Đợi mọi người đi khuất cả, Tố Tố tìm một cuốn sách, định tìm chỗ mát vừa ngồi học và chờ Thắng Nam, nàng ngồi xuống một tảng đá gần gốc cây tùng rậm rạp, mở sách ra xem. Dường như có một anh mắt nào đó đang chăm chú về phía Tố Tố, Dầu chưa nhìn lên nàng cũng đã đoán biết được ánh mắt nhìn đó của ai rồi. Nàng ngước lên, chạm ngay vào tia nhìn trước mặt, tự dưng nàng nghe nóng bừng đôi má. Tố Tố muốn làm ra vẻ thật tự nhiên để có thể giữ đúng phép xã giao, nhưng không sao trấn tĩnh được, nàng không như Hạ Vi đứng trước chàng trai lạ nàng thường không biết làm gì cho phải, muốn chào một lời cũng không xong vì không hề biết tên họ là chi. Tố Tố bẽn lẽn đứng lên, đỏ mặt ngượng ngập và điệu bộ cũng cứng ngắc như... tượng gỗ. Chàng trai cũng đang đứng ở trong tình trạng đó, mãi một lúc sau chàng ta mới liếm môi, khó khăn lên tiếng: - Bà tôi biểu... (Chàng chỉ vào nhà tiếp) nhờ chị Lộc Hậu giới thiệu cho tôi được biết các cô. Điệu bộ tuy lúng túng nhưng lời nói đầu như vậy cũng quá đủ nghĩa rồi. Tố Tố nhìn chàng trai với ánh mắt thân thiện và chỉ về phía cửa sắt: - Mọi người vừa mới đi cả rồi. - Ủa! Chàng trai ngừng một chút, hỏi tiếp cho phải lẽ: - Chắc đi dạo phố? - Dạ. - Chị Lộc Hậu của tôi... cũng đi? - Dạ. - Còn cô... sao không đi? - Tôi ở nhà đón chị Tư tôi. - à! cô đợi Từ Thắng Nam, phải không? Chàng trai nói tiếp: - Thắng Nam học cùng lớp với tôi và có tới đây vài lần. Nói được mấy câu. Chàng trai chừng như bớt rụt rè, còn Tố Tố lại không biết nói gì. Khoảng cách giữa hai người không xa mà sự tự nhiên vẫn chưa hiện đến. Cả hai vẫn chưa biết tên nhau, lại không tìm được chuyện gì để nói. Nhưng ý thức được điều đó, chàng trai đánh bạo nói nhanh: - Tôi biết cô là Lý Tố Tố! Người thanh niên nói ba tiếng Lý Tố Tố rất chân thành và suồng sã dường như đã học thuộc tên nàng từ lâu lắm. Tố Tố nghe có phần nào khoan khoái nhưng vẫn không bớt phần ngượng thẹn, mặt càng đỏ hơn lên. Chàng trai bỗng bối rối. Gọi thẳng tên một cô gái có lẽ vô lễ quá chăng? - Mong cô miễn chấp! cô... cô cũng cứ tự nhiên gọi thẳng tên tôi. Tố Tố ráng làm gan: - Phải anh tên là... Chút xíu nữa nàng đã nói bật ra hai tiếng Mộc Tượng rồi. - Tôi tên Sở Gia Triển... Ngừng lại, vuốt mũi, chàng trai tiếp lời, tự giải thích ý nghĩa cái tên của mình: - Gia là nhà, Triển là tên một loại ngọc xưa. Tên nghe giống tên con gái quá. Mà đúng là tên con gái thiệt. Khi mẹ tôi sanh tôi cả nhà đều mong là gái, vì tôi đã có ba anh rồi. Để làm vững chắc cho niềm hy vọng đó, cái tên được chọn trước là tên con gái. Thế là tôi mang luôn cái tên tiền định đó! Nghe kể Tố Tố không khỏi nhịn cười. Chàng trai cũng cười theo... Tố Tố và Sở Gia Triển đã trò chuyện thật nhiều, đứng rất lâu mà chẳng thấy mỏi chân. Tới 12 giờ, chuông cửa reo vang, Không phải Thắng Nam tới mà là bọn Ngọc Phấn trở về. Chuyện trò gần trọn buổi sáng, nói với nhau chẳng ít, thế mà Tố Tố không nhớ được gì. Cho đến tối lúc vào giường những lời của Sở Gia Triển bỗng hiện đến và cứ bám chặt vào nàng. Sở Gia Triển không phải là một thanh niên linh hoạt nói năng hơi vụng về, nhiều khi không biết diễn tả hết ý mình. Gia Triển nói về sinh hoạt đại học những kinh nghiệm bản thân về thi cử. Nói chung chỉ toàn là các chuyện thông thường, nhưng Tố Tố lại chăm chú nghe như nghe một ca khúc tuyệt vời. Sự thật đó chỉ là cuộc đàm đạo quá tầm thường, nhưng Tố Tố cứ giữ mãi trong lòng, không dám hở môi kể với ai, lại còn sợ Hạ Vi hay được sẽ trêu chọc cười đùa... Bữa nay, theo lệnh chị Cả, bốn cô em phải làm một cuộc “đối thư” nghĩa là luân phiên hỏi đáp bài học. Bốn cô chia thành hai nhóm: Thu Vân với Tề Minh, Hạ Vi với Tố Tố. Ngồi ở vườn, dưới giàn hoa rợp mát, Tố Tố mở tập câu hỏi Sử ra: - Hãy cho biết tóm lượt hình thái xã hội Trung Hoa về đời Tam Đại và đời nhà Tần. Hạ Vi ngồi nghe mà cứ chăm chú vào việc cắt giũa móng tay. - Hả ai? Người họ Tần tên Tam Đại. Nhắc lại câu hỏi lần nữa, Hạ Vi mới nghe rõ, kêu lên: - A! được rồi, để người ta nhớ coi... Ngẫm nghĩ hồi lâu, Hạ Vi hỏi lại: - Tần là Tần Thủy Hoàng, bạo chúa, biết rồi. Còn Tam Đại là cái gì? - Thì chị trả lời đi, em hỏi mà. Hạ Vi tỉnh táo lắc đầu: - Thua rồi! Hỏi câu khác đi! Tố Tố lật qua phần thế giới sử. - Nguyên nhân thịnh hành của Cơ Đốc giáo ở La Mã và sự truyền bá sau này. Hạ Vi nhướng mắt, nghi ngờ. - Vụ đo cũng có trong sách sách học nữa hả? - Chớ sao? - Kỳ vậy! Mình đâu phải là tín đồ Cơ Đốc. - Vô đề đi, chị Ơi? bộ không nhớ gì hết sao? Chúm môi thổi cho sạch bụi móng tay mới cắt, Hạ Vi yểu điệu giơ mười ngón tay búp măng xua xua: - Ai thèm nhớ chi chuyện đó? Họa may đem hỏi chị Tư chắc hợp thời hơn, chỉ đang theo đạo để dễ được xuất ngoại, chắc phải rành câu hỏi của Tố Tố hơn. Tố Tố xếp sách lại: - Chị Bảy muốn tiếp tục hay thôi? - Hỏi nữa đi chớ. Tố Tố lại giở sách ra: - Hãy cho biết Đông La Mã... - Thôi cho xin! cái gì mà Đông với Tây La Mã. Toàn là gì không đâu! thôi chị chịu thua Tố Tố đổi môn khác đi. - Hỏi Địa lý nghe? - Ờ, được đó, hỏi đi? Tố Tố thuận tay lật đại trang sách, chẳng thèm lựa chọn hỏi: - Sự cấu tạo sa mạc gồm những đặc điểm gì? - Nữa, lại hoang đường! Sao Tố Tố cứ lựa mấy câu hóc búa không vậy? Làm sao chị trả lời nổi. - Chớ chị muốn em hỏi cái gì? - Hỏi cái gì dễ dễ đó... Ủa, Tố Tố coi kìa, Mộc Tượng đang nhìn tụi mình kìa! Tố Tố giật mình đánh thót, liếc mắt. Sở Gia Triển đứng trên thềm cửa ngang đằng xa, nhìn nàng với ánh mắt thâm trầm, sâu xa, như đang nhìn xoáy hồn nàng! Tố Tố vội trấn tĩnh, cúi nhìn trang sách. Hạ Vi bỗng đứng lên: - Đợi chút nghe, chị vô kiếm chị Cả hỏi một chuyện. Sở Gia Triển đứng trên thềm thấy Hạ Vi xông vào vội lách người cho nàng đi, ánh mắt vẫn nhìn đăm đăm về phía Tố Tố, không để ý gì tới Hạ Vi. Qua khỏi Gia Triển rồi, Hạ Vi còn quay lại giơ nắm tay đánh gió về phía chàng trai một cú, trông thật ngổ ngáo rồi mới chịu vào nhà. Sở Gia Triển rời thềm đến bên Tố Tố, hỏi giọng thân mật, dịu dàng: - Đối thư hả? - Dạ. - Sao Hạ Vi đi vô? - Chỉ đi kiếm chị cả. Không chút khách sáo, Gia Triển ngồi xuống ngay chỗ Hạ Vi lúc nãy định đối đáp những bài học với Tố Tố, cầm cuốn sách của Tố Tố xem qua một lượt. - Lịch sử là một môn học rất thú vị. - Dạ. - Tố Tố cũng thấy vậy hả? - Dạ. Sở Gia Triển vẫn tự nhiên: - Tố Tố có muốn tôi đóng một vai “đối thư” không? Muốn nhận song không đủ can đảm gật đầu, muốn từ chối mà lại chẳng biết nói gì, Tố Tố ấp úng: - Cám ơn Gia Triển.. tôi không mấy thuộc bài. Câu nói tuy khách sáo nhưng lại linh động chẳng mang một xác định nào. - Không thuộc mới đối thư chứ. Gia Triển nói giọng đầy khích lệ. - Nếu chịu khó hệ thống hóa, ta sẽ thấy lịch sử là một môn học thú vị dễ nhớ, chỉ cần cố ghi nhớ những niên biểu thôi... Tố Tố phấn khởi vì sự nhiệt thành của chàng trai, liền chấp thuận đối thư. Thật ra Tố Tố rất xuất sắc về môn lịch sử mà không hiểu sao Gia Triển hỏi câu nào nàng cũng vấp váp lúng túng hoài.. Rất may là Hạ Vi trở ra. Tố Tố bảo Gia Triển. - Chị Bảy tôi tới kìa. Chẳng nói gì, Gia Triển đưa trả sách đứng dậy đi ngay. Hạ Vi nhìn theo Gia Triển vỗ tay: - Aí chà! ly kỳ rùng rợn quá! ê! Tố Tố! Rễ cây si của Mộc Tượng đã bén chưa? Gia Triển không lãng tai chắc chắn là chàng đã nghe rõ câu nói đó. Vẫn không ngừng bước chàng trai kéo mấy thùng nước giếng tưới vài luống hoa dọc theo chân tường rồi vào nhà. Hạ Vi hậm hực. - Hừ! đang nói chuyện với em, thấy chị ra bỏ đi! bộ sợ chị dốt à? Tố Tố làm như đang mải xem quyển vở. - ê! Tố Tố! sao nín thinh vậy? - Chị có nói gì với em đâu mà em trả lời? Hạ Vi nổi giận. - Có mấy người ở đây? không nói với em thì nói với ai? Tố Tố nói thiệt coi, em làm sao rủ được Mộc Tượng ra đây? Tố Tố thẹn đỏ mặt: - Em đâu có rủ. Hạ Vi thầm khoái trá, cố hỏi cho ra: - Không lẽ tự nhiên Mộc Tượng bay ra? - Người ta muốn ra em làm sao cản được. - Đúng là ly kỳ rùng rợn! Hắn mà biết đường mò ra đây à? Hắn kiếm cô làm chỉ Nói chuyện hả? Ai chẳng biết là nói chuyện, mà chuyện gì mới được chớ. Tố Tố lắc đầu miệng lí nhí. - Đâu có... đâu có gì... Hạ Vi uy hiếp: - Tố Tố... - Thiệt mà! đâu có gì! Người ta chỉ... Nhìn vẻ mặt hầm hầm của Hạ Vi, Tố Tố gần phát khóc! - Người ta ra đây chỉ để đối thư... - Trời! đối thử thiệt đối thư không? - Thì cũng như em hỏi chị vậy đó. - Hỏi cái gì? khai mau? - Hỏi “Đông La Mã đối với âu Châu... ”... - Thôi đi! lại Đông La Mã... Hạ Vi thất vọng đâm ức thật sự. - Xí đối thư, chị không tin! sao đối thư mà mặt em đỏ bừng? Tố Tố không biết trả lời sao, chỉ còn biết năn nỉ. - Thiệt mà chị Bảy! có giấu gì chị đâu! - Chị có nói Tố Tố giấu gì đâu! Hạ Vi bỗng đổi giọng thân thiết, ngọt ngào: - Chị biết Tố Tố không rành việc giao tiếp với bạn trai, có gì Tố Tố nên cho chị rõ, để chi... Sao? hắn đã nói những gì với Tố Tố? Không sao im lặng trước người chị quá nhiều mưu mô như vậy, Tố Tố đành thuật lại mọi chuyện. Nghe qua vài câu, Hạ Vi đâm chán vì thực tế không có gì là “ly kỳ rùng rợn" cả. Hạ Vi chán ngấy chuyện học hành thi cử, nên cắt ngang: - Không có gì quan trọng. Nhưng còn giấu chị chuyện gì khác nữa thì từ rày về sau có bất trắc là em ráng chịu đó... Ngọc Phấn đưa các em đi ăn sáng trước khi vào trường thị Hạ Vi, Thu Vân, Tố Tố, Tề Minh được ba cô chị Ngọc Phấn, Mỹ Hương và Lộc Hậu đưa đến tận trường. Chỉ có Tề Minh là vẫn điềm tĩnh ăn uống ào ào như thường lệ. Thu Vân chỉ uống một ly sữa rồi ngồi trầm tư, Hạ Vi mọi ngày vẫn coi thường chuyện học hành, hôm nay lại rất hoang mang, lỡ tay làm đổ cả ly sữa vào mình Tiểu Bình làm cô nàng cằn nhằn mãi không thôi. Phần Tố Tố thì chẳng ăn uống được gì, chỉ cầm khăn tay lau mồ hôi mặt. Ba cô chị kiểm điểm lần chót các vật dụng cần thiết rồi đưa các em vào phòng thi. Môn thi đầu tiên là luận Quốc Văn, văn phạm và phiên dịch. Đề luận tương đối dễ. Tề Minh và Hạ Vi ra khỏi phòng thi từ sớm, kế đó là Thu Vân chỉ có Tố Tố còn ở lại. Ngồi trong phòng thi tâm thần Tố Tố vô cùng rối loạn, hình bóng một chàng trai chập chờn trước mắt... Bao nhiêu bài vở đã học đều như chẳng còn chút dấu tích nào, nàng đọc qua đề bài mà không hiểu nổi một dòng. Hình bóng Gia Triển càng lúc càng rõ rệt. Đêm qua nàng và Gia Triển lại gặp nhau. Tối đó tiết trời oi bức các chị em đều ngủ sớm chỉ còn Tố Tố vẫn thao thức, ray rứt khó chịu cho là khí trời oi bức nàng định đêm một quyển sách ra ngoài vườn tìm chỗ mát ngồi đọc, lúc tới bên giếng nước, mở sách ra mới biết là quyển kỷ hà học, nàng đành xếp lại, ngồi một lúc khá lâu cho tới khi buồn ngủ nàng định trở vào nhà. Thình lình có tiếng người khẽ: - Trời nóng quá! Tố Tố giật mình quay phắc lại nhưng chẳng thấy ai. Nàng rùng mình cố làm gan, nàng nhìn kỹ lại, thì ra Gia Triển đang ngồi trên thành giếng bên kia, trong bóng tối dày đặc của tàng cây. - Ủa! anh đó hả? làm người ta hết hồn! Gia Triển cười: - Phải trách cô mới đúng! Đêm nào nóng bức là tôi ra đây ngủ. Mới ngủ đươc một giấc tỉnh dậy bỗng thấy cô ngồi đó, tôi lại tưởng chiêm bao. Gia Triển bước sang, bóng chàng ngã dài dưới ánh đèn. Tố Tố đâm lo, nhớ tới lời cảnh cáo của Hạ Vi, nàng nghĩ không nên ở đây lâu, mà cũng không tiện trở vào liền, đành phải nói cho có nói: - Đang tính đi vô ngủ đó chớ! - Bộ không sợ nực hả? Ngồi xuống đám cỏ dưới chân Tố Tố, Gia Triển nhìn lên: - Tôi thì dễ sợ trời nóng lắm, người ta nói gầy không sợ nóng, còn tôi thì ngược lại. Nơi nghỉ hè của tôi là khu vườn này, mỗi đêm ra ngắm sao thấy sung sướng vô cùng, Đêm nay tự nhiên cô tới chia mất phân nửa của tôi. Từ trước Tố Tố không thích con trai nói đùa, không hiểu sao bây giờ nàng lại chẳng thấy Gia Triển đáng ghét chút nào, mà nàng còn cho rằng chàng ăn nói duyên dáng lắm. Phần Gia Triển cũng vậy, chẳng bao giờ chàng có thể nói chuyện một cách lưu loát bất cứ với một cô gái nào, dầu rằng số bạn gái của chàng cố ý gợi chuyện, Chính Hạ Vi đã gặp phải trường hợp đó nên đã tức tối gán cho chàng biệt danh “Mộc Tượng". Thế mà, trước mặt Tố Tố chàng lại thích trò chuyện và kể cho Tố Tố nghe biết bao chuyện, kể lại cả gia quyến, chuyện ấu thơ. Tố Tố thích nghe đến độ ngồi im, quên cả nói. Mãi tới khi nhớ ra đêm đã quá khuya hai người mới chia tay. Tố Tố đi rồi, Gia Triển mới sực nhớ, tự trách “Sao mình ham nói quá! không để người ta có dịp kịp nói gì. Vậy mà người ta không chán sao cho được". Quá áy náy, chàng tự trách hơi to tiếng, Tố Tố chưa đi xa nên vẫn còn nghe. Nàng cũng tự trách mình “Sao mình cứ làm thinh hoài, thật là không phải”. Khi đã lên giường, Tố Tố còn nghĩ mãi tới câu của Gia Triển lúc chia tay: - Sáng mai tôi cũng tới trường để xem Tố Tố thi ra sao, có được không? Lúc đó, nàng chẳng nói gì, nhưng sáng nay, ngồi trong phòng thi rồi nàng vẫn còn thắc mắc, loay hoay mãi với câu hỏi là không hiểu Gia Triển có tới hay không? và nàng lại mong chàng đừng tới, chỉ làm mình thêm bấm loạn mà thôi. Mãi nghĩ, Tố Tố vẫn chưa viết được một dòng nào. Sực nhớ ra nàng cắm cúi làm bài ngay vào giấy thi, viết thật nhanh. Kịp lúc mãn giờ nàng cũng vừa làm xong phần kết, Tố Tố chỉ mong mau được gặp cô chị hay em nào của mình để òa khóc một hồi cho hả? Thấy nàng ra, các chị em đều đổ xô tới đón và dồn dập hỏi thăm: - Sao? Tố Tố làm khá không? Bỗng Hạ Vi ghé tai nàng: - Coi ai kìa? Tố Tố ngẩng đầu lên, qua màn lệ mỏng, một khuôn mặt nổi bật giữa đám đông, nước mắt nàng bỗng tan nhanh. Mai Lộc Hậu nhìn Tố Tố: - Cậu em của chị cũng tới nữa kìa! Gia Triển có biệt hiệu là “ông cụ non” dư một câu không nói thừa một bước không đi, vậy mà bữa nay lại quá bộ tới đây thật là vinh hạnh cho tụi mình. Hạ Vi lên tiếng: - Chị Năm, chị dùng tiếng “tụi mình” là sai rồi! người ta chỉ tới vì một người thôi! Tề Minh trừng mắt: - Người nào? - Đừng có trợn mắt! Bữa nay tụi mình chỉ là diễn viên phụ. Vai chánh đứng bên cạnh đây nè! Tuy đã nghe qua, nhưng Gia Triển làm như không hiểu, cứ trầm tĩnh tới bên Tố Tố bằng những bước thật vững vàng đầy tự tin. Tố Tố cúi mặt tim nhảy loạn trong lồng ngực. Gia Triển chỉ lưu tâm tới một mình nàng. - Làm bài được không? Tố Tố nghe tâm thần rối loạn vừa mừng thẹn, vừa hờn mát nàng định trách Gia Triển, nhưng khi mấp máy được thì lại khác hẳn đi. - Tệ lắm. Gia Triển lại cho nàng chỉ đùa, bật cười. - Tố Tố cừ Quốc văn lắm mà, chị Lộc Hậu nói chỉ trừ chị Mỹ Hương còn ngoài ra Tố Tố làm luận hay nhất. Nếu tệ chắc kỳ này ai cũng tuột dù... Tố Tố cười khổ sở: - Nói thật đó, chắc ăn “hột vịt" rồi! - Nếu vậy để tôi ăn thế cho! Gia Triển vừa nói đùa, chợt thấy mặt Tố Tố buồn rũ ra, liền nghiêm giọng: - Dầu sao, Luật văn chỉ cần trung bình là được, Anh văn với toám dư sức bù điểm mà. Tố Tố rùn mình, run giọng. - Tôi chắc là rớt rồi, Đề luận không khó, nhưng lúc thi tự nhiên tôi quên hết bài học. Gia Triển nhìn sâu vào mắt nàng ái ngại. - Chắc là Tố Tố khớp vì không quen cảnh trường thi chớ gì! tự tin và bình tĩnh là xong ngay... Tố Tố càng khổ tâm hơn, ngắt ngang: - Biết vậy rồi, nhưng làm sao? bây giờ anh có nói cũng xong rồi. Gia Triển vẫn nhiệt thành. - Tin tôi đi, Tố Tố nhất định đậu mà, lại đậu cao là khác. Những buổi thi lần lượt trôi quá, Tố Tố vẫn ở trong trạng thái hoang mang bất định, làm bài thi mà chẳng nhớ mình đã viết gì! Gia Triển vẫn luôn săn đón, thăm hỏi với tất cả lòng thân ái, nhiệt thành. Các chị em của nàng dường như ngầm đồng ý cứ để yên cho Gia Triển và Tố Tố được tự do gặp gỡ nhau. Phải đợi tới một tuần mới có kết quả thi. Trước khi rời Đài Bắc mọi người đều tán đồng việc tổ chức những cuộc du ngoạn để bù lại những tuần lễ miệt mài vì thi cử. Cả bọn đều đã viếng thăm những danh lam thắng cảnh phụ cận Đài Bắc nhưng: Dương Minh Sơn, Đạm Thủy, ô Lai, Bích Đàm... Lộc Hậu ngầm tạo cơ hội cho cậu em họ. - Lúc này em không bận việc gì, nên đi chơi cho vui. Vì một người mà Gia Triển ưng thuận ngay: Một hôm cả bọn tới Nam Cung Sơn, một ngôi đền được xây trên núi với lối kiến trúc hỗn hợp Đông Tây. Nơi đây luôn luôn tấp nập rộn ràng vì số người tin vào sự hiển linh của vị thần ở núi nên tới xin xăm, cầu khẩn Tề Minh đề nghị. - Tụi mình xin xăm thử coi, phần tôi thì sẽ nhờ thần linh cho biết coi có được vào đại học không? Xin được thẻ xăm, Tề Minh liền nheo mắt đọc lời bàn, nhưng không tài nào hiểu nổi. Nàng thè lưỡi. - Lời lẽ của thần, bí hiểm quá! Điệu này chắc phải tốn tiền cho các vị “thông ngôn" của thần mới xong. Các cô khác cũng bắt chước Tề Minh, xin mỗi người một thẻ, kéo nhau đi tìm thầy giải. Còn lại một mình, Gia Triển cũng lén xin một thẻ xăm, đọc thấy những lời tốt đẹp chàng chạy theo kiếm Tố Tố để khoẹ Thẻ của Tố Tố cũng hệt như của mình. Gia Triển thấy thế reo lên.- Ủa! kỳ cục quá! điềm lành chăng? Vừa thẹn vừa sợ Tố Tố nhìn dáo dác sợ Hạ Vi nghe được, nàng gắt khẽ. - Nói gì vậy? số thẻ chỉ có mấy cái, xin trùng là thường mà. Gia Triển cười gượng: - Tố Tố nói cũng đúng nhưng đâu phải bất cứ lúc nào cũng trùng dễ dàng như vậy được! Phải có điềm gì chớ... Tố Tố ngắt ngang: - Tôi không tin. Anh thích gì cứ giữ lấy đi, Còn tôi thì... Thình lình nàng tung lá xăm lên, gió núi cuốn tờ giấy bay chập chờn như cánh bướm. Gia Triển lao người chạy theo cố chụp lấy miếng giấy cho kỳ được, suýt nữa nhào xuống dốc. Chàng vừa thở vừa cằn nhằn: - May ghê. - Lượm làm chi vậy? bỏ đi! Gia Triển lắc đầu; giọng đầy tin tưởng: - Bỏ sao được, đổi mạng tôi đó, chớ bỏ sao! Tôi giữ kỹ hai lá xăm này coi có linh ứng gì không?