hưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều mang bộ sách Quốc Ngữ mới vừa biên soạn cẩn thận, gần như kể về những truyện thời Đông Chu Liệt Quốc và Kinh Dịch cho chúa Nguyễn Phúc Tần xem qua. Gần như, ông ta hàm ý muốn nói mọi chuyện khuyên răn chúa đều từ trong sách vở mà ra, chứ mình không phải là người đặt điều. Chúa Nguyễn Phúc Tần chìu theo ông ta, đọc lại câu chuyện về Ngô Thừa Sai và Việt Vương Câu Tiễn cống nạp Tây Thi. Lúc này, chúa mới nhận thấy có những việc gần na ná nhau giữa thời xa xưa và thời của mình. Thị Thừa sống bên kia sông Gianh, nàng chịu làm gián điệp cho quân Trịnh ắt không còn chuyện gì mà không biết. Còn về việc Tây Thi có tình cảm riêng tư với Phạm Lãi làm chúa cũng thấy na ná giống với Đào Thừa và Nguyễn Hữu Cảnh. Tình yêu của con người hình như là có thật, chúa biết Thị Thừa vẫn không quên Cai cơ và vẫn thường hay nhắc đến tên người mình yêu.
Bấy lâu nay, chúa gần như quên mất việc Cai Cơ không về chầu. Có lẽ, phần nào đó giận hờn việc Đào Thừa tiến cung. Chúa cảm thấy việc tiến cung là do nhà Nguyễn Hữu Dật mong muốn, còn mình đâu có ép uổng việc đó. Thế rồi, chúa nguyễn Phúc Tần muốn cách gì đó giảng hòa, chi bằng ra chiếu chỉ cho Cai cơ về chầu để thăm dò việc tình cảm của hai người.
Khi người thân tín phi ngựa mang chiếu chỉ ra biên ải, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều ái ngại:
-  Kính chúa! Bấy lâu nay thần ái ngại việc về chầu của Cai Cơ. Nay chúa ban lệnh cho Cai Cơ Nguyễn Hữu Cảnh về chầu có phải như mang cọp vào chầu, đâu thể nào đoán biết trước được con hổ ấy hiền hay hung tợn. Vả lại, chúa là người tối thượng, đường hoàng trên ngôi bệ không lẽ một cung nữ bình thường như Thị thừa chúa không quyết định được...Mong chúa suy xét, phải ra tay giết Thị thừa trước, tránh xảy ra những việc không hay ho nào đó.
-  Ta muốn cho hai người nhìn lại nhau, xem xét họ có còn yêu thương nhau nữa không? Giờ ta nghĩ lại, việc Thị thừa tiến cung gây ra bao nhiêu chuyện phiền toái, lại làm cho Cai Cơ đau khổ vô cùng. Ta muốn cho họ gặp lại hoặc cho họ cơ may nào đó.
-  Kính mong bệ hạ suy xét lại. Dù sao, cung tần mỹ nữ của chúa thượng không ai được đụng đến. Nếu như không muốn dùng nữa, họ phải chết...
Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp tay ra sau, không muốn nghe thêm lời nào nữa. Nhưng Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều dập đầu xuống đất, khư khư là phải hàng động mau chóng trước khi Nguyễn Hữu Cảnh về cung. Đằng nào chúa cũng không dùng nàng nữa, tại sao mình phải thêm trò cho thêm phiền toái.
Chưởng Dinh cứ dập đầu, còn chúa thì khó nghĩ ngợi. Chúa Nguyễn Phúc Tần gật đầu, rồi cho ông ta lui ra. Thế rồi, ngay ngày hôm đó. Chúa nhờ Đào Thừa mang tấm áo ngự bào trong có giấu một bức thư, gởi cho Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều giao toàn quyền định đoạt cho ông ta.  
Thoạt nhìn Đào Thừa quá xinh đẹp, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều cũng nao nao trong lòng. Sau khi đọc bức thư giấu trong vải áo ngự bào, đọc thấy những nỗi lòng băn khoăn của chúa. Ông ta cũng cảm thấy khó khăn trong việc định đoạt phận số của nàng, và có ý như muốn hòa hoãn, làm sao nàng phải là người phục vụ mình một lần đã. Ông ta phũ đầu:
-  Ngươi là một người con gái đẹp! Thế rồi ngươi có biết làm mê hoặc chúa, là làm tội tình mấy bà phi không?
-  Chưởng dinh nói gì thiếp không rõ...Khi thiếp được tiến cung, thiếp chỉ biết làm sao cho chúa công vui nhất mà thôi.
-  Đó là một tội lớn mà ngươi cố tình đấy...
-  Thiếp chỉ biết được là mình đẹp, người ta ngắm nhìn thiếp và người ta mê hoặc. Mọi người ai cũng muốn làm cho người khác vui hơn, thiếp chỉ biết có vậy. Chúa thượng cũng muốn vậy, ý của chúa thượng là ý muốn tối thượng. Thiếp biết làm sao bây giờ.
Rõ ràng Thị Thừa thơ ngây đến đáng tội, nàng không biết gì về sự chiếm dụng. Đôi khi người ta muốn có người con gái đẹp bên mình, nhưng vì những ràng buộc nào đó người ta không thể thực hiện, tức thì rất dễ bị lên án.
Tiếng nói nhỏ nhẹ của Thị Thừa như cào cấu vào sự thèm khát của Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta cũng ham muốn được nàng hầu hạ một lần, một chút loáng thoáng trong đầu, rằng như lời lẽ của chúa trong tâm thư cho ông ta toàn quyền quyết định. Nguyễn Cửu Kiều lần lựa một lúc rồi quyết định trước lúc thuốc độc nàng, thì tại sao mình không một lần thưởng hoa.
Thị Thừa đang dần đến cái chết thê thảm mà còn bị nhơ nhuốc nữa, nàng đâu biết rằng thái độ nhẹ nhàng của Chưởng Dinh là những lời bóng gió có ý hãm hại tiết hạnh, mà còn là lời tuyên bố sớm kết thúc một mạng người. Ông ta cho những người hầu ra ngoài, bất chợt choàng lấy Thị Thừa và thỏ thẻ vào tai nàng những lời dụ dỗ:
-  Ngươi có biết là ta can gián chúa thượng đừng giết ngươi không? Ta cũng mê đắm ngươi vô cùng, nhưng phận ta làm sao được đụng chạm tới người của chúa công được...
-  Chưởng dinh nói sao vậy? Thần thiếp được dạy giữ gìn tiết hạnh với chúa công rồi, không thể được...
Thị Thừa giãy nảy, rồi thoát ra được khỏi tay Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta sửa lại mủ mão, rồi nghiêm khắc:
- Ngươi đâu biết là ta có thể định đoạt số phận của ngươi rồi, ta là người bày kế nói ngươi là gián điệp của quân Trịnh đấy. Chúa thượng rất tin ta, ngươi phải chết chứ đừng có mà giữ gìn tiết hạnh...
- Tại sao Chưởng dinh m;'>
-  Mấy người đó mò tìm kiếm con.
-  Mấy người tìm kiếm gì mô?- Bà vợ họ Đào cũng hỏi.
-  Cậu Cảnh...
-  Cậu Cảnh đứng trên này đây, tìm chi rứa...
Bấy giờ mấy người kia mới dừng tay, ngước lên thấy Cảnh cũng còn tò mò không biết họ tìm gì hăng hái thế. Mọi người cười ngất ngây, lên bờ mà còn ôm bụng cười.
-  Chỉ vì cậu Cảnh đen thui thủi không dễ nhìn thấy...
-  Cái con bé Thừa này, chơi cắc cớ...
-  Không chơi cắc cớ...Chỉ tại chúng ta không chịu hỏi kỹ. Cái tay nó chỉ cong xuống hồ, chứ ý nó thì nói là sau cái dây trầu.
Hai người lính vừa có ý mừng, vừa có ý tủi hổ. Nhìn con bé Thừa xinh xắn phán cho một câu.
-  Hoạ vô đơn chí là ngươi đó nghe chưa?
Hai tên lính cố tình “lùa” mấy anh em Nguyễn Hữu về doanh trại. Trời cũng đã ngã xuống núi, cuộc chơi của mấy đứa nhỏ cũng dừng lại. Hai bên ngoắc tay hẹn hò mai chơi tiếp, Cảnh cũng liếc Thừa vì hai đứa để cho người lớn một vố vui ghê: “Ai biểu mấy đứa lớn không cho mình chơi chung”. Tạm biệt cô gái nhỏ xinh xoắn, còn mình là cục than đen được mẹ dắt tay về.
Chuyện ấy chưa đến độ nghiêm trọng, nhưng trách nhiệm hai tên lính không phải là không có. Chúng bị quở trách, rồi buồn rầu xin sang phục dịch ở cánh quân Nguyễn Hữu Tiến. Đó là người vị kỷ, hay ưa dèm pha. Bởi vì Chúa Nguyễn Phúc Tần luôn luôn thương yêu Nguyễn Hữu Dật nên lúc nào cũng có ý ganh tỵ.
-  Ta biết Nguyễn Hữu Dật có ý đưa vợ con ra Đàng ngoài, quê ở Thanh Hoá thì tìm cách về lại đất Thanh hoá đó thôi.
Trước đây năm 1650, Nguyễn Hữu Dật có lần bị chúa Nguyễn bắt nhốt. Nguyễn Hữu Dật định dùng kế trá hàng chúa Trịnh, viết thư hẹn về hàng Bắc hà. Tôn Thất Tráng liền tâu chúa Nguyễn rằng ông muốn theo chúa Trịnh. Chúa Nguyễn Phúc Tần liền bắt giam. Trong ngục, ông viết tập thơ ‘‘Hoa Văn cáo thị’’, tỏ nỗi oan khuất. Chúa Nguyễn lại tha ông ra, sai làm tướng đánh ra Nghệ An.
Nguyễn Hữu Tiến người thẳng thắng, một lòng trung thành với triều Nguyễn. Cho nên ông có phần nào đó nghi kỵ Nguyễn Hữu Dật cũng đúng, lại thêm Nguyễn Hữu Dật được lòng chúa Thượng nên có dịp là hay dèm pha: Ý đồ của Nguyễn Hữu Dật là mong muốn con cái ra chiến trường càng sớm càng tốt, trong khi đó thì bị nghi kỵ có ý theo quân Trịnh.


Chương IX - X

     ung Chúa nằm ở vùng đất cao Kim Long, thuộc đồi Thiên mụ. Bên sông có ngọn đồi Thành Lồi, nơi đây được chúa trước là Nguyễn Phúc Lan chọn, còn nói: " Vùng Phước yên rất chật hẹp, rằng hình thể của Kim Long là rất đáng quý, nên ta cần xây dinh thự, tường thành và pháo đài nơi đây". Dinh chúa nền được lót gạch viên vuông lớn, giữa có trát vôi đường làm chất kết dính rất chắc trước nắng gió. Toàn sân gạch rộng khoảng một héc ta, những cây trồng cho sân gạch mát rượi. Toàn bộ nước mưa chảy qua bộ rễ, rồi đưa ra ngoài đề theo kẻ con chảy ra sông. Con sông Kim Long hợp với sông Bạch Yến tạo ra hạ lưu sông Hương, tên ấy bắt nguồn từ tiếng lóng địa phương gọi là "Hóe" của người Chiêm Thành, dịch ra từ Hán nghĩa là hương thơm nên dòng sông có tên là Hương Giang là vậy, chừa lại tiếng "Hóe" cho miền đất này.
Con sông luôn là đường huyết mạch giao thông, cho nên khó mà tách biệt nó khỏi kinh thành. Dù muốn hay không, miền đất sinh sôi nào cũng phải dựa theo "phong thủy" ấy. Dinh vua chúa, bốn bề tường cao bịp leo. Nơi đây được treo đèn lồng đỏ có hình trái đào, sân có nuôi chim cảnh và ao có cá bơi lội tung tăng.
Mỗi buổi chiều tà, chúa thích ngắm nhìn xuống vực, nhìn con sông nước chảy lờ đờ, nhìn tổng quan cây cối mát rượi. Chúa thích bao quát mọi việc trong tầm mắt, bằng cách chiêm ngưỡng cảnh đẹp hoàng hôn và tạm quên chính sự bên một người con gái đẹp, làm cho chúa cảm thấy non sông như là một buổi chiều nắng đẹp này vậy. Chúa Nguyễn Phúc Tần có nhiều phi tần mỹ nữ, nhưng không hiểu sao chúa cảm thấy xao xuyến với Thị Thừa nhiều lắm. Chúa rất khắng khít khi được có nàng, công việc triều chính được giải quyết hết sức gọn ràng tinh nhanh và được cởi mở hơn bao giờ hết.  
Mấy người hầu dọn ra một chiếc bàn và có ô dù che ở trên. Cái bàn xinh xinh nhỏ nhắn, chiếc ghế gỗ nhỏ nhắn đủ để hai người ngồi. Chúa ôm Thị Thừa vào lòng, nhưng vẫn cân nhắc mọi điều song không có ý ghen hờn:
- Thần thiếp vẫn còn lưu luyến Nguyễn Hữu Cảnh ư?
Thị Thừa sa sầm nét mặt, kỷ niệm như gợi lại nỗi niềm của nàng. Thú nhận thì nàng không dám, nhưng kỷ niệm nào cũng là dấu ấn khắc sâu đậm trong tâm tư con người, mà là con người thì khó lòng phai mờ trong một sớm một chiều.
Ánh nắng quệt lên tầng mây những đường viền đỏ hồng, càng ngắm về hướng tây thì càng thấy chiều tà buồn rười rượi. Ngắm nghía hoàng hôn đang buông dần xuống núi, thương thân trách phận không riêng những bà phi. Ngay cả người nhan sắc mặn nồng như Thị Thừa, được chúa tin dùng cũng thắm đượm nổi buồn nhớ mong. Từ trong dinh chúa nhìn ra, bức tranh buổi chiều còn thiếu hình ảnh một người con gái ngồi ủ rũ, nàng muốn lấy cọ vẽ lên bức tranh được đóng khung bởi vòng bán nguyệt.
Mỗi chiều xuống, Thị Thừa còn man mác vẻ buồn thương nhớ về Nguyễn Hữu Cảnh. Nhưng càng tỏ ra sầu thảm bao nhiêu thì nét yêu kiều càng quyến rũ chúa bấy nhiêu, Thị Thừa là một giai sắc không ai sánh bằng và chúa biết nàng là một giai nhân trước giờ không ai bì kịp. Thị Thừa ngồi đó không lâu, chúa đã phe phẩy chiếc quạt đi ra ngoài sân chờ. Nàng phải trang điểm nhanh chóng, để ra đó cùng chúa ngắm rộng ra khắp núi đồi.
-  Hoàng hôn nắng đẹp hiền hòa, cùng ngồi bên chúa công còn gì bằng.  
Nàng nói vậy nhưng nàng nghe nghẹn ngào và kỷ niệm lại quay về với lòng mình. Chúa biết Thị Thừa bằng mặt chứ không bằng lòng, nhưng nghĩ rằng thời gian sẽ làm nàng phôi pha. Vả lại, cung chúa là nơi cao sang quyền quí và chúa tự nghĩ mình là người tối thượng ắt sớm chiều nàng sẽ thuận lòng. Đấng anh hùng nào cũng muốn chinh phục tấm lòng mỹ nữ, đấng anh hùng phải là người thưởng hoa đẹp nhất cho mình và xưa nay mấy từ "anh hùng và mỹ nữ" đều như cùng đi cùng.
Đào Thừa vào cung của chúa Nguyễn Phúc Tần, các bà phi bổng chốc không còn được tin dùng nữa. Họ bắt đầu cảm thấy tới mình bị hất hũi, phận đàn bà về chiều chịu phận kiếp hẩm hiu. Các bà phi tháp tùng nhau đi ra ngoài chòi để ngâm nga ca khúc, hát hò với nhau để tìm nguồn vui cung cấm. Đi ngang chỗ hai người ngồi, bất chợt thấy chúa đang ôm ấp Thị Thừa lòng ghen ghét nàng đến tận tim can.
-  Các thần thiếp kính cẩn bái lạy chúa thượng.
Họ buộc lòng phải làm lễ nghi, nhưng hướng mặt về phía chúa Nguyễn Phúc Tần chứ không tưởng là Đào Thừa cũng được bái lạy. Họ phe phẩy chiếc khăn trên tay rời đi ra vườn hoa, lòng còn hờn dỗi chúa và Thị Thừa lắm.
Thị Thừa cũng nhận thấy họ không ưa gì mình, chi bằng mình xin chúa thượng cho phép mình về với Nguyễn Hữu Cảnh. Song, trong lòng nàng chỉ nghĩ đến điều đó chứ không dám lên tiếng. Nàng biết là chúa thượng sẽ nổi cơn tam bành, đó là điều cấm kỵ vì khi chúa thượng đã thích ai rồi thì người khác không được bén mảng đến, khi chúa thượng đã tin dùng rồi thì lòng mình cũng không được tơ tưởng đến người khác và nếu khi chúa mất thì những cung tần mỹ nữ mệnh danh là của chúa thượng, một là chết sống theo chúa hoặc là phải ở vậy suốt đời không được lấy bất cứ người nào khác. Đào Thừa nghe chua cay và đau khổ vô cùng, bởi vì nàng biết không bao giờ còn gặp Nguyễn Hữu Cảnh được nữa, chứ đừng nói gì tới chuyện ăn đời ở kiếp với nhau. Họa chăng, nàng được chúa thượng thương yêu là diễm phúc, là sự an ủi cho nàng đến giờ phút này. Họa chăng nàng ngồi bên người, những cử chỉ vuốt ve gây cho nàng cảm giác hồi hộp và nghe cũng thấy thích thú. Bàn tay mềm mại của chúa thượng êm đềm nhẹ nhàng, cứ lần lựa vào thân thể, làm nàng có cảm giác tê dại. Nhưng nàng biết cảm giác  kia, được ve vuốt từ bàn tay của chúa thượng hoặc của người đàn ông nào cũng vậy. Đó là cảm giác được tạo bởi từ bản năng, người con gái có cảm giác hồi hộp hơn cũng vì trời đất sinh ra cảm giác như vậy. Thế nhưng, người con gái có được cảm giác hồi hộp hơn khi được người mình thương yêu nhất đụng chạm, chứ không phải ai cũng thích. Nàng cố gồng gượng nhưng sợ chúa thượng tự ái. Nàng không dám gỡ tay chúa thượng, mà không gỡ tay ra thì cảm giác cứ tăng lên vùn vụt.
Phần chúa thượng là người đã trải qua nhiều lần với nhiều người con gái đẹp, biết được những nơi chốn hiểm yếu trên thân thể gây cảm giác tăng mạnh và khó lòng ai có thể gượng lại. Phần lớn họ sợ sự hồ đồ, nên chúa cứ lần lựa mà chọc tức. Vài lần như vậy, ắt sẽ quên phắt Nguyễn Hữu Cảnh và rồi Thị Thừa sẽ không còn ỏng ẹo như những lần trước.
Cuối cùng, Thị Thừa không thể nín thở mãi, thở hắt ra rồi câu tay ôm choàng lấy người mình không mấy yêu thương nhưng đang làm mình tê dại và theo bản năng nàng không còn biết trời đất gì được nữa.  Khi chúa thượng thích thú thì ở đâu chúa thượng cũng muốn, Thị Thừa cũng là người làm cho chúa muốn theo sở thích của mình và gần như không cần đợi đến đêm hôm. Mấy việc đó người khác nhìn thấy không ai có thể thông cảm được, những người hầu tuy lấy tay áo che mắt mình nhưng việc xì xào cho nhau nghe không phải là không có. Tuy biết thọc mạch có thể bị mất mạng, nhưng mấy người hầu cho vài nén bạc thì có thể dụ họ kể cho nghe mấy chuyện phòng the đó. Cho nên, mấy bà phi ra vườn hoa ngâm nga các ca khúc, thấy mấy con hầu đi ra liền cho vài nén bạc và mấy bà biết được tỏng được chuyện tiếp theo ban nãy. Một bà nhỏ nhẹ:
-  Đúng ra cũng không cần hỏi, tưởng tượng...cũng biết...
-  Chúng ta muốn ám hại con thị phi đó, thì hãy lấy chuyện tư tình của nó với Nguyễn Hữu Cảnh. Chúa nào muốn người con gái đẹp bên mình, mà lại vương vấn người tình xưa chứ...
-  Đúng vậy! Mưu kế đó là hay nhất...
Trong Dinh chúa có người trông coi việc lễ nghi: Đó là Chưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều, người thân cận điều tiết việc cung đình và hậu cung. Ông ta là lão già rất khoái nghe mấy chuyện ấy, hay giả vờ bảo những đứa hầu thân cận của chúa mang vác các vật dụng sang nhà mình để sửa chữa, rồi giữ họ lại lấy lòng và động viên:
-  Ta với ngươi mà sợ chi, kể ta nghe không bao giờ ta nói ai.
Đứa con gái hầu hạ cho cho chúa thượng tin thiệt, cũng sợ bị đòi lại mấy nén bạc. Nó nhìn trước ngó sau, rồi te lẹt:
-  Hai người cứ gần nhau là...lia lịa, cũng thật là hiếm thấy.
Chưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều nghe thế chưa lấy làm đã tai, liền nói bóng gió:
-  Ngươi có xạo đó không? Nói không rành rẽ ta trị tội cho...
-  Chưởng dinh bảo cứ kể cho nghe, sao lại đòi bắt tội. Chúa thượng mò mẫm Thị Thừa lần nào cũng không nhịn được, người đẹp cỡ nào cũng phải chịu thua chúa thượng thôi.
-  Ta không nói là trị tội ngươi, nhưng ta muốn hỏi là chúa thượng "gây chuyện" trước hay Thị Thừa.
-  Đương nhiên là chúa thượng chứ ai. Nhưng người đẹp kia là nguyên nhân, khó ai mà kiềm lại được...
-  Theo ngươi nghĩ, Thị thừa có phải thuộc loại dâm dục không chứ?
-  Không đâu! Nếu nói dâm loàng thì chỉ có chúa thượng...
-  Ngươi...
-  Dạ! Chưởng dinh tha tội...
Đứa con gái vội bịt miệng, biết mình lỡ lời nói quá. Nó liền quì xuống xin tội, mắt rầu rĩ...
-  Ngươi đứng lên. Sau này không kể ai nghe việc ta hỏi và nhà ngươi cứ cho là do con Thị Thừa dâm loàng nghe chưa?
Chưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều thường giao du đến các phòng của các bà phi, cũng biết mấy bà tuổi về chiều khó lòng được chúa thương yêu nữa nên có tính ganh ghét. Mấy chuyện nghe kể kia kể lại và có ý xuyên tạc Thị Thừa:
-  Con nhỏ đó là con hồ ly tinh, nó dâm loàng quá độ...Chúa thượng sớm muộn ngã bệnh ắt nó phải là người chịu tội.
-  Ta biết làm sao đây, ngươi có mưu kế gì giúp ta để cứu chúa thượng?
-  Thật là khó, chúa thượng hiện đang tin yêu nó quá mức. Nhưng sớm muộn thần sẽ làm cho chúa thượng sớm tỉnh ngộ.
Chưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều rất không hài lòng khi thấy chúa thượng cho phép Thị thừa ngự triều, tuy chỉ là đứng sau cầm quạt.
Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều thường phải nhắc nhở mấy viên quan trẻ:
-  Coi cái gì mà coi, mỗi người đứng ngay ô của mình, dồn tới trước hoài là sao...
Việc Thị Thừa đứng hầu, cũng có gây rối tôn ti trật tự một ít. Thỉnh thoảng, có mấy viên quan trẻ tuổi ở biên ải vừa lên chức về chầu. Họ bàn tán xôn xao:
-  Tên nghe xấu hoắc vậy...
-  Tên xấu, nhưng người đẹp lắm đó...  
Họ muốn vào sớm để tìm chỗ thuận tiện đứng chầu, để nhìn ngắm Thị Thừa cho đã con mắt. Mấy viên quan chức nhỏ biết không thể nào với tới được, nhưng ngắm nghía một giai nhân tuyệt sắc thì khó cầm lòng lại được. Những lần trước mấy người này phải đứng xa ở ngoài chánh điện, mà cũng lần lựa tiến sát vào trong, làm cho hàng ngũ không còn chĩnh tề nữa.
Chưởng dinh đếm mấy bước chân, rồi kẻ ô cho đều đặn để các quan ngự triều đứng vào ô của mình. Nhất là mấy viên quan trẻ tuổi, ông ta nhắc nhở:
-  Trước khi vào chầu, phải tìm chỗ tiểu tiện trước để khi chầu chúa không thể bỏ ra. Vào chầu là bí lối, nên việc gì cũng phải nhớ lo từ ở ngoài. Sân trước ngọ môn cũng lớn, chầu xong mấy quan nào cũng ẩu tả vào mấy gốc cây là không được.  
Mấy viên quan trẻ háo hức quá, muốn vào chầu sớm thì dễ bị vài việc phiền phức. Mấy người trẻ tuổi nhìn hoài tìm chỗ mà không biết đi đâu, dinh chúa là chỗ uy nghiêm ai nào làm chỗ cho bọn quan hèn. Chưởng Dinh cho họ đi đỡ vào nhà mình, rồi dặn dò:
- Lần này thôi đó, sau này không cho nữa đâu...
Sau khi chuẩn bị đâu đó, sáng sớm trời chưa sáng tỏ họ vào triều. Từ khi có Thị Thừa hầu hạ, chúa Nguyễn Phúc Tần ngự triều hơi muộn một chút nhưng không đến nỗi phải chờ đợi lâu. Khi chúa bước ra, an vị và đợi khi các quan thần làm lễ bái xong, thì các quan mới được ngước nhìn lên xem "mặt rồng". Thế nhưng, mấy viên quan trẻ xem "mặt rồng" thì ít mà xem người đứng cạnh chúa thượng thì nhiều. Họ xem qua cái cách Thị Thừa quạt cho chúa, chặc lưỡi than thân trách phận chuyện gì đó. Nàng ỏng ẹo rót nước cho chúa, ở dưới cũng khó lòng nào mà tập trung.
Các quan báo cáo tình hình, điểm qua vài sự kiện ngắn gọn về việc thu thuế má và mua sắm quân trang, không có gì đặc biệt nên chúa cứ hay liếc mắt về người con gái mà chúa yêu thương hơn là nghe các quan phân tích sâu sắc những diễn biến trong dân chúng và họ cảm thấy lời mình nói có vẻ lợt lạt.
Mấy viên quan chức to đến giờ giải lao, thì cố gắng đặt chuyện trọng đại quốc gia lên hàng đầu. Họ khinh khỉnh đám viên quan cấp thấp, rồi dõng dạc trách cứ như không cần biết tâm tư mình cũng phân tán:
-  Mê muội đàn bà đẹp là cái xấu nhất trên đời...
Họ đưa ra cái quan điểm nghiêm khắc với đám quan trẻ, tuyệt đối không được để lòng sa ngã. Đám quan nhỏ to tranh luận, rồi miệt thị cái đẹp là cái thường mang đến tai ương và quan ngại nó ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Họ chứng tỏ mình phải cảnh giác với người đẹp, người đẹp thường độc ác và chứa chấp nhiều mối nguy. Cuối cùng, họ phải đưa ra cái cách nào đó để diệt trừ mối nguy ấy và người biết chăm lo chính sự  là tương đương với một người rất có đạo đức.
Sự việc ngấm ngầm được thêu dệt bùng lên, nàng là hồ ly tinh hiện hình cũng có, nàng là nguyên nhân làm cho chúa thượng bị mê hoặc bỏ bê triều chính, hoặc rối rắm hơn nữa nàng có thể là gián điệp của quân Trịnh cài cắm để khuynh đảo triều chính..v..v. Thế nhưng, không có ai dám đứng ra phàn nàn việc chúa mê đắm Thị Thừa và nói câu gì cũng có mặt trái của nó, nói quá khác nào nói chúa Nguyễn xấu.
- Ta rất yêu thương Thị Thừa, các ngươi có ai phàn nàn gì à?- Chúa Nguyễn hỏi.
-  Dạ! Dạ không ạ...
-  Thị Thừa là người con gái đẹp xưa nay hiếm thấy, ta yêu thương cũng là lẽ thường tình. Đấng quân vương như ta, có một giai nhân đẹp hầu hạ, lẽ thường tình ấy các quan chớ nghi ngại. Dù sao, nàng cũng là phận nữ nhi thường tình, tay yếu chân mềm...
Các quan không ai dám hó hé một tiếng, và không còn người nào dám đứng ra can gián chúa thượng của mình nữa.

X

Thấp thoáng thời gian trôi đi nhanh chóng, mấy năm ròng rã trôi qua. Vị Cai cơ trẻ tuổi tài cao đó là Nguyễn Hữu Cảnh, ít khi chịu về chầu. Chàng kiếm cớ rằng biên thùy còn nhiều việc phức tạp nên cần phải ở đấy và vẫn luôn nhớ đến nỗi buồn vời vợi nào đó.
Chàng hay đi tuần thú ở các bãi biển đẹp Diên Khánh (Nha Trang).  Nhìn biển trong xanh, sóng vỗ về vào bờ từng hồi từng hồi. Tuy nghĩ mình không nên tơ tưởng nhớ về cung phi của chúa, nhưng hình ảnh của Thị Thừa luôn thôi thúc trong lòng mong rằng có ngày gặp nhau lần nữa. Chàng nghe được chuyện chúa rất thương yêu Thị Thừa, say mê đắm đuối và được chúa cho ra cả nơi triều chính. Giờ nàng đã là người của quân vương, Nguyễn Hữu Cảnh nay đã thành bề tôi nên không dám tơ tưởng đến hình bóng của nàng được nữa. Chàng còn mong rằng nàng được hạnh phúc và được chúa tin yêu là đã mãn nguyện lắm rồi.
Những con sóng đến như tạo dựng những hình ảnh dồn dập, đến rồi đi. Bờ cát trắng mịn thoai thoải, dấu chân những chú cua mượn vỏ óc để lại, tựa như mảnh đất phương Nam thu nhỏ lại trong tầm ngắm. Con người giao thương với nhau và cơn gió đẩy cát lớt phớt như một mảnh sương mù mờ mờ thì phải có người nào đó đứng dưới đó chứ. Ánh mắt ngắm nhìn xa khơi các hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Tre chàng như thao thức tình yêu của mình có ngày được sắp xếp lại. Trong tiềm thức ai biết được nó gợi lên những hình ảnh gì, nhưng khi ý thức chợt choàng tỉnh lại thì chàng nghĩ không thể như vậy, không nên nghĩ người con gái đẹp đã thuộc về chúa, nghĩa là mình còn tơ tưởng những điều hảo huyền. Đấng anh hùng đứng thẳng trên cái riêng tư, nhìn đất phương Nam ổn định chàng rất muốn suy tư cho điều đó. Mở rộng biên cương về phía Nam, lịch sử sẽ ghi nhận chiến tích của mình mãi mãi.
Cai Cơ nghe dịu vợi, tình cảm như cái nghiện ngập của con người. Thỉnh thoảng muốn quên đi mãi mãi thì thấy hối tiếc, còn vương vấn trong đầu những hình ảnh không có thể như là làm cho mình tự bại hoại vậy. Mỗi cách mỗi kiểu, tư duy sao cho mình tồn tại hiện hữu, xác đáng nhất.
Chàng nhớ về câu chuyện An Lộc Sơn thương thầm Dương Quí Phi, rồi kéo quân về Trường An để đòi nàng. Vua Đường tiếc nuối nên suýt mất ngôi, quần thần khuyên nhủ Hoàng đế tiêu diệt nàng để bảo đảm ngôi vua. Cai Cơ xua mọi ý nghĩ manh nha ấy, chàng nhất nhất là bề tôi trung thành với chúa Nguyễn, thề mình không được vì tình yêu bồng cháy với Thị thừa mà đem quân về Thuận Hóa để được có nàng. Chiến sự chẳng có lợi cho nước nhà, quân Đàng Ngoài chắc chắn sẽ dựa vào mâu thuẫn đó mà tiêu diệt nhà Nguyễn, thử hỏi lúc đó chàng có thể yên thân sống bên người đẹp được không, mà còn để tiếng xấu muôn đời.   
Ở Thuận Hóa, Thị Thừa cũng cùng chúa ngồi nhìn ra biển, phe phẩy quạt ngóng trời mây. Tuy bên cạnh chúa nhưng bao giờ kỷ niệm ngày xưa nàng vẫn nhớ về Nguyễn Hữu Cảnh, một thoáng kỷ niệm ngày xưa dần qua mắt nàng. Thị Thừa bên chúa Nguyễn Phúc Tần cũng canh cánh nhớ lại kỷ niệm xưa. Nàng nhớ từng kỷ niệm hai đứa đi bắt cá, nhớ đến những chữ viết chàng dạy nàng học, nhớ lời khẳng khái của chàng muốn chiếm vùng đất phương Nam. Thời gian trôi qua chín năm ròng bên chúa, nàng được sống trong nhung lụa tơ tằm, được cung phụng vì chúa yêu thương mình nhất. Nhưng mong ngày nào gặp lại nhau, thấy nhau như để biết được nhau xem hiện giờ chàng ra sao, khát khao như thể có thể tái hiện lại thời gian trước. Trời xui đất khiến thế nào đó để hai người có thể tung tăng vui đùa, phải chi chàng ở trong triều chính hằng ngày gặp mặt cũng vơi bớt phần nào nhớ nhung.
Đó cũng là những ngày xảy ra một chuyện trọng đại được lịch sử ghi nhận sau này. Đó là việc mở mang bờ cõi về phương Nam:  
" Hôm đó miền biển Tư Dung (Thuận Hoá) trời hoàng hôn mây xanh ngát, bỗng hai đoàn tàu chiến xuất hiện (Có tài liệu ghi nhận là một đoàn tách ra vào cửa biển Đà Nẵng-tg). Cờ bay lất phất trông nhìn kỹ đó là cờ của nhà Minh. Hai tướng Tàu là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên bất mãn nhà Thanh, họ mang theo gần ba ngàn người trong tộc chở trên 50 chiến thuyền. Họ muốn tị nạn trên đất Việt.
Đoàn chiến thuyền bị chặn phía ngoài, hỏi ra mới biết đó là đám tàn quân của nhóm Dương Ngạn Địch. Họ gởi tâm thư cho chúa Nguyễn Phúc Tần để trình bày nguyện vọng của mình. Cả triều đình chúa không muốn day dưa với đám tàn quân chống Thanh phục Minh, cho nên không muốn để họ yết kiến. Chúa Nguyễn suy tư mấy ngày, Đào Thừa hầu cận bên chúa nàng liền phân trần:
- Chúa Thượng cản trở không cho họ nhập cư vào Thuận Hoá, nhưng chúa thượng đuổi họ đi là không hay lắm. Cảm giác họ là những người thất thế, nhưng thực sự họ có ba ngàn người trên thuyền chiến. Nếu xử lý không khéo, ở thế không còn đất để ở thì họ sẽ chiếm đóng luôn đất Thuận Hoá.
Chúa rất yêu thương vì sắc vóc, nay Đào Thừa tỏ rõ trí thông minh hơn người chúa yêu thương gấp bội. Các quan triều nhìn thấy người đàn bà đẹp làm cho chúa mê đắm, giờ đây chen vào việc nước không mấy vui lòng, nhưng cũng có phần nào đó nịnh chúa để được yên thân.
- Tâu chúa! Đúng là sau những năm tháng chinh chiến với quân Trịnh. Quân ta nay chỉ hơn hai ngàn binh mã mà thôi, lại thêm mệt mỏi vì chiến tranh liên miên. Một mặt quân tình dàn trãi ra ở Nam Bố Chính và Nguyễn Hữu Cảnh canh giữ phía Nam. Cái cớ là xin tá túc, nếu ta không cho ở thì dã tâm đánh ta để chiếm đất không hẳn là không có. Với lực lượng ba ngàn người, lại ở trên những chiến thuyền trang bị đầy đủ súng ống và đại bác. Họ không có đất dung thân ắt họ sẽ đánh chiếm Thuận Hoá. Xem chừng ta không chống đỡ nổi.
Chúa Nguyễn Phúc Tần đăm chiêu. Một lúc thì đồng ý phải tìm mưu kế, nếu không khéo léo để cấp đất cho hai danh tướng, mà để lộ quân tình ít ỏi lại đang kém cõi, thì dã tâm của họ sẽ manh nha đến vùng đất này.
-  Các ngươi hãy gấp rút chiêu mộ quân sĩ, già trẻ và cả nữ nhi. Tất cả phải mặc áo lính tráng và trang bị đầy đủ giáo mác. Ta nhờ Thị Thừa lo phần trang phục cho các nữ sĩ, còn các người phải lo sắp xếp hàng ngũ cho họ thật uy nghiêm.
Chúa Nguyễn Phúc Tần ban lệnh gấp rút, phải đào tạo những người dân bình thường thành lính tráng. Mấy ngày sau sắp xếp xong đâu vào đó, Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên mới được diện kiến chúa. Họ ngạc nhiên vì dân tình như sẵn sàng chống giặc ngoại xâm, ở đâu cũng thấy khí thế hùng hồn. Đàn ông, đàn bà và cả con gái đều ăn mặc áo lính, gươm giáo tuốt trần. Cả hai kinh hãi, ý đồ đánh chiếm luôn đất Thuận Hoá không còn manh mún.
Họ kính bái chúa:
-  Chúng thần muốn làm con dân nước Việt.
Biết hai người trúng kế mưu của mình sắp đặt, thực tâm muốn làm công dân nước Đại Việt. Trước đây năm 1658 - Thời gian tiến chiếm bảy huyện Nghệ An được ba năm. Ở phía Nam vua nước Chân Lạp mất, nội bộ họ tranh giành ngôi với nhau. Năm 1673, sau khi đình chiến với quân Trịnh. Nước Chân Lạp phía Nam lại nổ ra việc tranh chấp quyền lực. Hai anh em Nặc Đài và Nặc Thu gây sự, chúa Nguyễn Phúc Tần bắt sống được Nặc Đài. Sau đó, chúa lại phải đứng ra giảng hòa giữa Nặc Nộn và Nặc Thu bằng việc phong cho mỗi người làm vương một vùng. Nặc Thu làm chính vương ở Udong, còn Nặc Nộn làm phó vương đóng ở Prei Nokor (Sài Gòn).
-  Giữa hai anh em Nặc Nộn và Nặc Thu. Ta giúp người anh là Nặc Nộn làm vua phía Đông, còn người em  là Nặc Thu làm vua ở một vùng phía Tây. Nhất là người anh (Nặc-Nộn) phải cho phép người Việt khai hoang Vũng Cù ( vùng quen biển Đồng Nai, Bà Rịa, Sài Gòn) và hằng năm phải triều cống. Ta cho một đội quân canh giữ an ninh khu vực ở phía trong đó, để thu nhận thuế hằng năm. Ta còn hai nơi hoang hoá nhưng đất đai màu mỡ, ta giao cho các ngươi đất Bản Lân và Vũng Cù. Hằng năm các ngươi phải triều cống cho ta, thì sẽ được ta bảo hộ.
Nói xong, chúa cho thảo bức thư, rồi nói với Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên:
- Các ngươi mang thư đến vị phó vương đất Chân Lạp đang được ta bảo vệ, yêu cầu cấp đất cho các ngươi ăn ở. Chắc chắn rằng ở đó sẽ đồng ý, các ngươi hãy đi đi.
Chúa Nguyễn Phúc Tần khôn khéo chỉ hai mảnh đất của người Chân Lạp và giao cho hai tướng nhà Minh khai hoang. Thứ Nhất, cái lợi là đẩy nhóm người này ra xa kinh thành Thuận Hoá: Thứ hai, họ thay mặt Đàng Trong đánh chiếm đất Chân Lạp và nộp thuế cho, thì xử trí như vậy đều đẹp mặt đôi bên. Hai danh tướng nhận chỉ, tỏ rõ ý phục tùng.
Hai người về hai mảnh đất cách xa nhau nên không mấy tập hợp quân nhau lại được, ý đồ chiếm đất Đàng Trong không thành lại mắc mưu kế của chúa. Hai mảnh đất ấy sau được đặt tên lại là Đồng Nai và Mỹ Tho.