Trên căn cứ có sự chấn chỉnh ngay. Vị chỉ huy đồng hương với Đỗ Trường bị cảnh cáo về Đảng và đã phải chuyển công tác mới. Đỗ Trường cùng một đội trưởng khác liên quan đến vụ thanh trừng trưởng bản Huội Xói bị gọi về làm kiểm thảo và cách chức. Đội của ông Nhị Nguyễn được tăng cường thêm một đồng chí của bạn cũng người bộ tộc Nha Hởn, tên là Nôm chỉ thị của cấp trên là: “Bám địa bàn. Nắm chắc tình hình goum và đồn Huội Koòng. Hết sức thận trọng. Bảo đảm an toàn”.Pha Lan Huội Koòng đã hình thành đồn luỹ, lính Pháp cùng dân về Nha Hởn thay nhau tuần tra rầm rập. Đêm hôm đó, ông Nhị Nguyễn cùng Nôm lọt vào Pha Lan theo đường tắt qua các thửa ruộng khô hạn. Nôm trẻ hơn ông vài tuổi ít lời và ánh mắt buồn buồn, anh được điều về địa bàn này vì có người bà con trong bản, có thể tạo cơ sở hoạt động. Hai người vừa bước chân lên con đường đất đỏ, giữa bản, chợt nghe có tiếng quát:- Từ đâu tới?Ông Nhị Nguyễn nhận ra giọng Phon Kẹo liền trả lời.- Đác Bun. Về thăm người nhà.- Cho đi.Vẫn giọng Phon Kẹo. Sau đó có tiếng Tây xì xò, thì ra đây là một trạm gác hòn hớp, được tăng cường lính Huội Koòng. Như đã bàn định trước, Nôm về nhà người họ hàng, còn ông Nhị Nguyễn về nhà Xão Xọi. Hai người đã tính kỹ điều này trước lúc đột nhập Pha Lan. Người họ hàng của Nôm tên là Phăn lâuu lắm mới gặp lại có thời gian ông ta đi lính nguỵ yếu sức khoẻ phải về, chưa biết chính kiến thế nào và không thể khinh xuất, ngay buổi đầu hai người cùng đến ở đấy. Hồi mới về Pha Lan, Nhị Nguyễn và hai đội viên tá túc ngay trong nhà nai koong Nõ, nay gia đình nai koong đã chuyển đi hết, giao lại cho Phon Kẹo và nấy tuỳ từng. Phon Kẹo có vị trí mới, phải giữ cho ông ta, không thể gặp gỡ công khai càng không thể ở trong nhà với ông ta. Một số nhà Nhị Nguyễn đã xuống xâu chuỗi thì đều có người thân tham gia dân vệ, họ không còn đáng tin cậy như trước nữa. Chỉ còn nhà của mẹ con Xão Xọi ở cuối bản, vả lại đã một lần Nhị Nguyễn đóng vai con rể, cái vỏ bọc này chưa lộ với lính đồn Huội Koòng. Nhưng ông cảm thấy ngay điều bất tiện khi đến ở nhà nàng. Giờ đấy đối mặt với sự sống chết chắc hẳn không còn chỗ xen vào chuyện tình cảm riêng tư ông không hề lo điều gì về Xão Xọi với người bạn mới, chỉ nói đây là cơ sở cũ, bà chủ có chồng liệt sĩ. Không còn cách nào khác, ông tự nhủ phải het sức tỉnh táo.Mới khoảng chín giờ đêm mà các nhà trong bản đã tắt đèn, cửa đóng im ỉm. Đứng dưới cầu thang, ông Nhị Nguyễn phân vân, cả nhà đã ngủ, hay cứ nằm tạm dưới gầm sàn chờ sáng? Bỗng có tiếng hỏi vọng xuống:- Anh Nhị Nguyễn à?Ông giật thót. Giọng Xão Xọi, nàng chưa hề ngủ. Sao nàng biết ông đang dưới cầu thang? Có ánh đèn lập loè trên sàn. Giọng bà mẹ:- Ai đó?Bước một bạc thang ông Nhị Nguyễn nói vọng lên:- Con là Bộ đội Chính phủ Cầu đây ạ.Lên đến sàn, thấy hai người đàn bà đứng đón. Xão Xọi mừng rỡ:- Em nghe được tiếng bước chân anh từ xa mà.Ngọn đèn đốt bằng nhựa cây cà boong bập bùng hắt anh sáng đỏ quạch làm khuôn mặt mẹ con chủ nhà bỗng trở nên rạng rỡ. Ông Nhị Nguyễn nói:- Con vừa trên cứ về, xin ở tạm nhà mẹ ít bữa.Bà mẹ đặt ngọn đèn lên giá trên vách rồi quay sang bảo con gái.- Con lấy nước cho anh rửa mặt.Xão Xọi ra chỗ vại nước đặt ngoài hiên, ông Nhị Nguyễn đi theo mang trên tay cái khăn mặt. Múc đầy nước vào chậu sành rồi nàng lấy cái khăn trên tay ông cho vào vò, còn định lau mặt cho. Ông Nhị Nguyễn vội cảm lấy khăn bảo:- Để anh. Em vào nhà đi.Xão Xọi cứ đứng đây chờ ông rửa mặt xong mới vào. Bà mẹ cầm ra mấy củ sắn luộc, bảo:- Lúc chiều luộc xong bỏ đây mẹ thấy mệt nằm sớm Xão Xọi cũng không ăn đi ngủ theo. Giờ cả nhà cùng ăn.Ông Nhị Nguyễn giở túi dết, lôi bọc cơm nắm, có mấy miệng thịt gà kho mặn suất ăn đường do nhà bếp ở cứ cấp. Nắm cơm được ông cắt ra nhiều phần, mấy miệng thịt bỏ vào bát đặt ở giữa. Ông đưa bà mẹ cùng Xão Xọi miệng cơm nắm, còn mình cầm khục sắn luộc. Bà mẹ nói:- Lâu lắm rồi nhà mới có bữa thế này. Nhà mẹ neo người có con về mẹ mừng lắm.Ông Nhị Nguyễn lại dồn từng miếng thịt gà kho đưa bà và con gái, hai người nhận ăn ngon lành. Lát sau Xão Xọi cầm miếng cơm nắm và miệng thịt đưa ông bảo:- Anh ăn nhiều sắn nóng ruột đấy.Trò chuyện một hồi, tiếng gà gáy vọng đến. Bà mẹ nhẹ nhàng bảo với Nhị Nguyễn:- Con vào buồng, mẹ ngủ ngoài này.Nghe câu ấy ông cảm thấy vã mồ hôi hột. Bà mẹ coi ông là con rể thực rồi!.- Không được mẹ ơi - ông vội nói - Chúng con đã có gì đâu. Con đang chiến đấu nhiệm vụ còn nặng lắm. Mẹ và em ngủ trong buồng, con ngủ ngoài này.Xão Xọi níu vào vai mẹ rồi đứng lên kéo mẹ theo, bảo:- Anh là bộ đội mà mẹ có phải người Nha Hởn đâu.Gà đã gáy canh hai ông Nhị Nguyễn nằm ngoài sạp hơi sương giá lạnh bay tập từng chạp qua tấm liếp nứa sơ sài phải vội lấy cái vỏ chăn đơn cá nhân trùm đầu, trằn trọc không ngủ được. Thỉnh thoảng nghe tiếng cọt kẹt trở mình từ trong vòng vọng ra ông chợt nhớ cuộc gặp lại chính uỷ Nguyễn Chính Cầu hôm rồi khi quay về căn cứ. Không ngờ ông trọng tài ấy định rõ đúng sai phân xử chóng vánh đến vậy, mấy vị bị khiển trách, kỷ luật cũng đều phải tâm phục khẩu phục cả. Và trước lúc ông lên đường, chính uỷ đã ân cần dặn: “Đội anh hoạt động độc lập nhưng không đơn độc đâu. Nên nhớ, cộng với tổ xung phong công tác luồn sâu, còn có trung đội vũ trang tuyên truyền các đại đội ở vòng ngoài hỗ trợ. Trước mắt phải phối hợp với nhau cho tốt để nhổ gọn bốt Huội Koòng, làm rung động tuyến phòng thủ của địch tạo thời cơ giải phóng toàn Nha Hởn. Tôi muốn nhắc lại với anh, lời đồng chí Phạm Văn Đồng căn dặn tôi trước lúc sang Nam Lào: Chúng ta phải chống tư tưởng dân tộc đàn anh, tư tưởng ban ơn công thần đối với bạn. Các anh hành động độc lập, càng cần cẩn trọng giữ mình trong từng đường đi nước bước”.Ngày ông và Nôm lên đường về Pha Lanh cũng là lúc chính uỷ xuống tìm hiểu thực tế ở Huội Xòi, đó quả là một mẫu người chỉ huy sâu sát, quyết đoán.Suy nghĩ miên man, ông thiếp đi có lẽ đã được một canh giờ. Bỗng ông cảm thấy bên mình ấm nóng thảng thốt chạm đầu ngón tay vào da thịt ai đó mềm như nhung. Tiếng Xão Xọi như từ nơi rất xa, cùng cơn gió thoảng vào tai:- Anh… anh.Ông choàng tỉnh mở chăn khỏi đầu. Thân thể nàng đang sát bên. Trong đêm tối mịt mò, ông vẫn cảm nhận được bàn tay nóng hổi của nàng chơi với tìm đến người ông. Toàn thân ông run lên như đang cơn sốt rét, ông nhỏm dậy định thần. Đã qua cơn mơ? Cúi xuống, có gương mặt trắng mờ, bộ ngực trắng mờ và làn tóc xoã cùng bóng đêm. Có điều gì còn mạnh hơn cả bản năng ông nhẹ nhàng luồn cánh tay qua làn tóc dày nâng nàng cùng ngồi dậy ông chủ động cài khuy áo ngực lại cho nàng và khẽ khàng bảo:- Em gái. Ta ngồi thế này nói chuyện nhé.Và tay kia ông quờ trúng cái bật lửa để cạnh gối, bật. Thoảng thấy mặt Xão Xọi bừng bừng ông vừa định với tay châm lửa vào ngọn đèn trên vách, thì Xáo Xoi đã vụt thoắt ra, bước nhanh vào trong buồng.Mờ sáng ông Nhị Nguyễn dậy ra đứng ngoài hiên, thấy bà mẹ lầm lũi trong bếp. Ông trở vào sắp xếp tư trang nhét căng phồng túi dết. Từ lúc Xão Xọi về buồng của nàng ông đã quyết định phải đi khỏi đây ngay. Trước hết gặp Nôm tìm một chỗ ở mới. Như vậy sẽ làm mẹ và nàng buồn tủi song không còn cách nào khác! Ông đến bên bà mẹ đang lui hủi nhóm bếp, bảo:- Mẹ ạ, con…Bà mẹ vụt ngẩng lên, nhìn ông với gương mặt hốt hoảng tái nhợt nói ngay:- Con cũng bỏ đi à? Lúc còn tối trời Xão Xọi đã bỏ đi rồi.- Xão Xọi đi đâu ạ? - ông vội hỏi.- Không biết nữa - Bà mẹ nhìn ông đôi mắt nhoà lẹ - Gần sáng mẹ tỉnh dậy đã thấy nó ngồi dựa lưng vào vách gục đầu từ lúc nào hỏi không nói. Rồi nó đi xuống cầu thang cứ tưởng một lúc thì lên đến sáng không thấy nữa.Ông Nhị Nguyễn bần thần chợt nhận ra một điều khó xử, bà mẹ sẽ ra sao nếu Xão Xọi bỏ đi. Ông vừa chân ướt chân ráo đến cũng bỏ đi nốt ông đặt túi dết xuống sành hỏi bà:- Mẹ có đoán Xão Xọi đi đâu không?Bà mẹ lắc mái đầu bạc một cách tuyệt vọng.- Mẹ nghĩ lại xem Xão Xọi hay đến nhà ai, thử đến tìm để con trong nhà.Bà mẹ nhìn vào mắt Nhị Nguyễn, hỏi:- Anh không bỏ mẹ mà đi chứ?- Trước hết phải tìm được Xão Xọi, mẹ ạ.Bà mẹ lật đật xuống cầu thang. Được chừng một giờ bà trở về, bảo đã đến mấy nhà bạn gái thân của nó mà không thấy. Ngồi thừ một lúc, bà nói.- Có chỗ này hồi bé khi giận dỗi nó hay bỏ ra đấy. Cái chòi canh trên rãy.- Rãy có gần đây không ạ?- Từ sau nhà cứ theo đường mòn là tới. Giờ con ngồi nhà mẹ lên rãy tìm.- Mẹ để con đi - ông Nhị Nguyễn nói và khoác túi dết vào người.- Sao con mang cả túi? - Bà mẹ hỏi.- Để ở nhà phải giấu, kẻo lính bất chợt đến lục soát con mang luôn theo cho tiện. Con phải tìm bằng được Xão Xọi về cho mẹ.Ánh nắng ban mai lúc đó đang tải một màu vàng tươi cho các mái nhà sàn xám xịt đỡ buồn tẻ. Một ngày mới lại đến với bản Nha Hởn nghèo xác xơ dưới chân dãy Phù Luỗng. Đã rục rịch có người đi lại trên con đường đất đỏ chạy giữa bản. Vườn nhà Xão Xọi sát ngay cửa rừng ông Nhị Nguyễn lẩn nhanh vào lùm cây không để ai nhìn thấy. Đường mòn hẹp chỉ vừa bước chân lên lỏi qua các tảng đá gốc cây, bụi rậm còn động sương mù dày đặc. Đi chừng nửa giờ thì mở ra trước mắt ông một khoảng trời thoáng đãng ngập nắng, đó là khu nương rãy của đồng bào, vẫn còn sót lại những gốc rạ vụ gặt trước. Thoạt nhìn, đã thấy trên đỉnh rãy có cái chòi chênh vênh, mái lớp cỏ tranh, vách nứa, ông Nhị Nguyễn liền hôi hả trèo ngược một đoạn sườn đồi. Đúng dưới chân chòi, ông ngửa mặt gọi:- Xão Xọi ơi!Không có tiếng thưa. Lại gọi lần nữa. Không phản hồi. Bậc lên chòi gần như thẳng đúng là một thân cây được đẽo thành những bậc, bên cạnh có tay vịn, cái chòi rung rinh theo nhịp chân bước. Ông nho đầu nhìn vào Xão Xọi đang ngồi bó gối, thu lu ở góc chòi, mái tóc dày xoã trùm ra phía trước che kín hết váy.- Xão Xọi! Ông khẽ gọi lần nữa.Nàng vẫn không nhúc nhích. Ông lên sàn nứa mấy bước đến bên cúi xuống lay vào vai nàng. Ngửng đầu, mắt Xão Xọi đỏ hoe. Rồi nàng vụt đứng dậy ôm ghìm gục vào vai ông nức nở. Cứ thế nàng khóc như mưa như gió, khóc cho thoả cơn hờn dỗi tấm tức suốt đem qua. Ông chỉ còn biết đứng ngây cứ để cho nước mắt nàng nhỏ xuống đẫm vai mình đến khi thôi khóc, chỉ thỉnh thoảng nấc lên vài tiếng nàng buông tay lùi lại một chút, ngước đôi mắt nai xoáy vào ông, hỏi:- Em đáng khinh lắm phải không?- Không, không.Lúc đó ông chẳng thể tìm được lời nào thích hợp để an ủi để nói lên nỗi lòng mình. Vậy mà chỉ một tiếng “không” như thế cũng đủ làm tan biến cơn hờn cùng nỗi mặc cảm của nàng. Và không gì có thể cản nổi vòng tay nàng choàng lấy.Ông xiết chặt đắm đuối. Giờ đây ông hoàn toàn là của nàng!Như có dòng điện từ đường nét trên thân thể qua lần vải mỏng của nàng truyền sang và bản năng mạnh như thác đổ của người con gái đang tuổi xuân mơn mởn ấy, phút chốc đè bẹp làm tan biến cái lý trí phòng vệ mong manh vốn thường trực. Ông hối hả áp môi mình vào đôi môi nóng bỏng vào đôi mắt ướt át, vào bờ ngực tròn căng của nàng. Tiếp đến, ông bỗng thụp xuống, để đầu mình áp vào phía bụng nàng ôm gọn nàng cả người nâng lên hệt như trò công kênh một đứa trẻ. Cứ thế ông hào hứng bước trọn một vòng trên sàn chòi chật hẹp. Như không thích chơi trò “công kênh” nữa, ông đặt nàng xuống và cả hai cùng ngã lăn ra sàn nứa.Nàng vụt trở nên mạnh mẽ nằm đè hẳn lên ông, cắn vào môi, vào má, vào cổ ông cho thoả cơn khao khát bây nay, tay thì lần cởi khuy áo ngực của ông. Chẳng mấy chốc đầu nàng vùi gọn trong bộ ngực vạm vỡ nhiều lông tơ của ông và cứ hít lấy hít để cái mùi đàn ông mê mị mà lần đầu trong đời nàng được biết. Rồi nàng vục dậy điên cuồng, bỏ phăng những thứ vương víu cản ngăn cho chúng bay lả tả xung quanh, tất nhiên cái túi dết bị quẳng trước tiên, xuýt nữa oan gia bay khỏi chòi.Hai người cùng tận dụng mọi giác quan để khám phá nhau đến cực điểm, cái hồ nước tích luỹ bao năm bỗng bờ bị vỡ oà, nước tuôn dào dạt. Màn khởi thuỷ của hai con người đang quằn quại giữa núi rừng thanh vắng ấy, dường như chỉ để tỏ rõ sức mạnh một khi âm dương hoà hợp. Tiếng rên rỉ của sung xướng thần tiên hoà cùng tiềng ọp ẹp của phên nứa trần tục, chỉ thương cho cái chòi chênh vênh lúc đó bất chợt bị lên cơn sốt rét, may mà nó còn sức bền chắc để chịu đựng được hàng giờ đồng hồ trước sức mạnh huỷ diệt của “cơn bão tình”!Sàn nứa khô ráo bỗng chốc nhẽ nhại thứ dư thừa của cơn hoan lạc và sau đó là giấc ngủ mãn nguyện giữa bãi chiến trường ngổn ngang. Trưa ánh nắng trêu chọc dọi vào mắt làm Nhị Nguyễn bừng tỉnh dậy. Nàng vẫn ngủ gối đầu trên tay ông đôi môi mỏng phơn phớt hồng he hé. Nàng đang nằm đó khoả thân trắng ngần, tóc mun xoã trước bộ ngực tròn căng vẫn để lọ đôi núm nhỏ cao màu cánh sen. Ông khẽ khàng rụt tay mình ra và quờ lại cái túi dết vừa bị “hắt hủi” cho nàng gối.Nhưng chính cái túi dết dưới đầu nàng lại nhắc nhở ông về một điều hệ trọng giúp mang lý tri trở lại sau thời khắc diễn ra như một giấc mơ, mà nào có ai biết trước được lúc ngủ sẽ mơ gì, là lành hay dữ.Xão Xọi tỉnh dậy lúc quá trưa. Vừa mở mắt nàng đã nhoẻn miệng cười hồn nhiên như đưa trẻ no sữa, khi thấy ông đang lơ đãng tựa lưng vào vách nhìn ra khoảng trời xa, thì hỏi:- Anh nghĩ gì vậy?Ông nhẹ nhàng đưa quần áo cho nàng mặc lại rồi bảo ngồi bên có chuyện muốn nói. Nàng ngoan ngoãn làm theo.- Xão Xọi à - ông chậm rãi - Anh còn đang làm nhàm vụ, không thể lúc nào cũng gần em được đâu.- Nhưng anh là chồng em! - Xão Xọi ngắt lời bướng bỉnh.Ông gật đầu, quàng tay lên bờ vai nhỏ nhắn của nắng nói tiếp:- Anh vẫn phải đi chiến đấu đến khi giải phóng toàn cao nguyên này.- Em đi theo anh. Làm gì cùng được mà.- Không được. Em phải ở nhà trông mẹ chứ.Gương mặt đang ngời ngời hạnh phúc của nàng bỗng xịu xuống, rồi nàng ngả đâu vào ngực ông nói nhỏ:- Anh đừng bỏ em đấy. Anh thề đi.Ông khẽ xiết tay vào bờ vai nàng cử chỉ như thay cho lời thề thốt, rồi ông quay hẳn người nhìn thẳng vào mặt nàng nói:- Em có biết anh đã phạm vào kỷ luật của quân tình nguyện không?Đôi mắt của con nai vàng bỗng trở nên ngơ ngác chưa hiểu hết câu ông vừa nói nhưng lại linh cảm được hẳn đó là điều hệ trọng lắm. Nàng hỏi lại:- Kỷ luật gì hở anh?Ông cười trả lời.- Trong khi làm nhiệm vụ không được…- Em hiểu rồi - Nàng nhoẻn cười cắt lời - Nhưng mà em yêu anh anh là chồng em cơ mà.- Chính thế mới phạm.- Có việc gì không anh?- Kỷ luật nặng đấy. Bị đuổi về nước. Không được làm nhiệm vụ nữa.Xão Xọi vội thoắt khỏi vòng tay xoay hẳn người nhìn thẳng vào mặt ông mà bảo:- Không! Em sẽ gặp chỉ huy của anh. Anh là chồng em rồi mà sao đuổi được? Có bao nhiêu bộ đội Pa thét có vợ ở nhà đấy thôi!- Đúng vậy - ông Nhị Nguyễn muốn xoa dịu nỗi lo lắng của nàng - Nhưng anh là quân tình nguyện có khác bộ đội Pa Thét đấy.- Người Việt Nam lấy vợ Lào được chứ! - Xão Xọi quả quyết.- Được. Nhưng anh là bộ đội. Kỷ luật không cho phép như vậy chỉ khi đã ra khỏi quân ngũ.Nàng ngồi thừ một lúc, nhìn ông bỗng oà khác như con trẻ. Ông vội kéo nàng lại gần vỗ về:- Thế nên anh mới bàn với em việc này. Em nghe anh thì mọi chuyện sẽ không có gì nghiếm trọng cả. Được không?- Anh nói đi. - Nàng lại gục đầu vào ngực ông vẫn còn giấm dứt khóc.- Trước mắt anh chưa thể làm chồng em được - ông nói - Coi như giữa em và anh chưa có chuyện gì.- Anh là chồng em rồi mà? - Xão Xọi tỏ ra không hiểu lời ông vừa nói.- Đúng rồi. Nhưng nếu ra công khai anh bị ra khỏi quân ngũ ngay bị đuổi.Nàng lại cắt lời:- Anh ơi, sao anh sợ bị đuổi về thế? Bị đuổi vẫn có em làm vợ anh cơ mà.- Anh không sợ bị đuổi, nhưng anh sợ bị mất danh dự.- Danh dự là cái gì mà ghê thế hở anh? - Nàng lại hỏi có thể đây là lần đầu tiên nàng nghe đến câu ấy và vì câu ấy mà nàng có thể mắt người mình đã gửi gấm cả cuộc đời. Nàng lẩm bẩm - Danh dự.- Nói ngắn gọn để em hiểu. Giống như việc em bị xỉ nhục bị mắng ấy, em đã bị thế chưa?- Em vẫn bị mẹ mắng lúc em làm điều gì sai. Em thấy bình thường thôi. Còn chưa ai xỉ nhục em cả. Mà em đã làm gì sai đến mức bị xỉ nhục.- Anh nói vậy để em hiểu phần nào thôi. Mất danh dự thì còn nặng nề hơn bị mắng nhiều lắm. Cả đời sẽ ân hận, sẽ buồn khổ vì điều đó.Nàng thôi không dựa vào ông nữa ngồi yên, đôi mắt ủ dột nhìn ra phía rừng cây chắc hẳn nàng đã hiểu phần nào cái án kỷ luật đang treo lơ lửng trên đầu ông khi chuyện ông đã trở thành chồng nàng bị lộ ra. Một lúc lâu, nàng ngước lên hỏi:- Có cách gì để không mất danh dự không anh?- Thế nên anh mới bàn chuyện này với em - ông nói - Vẫn có cách đấy.- Anh nói ngay đi. Nàng giục.- Em đừng để lộ chuyện này cho bất kỳ ai. Anh thì phải đi ở nơi khác, không thể thường xuyên gặp em được.Nghe đến đấy Xão Xọi nhích người ra xa ông và dựa hẳn lưng vào vách nứa phía đối diện, đôi dòng lẹ lặng lẽ lăn trên gò má nhợt nhạt. Mãi sau nàng hỏi:- Anh không bỏ em chứ?- Không! ông bỗng thấy sống mũi mình cây cây khi lại chỉ thốt ra được câu ấy.Phon Kẹo mật báo, trong mấy ngày tới sếp Xu sẽ cùng lính đi lùng sục từng nhà, chúng cho rằng người của đội công tác đã ém sẵn trong Pha Lan làm nội ứng cho cuộc tiến công đang tới gần. Ban ngày ông Nhị Nguyễn và Nôm phải rút ra rừng, đêm mới quay về cơ sở. Từ khi nai koong Nõn ra đi Pha Lan không có trưởng bản mọi việc do Phon Kẹo quyết định. Nhưng điều bất ngờ là hôm rồi sếp Xu tập hợp dân bản lại tuyên bố từ nay ông Phăn sẽ là trưởng bản, Phon Kẹo chỉ phụ trách đội dân vệ thôi. Ngay hôm Nôm về ở nhà, ông Phăn đã nói là sếp Xu trong bụng không tin Phon Kẹo đâu vì ông ta từng được bộ đội Việt Nam cứu, nhưng hắn còn ngại là người thân tín của nai koong Nõn mà để thôi, nay đã tìm cách gạt bớt quyền của ông ta. Theo Nôm, có thể tin được Phăn, ông này từng là lính của sếp Xu, biết sự tàn bạo, xảo trá của hắn nên cáo bệnh về nghỉ. Trước khi nhận làm trưởng bản ông có hỏi Nôm, anh khuyên nên nhận, ông ra làm sẽ có lợi cho cách mạng. Tối hôm đó Nhị Nguyễn cùng Nôm từ trong rừng về gặp ông trưởng bản Phăn.Ngôi nhà nằm kín đáo dưới chân một quả đòi, cây côi um tùm bao quanh. Trưởng bản Phăn là em họ Nôm, trạc ngoài ba mươi tuổi, ông có một đưa con gái mười tuổi, vẫn ao ước có thêm đưa con trai mà bà vợ không thể đẻ vì ốm yếu quặt quẹo. Nôm đã nói trước với chủ nhà về ông Nhị Nguyễn, nên lúc gặp không có gì phải e dè Phăn bảo.- Sếp Xu ngày càng không tin Phon Kẹo. Hôm trước có cả tôi đứng đây ông ta bảo đang tìm tung tích Phon Kẹo không chắc phải là người Nha Hởn, có khi người Việt trà trộn. Pháp đã hứa trang bị cho lính Nha Hởn một nửa là súng tiểu liên, thế mà đã cả tháng nay sếp Xu chưa phát xuống khẩu nào, Phon Kẹo hỏi cứ lờ đi.- Phon Kẹo đã biết ý tứ của sếp Xu chưa? - Ông Nhị Nguyễn hỏi.- Biết chứ - ông Phăn nói - hôm qua ông ấy ra Pạc Xoòng, nói là xin ý kiến nai koong Nõn tìm người thay ông chỉ huy goum Nha Hởn. Đã đến lúc ông phải rút lui giống như việc nai koong đi lánh nạn vừa rồi. Tôi còn biết ý ông sợ sếp Xu ngầm hãm hại đi đâu cũng có kè kè hai lính Nha Hởn.Ông Nhị Nguyễn hỏi về tình hình đòn Huội Koòng ông Phăn đem ra một bản sơ đồ, nói là từ khi lập xong goum ở Pha Lan việc canh phòng ở đồn lại lơi lỏng hơn, sếp Xu vẫn huenh hoang, quân tình nguyện, quân It Xa La mà lọt vào là không có đường ra. Hỏi về sếp Xu, ông Phăn nắm khá rõ về lai lịch tên này. Hắn quê ở A-tô-pơ, từng tham gia đội vũ trang tuyên truyền của ta, làm đến huyện đội trưởng. Khi quân Pháp và nguỵ Bun Ùm lên nắm quyền cai trị cao nguyên, hắn liền trở cờ ngay. Do khá hiểu về nội bộ ta và thông thạo địa hình, hắn có nhiều thủ đoạn chống phá cách mạng còn tàn bạo hơn tất cả những tên đồn trưởng khác do Pháp dựng lên. Thường khi đến cơ sở nào, hắn chỉ mặt, điểm tên từng người và hay dàn lính đi đón lõng cán bộ ta vào lục nhá nhem tối. Gần đây còn có thêm thủ đoạn gọi là rung chà bắt cá các cho một tiểu đội vào làng gây náo loạn trước, cán bộ ta phải rút ra, lính mai phục bên ngoài sẽ chụp gọn. Hôm rồi đã xảy ra một chuyện đau lòng. Anh cán bộ của Mặt trận Ít Xa La tên là Thạo Xiêm rơi vào ổ phục vòng ngoài của sếp Xu. Hắn nhận ra Thạo Xiêm ngay các muốn biết nơi đóng của cơ quan tỉnh bộ, Thạo Xiêm một mực không khai, còn chửi hắn là tên phản bội, chó săn cho giặc.. Hắn đã đấm thẳng vào mặt, đá mũi giày đinh vào ngực rồi túm tóc, dí mũi súng vào đầu Thạo Xiêm, nếu không khai sẽ bắn bỏ. Thạo Xiêm nhổ cả bãi máu cùng cái răng bị gãy vào mặt tên phản bội. Điên cuồng hắn bóp cò, óc Thạo Xiêm vỡ toé cả ra người hắn.Đã gần nửa đêm ông Nhị Nguyễn vừa cầm bản sơ đồ định cất vào túi dết cùng Nôm trở về chỗ ở trong rừng, thì có người nhà của trưởng bản chạy lên báo tin. Đáng lẽ ông Phon Kẹo từ Pạc Xoòng về chiều nay như đã hẹn, đến giờ vẫn không thấy, bên ấy đang nháo nhào đi tìm. Trưởng bản Phăn vẻ mặt lo âu, hỏi lại:- Hai lính hộ vệ đã về chưa?- Chưa! - Người nhà Phăn nói - Thế mới lo chứ!Đến trưa ngày hôm sau trưởng bản cho người vào rừng báo, đã tìm thấy xác hai người lính hộ vệ, không thấy Phon Kẹo. Hai xác đều bị khoét mắt rất thảm thương. Lính đồn Huội Koòng vào bản tung tin Phon Kẹo cùng hai lính về gần đến Pha Lan thì bị đội công tác của Việt Nam phục kích, hai lính chết tại chỗ, bị móc mắt liền, còn Phon Kẹo bị thương chạy thoát vẫn chưa thấy về. Đội công tác làm vậy để trả thù việc nai koong Nõn cùng Phon Kẹo lập ra goum Nha Hởn chống lại Việt Nam và Mặt trận It Xa La. Ông Nhị Nguyễn bàn với Nôm, rõ ràng đây là âm mưu ác độc của sếp Xu, cùng một lúc hắn đạt hai mục tiêu, khử Phon Kẹo và đổ vấy cho quân tình nguyện. Có thể Phon Kẹo bị thương, trốn trong rừng bọn chúng chưa tìm ra, phải nhanh chóng cứu ông ta, cũng vừa là cách làm sáng tỏ vụ này. Ông Nhị Nguyễn và Nôm chia làm hai ngả đi tắt sang khu rừng Phon Kẹo vừa bị phục kích, phải hết sức kín đáo, rất có thể sếp Xu cũng chia lính lùng sục, trừ khử bằng được đối thủ. Ông Nôm thông thuộc địa hình hơn, đi phía sườn núi rậm rạp, còn ông Nhị Nguyễn tìm dọc theo bìa rừng sát bản Pha Lan.Không có đường, ông Nhị Nguyễn phải mò mẫm vạch đường mà đi, gai sắc đã cào rách toạc vạt áo từ lúc nào, còn đôi dép râu mấy lần tuột quai, ông phải lấy dao vót cái nẹp xỏ lại. Trước lúc khởi hành hai người ăn nắm cơm nhỏ, giờ đã qua nửa ngày bụng ông cồn cào sôi réo. Đang lần mò từng bước, chợt ông nhìn thấy một cây vả quả sai lúc líu, thứ cây mọc nhiều ở rừng Việt Bắc mà đã đôi lần ông được bà con người thiểu số hái cho nếm thử. Trái vả to như cái bát, vỏ chín thẫm, bổ ra mật đông đặc trong ruột, ông chọn ăn liền ba quả to nhất, bụng no căng.Thấy một khe nước nhỏ chảy tí tách, ông cuộn lá vả làm đài hứng, uống ngon lành. Trời về chiều. Nghe tiếng chim ríu rít trên đầu, ông ngửng lên, vả cũng là miếng ngon của sáo sậu, chào mào, cà cưỡng, chèo bẻo, cu gáy. Đang mải ngâm lũ chim, bỗng ông thấy đầu óc choáng váng, sa sẩm mặt mày, ngã ngồi cạnh gốc vả. Rồi từ miệng nôn thốc tháo mọi thứ có trong dạ dày tiếp đến ra cả mật xanh mật vàng. Mình bị ngộ độc rồi! Trời vả vốn lành cơ mà, hay vả Lào độc còn vả Việt Bắc lành? Tống được mọi thứ trong bụng ra thấy đỡ chóng mặt nhức đầu, ông gượng vốc nước chiêu vài ngụm. Bụng lại rỗng không cái đôi tiếp tục dày vò (Về sau ông có dịp hỏi người dân địa phương mới biết, vả ăn lúc đôi dễ say cũng như bị ngộ độc vậy). Len lỏi một hồi trong khu rừng rậm ông đến được một cái nương đã bỏ hoang nhiều vụ. Vận may trước mắt ông có một cây đu đủ còn sót một quả khâu to chín đỏ, ông hái xuống thì thấy nửa bên kia quả đã bị khoét rỗng, vết răng chuột còn hằn, chú chuột núi nào đó suýt nữa đã nẫng tay trên của ông thứ thực phẩm bổ dưỡng. Ăn xong nửa trái đu đủ ông thấy người khoẻ hẳn, lên đường ngay. Không biết giờ này Nôm đã tìm ra tung tích của Phon Kẹo chưa, hai người đã hẹn gặp lại nhau vào lúc nửa đêm ở nhà trưởng bản Phăn.Trời nhập nhoạng tôi. Bỗng phía trước loé ánh lửa rồi vụt tắt, ông rút khẩu súng ngắn, bò trườn về phía ấy. Tiếng rên khe khẽ vọng lại ông bò tới gần, quát:- Ai?Không có tiếng đáp. Ông Nhị Nguyễn lại hỏi:- Ai đấy?- Miềng.- Phon Kẹo à?- Đội trưởng à?Rồi ánh lửa lại bật sáng ông Nhị Nguyễn chạy đến, nhận ra Phon Kẹo nằm trên sườn dôc, cùi tay trái bị hổ vồ dạo nào đang giơ bật lửa lên cao cho ông nhìn thấy một bên đùi đẫm máu đạn xé ống quần rách tướp. Nhị Nguyễn đỡ ông gối đầu vào đùi mình trong ánh lập loè của bấc bật lửa thấy máu đã khô cứng cả nửa.Ông quần Phon Kẹo thở dốc, máu ra nhiều làm ông kiệt sức. Nhị Nguyễn nói:- Tôi cõng ông về bản.- Nước! - Phon Kẹo rên rẩm.Ông Nhị Nguyễn đặt đầu Phon Kẹo lên đống lá khô vừa vun lại chạy xuống chân đồi. May mà cách chỗ Phon Kẹo nằm không xa có một khe nước, ông chặt một ống nứa hứng đầy. Phon Kẹo vồ lấy ống nứa uống ừng ực.- Sếp Xu phục kích trên đường về bản - Phon Kẹo thều thào – Miềng trúng đạn trước. Anh em bắn trả. Miềng lết vào bụi. Biết hai eng đã chết cả, miềng lăn xuống một cái khe có trốn. Sếp Xu đã cho lính tìm rất suốt cả chiều. Chúng rút, miềng bò lên đây. Miềng chết là cái chắc rồi đội trưởng à.Ông Nhị Nguyễn vội đỡ Phon Kẹo ngồi dậy, do động vào chỗ vết thương lại tuá máu, sũng ướt ông quần ông đau đớn, nghiến răng mà vẫn bật ra tiếng rên, ngồi bệt xuống đất. Nhị Nguyễn nhìn quanh. Và giống như anh đội viên dạo nào đã lấy lá nhai dịt vào vết răng hổ, ông cũng dứt một nắm lá cây chó đẻ trong bụi cho vào mồm nhai, sau đó đắp cả vào chỗ vết thương ở đùi Phon Kẹo, rồi xé vát áo của mình băng lại.- Mất nhiều máu quá! - Phon Kẹo rên rỉ.Ông Nhị Nguyễn lại khom lưng định cõng, Phon Kẹo ngồi dựa vào gộc cây nói:- Nước nữa.Ông Nhị Nguyễn đưa ống nước về, đã thấy Phon Kẹo gục mặt xuống đầu gối. Ông nâng đầu, đưa từ từ nước vào miệng, hết nửa ống nước xem ra Phon Kẹo đã tỉnh hơn ông ta ra hiệu cho Nhị Nguyễn sát gần hơn thều thào:- Lần này đi miềng đã linh cảm chuyện chẳng lành. Tính kỹ giờ xuất hành từ Pạc Xoong về, mà rốt cuộc giờ hoàng đạo thành hắc đạo. Cái hạn bốn chín lớn quá cách nào cũng không qua khỏi. Không chết vì con hổ dữ thì phải chết dưới tay con quỷ ác. Âu là số trời eng à!Phon Kẹo dừng vì quá mệt và lại uống hết cả ống nước ông thều thào tiếp:- Có một việc muốn nhờ cậy đội trưởng chừ có thuận cho miềng chăng?- Ông cứ nói. Tôi sẽ hết sức.- Miềng có một bảo vật giấu trong cái họp hai đáy để ở đầu giường. Khi miềng chết, eng nhớ lấy bảo vật ấy để vào quan tài cho miềng được toàn thây. Nhờ cậy eng chuyện ni, đừng quân.- Ông nói gì vậy! - Nhị Nguyễn keu lên - Bảo vật nào? Sao lại chết toàn thây?Dường như toàn bộ sức lực còn lại được huy động nốt, giọng Phon Kẹo âm sắc rõ hơn:- Miềng vốn là quan hoạn của hai triều Khải. Định và Bảo Đại mà. Cách mạng nổi lên ở Huế, miềng sợ chạy dạt sang đây.- Ông bảo sao? Ông Nhị Nguyễn hỏi lại.- Từ năm mười lăm tuổi miềng đã bị xẻo của quý, để được vào cung.Phon Kẹo từ từ nhăm mắt, không nói thêm câu nào nữa. Ông Nhị Nguyễn cúi xuống áp tai vào ngực ông ta, tiếng tim đạp đứt quãng yếu ớt, ông liền khom người để Phon Kẹo nằm ngả lên lưng, đứng lên. Sau đó ông cứ ngất ngư đạp bừa bụi gốc cây mà tụt xuống chân đồi.Bản Pha Lan trước mặt. Tối mò. Có những ánh đèn lập loè. Vừa đến cổng bỗng có thân lính Nha Hởn xồ ra ông nói:- Ông Phon Kẹo bị ám hại. Tôi vừa tìm thấy trên rừng.Mấy người lính xúm lại. Một người vội đỡ thay cho Nhị Nguyễn, cõng Phon Kẹo chạy băng băng vào bản. Nai koong Nõn đang ở đây ông từ Pạc Xoong về Pha Lan lúc trưa khi nghe tin Phon Kẹo và hai người lính bị phục kích. Phon Kẹo được đưa thẳng lên sàn, đặt nằm ngửa giữa nhà. Mặt ông bệch như đổ sáp. Nai koong Nõn cúi xuống gọi mấy lần, mắt Phon Kẹo vẫn nhắm nghiền không trả lời. Nhiều dân bản biết tin kéo đến đúng vây quanh, nét mặt ai cũng thất thần.Bỗng mắt Phon Kẹo từ từ mở, nhìn nai koong Nõn, đôi môi bệch như vôi của ông mâp mấy may tiếng đứt quãng:- Sếp Xu bắn.Sau đó hàm cứng lại mắt ông ta cứ trừng trừng hướng lên trần nhà ông.Nhị Nguyễn cúi xuống áp tai vào ngực Phon Kẹo, lặng phắc không còn động tĩnh gì nữa ông ngửng lên nhìn nai koong Nõn lắc đầu. Nai koong Nõn đưa tay vuốt mắt cho người trợ thủ đặc lực xấu số của mình. Lúc đó có tiếng giày đinh rầm rập tiếng nói ồn ào dưới chân cầu thang nai koong Nõn đưa mắt bảo ông Nhị Nguyễn tạm lánh vào trong buồng. Ông vừa vào buồng thì sếp Xu cùng hai tên lính Âu, Phi bước lên sàn nhà. Sếp Xu hất hàm hỏi nai koong Nõn:- Ai tìm thấy ông ta?Nai koong chỉ về phía người lính vừa cõng Phon Kẹo. Sếp Xu nhìn anh ta hỏi xẵng.- Thấy ở đâu?- Trong bụi. Gần chỗ hai người lính chết. Người dân vệ trả lời khà tự nhiên dù không có chuẩn bị trước.- Không đúng! - Sếp Xu sừng sọ - Sao tao đã tìm kỹ xung quanh mà không thấy?Thực ra đó là câu nói hớ, nai koong Nõn liền tấn công:- Lúc họ vừa bị bắn các ông đã có mặt ở đó rồi sao?Sếp Xu biết là giấu đầu hở đuôi, liền chống chế.- Nghe tin họ bị đội công tác Việt Nam phục kích, một lúc lâu chúng tôi mới đến được.Nai koong Nõn đấu ly:- Ông nói vậy không đúng! Mãi về sau lính Nha Hởn có mặt thì có còn lính nào của ông đâu ông đã bắn và rụt trước đó rồi.- Ông bảo sao chúng tôi bắn? Sếp Xu mặt đỏ lựng mắt trợn ngược.- Chúng tôi có bằng chứng các ông phục kích họ chứ không phải đội công tác Việt Nam.- Bằng chứng nào? - Sếp Xu sừng sộ.- Trước lúc tắt thở - Nai koong chỉ Phon Kẹo nói rành rọt - ông Phon Kẹo còn nói được câu “Sếp Xu bắn”. Tất cả những ai có mặt ở đây có thể làm chứng.Nai koong vừa dứt lời mọi người xung quanh ào ào hưởng ứng. Sếp Xu đơ họng đứng yên chưa biết nên thế nào thì tên Âu, Phi ghé vào tai hắn nói câu gì đó.Lát sau sếp Xu nói với nai koong Nõn:- Chuyện này sẽ điều tra. Chúng ta đang liên kết với nhau làm gì có chuyện bắn lẫn nhau. Ông đã cử người thay ông Phon Kẹo chưa?- Lo tang lế cho ông ấy xong chúng tôi mới bàn. Việc ông trước mặt nói liên kết mà lại bắn vào gáy chúng tôi cần phải làm rõ, có vậy cái goum này mới tồn tại được. Người Nha Hởn chúng tôi bị giết quá nhiều rồi.Nói xong nai koong quay sang bảo người nhà lo khâm liệm cho ông Phon Kẹo, tỏ ra không quân tâm đến những kẻ không mời mà đến ấy nữa. Sếp Xu nói vớt vật với nai koong:- Phon Kẹo không phải người Nha Hởn, ông đã biết chưa?Nai koong Nõn quay lại đôi mắt giận giữ nhìn hắn nói:- Tôi không cần biết! Tôi sẽ làm tang lễ người Nha Hởn cho ông ấy!Mọi người xúm quanh thi hài, trơ ra sếp Xu và hai tên Âu, Phi. Chúng lẳng lặng xuống cầu thang. Ông Nhị Nguyễn sực nhớ đến lời trăng trôi của ông Phon Kẹo lúc trong rừng liền đưa mắt tìm. Đây rồi cái hộp gỗ nhỏ để ở góc đầu giường ông cầm mở ra chỉ thấy mấy thứ kim chỉ gương lược. Cái hộp hai đáy lời Phon Kẹo nói vậy ông liền tì thân họp vào sát người rồi kéo mạnh phía dưới, bỗng bật ra đáy nữa. Quả nhiên có một cái bao nhỏ bằng lụa ép dẹp để trong cái đáy thứ hai “của quý” của ông ấy đây rồi! Ông Nhị Nguyễn vội lấy cái bao lụa bỏ vào túi áo ngực xong lắp lại đáy hộp đứng lúc đó nai koong Nõn đi vào bảo:- Chúng đi rồi ông ra được rồi.Trưa cỗ áo quan gỗ mới làm xong. Khi nắp ván thiên sắp đóng đinh ông Nhị Nguyễn lẳng lặng bỏ vào phía giữa thi hài cái bao lụa. Cử chỉ ấy không qua được mắt nai koong Nõn. Nai koong hỏi:- Anh bỏ vào cái gì?- Một thứ của ông ấy trước khi chết yêu cầu tôi bỏ giúp, tôi cũng không biết là thứ gì - ông Nhị Nguyễn trả lời.- Có nên mở ra xem không? Nai koong lại hỏi.- Không nên! Đó là tâm niệm của người chết.Mãi đến lúc này khi ông Nhị Nguyễn hồi tưởng lại những sự việc kể trên, ông mới biết thêm bí ẩn đời tư của hoạn quan xấu số, người mà trước khi đi đâu cũng bấm chọn giờ hoàng đạo tránh giờ hắc đạo mà chỉ toàn gặp điều xui xẻo.Ông ấy đã thành người âm, từ hơn nửa thế kỷ trước tại cao nguyên Nam Lào xa xôi bỗng dưng vụt hiện đến gặp ông Nhị Nguyễn trong ngày ông sắp giã biết cuộc đời để tri ân.- Chào trước- Phon Kẹo hỏi ngay rằng có còn nhớ có nhau không, ông Nhị Nguyễn cười nói là, ông không thay đổi nét mặt dù đã năm mươi lăm năm trời.- Dưới suối vàng - Phon Kẹo nói - tôi vẫn đội ơn ông ông đã hai lần cứu tôi. Chỉ vì căn số tôi quá nặng nên yểu mạng nếu còn đến giờ đã hơn trăm tuổi rồi đấy. Mà hoạn quan mấy người được trời cho tuổi đâu.- Mãi đến khi ông sắp chết tôi mới biết điều bí mật của ông đấy! - ông Nhị Nguyễn cười bảo.- Thế hôm tôi bị hổ vồ, cởi truồng mà ông không để ý à?- Có thấy, rồi nhiều việc quá quên bẵng. Hôm lấy “của quý” của ông trong hộp lại không còn thì giờ để mở ra xem nữa.- May cho tôi đấy. Bảo cụ người thứ hai biết là mất thiêng có cho vào áo quan cũng coi như không được toàn thây đâu.- Vậy ư - ông Nhị Nguyễn ngạc nhiên và hỏi - Sao ông lại thích đoạ đầy thân xác mình như vậy?Ông Thon Kẹo bỗng ngửa mặt lên trời cười mà có giọt lế ứa ra từ đôi mắt nhắm tịt đó là cái cười mang đủ mọi dư vị chua chát đắng cay! Im lặng hồi lâu.Ông ta mới nhỏ nhẹ kể về cuộc đời thăng trầm của mình. Và lời kể liền mạch lưu loát như từ một ngọn nguồn được tích tụ suốt hơn nửa thế kỷ giờ mới có dịp khơi cho trôi chảy:- Tôi là út ít một nhà đa đinh ở Huế. Tên cưng cơm Èo, Le Èo. Sở dĩ tên kỳ như thế vì tôi đẻ thiếu tháng, èo ọt tưởng không nuôi nổi, má bảo nó èo ọt như tàu môn úa, đặt tên nó là “Èo”, tên xấu vậy cho Nam tào địa phủ khỏi bắt. Ba tôi đầu bếp trong Đại Nội, ông đi suốt từ lúc chưa bảnh mắt tới khi tôi mịt mò mới về, người lúc nào cũng sặc mùi xào nấu. Vậy mà suốt đời ông có một mơ ước cháy bỏng là được làm quan, dù có là chức quan bé tí hin. Dẫu làm nghề nấu bếp, ông chỉ là thợ bị sai phái, còn quan nấu bếp không đến lượt. Ông ngậm hờn trong dạ về điều đó. Các anh tôi chẳng ai nối được nghiệp ba, quanh năm chỉ đi làm mướn.Mọi hy vọng ba dành cho thằng út. Tuy tôi còi cọc, hình như là trí khôn của cả nhà dồn lại. Sáng dạ, nhưng không hiểu sao thi đình hai lần đều trượt và lần nào ba cũng an ủi: học tài thi phận, con không dốt nát đâu, nhất định nhà ta phải có người làm quan dù ở hàm thứ phẩm! Đó là năm Khải Định thứ ba tôi chớm vào tuổi mười lăm đang lớn phổng phao. Một hôm ba gọi riêng tôi vào trong buồng để nói về điều hệ trọng. Một bạn phụ bếp ở cung Diên Thọ đã cho ba biết, Tử Cấm Thành đang tuyến thái giám. Chính vì tin báo ấy mà trước khi gặp nói chuyện với tôi, ba đã lẳng lặng đi tìm hiểu khá kỹ về chức quan này hoạn quan ở ta có từ thời Lý gọi là Hoạn môn chi hầu đến đời Trần đổi thành Nội thị, đời Lê gọi là Tả Hữu thái giám. Triều Nguyễn chia thái giám làm năm trật, cao nhất là Điện sứ, thấp nhất là Thừa biên. Các vương triều đều đã dùng hoạn quan vào việc hầu hạ cưng phi trong hậu cung. Nếu hoàng hậu không sinh được thế tử thì con trai của các cung phi được xếp hạng cao nhất sẽ được nối ngôi. Cần hoạn quan để canh chừng trong hậu cung, bảo đảm rằng mỗi đứa trẻ sinh ra ở đó đích thị là giọt máu rồng.Những người không phải hoạn quan, thậm chí là họ hàng thân quyến vua cũng không được bén mảng đến Tử Cấm Thành nơi cung tần mỹ nữ ở, vi phạm sẽ bị xử trảm. Mặc nhiên, hoạn quan luôn có một vị trí đặc biệt là bảo toàn sự thiêng liêng, kín đáo bao quanh phẩm cách của hoàng đế. Trong lịch sử, có hoạn quan leo lên ghế quyền lực chỉ dưới một người, trên muôn người, đó là trường hợp của các vị Việt quốc công đời Lý: Lý Thường Kiệt. Việp quan công đời Lê: Hoàng Ngũ Phúc và Tả quan đời Nguyễn: Lê Văn Duyệt. Không nói gì cao xa đến những vị đã được lưu danh muôn thuở đó, thì chức quan này dù phải chịu thiệt thòi khiếm khuyết thân thể, bù lại luôn được tin dùng suốt đời ăn trắng mặc trơn quanh quẩn bệ rồng. Buổi đầu vào cung dù ở trật thấp nhất là hạ đẳng lương tháng tiền một quan, gạo một phương (mỗi phương khoảng 20 kg, đã là bằng số lương bổng đầu bếp mấy chục năm của ba rồi). Chính vì lẽ đó ba đã gặp riêng thuyết phục tôi. Thoạt nghe tôi co dúm người khi nghĩ đến chuẩn bị thiến. Tôi đã thấy người ta thiến chó. Người thợ dừng đầu gối đè nghiến đầu con chó xuống, tay tóm hai hòn cà, tay kia đưa con dao bài xẻo gọn, rồi cho vào chỗ vừa cắt nắm muối sát trùng trong tiếng tru thảm thiết của con vật đàng quần sau đó con vật cụp đuôi, mặt lắm la lắm lét nhìn quanh thấy người là chui tọt vào gầm giường rên ư ử. Chỉ khi vết thương đã lành sẹo nó mới trở lại ăn uống bình thường, rồi trơn lông béo mẫm gặp chó cái cứ dửng dưng như không. Nhưng ba tôi là người kiên trì, tìm mọi cách truyền sang tôi khát vọng làm quan để đổi đời. Có thể vì tôi là con của ba, cũng sẵn trong người cái máu thích làm quan, cuối cùng tôi ưng thuận, nghiến răng bước vào cuộc tuyển nghiệt ngã nhất trên đời. Tôi còn nhớ rất rõ đó là một ngày đầu năm 1918, tôi được dẫn đến một căn nhà lá ngoài Thành Nội. Trước tiên người ta đưa tôi một ca đựng thứ nước màu đỏ đậm như máu bảo uống hết một hơi, về sau tôi mới biết đó là ma phê thang, làm tê thần kinh, đỡ đau mỗi khi mổ xẻ. Thợ thiến gọi là “đao tử tượng” trạc ngoài năm mươi tuổi, là một tay dao lão luyện của triều đình. Khi tôi vừa tụt quần xuống, đôi mắt như cú nhòm nhà bệnh của đao tử tượng sáng lên, lão bảo, cái thằng oắt này đúng là xấu dây tốt củ, đáng mặt đàn ông lắm! Mà quả “của quý” của tôi quý thật, đã đôi lần tôi tắm truồng với bạn trai cùng trang lứa, kể cả những thằng tuổi hơn tôi bự hơn tôi mà “của quý” của chúng đều là “đàn em” tôi về kích cỡ to dài. Đao tử tượng bảo thường thì tuyển hoạn quan nhằm vào những đưa ái nam ái nữ “của quý” tẹo teo như ngón út, xoăn tụt vào móc mãi chẳng ra. Khi lão thợ thiến liếc con dao bản mỏng cong như lưỡi liềm vào hòn đá mài rồi hơ nó lên ngọn lửa để sát trùng, miệng vẫn còn lẩm bẩm: tiếc thực! Sau này có dịp gặp lại lão thổ lộ đã từng xẻo không dưới ba chục cái của quý, thì chỉ có vài đứa là được như của tôi nhưng chúng đều có dáng vóc cao nhỏ hơn hẳn tôi. Tôi đang trong tâm trạng thảng thốt hoảng loạn thì có cả một kíp đầu trâu mặt ngựa vào cuộc với tính chuyện nghiệp cao. Một tiểu đao tử tượng bước nhanh đến đè nghiến tôi xuống cái phản thấp, hai gã khác lù lù ém sẵn nơi cuối phải tay như gọng kừn sắt nắm vào cổ chân tôi dang rộng hai chân ra. Một gã nữa cúi xuống cầm dải vải mỏng cuốn kín vùng đùi và bụng của tôi chỉ để hở khoảng háng. Khi tôi đang bị banh như con êch sắp bị lột da thì lại xuất hiện thêm tiểu đao nữa cầm con dao bài nhỏ cạo sạch đâm lông lún phún xung quanh khúc dương vật còn chưa biết mùi đời đang mềm oặt, sau đó bôi lên đó thứ nước âm ấm, tê tê. Xong xuôi, đại đao tử tượng ra tay. Lão cúi người với con dao liềm trong tay, loáng một cái đã xẻo gọn toàn bộ “của quý”, của tôi. Cảm giác đau đớn cùng đến một lúc với sự tiếc nuối làm tôi rú lên, chắc hẳn còn to hơn, thảm hơn tiếng tru của con chó thiến nọ. Mâu đỏ lòm nơi háng, tôi muốn xỉu mà đao tử tượng còn xốc nách bắt đi đi lại lại trong phòng hàng giờ cho đến khi ngất hẳn.Khi tôi tỉnh lại, thấy ba đang ngồi bên, bộ mặt ông lộ rõ vẻ đau đớn đến cùng cực, như già đi hàng chục tuổi. Toàn bộ phần háng tôi được băng lại với những tàng giấy thâm đệm bên trong đã khô máu cứng ngắc. Ba bảo, trong vòng ba ngày không được uống một ngụm nước nào để tránh đi giải. Trong ba ngày ấy tôi đau đớn có lúc lên cơn sốt và khát khô họng. Thật lạ, đến ngày thứ tư như dự liệu của đao tử tượng tôi thấy người nhẹ nhõm hẳn không sốt và họ đến thấy băng. Thì ra, áp vào chỗ của quý, vừa bị xẻo còn có một ống sắt tròn nhỏ. Lập tức họ bê cái nồi đồng đến ghé miệng vào trước ống săt, tôi tuôn ngay vào đấy cả nồi đầy nước tiểu tích tụ của ba ngày. Đao tử tượng đến kiểm tra vết thương tỏ ý hài lòng ca thiến thành công mỹ mãn, lão còn bảo nhiều ca hỏng do bị nhiễm trùng sốt lên sốt xuống có người biến chứng thành bệnh mà chết. Sau khi kiểm tra xong, lão móc túi đưa ba tôi sáu nén bạc, nói đó là cái giá triều đình trả cho kẻ bị thiến, cụ thể ba nén cho bát máu bị mât, nửa còn lại cho sự đau đớn thể xác tuy không định lượng được. Rồi lão móc vào túi áo bên kia, đưa tiếp cho ba cái túi lụa nhỏ, bảo “của quý” đã được xử lý khô cong rồi đấy. Đao tử tượng còn cho biết quy trình sấy “của quý” vừa xẻo được là quẳng ngay vào khay đựng vôi bột cho hút hết máu mủ đi, sau đó dừng giấy bản lau sạch, để tiếp nó vào chén đựng hương liệu ướp cho thơm tho. Khi ba cầm cái túi lụa, mùi hương liệu xộc vào mũi làm tôi muốn ói. Ba còn được đao tử tượng bày cho cách dùng túi “của quý” như bửu bối làm cho nhà hoạnh phát. Treo cái túi lên xà ngang ở từ đường tổ, mỗi năm lại rút dây cho nó cao thêm lên một tí để biểu thị sự thắng quan tiến chức. Còn nữa, khi người yêm hoạn qua đời, phải lấy ngay cái túi lụa đựng bảo cụ đặt vào giữa háng tử thi, là để được chết toàn thây, nếu không Diêm Vương kiểm thấy thiếu sẽ cho đầu thai kiếp sau thành con la, nửa lừa nửa ngựa không sinh sản được. Nhiều lần tắm, tôi bâng khuâng nhìn xuống háng, trống trơn chỉ có đâm lông lá thưa thớt trùm xung quanh cái lỗ giếng nước tiêu hoang phế. Cũng từ ngày ấy tôi mắc chứng đái dầm, ngay cả lúc ban ngày nếu buồn tiểu mà không đi nhanh là són ra quần. Hoạn quan nào cũng “dấm đài” nên đũng quần luôn ẩm và khai, đến đâu dân Thành Nội cũng gọi đó là “mùi hoạn quan”. Tôi thành hoạn quan suốt hai mươi bảy năm, đến khi cách mạng Tháng Tám nổ ra. Buồn là đến tận triều Nguyễn cuối cùng sụp đổ, tôi chỉ thăng được một trật là Cung phụng thái giám, tức lương ở mức á đẳng, còn ba trật phía trên nữa không bao giờ với tới, dù mỗi năm ra từ đường ba đều lặng lẽ rút dây cho cái túi lụa lên cao một tí, cuối cùng nó cũng đụng đến tận xà. Còn nhớ khi được thăng trật, tôi phải về từ đường lấy túi lụa mang vào Thành Nội cho thượng quan xem cái bảo cụ, để chứng minh là tôi đã được tĩnh tha, là hoạn quan đích thực. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn “của quý” của mình khi bị sấy kho nó teo tóp, xoắn vặn như một miếng tóp mỡ, lơ phơ vài sợi lông cháy xém bám quanh nom thật thảm thương. Ba qua đời khi tôi làm quan hoạn được tròn mười năm, thời gian ấy đủ để ông dự liệu hết con đường quan trường hẩm hiu của tôi. Có thể vì thế mà trước lúc lâm chung ông gọi tôi đến bên, nước mắt giàn giụa, nói: “Ba hại út rồi”. Nhưng tôi không khi nào giận ba, nghĩ cái số tôi thế, trời cho có thế phải chịu. Trong nhiều năm ở hậu cưng tôi chỉ biết thêm một nghề do một phi tần được vua sủng ái dậy như để trả ơn tôi đã chăm sóc bà chu đáo. Đó là nghề bấm độn, đoạn số tử vi. Bao năm qua tôi thường giở ngón nghề ấy để thế hiện cái tài hơn người của mình ngặt là đoạn cho người thì trúng mà đoạn cho mình đều trệch, quả dao sắc không gọt được chuôi. Ngay hôm được các ông cứu thoát khỏi miệng hổ ở rừng Phù Luỗng, nhìn ông tôi đã biết quý tướng hơn hai ông kia có quý nhân phù trợ vào nơi nước lửa xung quanh tôi cả ông vẫn sống nhăn, điều mà ai cũng thèm muốn đó là hậu vận ông cực tốt, con cái phương trưởng đuề huề. Nhưng đến giờ phút này tôi muốn nói thêm một điều, xin ông đừng giận ông chỉ có một hãm cách trong lá số rất đẹp của mình, là nhật nguyệt phản bối, luôn có kẻ ganh ghét không khi nào lên được cấp trưởng, tham niên phó. Và ông có con dị bào mà đến lúc chết không được nhìn mặt. Sở dĩ hồi đó tôi chưa bao giờ nói về vận số với ông, vì nghĩ người cách mạng như ông không tin vào những điều gọi là mê tín dị đoan ấy.Nói một hồi dài, Phon Kẹo dừng lại, dường như ông ta không còn gì để nói nữa và muốn “biến”, ông Nhị Nguyễn bảo đừng đi vội, ông vẫn chưa nói tại sao lại lưu lạc nơi đất khách quê người như vậy?- À chuyện này cũng là nằm trong vận số tôi phải chết thảm nơi đất khích quê người - Linh hồn hoạn quan Le Èo chiều lòng ông Nhị Nguyễn mà nán lại thêm ít phút, kể tiếp - Lúc dân Thừa Thiên - Huế nổi dậy cướp chính quyền, quan lại trong Thành Nội hoang mang cực điểm nhất là khi vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Một ông cũng hoạn quan như tôi hoảng quá trèo tường trốn ra, ai dè chân vừa tiếp đất gặp đúng ông du kích trẻ đi tuần, bảo là quan phản động “đòm” phát súng trường chết tươi. Tôi thì bàn với một hoạn quan khác, thời mới không có chỗ cho hoạn quan chúng mình đâu, phải trốn sang đất nào có vua mới yên thân. Tôi vốn biết mình có cái hạn thiên di năm ấy, nên rủ thêm bạn cùng trốn, cũng là muốn người ta chia xẻ bớt hạn cho mình. Trước khi rời Huế, tôi còn kịp lẻn về từ đường tổ lấy cái túi lụa treo trên xà nhà xuống cất kỹ trong người. Quả nhiên người bạn thái giám kia đã giúp tôi trót lọt vượt qua vùng binh lửa, sang đất Nam Lào và chắp mối được với một người họ hàng đã ba đời sống ở Chăm Pa Xác. Tá túc ở đó vài năm, một hôm tình cờ tôi gặp nai koong Nõn trong lần về thăm quê. Vợ ông thấy tôi hiền lành lại có chút chữ nghĩa thì mến và hay gặp gỡ chuyện trò. Tôi nói nhiều về dịch lý với ông, lại một lần đã giúp cho bà vợ ông tránh được hoạ sông nước nhỡn tiền. Hôm ấy tôi đến nhà ông chơi, chợt thấy sắc mặt bà vợ ông khác thường, mới hỏi về ngày tháng năm sinh, giờ sinh, bám đốt ngón tay tính ra đại hạn. Bà đang định thăm nhà người bà con bên kia sông, Tôi vội can ngăn, bà đồng ý ở nhà cũng là muốn kiểm nghiệm cái tài tử vi độn số của tôi. Thật trùng khớp, chuyến đò sang sông buổi sáng hôm ấy đến giữa dòng gặp gió lốc bị lật, mười mấy người chết đuối. Từ đó ông bà rất tin tôi, mỗi khi muốn làm việc gì hệ trọng đều hỏi ý kiến tôi. Đầu năm 1950, trong lần thăm lại Chăm Pa Xác, nai koong Nõn rủ tôi theo ông về Pha Lan và còn muốn tôi ở đó lâu dài, khuyên tôi cải thành người Nha Hởn cho dễ sống. Việc này khá đơn giản, ông nhận tôi là cháu ruột, bao năm sống xa quê nay lại về quê. Tôi biết cái số tôi long đong, định tự cải hoán số cho mình để được may mắn lúc cuối đời, nên nhận lời. Mấy năm ở Nam Lào tôi thông thạo phong tục tập quán tiếng nói của từng bộ tộc, nên việc cải thành người Nha Hởn không khô khăn gì. Tôi có cái tên mới Thon Kẹo từ đó.