Trên dương gian này, đa phần trong giới đàn ông luôn luôn hành động với những suy nghĩ to tát. Bởi vậy nên cơ bắp của họ rắn chắc và đầu óc của họ phát triển. Trong khi đó ngưòi đàn bà sinh ra để tạo nên sự duyên dáng cho cuộc sống của giống người còn những suy tính vụn vặt về cuộc sống của họ lại gây ra những nhũng nhiễu và sự rích rắc cho cuộc đời và cả những gì thân quen quanh họ. Chính vì vậy nên môi, mắt, má của họ luôn luôn được sơn trát, còn vành tai của họ thì tòng teng những đồ trang sức. Với những suy tính lẩn mẩn nên phần đông giống cái có những cái đầu xinh xắn với mớ tóc dài mượt mà chủ yếu chỉ để che đi sự suy nghĩ luẩn quẩn, bé mọn. Cuộc đời của bà Vân là một ví dụ cho sự dị thường của người đàn bà. Bà có thể sống cô đơn suốt ngày, suốt đời cùng sự từ bỏ mọi điều hạnh phúc giản đơn nhưng cực kì quan trọng mà bản thân ngưòi đàn bà luôn luôn cảm thấy cần thiết. Đó là một gia đình yên ấm của riêng mình cùng người chồng và những đứa con ngày một lớn lên, trưởng thành trong sự chờ trông của bố mẹ. Còn với bà Vân bà chỉ để chờ đợi những giây phút gặp gỡ người mình yêu quí, tâm đầu ý hợp trong những giây phút thừa thãi, chút thời gian xép, lẻ của đời ngưòi khác. Nhưng cho dù là thế nào đi chẳng nữa thì đàn bà vẫn là đàn bà. Chính vì thế nên cả chiều hôm đó, ngay sau khi ông Thành ra về, rồi cả đêm bà trằn trọc không yên. Chiều hôm ấy vợ chồng Vũ cùng con cái từ bà ngoại về mua nhiều món ăn mà Vũ biết chị gái mình rất thích. Gần đây càng về già khi con cái đã bước vào tuổi trưởng thành và nhất là khi thấy thằng Nhã, đứa con trai độc nhất của mình có vẻ hợp nên luôn luôn quấn quít bên cô nó như để bù đắp phần nào nỗi cô đơn, bất hạnh của người cô ruột thì ông Vũ nhận ra gần trọn nỗi khổ lớn lao của người chị, nên mặc dù nhiều khi vợ tỏ rõ sự khó chịu, Vũ vẫn cố làm cho ngưòi chị gái vui vẻ và bớt đi sự cô đơn. Vì thế nên từ nhà mẹ vợ ra Vũ bảo vợ rẽ vào chợ mua mấy món ăn mà chị gái ông vốn thích từ nhỏ. Nhưng khi Hà nội lên đèn, bữa cơm gia đình thịnh soạn với nhiều món ăn cố tình chiều chị dọn ra thì ông Vũ thấy lạ khi chị mình lại tỏ ra không mấy thích thú. Bà ăn một cách đểnh đoảng, chiếu lệ.Chị có thấy mệt không?- Không sao đâu. Cậu mợ và các cháu cứ ăn tự nhiên đi. Nào cho bác thêm đũa cơm nữa.Con Liên gắp chả rươi cho bác.Thôi, thôi đủ rồi.Em tưởng chị thích món ấy lắm cơ mà- Thích chứ. Cậu mợ và các cháu cứ ăn đi. Nhã này. Con giống tính bác cũng thích món này lắm phải không? Thế thì ăn mạnh lên chứ.Bát cơm lưng lửng nóng ấm trong lòng bàn tay. Miếng chả rươi mọi khi ngon là thế mà sao hôm nay như trong miệng là mớ rơm nhạt thếch. Thôi chiêu tạm hớp canh riêu cua, thứ canh được bà Vân ưa thích. Vậy mà sao hôm nay cũng đểnh đoảng thế.- Cậu mợ và các cháu cứ ăn đi. Tôi đủ rồi đấy. Thời tiết hôm nay lạ quá. Từ chiều đến giờ đầu cứ váng vất làm sao ấy.Bà Vân đứng dậy trong sự lo lắng của Vũ. Ông nhìn theo tấm lưng gầy của ngưòi chị gái đang lướt dần trên những bậc thang xi măng dẫn lên gác hai. Ông chiêu ngụm canh rồi gọi với theo- Để em bảo con Nga mang thuốc cảm lên cho chị. Thời tiết kì quặc quá Cuội trời mà vẫn oi thế không biết.Cô em dâu nhìn ánh mắt lo lắng của chồng dõi theo bà chị gái nói hùa vào lấy lòng chồng- Không sao đâu, cứ để các cháu ăn xong đi đã. Tôi nằm một lát chắc đỡ ngay thôi mà.- Ừ cứ để cho bác nằm nghỉ đi. Thằng Nhã, con Liên con Nga ở cả dưói này, đừng đứa nào lên quấy rầy bác đấy nhé.Bà Vân ngả lưng trên giường. Mặt gối mát lạnh. Những suy nghĩ lộn xộn, ào ạt, đứt đoạn trong lòng bà. Lưng không thấy mỏi, chân tay cũng không thấy rấm rứt như có kiến bò ở trong đó, chỉ duy đầu óc thì ung ung, tai tai. Thế nghĩa là anh Long đã lừa gạt cả mình, cả Diễm. Cứ ngẫm như thế thì biết, lòng dạ ngưòi đàn ông thật kì quặc. Bao nhiêu thì mới là vừa là đủ. Mình thì cũng đành một nhẽ rồi. Dù sao mình cũng là kẻ làm cho gia đình Diễm không trọn vẹn. Mặc dù mình không muốn. Giê su ma. Lạy chúa tôi. Nghe thấy các bà bên đời bảo kiếp ngưòi là sự luân chuyển của nghiệp luân hồi. Nếu quả là như vậy thật thì rõ ràng kiếp trước mình đã làm điều gì tai quái lắm nên kiếp này mình mới xa vào cái vòng này. Chắc Diễm cũng vậy. Ngay cả lúc Diễm nghiến răng, mắt trợn ngược, lấy hết gân sức để xé tan nát quần áo của bà, bà vẫn hiểu rằng chị chàng không phải là ngưòi độc ác gì. Nhưng chẳng qua… làm thân đàn bà có ai muốn chung chồng bao giờ đâu. Vậy mà bây giờ… Đúng là kiếp trước bà ấy cũng giống như mình thôi nên hai ngưòi đàn bà mới làm khổ nhau như thế. Đúng là nặng nợ má đào. Ân oán giang hồ rồi. Mình và Diễm thay nhau trả nợ đời, nợ nhau thôi. Nhưng chúa lòng lành đã dậy rồi. Làm ác thì gặp ác, làm thiện thì gặp thiện. Dù mình không muốn, cố cưỡng lại. Nhưng từ buổi tối bất đắc dĩ bên bờ hồ Tây năm ấy như sợi dây vô hình trói nghiến ba con ngưòi, ba số phận riêng lẻ lại với nhau trong cái vòng càn khôn định mệnh. Nhưng nói gì thì nói. Mình cũng làm khổ Diễm. Khổ đàn con của Diễm của anh ấy. Chỉ có con bé Lễ. Có lẽ vì con bé đã lấy chồng đã thành một ngưòi mẹ, một ngưòi đàn bà mà ngưòi đàn bà ấy ít nhiều va vấp nên nó hiểu và tha thứ cho mình. Nge con bé nói mà cứ muốn rơi nước mắt.- Cũng là số phận thôi cô ạ. Bố con cô còn lạ gì nữa. Thích là làm chả nghĩ trước nghĩ sau gì đâu. Mẹ con thì như mọi ngưòi đàn bà khác. Cô đừng giận mẹ con. Đàn bà ai chả ghen tuông. Phải không cô?- Tại cô, tại cô, Lễ ạ. Cô làm khổ mẹ con, khổ các con. Nhưng cô cũng không hiểu vì sao. Có lẽ do số phận đã xui khiến. Chứ Chúa lòng lành vô hạn đã dậy rồi- Con hiểu rồi. Cô đừng đau khổ nữa. Số phận có lẽ thế thật. Nhưng quả thật bố con trông thế cũng đáng yêu lắm, đúng không cô? Một ngưòi kĩ tính như cô mà cũng… Con chỉ thương cô. Dù sao cũng dang dở một đời người. Mẹ con kể ngày trước cũng có một bác quí cô lắm. Cô muốn gì bác ấy cũng chiều theo, thế mà… Thế mà cô. Dạo này mẹ con khác đi nhiều lắm. Có thể do già rồi nên có lần con đến mẹ con sau một hồi kể lể, thở dài bảo. Chỉ tại bố mày chứ cứ như cô Vân… Nói đúng như lời mẹ con nói tức là con mẹ Vân xét đi xét lại cũng vào loại tốt bụng, hiền lành, chịu nhịn. Chứ như ngưòi khác thì… Rồi mẹ con lại bảo. Thôi thì để cô gánh vác đỡ một chút. Có rế đỡ nóng tay. Hồi trẻ còn chả bỏ nhau được huống hồ bây giờ… Nếu quả là như nó kể thì người đàn bà như Diễm thật chả hiểu ra thế nào là đúng. Làm sao biết được lòng dạ. miệng lưỡi của ngưòi vợ lúc nào cũng tìm đủ mọi cách khư khư giữ lấy chồng. Nhưng riêng con bé thì quả tình… Lòng dạ con bé như thế thì quả là mênh mông, nhẹ nhõm và thương người thật. Thế cho nên nó mới tha thứ cho mình, nó không chấp nê. Chỉ có điều muốn nói gì thì nói mình cũng làm cho mẹ nó, cho nhà nó khổ sở. Những lần anh ấy đến với mình, chắc Diễm biết hết. Ngưòi ta đâu có sợ đánh đau. Roi vọt và kể cả kìm kẹp chạm vào da thịt khối ngưòi bạo gan chịu được, nhưng khi nằm một mình, ngồi một mình mà nghĩ ngợi thì thật dày vò lắm. Khổ tâm lắm. Căm phẫn lắm. Diễm có phải xấu xí, đui què mẻ sứt gì đâu mà chồng lén lút bỏ với gái. Đặt địa vị mình còn không thể chịu nổi, huống hồ ở vị trí ngưòi vợ chính thức, đã vài ba mặt con với nhau. Đã đầu tắt mặt tối, mưa xa, bão táp và kể bồng bế con cái đi tránh bom tránh đạn gian nguy mấy cũng chẳng sợ. Con ngưòi ấy chỉ vì chồng vì con. Vậy mà. Chịu sao thấu. Chả có gì bằng nghĩ ngợi. Phải đâu như con trâu con bò đói thì kêu, no thì nằm ệch ra nhai lại. Dao kề cổ, để cắt tiết, búa tạ giơ trên đầu để hoá kiếp cũng chẳng hay biết. Không hề nghĩ suy ăn năn gì. Suy đi tính lại dưới gầm trời này chỉ khổ nhất con người. Chúa phán xử tất cả. Ngưòi chẳng hề thiên vị ai, cũng chẳng để ai phải thiệt thoì mãi mãi... Vậy mà bây giờ anh Long đã có hai ngưòi đàn bà yêu thương hết lòng, bỏ cả đời ngưòi để chầm vập, chiều chuộng. Mọi lo nghĩ của hai ngưòi đều xoay quanh sự vui vẻ, hay đau khổ no đủ hay thiếu thốn của ngưòi đàn ông ấy. Kể cả lúc thấy mình nhắc nhiều đến Chúa anh ấy còn bật cười, giọng không ra báng bổ, không ra khinh nhờn nhưng vào con chiên khác không phải là Vân thì cũng dễ sinh chuyện lắm "em mộ Chúa thế kia à. Dân Catolique buồn cười thật đấy. Giá dụ có Chúa thì Ngài ngự trên cao tít, các chín tầng mây. Chúa làm sao biết được những chuyện nhỏ mọn này. Việc của ông ấy to lớn lắm chứ đâu phải cả ngày, cả đời để ý đến những việc bé bằng móng tay này đâu. Mà cho là Chúa đi thì cũng có lúc phải trai gái, nọ kia chứ có phải hòn đất vô tri đâu mà có thể. Em khỏi lo đi". Đã đến nước này thì mình cứ phải bỏ tất cả mọi sự chia rẽ ngăn cách và kể cả sự giận hờn truyền kiếp giữa những ngưòi đàn bà cùng chung một ngưòi đàn ông để nói cho Diễm biết. Dù sao cô ấy cũng có những đứa con. Còn phận của ta. Một thân một mình. Số phận Chúa đã định, đã trừng phạt như thế thì đành một nhẽ rồi. Cam chịu hay không cũng chỉ mình hay. Một thân một mình như mình còn khổ huống hồ nhà ấy bốn năm đứa con. Ba đứa lớn thì tự thân chúng nó cũng tự lo tự liệu được rồi. Nỗi buồn, nỗi đau của mẹ có đến chúng cũng ít nhiều chịu đựng được còn hai đứa nhỏ nữa chưa đến tuổi khôn. Biết đâu khi biết bố lén lút lừa dối mẹ thì biết đâu đấy… Mình đã nghe phong thanh từ lâu rồi. Thời buổi này tự nhiên lại sinh cái thứ nghề như thế. A quên, nghề này cũng chẳng mới mẻ gì. Cứ tưởng rằng dưới chế độ, xã hội này thì làm sao nẩy nòi ra được cánh đàn bà con, gái làm cái nghề mạt hàng như thế. Cái giống con đào con hát mà bây giờ nó gọi là tiếp viên, ca ve gì đấy. Ngày xưa thủa còn phố Khâm thiên thời Pháp thuộc, rồi thủa mình đã biết một chút. Hồi 53 54 gì đây. Con đào con hát cũng chia làm hai ba loại. Có loại chỉ thuần tuý chuyên hát, cùng lắm là đầu mày cuối mắt một chút cho khách vui. Nhưng họ vẫn giữ ranh giới, lòng tự trọng. ấy là đào hát. Riêng cánh đào nằm thì khỏi phải nói. Họ chấp nhận mọi vị khách, già trẻ, khoẻ mạnh, ốm đau. Lao hoặc hủi cũng chẳng cần chi cốt sao khách đòi ngủ với họ. Còn con hát, tiếp viên, ca ve thời nay, chúng nó chẳng những khôn ngoan mà cũng bất chấp tất cả. Ngưòi đàn ông đã già gấp hai ba lần tuổi, hơn cả tuổi bố tuổi mẹ mấy ả ấy cũng không sao. Kể cả ngưòi đàn ông ấy có vợ với hàng đàn con cháu rồi cũng chẳng hề gì. Chúng cứ anh em ngọt xớt. Để rồi gặp ngưòi đàn ông nào hám lạ là chúng sẵn sàng nằm xệp xuống. Chả câu nệ, giữ gìn gì đâu. Mà trên đời này mười ngưòi đàn ông thì có đến chín ngưòi rưỡi là hám của lạ. Bọn con gái làm tiền thời nào chả thế, thời này lại càng thế. Chúng nó cần tiền chứ nghĩa tình, tình cảm là cái chi chi đâu. Ngày xưa gái Khâm Thiên, gái Yên phụ cần tiền thật đấy nhưng họ còn ít nhiều có cốt cách, còn sĩ diện chứ... Nghĩ đến đây bà Vân thấy nghèn nghẹn nơi cổ. Bà nhỏm dậy rót một cốc nước đầy. Ngửa cô uống một hơi thứ nước đun xôi loáng thoáng mùi oi khói. Ông ấy gắn với mình vài ba chục năm, nhưng ông ấy đâu phải là chồng mình để hoà xương cốt, máu thịt vào với nhau. Còn với mẹ con Diễm. Thôi thì… chỉ sợ thằng Dũng thằng Hưng tuổi còn dang dở, ăn còn chưa xong huống chi suy xét việc đời. Nếu bây giờ ông ấy bị mê hoặc, bị bỏ thuốc lú bùa mê thì rồi hai đứa ấy đâm khổ một đời… Bà Vân choàng bật dậy. Đèn đường đang độ sáng. Gì thì gì cho dù Diễm hắt hủi xua đuổi, không muốn bà bước chân vào cái nhà ấy. Nhưng bà vẫn muối mặt đến nói cho cô ấy biết. Bà Vân vẫy tay gọi gã xe ôm. Tay xe ôm cao dong dỏng có dáng của gã học trò trường Bưởi ngày xưa nhỏen cười hỏi khẽ:Bà đi đâu ạ?Cho tôi đến cuối phố bà Triệu. Chỗ ngõ… Con hiểu rồi, hiểu rồi. Bà lên đi. Khổ tối thế này bà còn lọ mọ?Thôi, chú cứ đi đi.Chiếc xe gập gềnh trôi giữa đường phố rực rỡ ánh đèn và ngàn ngạt người. Dạo này đèn đường, đèn phố sáng quá. Rồi cả những loại đèn quảng cáo của những cửa hàng đủ thứ mầu cũng làm cho Hà nội ban đêm sặc sỡ, rực rỡ. Chả bù cho ngày trước, nhất là trong hồi máy bay Mĩ cứ rình rình lao vào Hà nội. Đường phố ban đêm lom đom những ngọn đèn đỏ quạch y hệt như lối phố xưa dẫn xuống nhà thương Cống Vọng mà bây giờ là bệnh viện Bạch mai. Cứ hun hút, chập chùng, vắng ngắt. Mới hay Hà nội bây giờ phát đạt, ăn nên làm ra, phóng khoáng và thỏai mái thật. Chỉ ngại một nỗi thỉnh thoảng trên các dẫy phố lại loé ra tấm biển của những quán ka rao kê xanh đỏ lập loè. Đúng là cóc ba năm quay đầu về núi. Tưởng cái trò chơi vô bổ làm khổ đàn bà con gái, làm hư hỏng đàn ông một đi không trở lại hàng bốn, năm chục năm này vắng bóng giờ lại quay lại. Ngày xưa chỉ khoanh tròn khu Khâm thiên, Yên phụ còn bây giờ phố nào cũng có. Tràn lan, giăng đầy… ấy, ấy. Cho tôi xuống ngay đầu ngõ này này.Vâng. Vâng. Bà cứ bình tình để con dừng hẳn lại đã. Nhỡ cái khổ bà.Ngõ phố nhà ông ấy hôm nay như có vẻ tối nhất dẫy phố, nên bà Vân cảm thấy vững dạ. Những cái nhìn, dù sao cũng là mắt thiên hạ. Hiểu sao điều thầm kín trong lòng bà. Bà Vân thận trọng đi dưới hàng cây xấu cổ thụ có những vòm lá xẫm mầu đang xạc xào. Nhà ông ấy đây rồi. Không rõ ông ấy có nhà không, hay là đang mải vui chơi ở quán ka rao kê hay nhà nghỉ nào. Cánh cửa gỗ ngày trước mới làm thêm hai cánh cửa sắt xếp hình như sơn mầu ghi xẫm thì phải. Rồi khung cửa sổ liền kề, vào gìơ này đã làm gì mà phải im ỉm thế kia. Rõ ràng có tiếng đàn bà đang nói xen với những tiếng nấc, tiếng thút thít. Bà Vân dỏng tai lên nghe và ngay lập tức nhận ra tiếng của Diễm:- Con như thế này thì cứ vào trong bếp cầm con dao đâm vào ngực mẹ đây này chứ đừng hành hạ mẹ theo kiểu này nữa. Tao khổ lắm rồi. Đây, đây Cầm lấy, cầm lấy.Mẹ làm cái gì đấy?Tiếng thằng Dũng cằn nhằn nhưng ngưòi ngoài đều nhận rõ nó đang nén giọng lại không muốn người ngoài nghe thấy.- Nhưng mà tại sao, tại sao mày tự nhiên lại đổ đốn đến thế. Tao tưởng cho mày ăn cho mày học để mày khôn dần ra, lớn lên thành ngưòi. Mày nhìn xung quanh, nhìn cả phố này xem. Có đứa nào đựoc như mày không. Sáng cắp cặp đến trường. Cần xe đạp có xe đạp, cần xe máy có xe máy. Còn trong nhà từ việc to cho đến việc nhỏ tinh quân là mẹ mầy nhúng tay vào. Quần quật từ sáng tinh mơ đến tối mịt. Mỏi cũng dám nghỉ, ốm cũng phải cố mà làm. Tao mà dừng lại một ngày thì cứ gọi nhà này ngập lên đến cổ. Thế mà tao thật không ngờ. Mày lại đổ đốn như thế? Vì sao, vì saoKhông thấy tiếng thằng Dũng trả lời. Chỉ thấy tiếng bàn tay ai đó đập đập vào chỗ nào đấy giống như đập vào đệm giường đệm ghế. Tiếng còi xe hơi vọt qua tắt lịm vào muôn ngàn sự huyên náo của đường phố.- Thằng kia mày nói đi chứ. Mày chơi với đứa nào mà ăn phải bùa phải bả chúng nó. Thằng nào, thằng nào đưa đường chỉ lối cho mày vào con đường nghiện ngập ghê gớm đến nỗi mày phải bán cả xe máy đi. Hút hết tiền xe máy thì len lén lấy tiền của nhà đi. Mày cứ nói thẳng ra đứa nào, đứa nào ở khu phố nàyCăn nhà vẫn vắng lặng. Thằng Dũng như bịt hẳn miệng mình. Trong khi đó tiếng gầm gừ tuyệt vọng của mẹ nó vẫn bền bỉ cất lên- Trời ơi. Sao tôi lại khổ sở thế này không biết. ới ông là ông ơi. Sao ông không về mà xem con ông đây này. Hay là ông lại đâm vào nhà con khốn nạn đó, để sướng cái thân ông mà làm khổ mẹ con tôi.- Mẹ có thôi ngay đi không. Gầm gào gì mà ghê thế. Chẳng sợ hàng phố ngưòi ta cười cho à- Mày cũng sợ cười cơ à. ối giời ơi. Thằng nghiện mà còn giữ sĩ diện Đúng là cóc mọc lông nách. Chó nhẩy bàn độc. Ăn miếng cơm vào miệng mà không biết miếng ngon, miếng lành. Hai mắt nhìn thô lố mà không biết chỗ xấu, chỗ đẹp thì khác chi xúc vật, giống trâu, giống chó. Mày có hiểu không?Tôi là trâu là chó đấyThằng Dung gìm giọng gầm lên.- Thôi được rồi. Mày lao vào con đường ấy cũng là cái số của tao nó chẳng ra cái gì cả. Nhưng bây giờ mày thử nói hẳn ra cho tao biết. Vì sao, vì sao mày lại đến nông nỗi này. Lại lao vào con đường nghiện ngập khốn khổ khốn nạn như thế? Nói đi. Nói ngay đi. Không phải dấu diếm gì nữa. Nói đi. Tao van xin mày đấy.- Thôi đựoc rồi. Mẹ đã hỏi thì tôi cũng chẳng dấu. Cái nhà này có phải là cái nhà đâu.- Thế nó là cái gì.Diễm bực tức hỏi- Mẹ thử nhìn xem. Có còn ra thể thống gì nữa không. Ngay như bố tôi tôi cũng chán lắm rồi. Ông ấy dậy thì hay lắm nhưng thử hỏi, ông ấy có xứng làm bố chưa? Hay chỉ nói miệng nói môi- Sao, mày lại dám nói ông ấy thế? Thử hỏi mày muốn gì mà ông ấy chẳng đáp ứng. Mày nói thế hoá ra mày là thằng mù, thằng ăn cháo đái bát. Gì thì gì ông ấy cũng cũng sinh ra mày, cũng là bố mày.- Bà không phải gào lên như thế. Bà chả lạ gì ông ấy cả. Ông ấy làm bố nhưng thử hỏi có xứng không cơ chứ. Bố mà bao nhiêu năm trời lằng nhằng, dính líu với nhà cái bà ấy. Rồi đến cả mẹ cũng phát rồ phát daị lên vì ghen tuông. Hồi bé tôi chưa biết nhưng bây giờ nhớ lại. Rành rành chả bao nhiêu lần mẹ lên tận nhà bà ta để xé quần xé áo, để đánh chửi nhau nhưng rút lại có được gì không hay cuối cùng mẹ lại vẫn cố nhịn nhục, làm lơ coi như không có chuyện gì để chiều chuộng ông ấy, để yên ấm cái nhà này. Còn tôi Tôi không chịu được. Mỗi lần bè bạn chúng nó nói về chuyện ấy tôi chỉ muốn đâm đầu vào bốt điện, hay ra sông đứng trên câu Chương dương mà nhảy xuống cho gọn cái đời chứ sống thế này thì… Trời ạ. Nhục ơi là nhục. Thế mà cũng đòi là nhà, là gia đình, là bố mẹ là con cái.- Chỉ vì thế thôi mà mày sinh ra hút, nghiện. Mày đốt tiền đốt của của bố mẹ mày- Chỉ có thế thôi. Bà nói nghe nhẹ nhàng thật đấy. Đúng là mẹ chỉ suốt ngay ru rú trong xó nhà có khác. Mẹ cứ thử ra ngoài dường xem ngưòi ta cười chê, chửi rủa nhà này ra sao. Vì thế nên tôi hút, tôi nghiện để đầu óc tôi nó mù mịt lên, để tôi quên hết sự lừa dối chó má đó của ông ấy, quên cái gia đình tồi tệ này đi.Mày biết thế sao mày không lên mà cho con mẹ ấy một trận.- Mẹ không phải dạy tôi. Rồi cũng có lúc, có lúc. Giời ạ nhà với cửa. Bố với chả mẹ. Khốn nạn thân tôi chưa. Tôi, tôi đúng..Tai bà Vân đột ngột ù lên. Đầu có bà như có một màn khói đặc quánh bao phủ tất cả. Chân bà bỗng như nhũn ra tưởng như không thể đứng vững đựoc. Bà giơ nhanh tay bíu lấy thân cây đen xạm trước mặt. Trước mặt bà có loang loáng hai, ba bóng ngưòi đi đến. Hình như họ đang nói với nhau thì phải- Thôi nghe làm khỉ gì. Nhà này thì có đêm nào thoát khỏi rỉa róc, bới thối nhau đâuThì cái giống nhà có ngưòi nghiện thì thế là đúng rồiNày hình như nhà này không chỉ một thằng- Bao giờ chả thế. Thằng anh chơi thì thằng em dính vào là cái chắc. Thế thì có mà tan cửa nát nhàChứ còn sao nữaVậy mà lão bố vẫn ăn diện, ra điều lắm.- Khỏi phải bàn. Lão ấy già mõ ra nhưng cái món kia vẫn hăng lắm. Hết em nọ đến em kia. Ka rao kê, nhà nghỉ thập thành phải biết.Làm ra tiền mà lại.- Tiền nhiều của lắm mà như thế thì cũng chẳng ra gì đâu. Còn rồi đấy ông xem. Vợ con khốn nạn hết.- Nghe nói bố mày còn dính với con mẹ nào ở trên phố gần bờ Hồ nữa chứ. Mấy chục năm chứ có phải chốc lát đâu. Thế mà vợ con ông ấy chịu được thì tôi cũng phục đấy- Thôi, mặc xác ngưòi ta. Đi đi. Chuyện thiên hạ biết thế thôi. Nhỡ một cái thì… Bà Vân tự nhiên thấy nhói đau như có con gì giơ cái càng vừa cứng vừa nhọn đâm thẳng vào phía trong nơi trái tim bà đang đập thành tiếng thình thịch