nhiên nhưng quả thật trong lòng bà đang lớn dần một vết gợn ngày càng lớn hệt như vết dầu loang trên mặt nước. Bà làm như lơ đãng nhìn ra ngoài đường nhưng tai bà không bỏ sót một câu nói nào của người đàn ông mà bà hiểu rằng, con ngưòi này rất tốt bụng đang giận dữ vì những điều không thuộc về mình- Người đàn ông có tuổi mà vào nhà nghỉ với một đứa con gái tức là hư đốn rồi. Bởi vì, bởi vì… Rồi liền một mạch dường như để trú tất cả sự bực bội đang cuộn lên trong ngưòi, ông Thành nói liền một hơi với vẻ của người đứng đắn đang kể tội một kẻ hư hỏng nào đấy. Ông nói như để dốc ra tất cả nỗi dầy vò và trách móc. Và khi câu chuyện đang có vẻ như đựoc gút lại thì ông giật mình thấy sắc mặt mặt ngưòi đàn bà đang ngồi đối diện trước ông như đổi mầu. Tay bà giơ lên. Trông dáng bà như đang muốn nói điều gì đấy nhưng rồi bà cố nhịn với sự im lặng nén chịu. Bàn tay trắng mịn có những đường gân xanh, ngằn ngoèo bỗng như nổi lên một cách yếu ớt hơn bao giờ hết giơ lên xua xua:-Tôi biết rồi, biết rồi. Ông có thể đừng nói nữa có được không?