PHÉP BÓI BẰNG CỎ THI

     họn chỗ đất sạch làm nhà chứa cỏ thi, cửa ngảnh về Nam. Giữa nhà kê một chiếc giường.
(Chiếc giường chiều dài chừng năm thước, chiều rộng chừng ba thước. Đừng để gần bức vách quá).
Cỏ thi năm chục cây, bọc bằng lụa màu đỏ nhạt, đựng trong chiếc túi màu đen, cho vào hộp, đặt ở phía bắc chiếc giường.
(Hộp bằng ống tre, hoặc bằng gỗ rắn, hay vải sơn, hình tròn, đường kính độ ba tấc, chiều dài bằng chiều dài cỏ thi, một nửa làm đáy, một nửa làm nắp, dưới hộp có hòm làm giá, cho khỏi lăn nghiêng).
Đặt chiếc khay gỗ ở phía nam cái hộp, dé về phía bắc cái giường hai phân.
(Khay bằng ván gỗ, bề cao một thước, bề dài vừa suốt cái giường, trong khay chia làm hai ô lớn, ô nọ cách ô kia một thước, phía tây ô lớn làm ba ô nhỏ, mỗi ô cách nhau năm tấc, dưới khay có chân ngang, đặt nghiêng trên một chiếc án).
Đặt một lò hương ở phía nam chiếc khay, một hộp hương ở phía nam cái lò, hàng ngày thắp hương cung kính, sắp bói thì phải quét rửa lau chùi: để một chiếc nghiên rửa sạch, có rót nước, một cây bút, một thoi mực, một miếng ván sơn vàng ở phía đông lò hương. Trên phía Đông, người bói trai khiết, đội mũ mặc áo, ngảnh mặt về Bắc, rửa tay đốt hương cúng lễ.
(Nếu sai người khác bói hộ, thì chủ nhân đốt hương xong rồi lui xuống một chút, đứng ngảnh về Bắc, kẻ bói tiến lên trước giường đứng hơi dé về Tây, ngảnh mặt về Nam, nhận lấy việc bói. Chủ nhân thuật thẳng việc mình định xem, kề bói vâng lời. Chủ nhân quanh về phía hữu, đứng ngảnh về Tây, kẻ bói cũng quay về phía hữu, đứng ngảnh về Bắc).
Hai tay bưng lấy nắp hộp, đặt xuống phía Nam cái khay, phía bắc lò hương. Lấy cỏ thi ở trong hộp ra, tháo túi, cởi bọc, đặt ở phía đông chiếc hộp. Tất cả năm chục cây, cầm bằng hai tay, hơ trên lò hương, khấn rằng:假爾泰筵有常, 假爾泰筵有常!某 (官姓名)今以某 事未知i否, 爰質所疑于神于靈, 吉凶得失, 悔吝憂虞, 惟爾 有神, 尚明告之 Giả nhĩ Thái phệ hữu thường, giả nhĩ Thái phệ hữu thường! mỗ (quan tính danh) kim dĩ mề sự vị tri khả phủ, viên chất sở nghi vu thần ưu linh, cát hung đắc thất, hối lận ưu ngu, duy nhĩ hữu thần, thượng minh cáo chi. (Mượn mày đồ bói lớn tính không thay đổi. Mượn mày đồ bói lớn tính không thay đổi. Mỗ (quan tước -hoặc chức nghiệp - họ và tên) vì việc (chi đó) chưa biết nên chăng, phải đem điều nghi ngờ ấy hỏi đấng thần linh. Lành hay dữ, được hay mất, hối tiếc hay lo sợ, người có thiêng liêng hãy bảo cho rõ).
Rồi dùng tay phải nhặt lấy một thẻ (tức một sợi cỏ thi) trả lại trong hộp.
Rồi lấy cả hai tay chia đôi bốn mươi chín thẻ, để vào hai chiếc ô lớn tả hữu cái khay.
(Đây là dinh thứ nhất. Nghi lễ bảo là chia ra làm hai, để hình dung hai Nghi).
Rồi tay trái cầm lấy những thẻ ở chiếc ô lớn phía tả, tay phải nhặt lấy một thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cài vào khe ngón tay út tay trái.
(Đây là dinh thứ hai, Nghi lễ bảo là: treo một thẻ để hình dung tam tài).
Rồi dùng tay phải đếm “bốn chiếc một” những thẻ cầm ở tay trái.
(Đây là dinh thứ ba, Nghi lễ gọi là đếm bằng số bốn để hình dung tứ thời).
Rồi trả lại những thẻ còn thừa, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, và kẹp nó vào khe ngón vô danh tay trái(35).
(Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là ra số lẻ về chỗ kẹp để hình dung tháng thuận).
Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía tả cái khay, cầm lấy những thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cái khay và dùng tay trái đếm “bốn chiếc một”.
(Đây là nửa dinh thứ ba).
Rồi lại trả lại những thẻ còn thừa như trước và giắt vào khe ngón giữa tay trái.
(Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là giắt lần thứ hai để hình dung hai lần thuận. Nhưng thẻ còn thừa trong lần biến đổi thứ nhất, tay tả một thì tay hữu phải ba, tay tả hai tay hữu cũng hai, tay tả ba, tay hữu phải một, tay tả bốn, tay hữu cũng bốn. Kể suốt cả một lần “cài” không năm thẻ thì chín thẻ. Nắm thế được một lần bốn là số lẻ, chín thẻ được hai lần bốn là số chẵn. Lẻ thì ba mà chẵn thì một).
Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía hữu, và nhập những thẻ trong một lần “cài” hai lần kẹp ở bàn tay trái làm một, đặt lên ô nhỏ thứ nhất trong cái khay.
(Thứ tự ô nhỏ kể từ chiếc ô phía Đông trở đi).
Đó là một lần biến. Lại dùng hai tay nhập những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu làm một.
(Bây giờ còn 44 thẻ hoặc 40 thẻ).
Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ nhất, và đặt những thẻ cài kẹp vào ô nhỏ thứ hai trong cái khay. Đấy là hai lần biến.
(Những thẻ còn thừa trong lần biến thứ hai: tay tả một tay hữu phải ba; tay tả hai, tay hữu phải một; tay tả ba, tay hữu phải bốn, tay tả bốn, tay hữu phải ba. Kể suốt số thể trong một lần cài, không bốn thì tám. Bốn được một lần bốn là số lẻ, tám được hai lần bốn là số chẵn. Lẻ chẵn đều được số hai trong số bốn).
Rồi lại lấy những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu nhập lại làm một.
(Bây giờ còn 40 thẻ hoặc 36 thẻ hay 32 thẻ).
Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ hai, và để những thẻ cài kẹp vào chiếc ô nhỏ thứ ba trong chiếc khay. Đó là lần biến thứ ba.
(Số thẻ còn thừa của lần biến thứ ba cũng như lần biến thứ hai).
Xong ba lần biến, mới coi số thẻ cài kẹp và số thẻ đếm qua của mỗi lần mà vạch từng hào vào mảnh ván.
Số thẻ cài kẹp, năm và bốn là lẻ, chín và tám là chẵn. Cài kẹp là ba số lẻ, hết 13 thẻ, thì số đếm qua còn 26 thẻ, là hào Lão Dương, đánh dấu bằng… vẫn gọi là “trùng”. Cài kẹp hai lẻ một chẵn, cộng 17 thẻ, thì số đếm qua còn 32 thẻ, là hào Thiếu Âm, đánh dấu bằng… vẫn gọi là “triết”. Cài kẹp hai chẵn một lẻ, cộng 21 thẻ thì số đếm qua còn 28 thẻ là hào Thiếu Dương, đánh dấu bằng - vẫn gọi là “đạo”. Cài kẹp là ba số chẵn, cộng 25 thẻ, thì số đếm qua còn 24 thẻ, là hào Lão Âm, đánh dấu bằng X, vẫn gọi là “giao”.
Như thế, cứ ba lần biến thì thành một hào.
(Thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười, thứ mười ba, thứ mười sáu, sáu lần biến đó giống nhau, có điều từ lần thứ ba trở đi thì không khấn nữa, chỉ dùng 49 sợi cỏ thi mà thôi. Các lần thứ năm, thứ tám, thứ mười một, thứ mười bốn và thứ mười bảy đều giống như lần thứ hai, các lần thứ sáu, thứ chín, thứ mười hai, thứ mười lăm, thứ mười tám, thì giống như lần thứ ba).
Tất cả mười tám lần biến thì thành một quẻ. Xét sự biến đổi trong quẻ, để xem việc dữ hay lành.
Bói xong, lại bọc cỏ thi, đựng vào túi, cho vào hộp, đậy nắp lại, thu xếp bút, nghiên, mực, ván, rồi lại thắp hương cúng lễ lần nữa.
Nếu nhờ người bói hộ, thì chủ nhân thắp hương, vái kẻ bói giúp rồi lui(1).
DỊCH THUYẾT CƯƠNG LĨNH
Trình Di nói rằng: Việc của đấng thượng thiên, không tiếng không hơi, cái thể của nó gọi là Dịch, cái lý của nó gọi là Đạo, cái dụng của nó thì gọi là Thần.
Âm Dương khép ngỏ tức là dịch, một khép một ngỏ gọi là biến.
Gọi là Dịch mới có lý, nếu như xếp đặt nhất định thì có lý gì? Cuộc biến đổi của trời đất, Âm Dương cũng như hai thớt cối xay, lên xuống, đầy vơi, cứng mềm, chưa từng dừng nghỉ. Dương thường đầy, Âm thường thiếu, cho nên mới không đều nhau. Ví như cối xay đã quay, răng nó phải không bằng nhau; đã không bằng nhau thì sẽ sinh hàng vạn sự biến đổi.
Trong Kinh Dịch chỉ nói về lẽ giáo giở, đi lại, lên xuống.
Làm Kinh Dịch từ trời đất tôl sáng, cho đến cây cỏ sâu bọ nhỏ nhặt, không gì không hợp.
Trương Hoành Trung hỏi: Có phải nghĩa của Kinh Dịch vốn khởi ở Số hay không? Đáp rằng: Bảo nghĩa khởi ra sự số thì sai. Có Lý rồi mới có Tượng, có Tượng rồi mới có Số. Kinh Dịch nhân Tượng để biết Số, hễ hiểu được nghĩa của nó, thì số sẽ ở bên trong, ắt muốn xét cho cùng cực sự tinh vi của Tượng, biết cho hết từng hào hot của số, đó là tìm dòng theo ngọn, cách đó chỉ có những nhà thuật số vẫn chuộng, không phải là việc mà kẻ nho giả nên cần. Nó là cái học của bọn Quản Lộ, Quách Phác vậy.
Lại nói: Lý là vật vô hình, cho nên nhân Tượng để tỏ Lý, Lý hiện ở Lời, thì có thể do Lời mà biết Tượng. Vì vậy nói rằng: “Hiểu được nghĩa của nó, thì Số sẽ ở bên trong”.
Xem Dịch cần phải biết thời. Tất cả sáu hào ai ai cũng có thể dùng, ông thánh có chỗ dùng của ông thánh, ông hiền có chỗ dùng của ông hiền, người thường có chỗ dùng của người thường, kẻ học có chỗ dùng của kẻ học, vua có chỗ dùng của vua, tôi có chỗ dùng của tôi, không đâu không thông.
Xem Dịch hãy nên xem thời, rồi mới xem đến tài của từng hào. Trong một hào thường có bao hàm mấy ý, thánh nhân thường thích những ý trọng hơn mà làm ra lời; có điều gì mà trong Kinh Dịch nói đến đã nhiều, thì lấy những điều chưa từng nói đến, cũng không cần, phải việc trọng; lại cũng có khi chỉ nói về thời, không nói về tài các hào. Những điều ấy, đều nên lâm thời tham khảo. Phải trước xem quẻ, rồi mới xem được lời “hệ”.
Chu Hy nói rằng: Lúc đầu thánh nhân làm Dịch chỉ là ngửa xem cúi xét, thấy rằng: đầy khoảng trời đất, không cái gì không phải là lẽ một Âm một Dương; có lẽ ấy thì có Tượng ấy, có Tượng thì Số của nó tự ở bên trong. Chẳng những Hà đồ, Lạc thư như thế, mà cái gọi là Số kia, chỉ là những chỗ chia hạn, chừng mực của khi; được Dương thì lẻ, được Âm thì chẵn, các vật đều thế. Hà đồ, Lạc thư là thứ khéo hơn rõ hơn mà thôi. Vì vậy, thánh nhân nhân đó mà vạch ra Quẻ. Lúc mới chỉ là vạch một vạch lẻ để hình dung khí Dương, vạch một vạch chẵn, để hình dung khí Âm mà thôi. Nhưng hễ có hai thì liền có bốn, hễ có bốn thì liền có tám, lại theo đó mà gấp lên liền thành mười sáu. Đó là trong đám không có mầm nhú, mà số vô cùng đã đủ; không đợi xếp đặt mà thế vẫn không thể thôi. Quẻ vạch đã lập, liền có lành dữ vì là Âm Dương đi lại giao thác ở trong. Thời của nó thì có tiêu đi, lớn lên khác nhau: cái lớn lên là chủ, cái tiêu đi là khách; việc của nó hoặc có nên chăng khác nhau, cái nên là thiện, cái chăng là ác. Theo chỗ chủ khách thiện ác mà phân biệt thì sự lành, dữ sẽ rõ. Vì vậy nói rằng: Tám Quẻ định sự lành dữ. Sự lành dữ đã quyết định không sai, thì dùng nó để dựng các việc, nghiệp lớn sẽ từ đó sinh ra. Đó là thánh nhân làm ra Kinh Dịch, dạy dân xem bói, để mở cái ngu của thiên hạ, để định cái chí của thiên hạ, để làm nên các việc của thiên hạ, là thế. Có điều từ Phục Hy về trước chỉ có sáu vạch, chưa có văn tự truyền được; rồi đến Văn vương Chu công mới đèo thêm lời, cho nên nói rằng: “Thánh nhân đặt quái xem Tượng, đèo Lời vào để tỏ lành dữ”. Đó là khi Quẻ chưa vạch, nhân xem pháp tượng tự nhiên của trời đất mà vạch ra; đến lúc Quẻ đã vạch rồi, thì quẻ nào riêng có Tượng của quẻ ấy. Tượng nghĩa là có chỗ giống giống, cho nên thánh nhân mới theo tượng đó mà đặt ra tên. Nói về sự tiến lui của hào, thì như quẻ Bác, quẻ Phục v.v… nói về sự hệt giống của hình, thì như quẻ Đỉnh quẻ Tỉnh v.v… Đấy là Phục Hy theo chỗ hoàn toàn của hình thể các quẻ mà lập cái tên như thế. Văn vương coi hình tượng của quái thể mà làm Thoán tử. Chu công coi sự biến đổi của quái hào, mà làm Hào tử, cái Tượng của sự lành dữ lại càng rõ rệt.
Đại để đạo trong gầm trời chỉ là thiện ác mà thôi. Có điều cái ngôi của người ta ở phải khác nhau, cái thời của người ta gặp phải không giống nhau, mà cái cơ của nó rất nhỏ, chỉ vì người trong thiên hạ không thể hiểu thấu, cho nên thánh nhân dùng phép bói toán đó để dạy người, khiến cho người ta lúc bình cư thì xem Tượng ngẫm lời, lúc hành động thì xem sự biến đổi mà ngẫm Lời chiêm đoán, không bị mê muội trong đường phải trái được mất. Bởi vậy, sách này nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu đều dùng. Câu nói trong sách - của các đời đó - tuy không giống nhau, lời nói trong sách - của các đời đó - tuy không thấy hết, nhưng đều do quan Thái bốc coi giữ để dùng vào việc bói toán. Coi như họ Tả đã chép, lại càng có thể thấy chỗ cổ nhân dùng Dịch. Bởi vì gọi là tượng chỉ là mượn những vật mà mọi người cùng biết, để hình dung lý của các việc, khiến cho người ta biết sự nên bỏ, nên lấy mà thôi. Cho nên từ Phục Hy đến Văn vương Chu công, tuy là do sơ lược đến tường tận, mà cái gọi là công dụng của việc xem bói thì vẫn có một. Nghĩa là trong cách xem bói kia vẫn có cái lý dùng để xử trí việc này. Cho nên phương pháp của nó dường như thô thiển, nhưng theo sự hiền ngu của từng người, thảy đều gặp được chỗ dùng. Bởi vì Văn vương tuy là có Tượng nhất định, có Lời nhất định, nhưng cũng đều là nói trông chỗ này phải xử như thế, không hề gắn chặt vào các vật. Cho nên mỗi quẻ mỗi hào đều đủ bao bọc những việc vô cùng, không thể chỉ lấy một việc chỉ định.
Ở trong hào quẻ, cũng có chỗ chỉ mọi việc, như “lợi kiến hầu” “lợi dụng tế tự”, v.v… ngoài ra đều không chỉ về một việc mà nói. Vì vậy, mới thấy công dụng của Kinh Dịch không gì không cai quát, không gì không lan khắp, chỉ xem người ta dùng nó ra sao mà thôi.
Đến đấng Phu Tử(36) mới thuần theo lý mà nói, tuy rằng vị tất đã là bản ý của vua Hy vua Văn, nhưng mà theo việc nói lý, cũng là như thế. Có điều không thể lấy thuyết của Phu tử làm thuyết của Văn vương.
Trong khoảng trời đất còn có cái gì? Chỉ là hai chữ Âm Dương mà thôi. Bất kỳ việc gì, đều không thể nào lìa nó. Hãy coi trong thân thể mình: hễ mở mắt ra, chẳng Âm thì Dương, khít khịt trong đó, không thể bám được vật khác. Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng là cứng thì là mềm. Tự mình muốn làm thẳng lên là Dương, hễ mà thu lại lùi lại là Âm; ý tứ hễ động là Dương, hễ im là Âm. Chưa cần coi đến sự khác, chỉ trong một cái động và một cái im cũng đã là Âm Dương rồi. Phục Hy nhân đó mới vạch ra Quẻ để bảo người ta.
Nhưng nếu chỉ nói một Âm một Dương, lại chưa đủ để cai quát mọi lẽ. Vì vậy mới lại xoay xoả làm sáu tư quẻ, ba trăm tám mươi tư hào. Lúc đầu chỉ là rất nhiều quẻ, hào, về sau thánh nhân lại đèo thêm rất nhiều lời ở dưới. Như ở sách khác, thì phải nguyên có việc ấy, mới nói ra cái lẽ ấy, Kinh Dịch thì là chưa có việc ấy, trước đã mượn sần nói ở trong đó.
Lại nói: Âm Dương là khí, hễ có khí ấy thì có lý ấy, hễ có lý ấy thì có khí ấy. Muốn việc muốn vật ở gầm trời, cái gì không ở lý ấy mà ra? Cái gì không ở Âm Dương mà ra?
Dịch chỉ là Âm Dương xoay xoả, giao đổi thay đổi. Trang tử bảo “Dịch để nói về Âm Dương” không phải không có sở kiến. Ví như lẻ, chẵn cứng mềm, chỉ là Âm Dương làm ra cuộc thay đổi.
Dịch là Âm Dương co duỗi, tuỳ thời biến đổi. Cổ kim vẫn có cuộc khép ngỏ lớn, cuộc khép ngỏ nhỏ. Những người ngày nay nói về Kinh Dịch đều không có chỗ sờ sà. Thánh nhân thì theo sáu mươi tư quẻ mà thay đổi đi, cho đến cái chỗ sở dĩ làm Âm Dương, làm cổ kim, cũng là lẽ ấy.
Dương Quý Sơn đến nhà Thiềm Quý Lỗ ở Hoàng đình, Quý Lỗ hỏi về Kinh Dịch, Quý Sơn lấy tờ giấy vẽ cái vòng tròn, dùng mực bôi đen một nửa và nói: “Đó tức là Dịch
Câu đó rất hay. Dịch chỉ là một Âm một Dương làm ra rất nhiều kiểu.
Có người hỏi rằng: “Lời ở dưới quẻ là lời Thoán,Tả truyện cho làm lời Do M là cớ làm sao?”
Đáp rằng: “Đó chỉ là lời Thoán, cho nên Khổng tử có nói: “Bậc trí giả xem trong lời Thoán, thì đã nghĩ được quá nửa”. Ví như 元 亨利貞(nguyên hanh lợi trinh) là lời của Văn vương đèo ở dưới quẻ để biết sự lành dữ của một quẻ. Trong sách Âm ngữ của họ Lục gọi là kinh Thoán. Từ chữ 大哉乾元[Đại tai kiền nguyên) trở xuống là lời của Khổng tử thích kinh, cũng gọi là Thoán, và vẫn bảo là Thoán truyện. Còn những lời ở dưới hào như câu 潜龍勿 用(Tiềm long vật dụng), thì là lời của chu công đèo vào để đoán sự lành dữ của một hào; những câu天行健君子以自强不息 (Thiền hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức) vẫn gọi là truyện Đại tượng; những câu 潜龍勿用陽在下也(Tiềm long, vật dụng Dương tại hạ dã) vẫn gọi là truyện Tiểu tượng, đều là lời của Khổng tử làm ra. Từ câu 天尊地卑(Thiên tôn địa ty) trở xuống là truyện Hệ từ của Khổng tử thuật ra, bàn góp về những đại thể, phàm lệ của cả cuốn Dịch, nó không phụ vào lời kinh mà tự chia làm Thượng hệ, Hạ hệ. Tả thị gọi là lời Do M Chữ M (do) theo ở chữ 系(hệ) ngờ rằng cũng là nói về Hệ từ (繁辭).Hệ từ nghĩa là dưới quẻ có đèo lời vào.
Kinh Dịch có Tượng, lấy những Tượng ấy phải có chỗ theo. Tuy những tượng ấy, chỉ có chỗ dùng, không phải cẩu thả đặt ra ngụ ngôn, nhưng các nhà nho trong hai đời Hán(1) cứ muốn xét cùng chỗ “theo” của nó, đã là vướng mắc không thông; rồi tự Vương Bật trở đi, những muốn suy hết chỗ “dùng” của nó, lại thành sơ lược mà không có căn cứ. Cả hai điều đó đều là cái lỗi “chỉ thiên một bề, không biết chừa chỗ nghi ngờ”. Hãy lấy một mặt mà bàn, thì Kiền là ngựa, Khôn là trâu, thiên Thuyết quái đã có nói rõ: ngựa là giống mạnh, trâu là giống thuận, trong loài vật vẫn có lẽ thường; đến như theo văn quách quẻ, như quẻ Chuân có nói đến ngựa mà không có hình Kiền, quẻ Ly có nói đến trâu mà không có hình Khôn, rồi sáu rồng trong quẻ Kiền, có người ngờ là quẻ Chấn; ngựa cái ở quẻ Khôn, thì bảo nên trở lại quẻ Kiền, đó đều là sự không thể hiểu được. Cho nên Hán nho tìm ở Thuyết quái không được, thì bèn cùng nhau đặt ra những thứ hộ thể biến quái, những phép “ngũ hành nạp giới phi phục”, và lấy làm may khi được thấy nó ngẫu nhiên đúng hợp. Thuyết của họ tuy là tường tận, nhưng mà những chỗ không thông vẫn không thể thông, còn chỗ thông được thì lại phụ hội xuyên tạc, không có cái vẻ tự nhiên; dẫu rằng có một hai chỗ vừa đúng, không cần phải đợi nói khéo, nhưng nó, trên thì không quan hệ đến nguồn gốc của nghĩa lý, dưới thì không giúp đỡ gì cho sự răn dạy về nhân sự, thế thì can gì lại phải khổ lòng nhọc sức cô tìm cho được!
Cho nên Vương Bật nói rằng: “Nghĩa của nó nếu có ứng với sự “mạnh”, thì cứ gì Kiền mới là ngựa? Hào của nó nếu có hợp với sự “thuận” thì cứ gì Khôn mới là trâu? “ Trình tử cũng nói: “Lý là một vật vô hình, nên phải mượn “Tượng” làm cho rõ nghĩa”. Phá cái lỗi cố chấp vơ vẩn của Tiên nho mà mở phương pháp ngẫm “Lời” ngẫm “Chiêm” cho hậu học, như thế là cùng tột rồi. Nhưng mà xem ý hai người, thì lại giống như điều cho sự “lấy Tượng” của Kinh Dịch, không phải tự đâu mà ra, chỉ như lôi tỷ hứng của Kinh Thi và cách xý dụ của Mạnh Tử mà thôi. Thế thì Thuyết quái làm ra, là không dính gì đến Kinh Dịch, mà câu “gần nghiệm ở mình mình, xa nghiệm ở loài vật” cũng là lời thừa.
Vì vậy, ngờ các thuyết đó nói chưa hết ý, nhân trộm bàn rằng: Sự “lấy Tượng” vẫn là phải tự chỗ nào, mà những thuyết ấy đã có đủ ở quan Thái bốc, có điều bây giờ không thể kê cứu được nữa, thì đành hãy bỏ thiếu đó mà chỉ theo Tượng trong lời để tìm lấy ý trong Tượng, khiến cho đủ làm dạy răn và quyết định sự lành dữ như lời họ Vương, thầy Trình và sách Bản nghĩa của ta đã nói, cũng được, không cần cố tìm cho được cái chỗ Tượng ở đâu ra, nhưng cũng không thể đặt ra giả thiết mà vội quên hẳn chỗ đó.
Phục Hy vạch tám Quẻ, chỉ có mấy nét, bao quát hết lẽ muốn vật gầm trời. Kẻ học hiểu được ở Lời thì nông, hiểu được ở Tượng thì sâu. Vương Phụ Tự và Trình Y Xuyên đều không tin Tượng, nhưng nay không dám nói thế, chỉ nói không được trông thấy cái đó. Hãy cứ theo Tượng mà nói, thì khỏi xuyên tạc.
Tượng của Dịch hình như cũng có ba thứ: Có thứ do nét của nó tự nhiên sẵn có, như nét lẻ là Tượng khí Dương, nét chẵn là Tượng khí Âm… Có thứ đích thực bắt chước hình tượng các vật, như Kiền Khôn và sáu con lấy trời, đất, sấm, gió làm Tượng v.v… Có thứ chỉ là thánh nhân tự ý lấy hình này để tỏ nghĩa kia, như ngựa trắng có cánh, chở quỷ một xe v.v…
Coi Dịch nên tựa chắc vào Tượng mà coi thì nhiều ý vị, nếu chỉ coi nó bằng cách trông không, thì chẳng có ý tứ gì.
Đành rằng nói được cái lý của nó, thì Tượng số sẽ ở bên trong, nhưng theo dòng mà coi, phải thấy Tượng Số đích đáng ở đâu trước đã, thì khi nói Lý mới khỏi chạy chệch. Nếu không thế, việc mà không có thực chứng, thì cái Lý suông dễ sai.
Trong đời Thượng cổ, lòng dân tôi tăm, không biết lành dữ ở đâu, cho nên thánh nhân làm Dịch, dạy họ bói toán, lành thì làm, dữ thì tránh, đó là cái lôi “mở mang các việc” Hệ từ nói “để thông chí thiên hạ, để định nghiệp thiên hạ, để đoán sự nghi ngờ của thiên hạ” là chỉ chỗ đó.
Lúc đầu chỉ có “Chiêm”(37) mà không có chữ, giống như phép độn Hoả châu lâm(1), ngày nay, chỉ dùng hào mà không dùng lời - đủ biết cổ nhân xem bói, không phải đợi lời mà sau mới biết lành dữ. Đến Khổng lại sợ người ta không biết tại sao mà thế, cho nên lại phải lần theo từng hào mà giải “Hào này sở dĩ lành, vì nó trung chính, hào kia sở dĩ dữ, vì nó không đáng ngôi”, nói rõ như thế để cho người ta dễ hiểu mà thôi. Đến như Văn ngôn, thì lại theo ở bên trong phát minh ra các đạo lý, không phải bản ý thánh nhân(38) như thế. Hễ biết chỗ đó, thì mới có thể học Dịch.
Thánh nhân trong một bộ Dịch, đều là mượn chuyện hư không đặt ra. Vì các công dụng trong thiên hạ, nếu nói thẳng thì chỉ dùng được một việc mà thôi, chỉ có cách nói bằng Tượng, thì lúc bói toán, bao nhiêu việc thiện, có thể ứng vào được cả.
Dịch vốn là sách bói toán, người sau cho là nó chỉ dùng được trong việc bói toán. Đến Vương Bật mới dùng thuyết của Lão tử, Trang tử mà giải, về sau người ta lại cho là sách nói lý, không cho là sách bói toán, như vậy cũng sai. Tưởng rằng trong khi Phục Hy bắt đầu vạch Quẻ, ngẫu nhiên nhận thấy một là Dương, hai là Âm, bèn theo đó mà vạch phóng ra, trong đó chỉ là Dương thì lành mà Âm là dữ, không có chữ nghĩa gì hết. Sau đó Văn vương thấy thê không thể hiểu được, cho nên mới làm lời Thoán; rồi hoặc có kẻ xem nhằm cái hào, không thể hiểu được, cho nên Chu công mới làm lời hào; và vẫn không thế hiểu được, Khổng tử mới phải làm ra thập đức(2), đều giải cái ý lúc đầu. Ngày nay người ta không xem hào quẻ, mà chỉ xem lời Hệ, cũng như không coi sách luật mà chỉ coi những tự lệ của sách luật vậy, hiểu làm sao được? Ngày nay phải nhận nó là sách bói toán mà coi mới được. Nếu không thế, thì không thể coi Kinh Dịch.
Kinh Dịch chỉ là vì việc bói toán mà đặt ra, cho nên sách Chu Lễ mới nói rõ rằng quan Thái bốc giữ ba thứ Dịch, tức sách Liên sơn, sách Qui tàng và sách Chu Dịch, cổ nhân về quan bói toán, lập ra tất cả mấy người. Nhà Tần cách đời cổ chưa xa, nên sách Chu Dịch nhờ về bói toán mà không bị đốt. Những người đời nay hễ nói Dịch là thứ sách bói toán, thì cho là làm nhục Kinh Dịch; thấy Phu tử nói rất nhiều đạo lý, lại cho Dịch là sách nói đạo lý. Họ không biết rằng: Khi nói lành dữ hôi lận(39) đều là có lý, mà cái lý dạy người, không đâu không có. Ngày nay sở dĩ khó lý hội là vì đã mất cái phép bói toán. Như quan Thái bốc coi về pháp ba Kinh
Dịch, tức là Liên sơn, Qui tàng, Chu Dịch, đó là vẫn riêng có phép lý hội Chu Dịch; nay chỉ thấy có hai thiên Thượng kinh, Hạ kinh và đều không thấy có mấy nỗi phép. Vì vậy mới khó lý hội. Ngày nay người ta lại bảo “thánh nhân nói lý, mà ở trong đó nhân thể có thuyết bói toán”, sau khi thánh nhân nói lý, còn nói việc bói toán đó làm gì?
Kinh Dịch chỉ cho người ta bói toán để quyết định sự nghi hoặc. Nếu theo đạo lý nên làm, vẫn là cứ làm; nếu theo đạo lý mà không nên làm, tự nhiên không thể làm được; thế thì cần gì mà còn phải xem? Là vì có khi cùng trong một việc mà hoặc là lành hoặc là dữ, hay là có thể xử trí hai cách khác nhau. Bởi vậy không thể không xem.
Học giả ngày nay kiêng nói Kinh Dịch vì sự bói toán làm ra, cần nói nó vì nghĩa lý mà làm ra. Nếu quả vì nghĩa lý mà làm ra, thì sao không nói luôn bằng văn tự, như các cách Đại học, Trung dung nói về nghĩa lý để dạy người, còn vẽ tám quẻ làm gì?
Hào Dương phần nhiều lành, hào Âm phần nhiều dữ, lại xem ngôi chỗ của nó đã ở ra sao. Trong Kinh Dịch, đại khái Dương thì lành mà Âm thì dữ. Gián hoặc cũng có Dương dữ mà Âm lành là tại cớ gì? Bởi vì có việc nên làm, cũng có việc không nên làm, nếu nên làm mà không làm, không nên làm mà cứ làm, dù Dương cũng hung.
Trong Kinh Dịch, chỉ có “trinh cát”, chưa có chỗ nào không “trinh” mà “cát”, chỉ nói “lợi trinh”, chưa từng nói “lợi bất trinh”. Ví như xem được quẻ Kiền, vẫn là tốt lắm, nhưng mà ở dưới lại nói “lợi trinh”. Nghĩa là ngay thẳng chính đính thì lợi, không ngay thẳng chính đính thì không lợi. Bước đầu của chí lý, chí giáo của thánh nhân, ngụ ở trong đó. Đại để nó là thứ sách vì hạng quân tử mà làm ra, không phải là của mà bọn tiểu nhân trộm hoặc có thể lấy trộm mà dùng. Trương Hoành Cừ nói: “Kinh Dịch chỉ mưu tính cho quân tử, không mưu tính cho tiểu nhân”, phải lắm.
Chữ “lợi” trong Kinh Dịch, phần nhiều vì người xem mà đặt ra. Như “lợi sang sông lớn”, tức là lợi cho việc đi thuyền; “lợi có sự đi” tức là lợi cho việc lên đường; “lợi về tế tự” “lợi về hưởng tự” là bói việc cúng được tốt; “săn được ba con cáo”, “săn được ba bậc” là bói việc săn bắn được tốt; “công dùng hưởng của thiên tử”, là bói việc triều cận được tốt; “lợi dụng tước hầu” là bói việc lập vua được tốt; “lợi về dời nước” là bói việc thiên đô được tốt; “lợi về xâm phạt”, là bói việc xâm phạt được tốt v.v…
Ngày nay đọc Dịch, nên chia ra làm ba bậc mà coi. Dịch của Phục Hy, chưa có rất nhiều câu nói của Thoán, Tượng, Văn ngôn, mới có thể thấy bản ý của Dịch chỉ cốt dùng về việc bói. Phục Hy vạch Quẻ đâu có rất nhiều văn tự ngôn ngữ? Chỉ là Quẻ ấy thì có Tượng ấy, như Kiền có Tượng của Kiền, Khôn có Tượng của Khôn mà thôi. - Ngày nay người ta nói về Kinh Dịch, có khi chưa hiểu Tượng của Kiền Khôn, đã nói Lý của Kiền Khôn, vì vậy mà họ đã nói một cách không có tình lý gì hết. - Đến Văn vương Chu công chia ra làm sáu tư quẻ, thêm vào những chữ “Kiền nguyên hanh lợi trinh” “Khôn nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh”w đã không phải ý của Phục Hy, đã là Văn vương Chu công tự nói một thứ đạo lý rồi, nhưng cũng còn là theo chỗ của người ta xem mà nói, như xem được quẻ Kiền là rất hanh thông mà lợi cho kẻ ngay thẳng chính đính thế thời. Rồi đến Khổng tử hệ Dịch(2) làm ra các thiên Thoán Tượng Văn ngôn, thì cho nguyền, hanh, lợi, trinh, là bốn đức tánh của Kiền, lại không là Dịch của Văn vương nữa.
(1) Coi lời giải nghĩa ở hai quẻ Kiền Khôn dưới đây.
(2) Chữ hệ 繁 có nghĩa là buộc là treo là đèo. Hệ Dịch (繁易) nghĩa là đèo thêm lời nói vào các hào quẻ của Kinh Dịch.
Trộm ngờ hào quẻ Kinh Dịch vốn là chỉ vì người bói toán sự lành dữ, mà trong có đủ những lời dạy răn. Đến khi các thiên Thoán, Tượng, Văn ngôn làm ra, mới nhân cái ý lành dữ dạy răn đó, suy cho rộng thêm mà nói về mặt nghĩa lý của nó, cho được rõ ra. Người đời sau chỉ thấy những phần nghĩa lý của Khổng tử nói, mà không suy tìm bản ý của Văn vương Chu công, nhân đó mới cho bói toán là việc đáng bỉ, không chịu nói tới, mà cái của họ đã nói lại càng xa với sự thực thường dùng trong hàng ngày, đại để đều là gò gập, quanh co, lệch về một mặt, không còn những cái mầu nhiệm của sự bao hàm, cai quản, lan khắp các khúc, thông hết các cạnh nữa; nếu chỉ như thế, thì thánh nhân có thể làm hẳn một cuố sách khác, nói rõ nghĩa lý để dạy đời sau, cần gì phải mượn quái tượng mà làm những lời hiểm sâu ẩn tối ấy chi? Cho nên nay muốn: hễ đọc quẻ nào hào nào, cũng như xem bói mà được quẻ ấy, hào ấy, phải giữ sao cho lòng mình trông không, cố tìm cho biết nghĩa lời chỉ về cái gì, để mà quyết định những điều lành dữ nên chăng; rồi sau xét đến cái Tượng của nó tại sao mà thế, để tìm cái lẽ tại sao mà thế, và đem suy ra việc làm; khiến cho trên từ các đấng vương công, dưới đến những kẻ dân thứ, trong việc sửa mình trị nước, đều có thể dùng. Trộm nghĩ cứ tìm như thế, hình như mới được ý sót của ba vị thánh nhân.
Kinh Dịch của Khổng Tử, không phải là Kinh Dịch của Văn vương, Kinh Dịch của Văn vương, không phải là Kinh Dịch của Phục Hy, Dịch truyện của Y Xuyên, tự nhiên phải là Kinh Dịch của họ Trình, cho nên kẻ học phải theo thứ tự của Kinh Dịch đời xưa, trước hết hãy đọc bản văn, thì dễ thấy rõ bản chỉ của nó.
Coi Dịch phải coi khi chưa vạch Quẻ về trước, hình dạng thế nào, rồi theo trong đó mà xem, bao nhiêu quẻ Hào Tượng số của nó không phải bỗng không bịa ra, mà đều là phải như thế. Khi chưa vạch Quẻ về trước, nó vẫn im lặng không động, giống như cái “trung”, trong khi mừng giận, thương, vui chưa phát, chỉ là một vật rất rỗng rất tĩnh mà thôi. Hốt nhiên trong chỗ rất rỗng rất tĩnh, lại có cái Tượng, mới nói ra rất nhiều đạo lý về những Tượng Số lành dữ, cho nên Kinh Lễ nói rằng: “Khiết tĩnh tinh vi, là giáo hoá của Kinh Dịch”. Bởi vì Dịch là thứ sách do sự hư không làm ra. Kinh Thư thật có chính sự mưu mô ấy mới làm ra sách ấy; Kinh Thi thật có nhân tình, phong tục ấy mới làm ra thơ ấy; còn Kinh Dịch thì không có việc đã qua ấy, chỉ là do sự hư không mà là ra. Trước khi chưa có hào vạch, ở Kinh Dịch thì là một lẽ hồn nhiên, ở người ta tức là tấm lòng im lặng như tờ; đến khi đã có hào vạch, mới thấy hào ấy là thế nào, hào kia là thế nào, nhưng mà vẫn là theo trong những cái rất rỗng rất tĩnh, làm ra rất nhiều Tượng Số, vì vậy nó mới linh thiêng.
Kinh Dịch phải xem bằng cách xoay xoả, việc trong thiên hạ, gì cũng do đó mà ra. Thiện ác, phải, trái, được, lỗi, cho đến co, duỗi, tiêu, lớn, thịnh suy, không cái gì không bởi ở đó. Trước đời Phục Hy chưa biết xem xét ra sao; đến khi Phục Hy đem hai cái Âm Dương vạch ra thành Quẻ để bảo người ta, khiến cho người ta xem xét lành, dữ, hoạ, phúc, một vạch là Dương, hai vạch là Âm, một vạch là chẩn, hai vạch là lẻ, bèn thành tám quẻ, lại xoay xoả thêm làm sáu tư quẻ, ba trăm sáu mươi tư hào, Văn vương lại làm lời Thoán để thích rõ nghĩa của nó, cũng là cái lẽ Âm Dương tiêu lớn, thịnh suy, co duỗi mà thôi. Thánh nhân sở dĩ vẫn học, là học chỗ đó.
Kinh Dịch rất khó xem. Nó là thứ sách rộng lớn, đầy đủ, bao hàm muốn lý, không gì không có. Kỳ thực nó chỉ là sách bói toán, bất tất chỉ nói về lý, Tượng Số cũng có thể nói, không nên câu nệ một mặt. Gần đây tôi xem Kinh Dịch, thấy rằng thánh nhân không phải vất vả bao nhiêu, chỉ vì đời sau một mực tự ý thêm bớt, muốn làm một thuyết, gượng thông với nghĩa của nó, vì vậy ý nghĩa của sách thánh nhân càng thấy không rõ.
Vả lại chú giải Kinh Dịch, chỉ thêm chữ hi(40) để đón ý tứ là được. Ngày nay người ta chú giải Kinh Dịch, lại thêm những chữ thực(2) vào, đó là mượn nó nói ý mình rồi; lại sợ còn có thuyết khác có thể phá thuyết của mình, họ bèn thêm thắt ra một thuyết nữa để tự bênh vực, nói nghìn, nói vạn, với Kinh Dịch, hoàn toàn không ăn thua gì.
Sách này vốn là một vật khó xem, không thể nói bằng cách tiểu xảo, cũng không nói bằng câu to lớn.
Kinh Dịch khó xem không như sách khác. Kinh Dịch nói về vật nào, không phải thật là vật ấy, như nói rồng không phải thật là con rồng. Sách khác thì nói thế nào là thật thế ấy, hiếu đễ thì là hiếu đễ, nhân thì là nhân.
Trong Kinh Dịch nhiều chỗ không sao hiểu được.
Kinh Dịch khó xem, không ngôn ngữ nào có thể hình dung ra được. Bởi vì lời hào chỉ là nói cái bóng tượng, mà ở trong đó, không gì không có.
Xem Kinh Dịch phải bốn ngày xem một quẻ - một ngày xem lời Quẻ và lời Thoán lời Tượng, hai ngày xem sáu hào; và một ngày xem gồm tất cả - mới tinh tường.
Hoà Tĩnh học Kinh Dịch, mỗi ngày chỉ xem một hào. Nhưng, sự vật đó kết thành một mảnh, hễ động thì động cả mảnh, xem riêng từng hào sao được?
Trước hết phải theo hai quẻ Kiền Khôn xem lấy bản ý cái đã, thì ở đàng sau đều có đường thông.
Kinh Dịch đại khái muốn cho người ta sợ hãi tu tỉnh. Nay học Kinh Dịch, không phải đợi khi gặp việc mà xem mới có răn sợ. Chỉ cốt những lúc bình cư, ngẫm những đạo lý của nó đã nói, so với địa vị của mình đương ở, thì nên thế nào. Cho nên nói rằng: “Lúc ở yên thì xem Tượng mà ngẫm Lời của nó, lúc hành động thì xem sự biến đổi mà ngẫm lời chiêm đoán của nó”. Khổng Tử gọi rằng “học Dịch” chính là những lúc bình cư, thường thường học luôn. Như vậy, có thể tưởng thấy sự đọc Dịch của thánh nhân, khác với sự đọc Dịch của người thường, và có thể tưởng thấy trong lòng thánh nhân đã lần về Lý của Dịch, không bị che lấp mảy may, vì vậy mới nói có thế không có lôi lớn.
Hỏi rằng: Kinh Dịch nên đọc thế nào?
Đáp rằng: Chỉ nên giữ cho lòng mình trông rỗng(1), để tìm ý nghĩa của nó, không nên giữ ý kiến riêng của mình. Đọc các sách khác cũng vậy.
Hỏi rằng: Đọc Dịch chưa được ngấm nghía tràn khắp, là sao?
Đáp rằng: Chỗ đó cần phải giữ cho lòng mình trông rỗng, sáng sủa, êm ả, yên lặng, tự nhiên đạo lý lưu thông, mới bao quát được rất nhiều nghĩa lý. Vì Dịch không như Kinh Thi, Kinh Thư, nó là thứ sách nói hết sự lý vô cùng, vô tận của thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một cái đạo lý. Lại nữa, người ta cần phải từng trải rất nhiều sự biến đổi ở gầm trời, thì đọc Kinh Dịch mới biết mỗi chỗ đều có một lẽ tinh vi ngay thẳng. Nay đã chưa từng trải hết, nếu như trong lòng không thực trống rỗng, sáng sủa, êm ả, yên lặng, thì còn hiểu làm sao được? Cái đó tự mình không thể không gắng… Nay chưa từng trải nhiều việc, gom góp đạo lý của nó chưa được, đã đọc Kinh Dịch, rút lại vẫn không được chỗ thụ dụng của nó. Khổng Tử về già mà thích Kinh Dịch, đủ thấy sách này, rút lại chưa thể lý hội.
Hỏi rằng: Sách Chu Dịch Bản nghĩa sao lại chuyên lấy bói toán làm chủ?
Đáp rằng: Hãy nên đọc kỹ chính văn, đừng xem chú giải. Bởi vì Kinh Dịch đời xưa, các thiên Thoán Tượng Văn ngôn, mỗi thứ ở riêng một nơi, đến Vương Bật mới hợp làm một. Các nhà nho đời sau, không dám thay đổi, nay khó đọc trọn. Hãy nên đọc kỹ chính văn, lâu rồi tự nhiên sẽ hiểu.
Đọc Dịch trước hết, xem sách Bản nghĩa của mỗ(41), rồi coi Trình truyện(3) để cùng tham khảo. Nếu như chưa đọc sách khác, mà coi thuyết của mỗ trước, thì lại dễ hiểu, vì rằng chưa bị thuyết khác làm cho chìm đắm.