hưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều mang bộ sách Quốc Ngữ mới vừa biên soạn cẩn thận, gần như kể về những truyện thời Đông Chu Liệt Quốc và Kinh Dịch cho chúa Nguyễn Phúc Tần xem qua. Gần như, ông ta hàm ý muốn nói mọi chuyện khuyên răn chúa đều từ trong sách vở mà ra, chứ mình không phải là người đặt điều. Chúa Nguyễn Phúc Tần chìu theo ông ta, đọc lại câu chuyện về Ngô Thừa Sai và Việt Vương Câu Tiễn cống nạp Tây Thi. Lúc này, chúa mới nhận thấy có những việc gần na ná nhau giữa thời xa xưa và thời của mình. Thị Thừa sống bên kia sông Gianh, nàng chịu làm gián điệp cho quân Trịnh ắt không còn chuyện gì mà không biết. Còn về việc Tây Thi có tình cảm riêng tư với Phạm Lãi làm chúa cũng thấy na ná giống với Đào Thừa và Nguyễn Hữu Cảnh. Tình yêu của con người hình như là có thật, chúa biết Thị Thừa vẫn không quên Cai cơ và vẫn thường hay nhắc đến tên người mình yêu.
Bấy lâu nay, chúa gần như quên mất việc Cai Cơ không về chầu. Có lẽ, phần nào đó giận hờn việc Đào Thừa tiến cung. Chúa cảm thấy việc tiến cung là do nhà Nguyễn Hữu Dật mong muốn, còn mình đâu có ép uổng việc đó. Thế rồi, chúa nguyễn Phúc Tần muốn cách gì đó giảng hòa, chi bằng ra chiếu chỉ cho Cai cơ về chầu để thăm dò việc tình cảm của hai người.
Khi người thân tín phi ngựa mang chiếu chỉ ra biên ải, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều ái ngại:
-  Kính chúa! Bấy lâu nay thần ái ngại việc về chầu của Cai Cơ. Nay chúa ban lệnh cho Cai Cơ Nguyễn Hữu Cảnh về chầu có phải như mang cọp vào chầu, đâu thể nào đoán biết trước được con hổ ấy hiền hay hung tợn. Vả lại, chúa là người tối thượng, đường hoàng trên ngôi bệ không lẽ một cung nữ bình thường như Thị thừa chúa không quyết định được...Mong chúa suy xét, phải ra tay giết Thị thừa trước, tránh xảy ra những việc không hay ho nào đó.
-  Ta muốn cho hai người nhìn lại nhau, xem xét họ có còn yêu thương nhau nữa không? Giờ ta nghĩ lại, việc Thị thừa tiến cung gây ra bao nhiêu chuyện phiền toái, lại làm cho Cai Cơ đau khổ vô cùng. Ta muốn cho họ gặp lại hoặc cho họ cơ may nào đó.
-  Kính mong bệ hạ suy xét lại. Dù sao, cung tần mỹ nữ của chúa thượng không ai được đụng đến. Nếu như không muốn dùng nữa, họ phải chết...
Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp tay ra sau, không muốn nghe thêm lời nào nữa. Nhưng Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều dập đầu xuống đất, khư khư là phải hàng động mau chóng trước khi Nguyễn Hữu Cảnh về cung. Đằng nào chúa cũng không dùng nàng nữa, tại sao mình phải thêm trò cho thêm phiền toái.
Chưởng Dinh cứ dập đầu, còn chúa thì khó nghĩ ngợi. Chúa Nguyễn Phúc Tần gật đầu, rồi cho ông ta lui ra. Thế rồi, ngay ngày hôm đó. Chúa nhờ Đào Thừa mang tấm áo ngự bào trong có giấu một bức thư, gởi cho Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều giao toàn quyền định đoạt cho ông ta.  
Thoạt nhìn Đào Thừa quá xinh đẹp, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều cũng nao nao trong lòng. Sau khi đọc bức thư giấu trong vải áo ngự bào, đọc thấy những nỗi lòng băn khoăn của chúa. Ông ta cũng cảm thấy khó khăn trong việc định đoạt phận số của nàng, và có ý như muốn hòa hoãn, làm sao nàng phải là người phục vụ mình một lần đã. Ông ta phũ đầu:
-  Ngươi là một người con gái đẹp! Thế rồi ngươi có biết làm mê hoặc chúa, là làm tội tình mấy bà phi không?
-  Chưởng dinh nói gì thiếp không rõ...Khi thiếp được tiến cung, thiếp chỉ biết làm sao cho chúa công vui nhất mà thôi.
-  Đó là một tội lớn mà ngươi cố tình đấy...
-  Thiếp chỉ biết được là mình đẹp, người ta ngắm nhìn thiếp và người ta mê hoặc. Mọi người ai cũng muốn làm cho người khác vui hơn, thiếp chỉ biết có vậy. Chúa thượng cũng muốn vậy, ý của chúa thượng là ý muốn tối thượng. Thiếp biết làm sao bây giờ.
Rõ ràng Thị Thừa thơ ngây đến đáng tội, nàng không biết gì về sự chiếm dụng. Đôi khi người ta muốn có người con gái đẹp bên mình, nhưng vì những ràng buộc nào đó người ta không thể thực hiện, tức thì rất dễ bị lên án.
Tiếng nói nhỏ nhẹ của Thị Thừa như cào cấu vào sự thèm khát của Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta cũng ham muốn được nàng hầu hạ một lần, một chút loáng thoáng trong đầu, rằng như lời lẽ của chúa trong tâm thư cho ông ta toàn quyền quyết định. Nguyễn Cửu Kiều lần lựa một lúc rồi quyết định trước lúc thuốc độc nàng, thì tại sao mình không một lần thưởng hoa.
Thị Thừa đang dần đến cái chết thê thảm mà còn bị nhơ nhuốc nữa, nàng đâu biết rằng thái độ nhẹ nhàng của Chưởng Dinh là những lời bóng gió có ý hãm hại tiết hạnh, mà còn là lời tuyên bố sớm kết thúc một mạng người. Ông ta cho những người hầu ra ngoài, bất chợt choàng lấy Thị Thừa và thỏ thẻ vào tai nàng những lời dụ dỗ:
-  Ngươi có biết là ta can gián chúa thượng đừng giết ngươi không? Ta cũng mê đắm ngươi vô cùng, nhưng phận ta làm sao được đụng chạm tới người của chúa công được...
-  Chưởng dinh nói sao vậy? Thần thiếp được dạy giữ gìn tiết hạnh với chúa công rồi, không thể được...
Thị Thừa giãy nảy, rồi thoát ra được khỏi tay Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta sửa lại mủ mão, rồi nghiêm khắc:
- Ngươi đâu biết là ta có thể định đoạt số phận của ngươi rồi, ta là người bày kế nói ngươi là gián điệp của quân Trịnh đấy. Chúa thượng rất tin ta, ngươi phải chết chứ đừng có mà giữ gìn tiết hạnh...
- Tại sao Chưởng dinh m;'>
-  Mấy người đó mò tìm kiếm con.
-  Mấy người tìm kiếm gì mô?- Bà vợ họ Đào cũng hỏi.
-  Cậu Cảnh...
-  Cậu Cảnh đứng trên này đây, tìm chi rứa...
Bấy giờ mấy người kia mới dừng tay, ngước lên thấy Cảnh cũng còn tò mò không biết họ tìm gì hăng hái thế. Mọi người cười ngất ngây, lên bờ mà còn ôm bụng cười.
-  Chỉ vì cậu Cảnh đen thui thủi không dễ nhìn thấy...
-  Cái con bé Thừa này, chơi cắc cớ...
-  Không chơi cắc cớ...Chỉ tại chúng ta không chịu hỏi kỹ. Cái tay nó chỉ cong xuống hồ, chứ ý nó thì nói là sau cái dây trầu.
Hai người lính vừa có ý mừng, vừa có ý tủi hổ. Nhìn con bé Thừa xinh xắn phán cho một câu.
-  Hoạ vô đơn chí là ngươi đó nghe chưa?
Hai tên lính cố tình “lùa” mấy anh em Nguyễn Hữu về doanh trại. Trời cũng đã ngã xuống núi, cuộc chơi của mấy đứa nhỏ cũng dừng lại. Hai bên ngoắc tay hẹn hò mai chơi tiếp, Cảnh cũng liếc Thừa vì hai đứa để cho người lớn một vố vui ghê: “Ai biểu mấy đứa lớn không cho mình chơi chung”. Tạm biệt cô gái nhỏ xinh xoắn, còn mình là cục than đen được mẹ dắt tay về.
Chuyện ấy chưa đến độ nghiêm trọng, nhưng trách nhiệm hai tên lính không phải là không có. Chúng bị quở trách, rồi buồn rầu xin sang phục dịch ở cánh quân Nguyễn Hữu Tiến. Đó là người vị kỷ, hay ưa dèm pha. Bởi vì Chúa Nguyễn Phúc Tần luôn luôn thương yêu Nguyễn Hữu Dật nên lúc nào cũng có ý ganh tỵ.
-  Ta biết Nguyễn Hữu Dật có ý đưa vợ con ra Đàng ngoài, quê ở Thanh Hoá thì tìm cách về lại đất Thanh hoá đó thôi.
Trước đây năm 1650, Nguyễn Hữu Dật có lần bị chúa Nguyễn bắt nhốt. Nguyễn Hữu Dật định dùng kế trá hàng chúa Trịnh, viết thư hẹn về hàng Bắc hà. Tôn Thất Tráng liền tâu chúa Nguyễn rằng ông muốn theo chúa Trịnh. Chúa Nguyễn Phúc Tần liền bắt giam. Trong ngục, ông viết tập thơ ‘‘Hoa Văn cáo thị’’, tỏ nỗi oan khuất. Chúa Nguyễn lại tha ông ra, sai làm tướng đánh ra Nghệ An.
Nguyễn Hữu Tiến người thẳng thắng, một lòng trung thành với triều Nguyễn. Cho nên ông có phần nào đó nghi kỵ Nguyễn Hữu Dật cũng đúng, lại thêm Nguyễn Hữu Dật được lòng chúa Thượng nên có dịp là hay dèm pha: Ý đồ của Nguyễn Hữu Dật là mong muốn con cái ra chiến trường càng sớm càng tốt, trong khi đó thì bị nghi kỵ có ý theo quân Trịnh.


Chương VI - VII

     húa Nguyễn Phúc Tần là con thứ của chúa Nguyễn Phúc Lan, được phong làm Thái phó Dũng lễ hầu. Thời trai trẻ đã có những chiến công hiển hách, vây đánh ba chiến thuyền Hà Lan được Đàng Ngoài hậu thuẫn- Lúc ấy là năm 1643, - Không đợi lệnh và gan dạ xông pha và phá tan tàu chiến của người Hà Lan. Chúa Nguyễn Phúc Lan khen ngợi: "Tiên quân ta từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta không lo gì nữa", rồi phong cho Nguyễn Phúc Tần làm người kế vị thay cho con trai trưởng.  
Đến nay chúa cũng ít nhiều vài lần thân chinh ra chiến trường và lần này tự chúa Nguyễn ra tiếp ứng kịp lúc.
Quân Trịnh mệt mõi vì không phá nổi thành lũy, giờ lại thấy viện binh tới nên hết sức chán nản. Trịnh Căn phải rút về Bắc Bố Chính và vài ngày sau cho người sang gặp chúa Nguyễn Phúc Tần thương thuyết điều kiện đình chiến.
-  Lần này không phải là tư thù truyền kiếp, mà vì ta đã có một mỹ nữ vốn sắp tiến cung. Nhưng người con gái đó đã trốn sang nhà tên Nguyễn Hữu Dật, nếu chịu đem nộp nàng thì Chúa công ta sẽ cho lệnh lui binh.
Chúa Nguyễn Phúc Tần nghi ngại kế ly gián, hòng muốn chia rẽ Nguyễn Hữu Dật với chúa, nên tỏ vẻ không ưng thuận.
-  Nếu cho là vì bên ta chiếm mất người con gái đẹp nào đó, ắt dâng nàng cũng sẽ có cớ khác mà thôi. Chiến tranh là đều do bên Trịnh thân chinh trước, ta ở đây phòng thủ. Nếu như thật lòng muốn ngưng chiến sao còn ra điều khoản.
-  Thưa chúa Nguyễn, quả tình là lần này là vì một giai nhân tuyệt sắc.
-  Chiến tranh liên miên làm đôi bên kiệt quệ, nhiều thế lực bên ngoài đợi cả hai sụp đổ để hòng chiếm đất cát cứ. Chẳng như phía ngoài nhà Mạc vẫn luôn chờ thời cơ đó sao, còn trong Nam ta quân Chiêm Thành vẫn thường hay quấy nhiễu. Chi bằng, hai bên đều thật lòng muốn ngưng chiến, thì hãy ký kết không điều kiện.
Sứ giả trở về trình bày với Chúa Trịnh Tạc như vậy, còn Trịnh Căn suy nghĩ hơn thiệt thì đồng ý.
-  Tư thù giữa hai bên gác lại, ta thấy bên Đàng Trong hiểu rõ nội tình phía ngoài này. Thôi ta hãy chấp nhận đình chiến, việc đòi mỹ nữ cũng chẳng cần chi. Dù sao thì đó cũng chỉ là cái cớ, vả lại chẳng biết nàng ta hiện giờ đang ở đâu.
Chúa Trịnh Tạc đỏng đảnh:
-  Vậy là, người đẹp của ta bỏ lại trong đất Nam sao?
Trịnh Căn khoát tay, chẳng màng gì đến lời của Chúa công mình. Ông ta bao lâu nay tiếm quyền, thành ra chúa chỉ là bù nhìn. Ông ta đã có sẳn kế hoạch dụng Thị Thừa làm nội gián, khi nào cần thiết thì sẽ cho người cha tìm nàng, bày mưu tính kế sau. Từ trước tới nay, Đàng Ngoài hay bị Đàng Trong dụng mưu nội gián. Lần này, ông ta thấy có một thời cơ tiềm tàng...
Trịnh Căn soạn thảo các điều ước đình chiến, rồi cho sứ thần sang gặp Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đọc thấy những điều khoản không có gì vướng mắc, chúa Nguyễn đồng ý ký kết để muôn dân được thái bình. Sông Gianh là nơi chia cắt ranh giới thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, sự chia cắt ấy là khoảng thời gian yên ổn để quân Đàng Ngoài tiêu diệt nhà Mạc. Đàng Trong mở mang bờ cõi về phương Nam.

  VII
Từ thời Lý, nước Đại Việt đã xảy ra chiến tranh với Chiêm Thành và chiếm được vùng đất Bố Chính. Trước là châu nước Chiêm Thành, Chế Củ bị Lý Thường Kiệt bắt sau một tháng truy đuổi. Vua Chiêm chấp nhận dâng Bố Chính sát nhập vào nước Đại Việt. Đến Thời Lê nước Việt mở rộng đến Phú Yên. Bố Chính được chia làm hai châu, Bắc Bố Chính và Nam Bố Chính, sông Gianh là ranh giới của hai châu này (Ngày nay thuộc đất Quảng Bình gồm: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Ninh Hóa).
Sau khi ký kết đình chiến với Đàng Ngoài, mặt trận Nam Bố Chính tạm ổn. Chúa Nguyễn Phúc Tần kéo quân về và thắc mắc hỏi Nguyễn Hữu Dật:
-  Ta nghe nói ở nhà phu nhân ngươi đang giấu một mỹ nữ, có phải chăng?
-  Tâu chúa Thượng!- Nguyễn Hữu Dật cúi đầu- Trước đây lúc tiến chiếm Nghệ An, có biết một nhà họ Đào duy nhất có một đứa con gái. Khi lớn rất xinh đẹp và trốn sang Nam, phu nhân thần cho trú ngụ và dạy dỗ...
-  Ta kéo quân về ngang cơ ngơi tư dinh nhà ngươi, muốn ghé thăm lại cho biết.
Nói xong, chúa Nguyễn Phúc Tần quày quả ngựa đi trước. Nguyễn Hữu Dật lật đật phi theo sau, không kịp cho gia nhân kịp cấp báo cho bà Thiện để chuẩn bị đón tiếp.
Phần bà Thiện nghe tin đình chiến, rất đỗi vui mừng. Hôm Nguyễn Hữu Cảnh vượt vòng quây về xin viện binh, bà nghe ngóng tin tức đứa con trai mình từng chút một. Mấy ngày nay ngóng chờ chồng con về, bà có phần nào lo trước nhà cửa đâu đó tươm tất. Nhất là Đào Thừa được trang điểm đẹp hơn, căn dặn những lời hơn lẽ thiệt để khi cần ăn nói, đối đáp ra nhà con dâu hiền ngoan. Bà thấy đoàn quân cờ xí rợp trời đang tiến thẳng tư dinh nhà Nguyễn Hữu, bà nghĩ chắc phải là tướng quân Nguyễn Hữu Dật rồi.
Một vài gia nhân chạy nhanh vào cấp báo, cho biết là có cả Chúa thượng Nguyễn Phúc Tần ghé thăm nhà. Bà Thiện hết sức là hân hoan, mấy ai là đấng tối cao lại đi ghé nhà tướng sĩ, âu cũng là phước lành.
Khi đoàn tùy giá của  ngấp nghé trước cổng nhà, Phu nhân cho gia đinh lớn nhỏ đều đứng hai hàng nghinh tiếp. Đào Thừa đứng cạnh bà, đẹp lộng lẫy không ai so bì hơn kịp. Nàng rất vui mừng vì tin đình chiến, vì sớm muộn sẽ gặp lại Nguyễn Hữu Cảnh và nhất là dịp để tái hợp hai người chung sống với nhau trăm năm. Đây còn là dịp gặp mặt Chúa Thượng, cho nên nàng rất đỗi có qui cũ. mọi thứ nàng học được, nàng đều khéo léo cân nhắc sao cho nhuần nhuyễn.
Khi Chúa Nguyễn Phúc Tần bước vào hoa viên nhà Nguyễn Hữu, chúa bước đi thoăn thoắt vào trong như nhà mình. Đến trước ngay bà Thiện đợi chúc tụng, Chúa liếc mắt sang Đào Thừa cũng đang quì mọp sát đất. Toàn bộ gia đinh đều cúi mọp, không ai dám nhìn lên lấy một cái. Chúa Nguyễn Phúc Tần đứng như trời trồng một lúc, khi bắt gặp Đào Thừa quá đỗi xinh đẹp, chưa từng gặp ai có sắc vóc hương trời lộng lẫy như nàng. Chúa quá xao xuyến trong lòng, không tịnh tâm được nên quên mất việc cho mọi người bình thân.
-  Các ngươi đứng dậy!- Cuối cùng, chúa cũng phải ban lệnh. Nhưng cố chờ Thị Thừa đứng lên để xem xét toàn diện. Vẻ bẽn lẻn của nàng, rồi ngơ ngác lén nhìn về phía chúa thượng. Thay vì bắt tội khi quân, nhưng nàng được cái nhìn như thôi miên không một cái chớp mắt của vị chúa.
Chúa Nguyễn Phúc Tần là người quyền uy vô hạn, đấng quân vương nào cũng sở hữu những người con gái đẹp tuyệt trần. Thế nhưng, Chúa cũng muốn mình là một vị minh quân, không thể nào để một người con gái xinh đẹp làm mình quên hết cả lễ nghi. Chúa có một chút dao động, rồi vào trong ngồi ghế đã được đặt ở giữa.
-  Đất Nam Bố Chính này khô cằn, cát với biển. Khá khen cho phu nhân ngươi giữ gìn nơi đây xanh tốt.
Nguyễn Hữu Dật đứng cạnh, nghe khen ngợi phu nhân mình rất mừng vui. Ông cúi đầu đa tạ, trình bày từng chuyện cho chúa khỏi thắc mắc:
-  Vùng đất này mưa ít, nắng và gió nhiều. Mỗi khi có mưa thì bỗng chốc biến thành bão táp. Từ khi trấn giữ nơi đây, thần rất hiểu nỗi cơ cực của trăm họ, giờ như là lúc để họ yên vui làm ăn, mong sao nhờ phước đức của chúa thượng. Trời cho mưa thuận gió hòa, chẳng mấy chốc dân tình sẽ khá giả. Ơn đức của bệ hạ, thần dân không thể nào quên...
-  Ngươi mới gọi ta là Bệ hạ đó ư?
Nguyễn Hữu Dật vội vàng quì mộp, vì như cố tình nhưng cũng khéo léo xin tội. Chúa Nguyễn Phúc Tần vẻ thích thú, nhưng phải phép:
-  Ta đây vẫn tôn thờ vua Lê...Nhưng mấy khi ngươi là công thần ta chẳng khắt khe bắt tội...
Biết là chúa "khiêm nhường" để mua chuộc bá tánh, nhưng làm vua thì ai không mong mỏi. Nguyễn Hữu Dật tuy dập đầu chịu tội, nhưng tướng công cũng biết cách lấy lòng. Ông còn mấy đứa con chưa có chức tước nào rõ ràng, nên rất muốn chúa thượng phong cho mỗi đứa một nơi.
Đám gia đinh nhà Nguyễn Hữu nháo nhào ở dưới nhà làm tiệc tùng, khi xong đâu đó rồi thì bày biện lên căn chính diện để thiết đãi chúa. Thoạt đầu, mấy tên lính theo hầu hạ cầm quạt hai bên. Một lúc sau, chúa viết vội mấy chữ đưa cho tướng công Nguyễn hữu Dật ngồi bàn dưới, được chúa ban thưởng ly rượu.
Nguyễn Hữu Dật đọc loáng qua, rồi đưa ly rượu lên chúc tụng. Sau khi uống xong, ông cho người thân cận xuống nhà nói cho bà Thiện nghe ý chúa thượng của mình. Đào Thừa được thay xiêm y rất là mượt mà, nhanh chóng đến bên rót rượu, rồi phe phẩy chiếc quạt mà không dám mơ tưởng nào. Nàng không ngờ, lần này mình có dịp đứng sát bên quân vương đến như vậy. Những gì mình đã được bà Thiện dạy bảo, nàng cố gắng không để cho bà phu nhân phật lòng. Nàng thuần thạo từng cách mời rượu, từng sự uyển chuyển là cố tạo sự thoải mái cho những người ở sa trường về nghỉ ngơi. Nàng cũng muốn mình làm vậy, là để sau này khi đã là người của Nguyễn Hữu Cảnh rồi. Nàng sẽ tự tin mà phục vụ cho chồng...
Chúa Nguyễn Phúc Tần và tướng công Nguyễn Hữu Dật cùng nhau  chén thù chén tạt. Chung qui là họ cũng mừng vui đất nước tạm thời yên ổn, việc chinh chiến sát phạt đã làm cho họ cũng mệt mỏi. Mấy khi mới có dịp cùng nhau ngồi ôn lại những chiến tích mình trong những trận ngoài xa trường. Mấy khi chúa công lại hoan hỉ những thành tích mình có, vì dù sao mình cũng là vua chúa rồi còn ai hơn. Từ lúc truyền lệnh Thị Thừa đứng hầu hạ bên cạnh, chúa Nguyễn Phúc Tần có những lời lẽ phóng đại những trận đánh mà mình tham dự và diễn tả những trận đánh bị vỡ vụn như là trong tay mình toàn là đất mềm và cát vụn. Còn Thị Thừa chẳng mấy khi hiểu được, nàng chỉ mong ngóng có một chuyện bình thường. Đó là sớm lấy được người mình yêu.
-  Tất cả các ngươi hãy uống cùng ta...- Chúa Nguyễn Phúc Tần ban lệnh, rồi đưa chén rượu lên cao. Chúa uống hơn bình thường và liếc mắt ngắm nghía Thị thừa.
Mấy tên quan cấp thấp, thuộc hạ trung thành cũng được ban thưởng vài ly. Chúa Nguyễn Phúc Tần bỗng muốn Thị Thừa múa hát, không ngờ nàng cũng múa ca lảnh lót, đều làm cho vua tôi ai nấy rất hài lòng. Một lúc sau, quá vui nên đấng Chúa sai mèm, uống đến khi gục tại chỗ- Mấy khi được dịp thái bình nên một lần say khước cho đã.
Đào Thừa luýnh huýnh quạt lia quạt lịa, không biết có nên đụng chạm vào long thể- Điều này thì nàng chưa nghe bà Thiện nói đến. Đám tùy tùng cũng quen với việc chúa hay ngã rượu sớm, thà vậy còn hơn uống mãi. Mặc dù biết chúa Nguyễn Phúc Tần là minh quân nhưng khi con người ta say khước thì ai biết chuyện gì xảy ra. Người ta nói: "Gần vua như gần cọp", bỗng chúa bắt ai đó "tự xử". Ngày mai mới tỉnh lại thì mình tiêu đời rồi...Đám tùy tùng cùng nhau khiêng chúa đến nằm trên bộ ván gỗ mun, một vài người lấy khăn lau mặt cho bớt mồ hôi mồ kê, còn mang cả cái chậu để sẵn phòng khi chúa nôn mửa.
Hồn vía lên mây xanh, Thị Thừa lần đầu tiên thấy được mặt Chúa Nguyễn Phúc Tần, nhưng cũng là lần đầu tiên nàng thấy người say rượu quá cở. Nàng được bà Thiện cho ra ngoài thong dong, dạo bước ngoài đồi cát hướng về biển. Nàng rất nhớ đến Nguyễn Hữu Cảnh, mong sao ngày mai nàng được gặp mặt chàng.
Ven biển có những viền cát, gió bụi tung tóe và như xa xa có ai đó đang phi ngựa. Nỗi mong chờ của Thị Thừa như có sự mách bảo từ linh cảm, người phi ngựa càng lúc càng hiện rõ ra. Hắc Hổ lấy dây quất quỳnh quỵch vào chú ngựa mình mới được triều đình cấp cho. Chàng nghe tin đình chiến rất đỗi vui mừng, mấy ngày đã đỡ đau. Chàng xin về Nam Bố Chính để thăm mẹ và nhất là người con gái yêu kiều mà mình yêu dấu.
Gần đến nhà, chàng biết có con đường men theo biển ít vướng cây cối. Ngựa sẽ phi nước đại dồn dập, cùng với tiếng sóng biển mà chàng đã nghe quen từ hồi nhỏ. Chàng cũng mong ngóng một phép thuật, mong sao có người con gái đẹp ra đón chàng. Như vậy mới thỏa lòng mong nhớ, chàng thấy được Thị Thừa đang đứng chờ chàng từ đồi cát và chàng nghe khắng khít vô cùng.
Gió thổi xiêm y của Thị Thừa phần phật, lồ lộ da thịt chắc nịch. Đến nơi, chàng xuống ngựa ngắm nghía nàng như thêu như đốt trong lòng. Nguyễn Hữu Cảnh không giấu được tình cảm của mình, mong gặp nàng để thỏa lòng mong nhớ, sớm tối có nhau. Chàng bỏ ngựa lại, cầm lấy tay nàng hỏi han:
-  Nàng nhớ ta nhiều không?
-  Muội rất nhớ ca ca...đó.
Từng con sóng vỗ về vào bờ, tưởng như đôi trai tài gái sắc sẽ yêu thương hạnh phúc với nhau muôn đời. Khi nàng nghiêng đầu vào vai chàng, thì tự dưng chàng nghe mọi thứ tan chảy trong lòng, nghe như bị thiêu cháy hết cả tim can. Giai nhân đã hớp hồn quân tử, chỉ trừ việc ôm nhau thật chặt thì chàng chưa dám làm mà thôi.   
-  Ca ca xem kìa sóng cứ vỗ vào bờ mãi...
-  Sóng vỗ muôn đời nay, như tình yêu con người mãi mãi vậy...
-  Ca ca nói hay quá, thế ra ca ca có yêu muội không?
Nguyễn Hữu Cảnh muốn thốt lên trời cao một lời thật to là yêu nàng nhất trần gian. Người quân tử không muốn để lộ lòng dạ hướng về sắc giới, nhưng bóng dáng giai nhân hiển hiện quanh quẩn trong lòng không nguôi. Nguyễn Hữu Cảnh thực lòng không thể nào quên được, muốn thú nhận và nói với mẹ mình chấp nhận người con gái ấy sống đời đời kiếp kiếp với mình. Thế nhưng, Hắc hổ cũng là một đấng anh hùng, được sử sách dạy bảo chớ mà lụy giai nhân, nên chàng có phần nào sượng sùng:
-  Theo muội thấy ca ca có yêu muội không?
-  Ca ca hỏi kỳ quá! Muội chỉ muốn hỏi ca ca và ca ca trả lời cho muội nghe à?
"Nghe à!", lời nhỏ nhẹ như xé nát tim người, Nguyễn Hữu Cảnh ghi nhận vào tim can tiếng nói nhỏ nhẹ ấy. Hai người chạy nhảy đùa vui trên con con sóng, không hay ở trên đồi cát chúa Nguyễn Phúc Tần giờ đã tỉnh rượu, đứng trông họ đùa vui. Ba quân tướng sĩ cũng cầm cờ xí giăng hàng ngang, gió thổi cát trắng bay túa lên một vùng.
Mãi vui nên khi nhìn lên, Nguyễn Hữu Cảnh nhận ra chúa Nguyễn Phúc Tần đang đứng trên đồi cao. Chàng kinh hãi chạy nhanh lên đó, rồi cúi mộp làm lễ yết kiến.
-  Thần muôn tội, về đến nhà không vào chầu chúa ngay là phải vui đùa với mỹ nữ. Thần xin muôn lần chết...
-  Ngươi hãy đứng lên đi. Vết thương trên vai ngươi đã lành lặn chưa?
-  Kính chúa! Thần đã hồi phục. Nay nghe tin thái bình, thần muốn về nhà thăm mẹ hiền.
-  Vậy ra ngươi ở Thuận hóa mới ra đó sao, phải chi ngươi đến sớm hơn một chút là cùng ta yến tiệc.
-  Đạ tạ chúa thượng. Bởi vì lang y khuyên răng không tửu không sắc giới, thần cố không cãi lời được ạ!
-  Tốt!  Nay ta phải nhanh về Thành nội. Ta đã căn dặn cha ngươi mau chóng sớm mai vào chầu để ta phong chức tước, các ngươi nhớ mà y lời ta dặn.
Chúa Nguyễn Phúc Tần nói xong, hướng nhìn xuống biển thấy Thị Thừa vẫn quì gối trên đụn cát. Chúa muốn xuống đó đem nàng lên ngay, nhưng ái ngại nhiều người xem thường. Ra chiều không mấy quan tâm, kéo đoàn tùy tùng nhanh về cung.