Ngày tháng như vậy trôi qua tình cảm của Hùng và Anô càng lúc càng tự nhiên. Thỉnh thoảng rồi gần như thường xuyên... Anô đã ngồi cùng bàn ăn với Hùng. Bắt đầu làm một số việc không có liên hệ gì đến bổn phận. Chẳng hạn như: vá quần áo, may áo gối... Có nhiều lúc đã đến giờ phải về Anô lại ở nén lại, chuyện vãn... Có hôm Anô ở lại thật khuya. Dưới ngọn đèn dầu, trong lúc Hùng tập trung ý nghĩ vào chuyện sửa bài, thì Anô chỉ lặng lẻ ngồi bên cạnh, phụ may lại cái nút áo bị sút chỉ, hay sắp xếp các quyển sách cho ngay ngắn. Nhiều lúc đang sửa bài, Hùng nhìn lên bắt gặp cái mái tóc buông thả, cái đôi tay trần bánh mật tròn lẳn. Cái bộ ngực no đầy núp sau lớp vải thô... Hùng cũng thấy động lòng. Mơ nghĩ đến cảnh một gia đình hạnh phúc. Nhưng rồi, Hùng cố xua nhanh. Hạnh phúc không phải ở chỗ này... Hùng hay bị phân tâm sau cái nhìn đó. Có lúc Anô cũng nhìn lên bắt gặp và một nụ cười thẹn thùng của kẻ bị nhìn trộm với lời ấp úng.- Thầy... thầy đang nhìn gì đấy?Hùng chỉ cười và Anô cười. Họ cứ nhìn nhau cười như vậy thiệt lâu. Để rồi sau đấy, Hùng mới sực nhớ lại công việc làm đang bỏ dở, chàng vội vã quay lại với công việc và Anô lại cúi xuống tiếp tục chuyện may vá. Cứ như vậy thời gian trôi nhanh. Cảnh sống ở vùng núi êm ả. Đối với những người dân thành phố như Hùng, thì mặc dù có chán chê cảnh sống ồn ào đô thị. Ở đây một thời gian dài vẫn thấy ngán ngẫm. Ông hiệu trưởng trường đã mọc rễ ở đây. Ông đã lập gia đình và có hai con nhỏ. Dân địa phương rất quý trọng ông. Không những chỉ có thầy hiệu trưởng và với những giáo viên ở vùng xuôi khác lên đây. Dân địa phương đều một mực trọng vọng xem như những người giai cấp cao. Gặp ở đâu cúi sát đầu chào ở đó. Rõ ràng giữa giáo viên và dân làng đã có một khoảng cách. Chỉ có giữa Hùng và Anô khoảng cách một ngày lại một thu hẹp.Một buổi tối, sửa xong xấp bài, Hùng thấy đầu khá căng. Vừa nhìn lên đã bắt gặp cái nhìn của Anô, Hùng làm Anô thẹn thùng quay mặt đi như lẩn tránh. Hùng hỏi:- Anô có xuống thành phố bao giờ chưa?Anô lắc đầu chứ không lên tiếng.- Thế còn người nhà của cổ Hùng hỏi tiếp.Anô ngập ngừng một chút nói:- Cha em có xuống đấy một lần.- Cha cô à? Hùng nhắc lại.- Vâng, cũng lâu lắm rồi, lúc đó cha mang sừng nai, xương khỉ xuống núi bán, nhưng lúc trở về chỉ có tay không. Cha đã tỏ ra hết sức giận dữ.- Tại sao vậy? Hùng hỏi có vẻ ngạc nhiên.- Cũng không biết, chỉ thấy là từ đó về sau cha không thèm xuống núi nữa. Người bảo bọn người miền xuôi rất xấu. Chúng chỉ là một lũ người lường gạt.Hùng yên lặng thật lâu rồi hỏi:- Thế còn Anộ Anô có muốn xuống núi không?Anô không trả lời. Nàng yên lặng suy nghĩ thật lâu rồi lắc đầu.- Không. Xuống núi để làm gì chứ? Anô nói - Người ở dưới xuôi họ rất thông minh... Mình dễ bị họ ăn hiếp... Tốt nhất là ở lại trên núi, sống với những người giống như mình sướng hơn.Anô nói một cách thật thà, không một oán trách và rất an phận. Mặc dù cha của Anô đã từng là nạn nhân của bọn lưu manh, lường gạt ở thành phố. Bất giác nhìn Anô, Hùng chợt có cái so sánh với những đóa hoa Bồ Công Anh mọc hoang bên bờ suối. Cái đẹp mộc mạc tự nó tỏa hương. Cái đẹp chỉ có thể có ở vị trí tự nhiên, chứ không thể trưng bày giữa phòng khách sang trọng.Rồi mùa đông đến. Mùa đông trên núi cao thường đến sớm hơn ở miền xuôi. Ngay từ tháng mười hai, thời tiết đã trở lạnh. Bầu trời âm u cả một buổi sáng phải mặc áo len mới không thấy rét. Vậy mà Anô vẫn chiếc áo cánh ngắn tay chân trần. Sáng sớm đã mang áo quần dơ của Hùng ra suối giặt, cô nàng không có một chút nào lá rét. Thỉnh thoảng vừa giặt lại vừa hát. Một bài hát với âm điệu trữ tình bằng tiếng dân tộc. Hùng không hiểu nhưng cũng thấy âm điệu thật haỵ Sau đó tò mò hỏi Anô mới thẹn thùng dịch lại cho chàng nghe thiệt ra bài hát như thế này:"Hỡi chàng trai xa la.Anh đến đây làm gìĐể tim em rung độngĐể mây trời ngẩn ngơHỡi chàng trai xa la.Ở lại đừng đi nhéBướm vàng sẽ nhởn nhơRừng cây xanh xanh mãi"Giọng hát của Anô âm thổ, nghe cũng thật lôi cuốn - Lúc đầu Hùng chỉ đứng xa xa nhìn, rồi lắng nghe. Sau mới mon men đến gần, nhiều lúc Anô đang hát chợt ngẩng lên, nhìn Hùng như trêu:- Thầy đang làm gì đấy?Hùng vội quay vào nhà. Tiếng hát vẫn vang vang bên tai. Một khung cảnh êm ả mà Hùng hằng tìm kiếm. Nhưng rồi những ngày nghỉ cuối năm đến. Như một tập quán. Những ngày đầu năm phải có mặt ở gia đình để đoàn tụ. Thế là Hùng quay về thành phố. Về đến nhà. Cái khoảng cách mấy tháng xa nhà, tình thương của mẹ cha và các chị vây kín Hùng. Hạnh phúc đầy ấp. Hùng được mẹ nắm chặt đôi tay ngẩn ra mà nắm. Người mẹ như muốn tìm trên Hùng một sự thay đổi nào đó. Chảng có gì khác ngoài cái đen hơn, bắp thịt như rắn chắc hơn. Cha có vẻ hài lòng về cái khỏe mạnh của Hùng, nhưng người vẫn nhìn chàng một cách tư lự như muốn khám phá những sâu kín trong nội tâm chàng. Cái gì đã giữ chặt được Hùng trên vùng rừng núi hoang vu.Hùng ở lại thành phố ba tuần lễ. Trong ba tuần lễ đó có nhiều thứ đã xảy ra. Người chị lớn sẽ lấy chồng sau cái Tết âm lịch, còn chị kế thì đang chuẩn bị thủ tục để đi du học nước ngòai. Cuối cùng chỉ còn chị thứ ba ở nhà. Nhưng dù gì thì chị ấy cũng là gái. Nên chị Tư đã cố gắng thuyết phục Hùng.- Hùng này, cha mẹ chúng mình chỉ có cậu là con trai, mọi hy vọng của người đều đặt vào cậu. Đã tốt nghiệp đại học, cậu cũng nên tiếp tục du học để nối nghiệp cha, chứ không lẻ bỏ dở nữa chừng thế này, vừa không có tương lai vừa không có việc làm tốt. Chị biết cha mẹ rất buồn nhưng không nói đấy thôi. Mà ở cái chốn rừng rú kia có gì hấp dẫn mà em cứ ở mãi trên đấy vậy chứ? Sống ở đây vừa đầy đủ tiện nghi lại vừa có người lo lắng chu tất, như vậy không sướng hơn sao? Ở lại đi. Ở trên đấy lương bổng cũng chỉ có vài chục ngàn bạc, chỉ hơn đây có mấy ngàn đồng mà lại còn ma thiêng nước độc... Chị Tư cố hết sức để thuyết phục, nhưng Hùng cũng chỉ cười. Chẳng ai hiểu được Hùng. Sự sống nào cũng chỉ là hưởng thụ vật chất? Mà nó còn cái gì thuộc về tâm linh. Chỉ cần ta thấy thích là được. Không phải là Hùng không hiểu nỗi khổ tâm của cha mẹ, sự thất vọng của các chị nhưng Hùng vẫn không thể bỏ được cái tình cảm dành cho vùng núi cao. Mấy chị của Hùng đã tìm mọi cách để kéo Hùng ở lại nhưng không thành công. Suốt mấy tuần ở thành phố họ hết kéo Hùng đi bát phố, đến quán cà phê đi khiêu vũ dạ hội. Họ lại đưa những cô bạn gái đẹp đến. Gần như bữa nào Hùng cũng bận rộn, rồi phim ảnh những buổi hòa nhạc... Nhưng tất cả những thứ đó lại chỉ khiến cho thần kinh của Hùng căng thẳng hơn. Phần lớn những cô gái ở thành phố thích lòe lẹt phấn son, thích được nuông chiều, mà cái đó thì Hùng lại không có kiên nhẫn. Thế là mỗi đêm, khi mọi thứ lắng xuống Hùng nằm giữa cái thanh vắng của đêm, chợt thấy tiếc nuối nhớ nhung những ngày trên núi. Cái ngôi nhà tranh nhỏ, tuy đơn sơ nhưng thật tuyệt vời, rồi những bụi Bồ Công Anh và hoa dại màu tím ở trên núi. Hùng cũng không thể dối lòng về chuyện nhớ đến Anô