Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
Chương VII
NAPOLÉON VUI VẺ

Hoàng đế đang ốm lại có chỗ đau trong người nên ngồi ngựa hơi khó chịu, nhưng chưa bao giờ người lại vui vẻ như cái hôm 18 tháng 6 năm 1815 ấy. Từ sớm hôm ấy người không lạnh lùng khó hiểu nữa, mà lại hay mỉm cười. Cái tâm hồn sâu sắc ấy như bọc vỏ cẩm thạch. Nhưng hôm đó tâm hồn ấy chẳng đắn đo gì, rạng rỡ hẳn ra. Té ra con người trước kia ở Austelít thì âm thầm, nay ở Oateclô lại vui vẻ. Những con người vĩ đại trời sinh trời phú cho những sứ mạng lớn lao, thường hay có những việc làm ngược đời như vậy. Những vui mừng của chúng ta mơ hồ như bóng tối. Chỉ có Chúa mới có được nụ cười tối hậu.
Binh lính thời La Mã nói Xêda cười, Pôngpê khóc (Nguyên văn Latinh: Ridet Cocsar, Pompeius flebit). Nhưng Pôngpê lần này chưa phải đã khóc, mà Xêda thì chắc chắn đã cười. Đêm hôm trước, hồi một giờ sáng, mặc dù mưa gió dữ dội, người đã cùng Béctơlăng đi thăm dò các quả đồi gần Rốtxôm. Nhìn thấy đèn đóm trong trại quân Anh thắp sáng một dãy dài phía chân trời, từ Phơrítsơmông đến Bơren Lalơ, người thấy yên lòng và có cảm tưởng là cái số mệnh mà người hẹn ngày đến trên cánh đồng Oateclô này, đã đúng hẹn. Người đã dừng ngựa đứng im một lát, nhìn trời nhìn mây, rồi bỗng nhiên người ta nghe con người của định mệnh ấy thốt lên trong đêm tối một câu nói bí ẩn: “Chúng ta đồng ý với nhau”. Không, người đã lầm. Số mệnh không đồng ý với người nữa đâu.
Đêm ấy người không chợp mắt tí nào. Mỗi phút qua đều như đánh dấu bằng một nỗi vui mừng. Người đã đi qua suốt hàng cận vệ, chốc chốc lại dừng lại trò chuyện với những người lính gác. Đến hai giờ rưỡi đêm, khi đến gần khu rừng Hugômông, nghe có tiếng một đoàn quân đang đi, trong chốc lát người đã tưởng là Oenlinhtơn rút lui. Người nói với Béctơlăng: “Hậu vệ chúng nó đang vận động để chuồn. Ta sẽ bắt gọn lũ sáu nghìn vừa đáp bến Ôtxtăng đó”. Người nói chuyện cởi mở, hồ hởi như hồi đổ bộ ngày mồng một tháng ba. Hồi ấy thấy một người nông dân ở vịnh Giuyvăng nhiệt liệt đón mừng, người đưa tay chỉ cho đại nguyên soái và nói to: “Kia kìa, Béctơlăng, viện binh đó rồi!” Ngay đêm 17 rạng 18 tháng Sáu ấy, người cũng chế giễu Oenlinhtơn: “Phải cho cái chú Anh-cát-lợi bé nhỏ này một bài học!” Người cứ nói chuyện mà ngoài trời mưa càng to, sấm chớp càng dữ.
Đến ba giờ rưỡi sáng, cái ảo tưởng quân địch rút không còn nữa: nhiều sĩ quan phái đi trinh sát trở về báo là bên chúng chẳng động tĩnh gì cả. Tất cả đều im lìm, lửa trong các trại chẳng chỗ nào tắt. Quân địch đang ngủ. Mặt đất im lặng hoàn toàn, chỉ trên trời là ầm ĩ. Bốn giờ, lính canh dẫn đến trước mặt người một nông nô. Người này đã dẫn đường cho một lữ đoàn địch, chắc là lữ đoàn Vayviên, đến bố trí ở làng Ohanh, bên cực tả. Năm giờ, hai lính Bỉ đào ngũ đưa tin là họ vừa trốn khỏi trung đoàn họ và quân Anh đang sẵn sàng chờ đánh nhau. Người nói to: - Càng tốt, ta thích quật chúng hơn là đẩy chúng rút lui.
Sáng hôm sau, người dừng lại ở bãi cỏ chỗ khúc ngoặt của Pơlăngxơnoa. Người rời lưng ngựa, bước xuống bùn, gọi lính lôi từ nhà trại Rốtxôm ra một cái bàn nấu bếp và một cái ghế cục mịch, rải một bó rơm làm thảm rồi đặt lên đó. Người ngồi xuống, mở bản đồ chiến trường ra trải lên bàn rồi vui vẻ bảo Xu: Đẹp nhé! Như một bàn cờ!
Đêm qua mưa, đoàn xe quân lương ì ạch mãi trong các ngả đường lầy lội, đến sáng vẫn chưa tới kịp. Quân lính suốt đêm bị mưa ướt, không ngủ được, lại phải nhịn đói. Thế mà người vẫn nói với Nê một cách vui vẻ, nhẹ nhàng: Trăm phần chúng ta cầm chắc trong tay chín mươi rồi. Tám giờ, cơm sáng dọn ra. Người mời nhiều vị tướng quân cùng ăn. Vừa ăn, có người kể rằng đêm hôm kia, Oenlinhtơn có mặt ở dạ hội khiêu vũ tại nhà bà công tước Ríchmông ở Bơruxen. Xu, vị tướng quân khắc khổ, có nét mặt của một ông giám mục, nghe thế, liền nói: “Hôm nay mới thật là khiêu vũ đây!” Nê tiếp: “Oenlinhtơn có dại gì mà chờ bệ hạ!” Người liền chế Nê về câu ấy, đó cũng là thói quen của người. Phơlơri bảo với Sabulông: Ông ấy đùa luôn miệng. Guốcgô nói: Căn bản ông ấy tính tình vui vẻ. Còn Bengiamanh Côngxtăng nói: Ông ấy đùa nhiều nhưng có phần kỳ quặc hơn là hóm hỉnh. Những phút vui đùa của các bậc anh hùng, kể ra cũng đáng nhấn mạnh một tí. Chính người đã từng gọi ưu binh của mình là “dân hay cáu”, rồi xách tai, kéo râu họ. Và chính mồm họ lại có kẻ nói: Ngài chỉ nghịch thôi! Trong chuyến đi bí mật từ đảo Enbơ về đất Pháp, ngày 27 tháng 2, đương giữa bể khơi, chiếc thuyền buồm Vô định chở giấu Napoleon gặp phải chiến hạm Thanh phong của hải quân Pháp. Chiếc Thanh phong hỏi chiếc Vô định tin tức về Napoleon. Bấy giờ người đang đội mũ có băng nửa trắng nửa đỏ lốm đốm những hình ong (Phù hiệu quân đội và hải quân Hoàng gia Pháp) theo kiểu người đã nhận dùng lúc ở đảo Enbơ. Người liền vừa cười vừa chụp lấy ống loa, tự mình trả lời: “Hoàng đế mạnh khỏe”. Đùa được như thế kể phải quen với mọi biến cố lắm lắm. Bữa ăn sáng ở Oateclô hôm ấy, người đã có nhiều trận cười như vậy. Ăn xong, người trầm ngâm mười lăm phút. Sau đó hai vị tướng quân đến ngồi trên bó rơm, người đọc cho họ chép lệnh ra quân.
Đến chín giờ thì đạo quân Pháp chuyển mình ra trận. Toàn quân triển khai thành năm cánh, các sư đoàn dàn thành hai hàng, pháo binh xen giữa các lữ đoàn, quân nhạc đi trước, cử điệu xuất quân, trống rung, kèn thổi. Một rừng mũ mãng, gươm giáo lấp kín cả chân trời. Thật là một cảnh tượng mãnh liệt, vui tươi, hùng vĩ. Lúc ấy, hoàng đế xúc động, reo đến hai lần:
- Tuyệt đẹp! Tuyệt đẹp!
Thực là khó tin nhưng chỉ từ chín giờ đến mười rưỡi là toàn bộ đội quân đã chiếm lĩnh trận địa, chia làm sáu tuyến, hình thành, theo lời của chính hoàng đế, “sáu chữ V”. Cùng lúc, người ra lệnh rút từ hàng ngũ của Đ’éclông, Rây và Lôbô ba khẩu đội pháo gồm hai mươi bốn khẩu, để mở màn trận đánh bằng cách giã vào Mông Xanh Giăng, chỗ các đường đi Niven và Giơnáp gặp nhau. Mấy phút sau khi hàng trận bày xong, trong cái không khí im lìm nặng trĩu trước trận đánh cũng như trước một cơn dông, khi nhìn thấy các khẩu đội pháo kéo qua, ngưỡi vỗ vào vai Haxô và nói: Hai mươi bốn cô gái đẹp đó, tướng quân ạ.
Đại đội công binh của đạo quân thứ nhất được người chỉ định sẽ chết tại Mông Xanh Giăng một khi chiếm được làng, đang diễu qua trước mặt. Người nhìn họ mỉm cười khuyến khích vì trong bụng người cầm chắc sẽ thắng. Tâm hồn người lúc bấy giờ hoàn toàn thanh thản chỉ có một lần, người buông một lời thương hại kiêu kỳ. Đó là khi thấy bên cánh trái, ở chỗ ngày nay còn một ngôi mồ to tướng, đoàn kỵ binh Êcốt nổi tiếng, quân phục mầu xám, người ngựa to khỏe, đội ngũ dày đặc, người thốt lên: Thật phí quá!
Sau đó người lên ngựa, đến trước Rốtxôm, chọn một chỗ đứng quan sát. Đó là chỗ thứ hai người đứng trong trận này, một mô đất cỏ hẹp bên phải đường đi từ Giơnáp đến Bơruxen. Vào bảy giờ tối, người dời đến chỗ thứ ba, giữa Benlaliăng và He Xanh. Chỗ này đáng sợ quá. Nó là một mô đất khá cao, nay hãy còn đó. Đằng sau là đoàn vệ binh tập trung trên sườn dốc. Chung quanh mô đất, đạn pháo nhảy thia lia từ mặt đường đến tận chỗ người đứng. Trên đầu người đạn to đạn nhỏ vèo vèo như hồi ở Bơriên. Về sau, người ta nhặt được ngay dưới chân ngựa của người, nhiều quả đạn đại bác đã gỉ, những thanh gươm và mảnh đạn cách đây mấy năm chẳng còn hình thù gì nữa và gỉ ăn gần hết.
Người ta còn đào được một quả tạc đạn 60 ly, thuốc nổ còn nguyên, nhưng ngòi đã bị gãy sát vỏ. Chính ở trạm thứ ba này, trông thấy người nông dân dẫn đường Lacốt, vì có thể gây trở ngại nên bị trói ngồi sau lưng một kỵ binh, cứ hoảng hốt quay mặt mỗi lần đạn nổ và cố sức nấp vào lưng kỵ binh này, người đã mắng: “Đồ ngu! Xấu hổ chửa! Khéo không rồi lại bị bắn chết từ phía lưng giờ!” Tự tay kẻ viết sách này cũng đã tìm thấy ở sườn dốc của một mô đất này, khi đào lớp cát rất tơi ở đây, vết tích của một quả bom gỉ đã làm nát vụn và một số những thanh sắt có thể lấy tay bẻ gãy như những que dút.
Những làm sóng đất nhấp nhô trên các cánh đồng và nghiêng đổ về các hướng khác nhau trước đây là nơi hai bên Napoleon và Oenlinhtơn đấu sức, nay không còn như hồi 18 tháng 6 năm 1815 nữa, điều đó mọi người đều rõ. Vì muốn lấy ở mảnh đất tang tóc này vật liệu cần thiết để dựng lên một đài kỷ niệm, người ta đã làm thay đổi cả địa hình cũ. Cho nên, ngay lịch sử cũng ngẩn ngơ, không còn nhận ra đâu là đâu nữa. Muốn cho đất này được vẻ vang, người ta đã vạt cả mặt mũi nó đi là như vậy. Hai năm sau, Oenlinhtơn trở lại Oateclô buộc phải kêu lên: “Cái chiến trường của tôi, người ta đã đổi khác hết”. Chỗ bây giờ là cái nền đất to hình tháp trên đặt con sư tử, ngày xưa còn có cái mỏm khá cao, thoai thoải về hướng Niven thành một lối bậc thang đi lại được, nhưng về phía nẻo đi Giơnáp thì gần như là dốc đứng. Sườn dốc ấy cao bao nhiêu, ngày nay có thể đo bằng chiều cao của hai nấm mồ to tướng như hai gò đất ôm lấy con đường từ Giơnáp đến Bơruxen, một cái dành cho lính Anh, một cái dành cho lính Đức. Không có cái nào cho lính Pháp cả. Đối với nước Pháp, tất cả cánh đồng này là mộ địa. Hàng nghìn hàng vạn xe bò đất đã được đắp thành một gò chu vi nửa cây số, cao năm mươi thước, nhờ vậy cao nguyên Mông Xanh Giăng bây giờ có thể leo lên bằng một lối thoai thoải, chứ ngày xưa, hồi đánh nhau, nhất là về phía He Xanh thì dốc ngược và cao lắm. Sườn đồi ở đó nghiêng dựng đến nỗi đại bác quân Anh đặt ở đấy không trông thấy dưới chân mình cái nhà trại nằm giữa đám thung lũng, chỗ trung tâm của trận đánh. Ngày 18 tháng 6 năm 1815, mưa lại xói lở thêm những sườn dốc khó khăn này. Lại thêm có bùn, nên leo càng khó, vì không chỉ có leo mà còn phải lội lầy nữa. Dọc theo mỏm có một thứ hào dài, từ xa khó mà đoán ra được.
Đường hào ấy là cái gì vậy? Xin nói ngay. Đây là đất Bỉ, Bơren Lalơ là một cái làng, Ohanh là một cái làng khác. Hai làng ấy đều ẩn mình trong những khuỷu đất thấp, có một con đường độ một dặm rưỡi nối liền nhau. Con đường này băng qua một cánh đồng nhấp nhô nên đây đó lại chui sâu vào các ngọn đồi như một rãnh cày, do đó, một đôi nơi, con đường thực chất là một hào sâu. Năm 1815 cũng như ngày nay, con đường ấy cắt ngang mỏm cao Mông Xanh Giăng ở quãng giữa hai con đường đi Giơnáp và Niven. Chỉ có khác là ngày nay nó bằng mặt với cánh đồng, còn hồi đó nó là một đường trũng. Hai bờ cao của nó, về sau, người ta đã san đi để đắp vào cái nền đất kỷ niệm. Tuy vậy phần lớn con đường hãy còn là một con hào giao thông, có khi sâu đến hàng trượng và hai bên bờ cao ngược rải rác lại sạt đổ, nhất là về mùa đông, khi trời mưa to. Tai nạn hay xảy ra các nơi đó. Đến cổng làng Bơren Lalơ, con đường quá hẹp, đến nỗi một người bộ hành đã bị một cái xe bò nghiến. Tấm bia đá dựng bên nghĩa địa đã ghi rõ tên họ người xấu số: Ông Bécna đơ Bơri, nhà buôn ở Bơruxen, cũng như ngày tháng xảy ra tai nạn: tháng 2 năm 1637 (Bia đề: Đây là nơi yên nghỉ của ông Bécna đơ Bơri, nhà buôn ở Bơruxen bị xe cán chết, ngày (không rõ) tháng 2 năm 1637- chú thích ở nguyên tác). Trên ngọn cao nguyên Mông Xanh Giăng, con đường lại đặc biệt sâu, một người nông dân, Machiơ Nikedơ bị đất trên bờ lở xuống, đã chết năm 1783, như có ghi trên một tấm bia khác. Tấm bia này, phần trên đã vùi lấp khi người ta vỡ hoang, nhưng phần đế bị lật ngược ngày nay hãy còn thấy trên sườn cỏ bên trái con đường lớn, giữa He Xanh và nhà trại ở Mông Xanh Giăng.
Con đường trũng men theo mỏm Mông Xanh Giăng ấy, cái rãnh sâu trên ngọn sườn đồi cao ấy, cái vệt lõm khuất trong đất ấy, chẳng có gì báo hiệu là nó cả. Cho nên, trong trận đánh nhau hôm đó, chẳng ai trông thấy nó và vì thế nó trở thành một vật kinh khủng.

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết