1. Hồng phạm cửu trù Hồng phạm là căn để của Kinh Thư và cũng là căn bản của cả nền minh triết Viễn Đông vì cùng chung một loại phạm trù, số độ.
Hồng phạm được giới thiệu như văn kiện Trời ban cho vua Đại Vũ °° nhà Hạ (2205 tr.dl) và đến đời nhà Chu, được ông Cơ Tử truyền lại cho Võ vương °° nhà Chu (1122 tr.dl). ông Cơ Tử là trung thần nhà Ân bị nhà Chu đoạt chính quyền ở tay vua Trụ.
Võ Vương mời ông Cơ Tử ra tham chính, nhưng ông này không nhận và chỉ nói lại với Võ vương những lời được ghi lại trong thiên Hồng Phạm này.
Thiên Hồng Phạm là cảo luận triết lý có trước nhất trong lãnh vực triết đông bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh quan, cả những vấn đề xã hội và chính trị, giáo dục. Tất cả được đúc kết trong cái khung tiên thiên lý tưởng đó. Quả là một cố gắng đem lược đồ uyên nguyên của thời gian áp dụng vào đời sống chánh trị là phần cốt tử trong triết lý nhân sinh như câu nói "nhân đạo dĩ chính vi đại". Vì vậy mà hiểu được bản tóm này là nắm được then chốt triết lý nhân sinh. Chúng ta khởi đầu học về bốn danh từ Hồng, Phạm, Cửu, Trù °°
Trước hết là Hồng.
Hồng là to lớn có ý nói đến cái mẫu mực, cái cơ cấu phổ biến có tính cách nền tảng. Vì đó mới nói "Duy Luân Du Tự" °° (Di là thường, Luân: giường mối, liên hệ. Du: biến dịch. Tự: cương lãnh). Cả 4 chữ muốn nói đến cái mối liên hệ phổ biến ràng buộc vạn vật lại với nhau như một: le rapport universel des choses, tức nói đến tương quan nền tảng nối kết tất cả sự vật thành một cơ thể vì thế sẽ được đặt rất nổi trong nền triết lý Viễn Đông. Vì đó là cái cương lãnh thường hằng, cái cơ cấu tiên thiên. Nói vắn tắt thì là Hồng Phạm. Phạm là mô phạm, là cái lược đồ lý tưởng muôn vật khuôn theo. Vì nó có tính cách phổ biến nên không thể dùng kiến văn hay lý trí hạn hẹp đếm đo mà hiểu được, nhưng phải dùng đến tâm, dùng cái biết trực giác mà hội. Tâm với Thiên trong Nho giáo ở cùng một bình diện gọi là tâm linh hoặc trên hay là nội… tất cả đều như nhau. Vì thế mới nói: "duy thiên âm trất hạ dân" °° = chính trời ngầm ban xuống cho dân dưới hạ giới" tức trời ban thì chỉ ban cách ngầm trong nội tâm. Vậy khi nói "thiên sinh" hay là nói "trời khải thị" là đều trỏ vào cái biết bằng tâm, do tâm thức khai mở, nên phải lấy tâm mà hội mới đạt, đừng bám lấy lý trí mà hỏng. Ông Cổn đã không hiểu điều đó nên Trời thịnh nộ không ban cửu trù bởi ông đã ngăn nước lớn không cho chảy (không cho tâm linh chiếu sáng vào ý thức) làm chìm mất ngũ hành là đánh mất minh triết. Hồng Phạm viết cách bóng rằng: Cổn nhân hồng thủy, duật trần kỳ ngũ hành °° Ông Cổn đắp đê ngáng nước lớn làm chìm mất ngũ hành "của mình" nên bị chết khổ: "cức tử" °°
Câu nói bao hàm nghĩa bóng: Ông Cổn dùng hạ trí: gọi là đắp đê tức dùng nguyên lý nhị nguyên đóng khuôn trong đối kháng mâu thuẫn kể như hai con đê, nên không vươn lên cao đủ để thấy được ý sâu xa của ngũ hành là đường dẫn đến cõi trung tâm trường cửu. Đó gọi là trời phát nộ, tức là Tâm không khai mở. Ngược lại ông Vũ biết rằng lý trí không thể an bài vũ trụ, điều lý vận mệnh con người. "Ngã bất tri kỷ di luân du tự °° = Ngã không thể hiểu được mối liên hệ nền tảng của vạn vật, nên mới xin Trời giúp, tức nại đến Tâm linh và Tâm hay Trời liền ban cho như ý: "Thiên nãi tích Vũ Hồng Phạm Cửu Trù" °°
Trời liền ban ra, liền khải thị (âm trất) cho Vũ, nhưng không những Hồng Phạm thuộc tiên thiên như Thể mà luôn cả cửu trù thuộc hậu thiên như Dụng. Đó là đại ý chữ Hồng đi đôi với Tâm Tư vượt lên trên nhĩ mục chi tư của kiến văn hạ trí.
Sở dĩ ông Cơ Tử nhấn mạnh điểm này là vì Võ vương còn mang nặng óc thượng võ muốn lấy uy lực làm tiêu chuẩn như bao ông vua độc tài nào khác. Các hiền triết phải dầy công tranh thủ để cố thay đổi tiêu chuẩn: tức là lấy "hạnh phúc dân lành làm cứu cánh cho chính quyền" như câu truyền thống nói "Tứ hải khốn cùng, thiên tộc vĩnh chung" L.XX.I °° Nếu chính quyền để dân tình khổ lụy thì trời sẽ rút lại mệnh dầu rằng binh quyền có mạnh cũng vô ích, phải có đức mới giữ được mệnh trời!" Đó là ý trong chữ "duy thiên âm trất hạ dân".
Bây giờ đến chữ Phạm: Phạm là mô phạm là mẫu mực là dạng thức (patern). Hồng Phạm là tiêu chuẩn là mẫu mực uyên nguyên. Nói thế là vì đem lược đồ căn cơ rút ra tự Thời Không gọi là vũ trụ để đổ khuôn cho dân sự, tức là cố gắng "đem đạo vào đời" ngắm thiên thượng hầu tổ chức thiên hạ sao cho con người có được môi trường thuận lợi để thực hiện câu "thuận tính mệnh chí lý"; sao cho Người cùng với Trời và Đất cả ba theo một nhịp điệu để gây cảnh thái hòa. Ông Granet gọi Hồng Phạm là nghệ thuật siêu đẳng nhằm an bài vũ trụ: "L'art suprême d'aménager l'univers" (P.S. 90,180). Đó là cái khuôn mẫu tiên thiên của vũ trụ mà mỗi người cần phải để trước mắt như nguyên lý, hầu lúc xử thế có mẫu mực để hướng dẫn mọi ngành hoạt động. Đại nhân là người có ý niệm rõ rệt về cái lược đồ đó. Chính mức độ rõ ràng nhiều ít của ý niệm kia nó qui định mức độ to lớn của mỗi người. Người lớn có ý niệm rõ rệt hơn, minh xác hơn, toàn diện hơn. Cũng như khi nói về một nước có văn hóa cao thấp thì suy cứu đến cùng là do mức độ của ý niệm đó mà ra. Nước có văn hóa cao là tự ngày có một tâm hồn thức tỉnh khỏi cảnh hỗn mang bao trùm lấy tất cả người trong nước để vượt lên nhìn nhận ra cái dạng thức kia và truyền lại cho đồng bào. Từ hôm đó nước ấy gọi là có văn hóa và văn hóa đó cao hay thấp là tuỳ theo mức độ của tâm thức mở rộng hay hẹp.
Bây giờ đến hai chữ Cửu trù.
Cửu: là số chín cũng gọi là Lão dương, tức là số dương lớn nhất trong hàng số thành, cũng như số 5 là lớn nhất trong hàng số sinh, nên số 5 cũng như số 9 kể là số hoàn bị, vì thế có thời người ta dùng để gọi nhà vua là ngôi cửu trùng hoặc là "Cửu ngũ chí tôn" (S. 299) °°
Số Cửu vì thế là con số huyền vi mà Pythagore hay dùng và coi như con số trọn "neuf est le nombre parfait en tant que carré de trois qu'est la trinité de l'harmonie complète".
Số 3 là đợt tiên thiên, tự nhân lên thành 9 là đợt trọn vẹn gồm hậu thiên nữa. Đây là con số của Việt nho nên cũng gọi là số mẹ (nam thất nữ cửu) số của Lạc thư cũng là sách mẹ vì thế nó đi với Cửu Lê, Cửu Đỉnh, Cửu Long…
Sau cùng đến chữ Trù. Theo nghĩa cụ thể nhất thì Trù là bờ mốc của đất ruộng. Trù cũng có nghĩa là nhà thiên văn gọi là trù nhân (S. 255) hoặc là người tính toán. Cả hai chữ đều có "họ" với Việt nho nông nghiệp (bờ ruộng; và xem sao để quyết định mùa gieo gặt). Ở đây theo sách Chiến quốc, một sách có vào hạng lâu đời nhất tức vào quãng năm 780 tr.dl thì cửu trù là sự phân phối các thể thức đã được thiết lập ra để giúp tuân theo ý trời. "Tri thiên địa chi Hằng chế, nãi khả dĩ hữu thiên hạ chi thành lợi, sự vô gián, thời vô phản" °° "Biết được cái thể chế, cái luật thường hằng của thiên địa, mới có thể làm ơn ích cho thiên hạ, nhờ đó sự việc không gián đoạn và thời khắc khỏi trái ngược". Đây là một đường lối khác với đắp đê của ông Cổn. Đắp đê hay không đắp đê là hai lập trường đối chọi nhau trong lịch sử cổ đại Trung Hoa. Đắp đê là dùng võ lực của du mục, không đắp đê nhưng đào sâu là dùng tâm linh của Nông nghiệp. Gọi là đắp đê khi dùng lý trí để xác định những ý niệm này là tuyệt đối, ý tưởng kia là tuyệt hảo v.v… trong đường lối cai trị nhà cầm quyền can thiệp cả vào đời sống tư riêng của cá nhân kiểu người mác-sít hiện nay, hay ở Tây phương lúc trước. Cho tới khi dân chịu không thấu thì làm loạn phá vỡ mọi đê điều tức là hủy bỏ luật lệ, ước định ràng buộc. Nhưng không luật lệ, kỷ cương thì đời sống chung làm sao tồn tại nổi. Thế là lại quay về giải pháp đắp đê rồi phá đê và cứ thế nên không tìm ra được giải pháp thứ ba. Tinh thần Hồng phạm chính là giải pháp thứ ba này là giải pháp nhất nguyên lưỡng cực, nên vượt ra ngoài nhị nguyên chỉ biết có một là đắp đê hai là không đắp đê, mà không biết đến giải pháp đào sâu lòng sông, tức là chú trọng nghiên cứu giảng rộng đạo lý được coi là bản cốt, mà không ra luật lệ, đi vào những quyết định tư riêng được coi là mạt, là ngọn. Kinh Lễ trong chương Vương chế (tiết 13) có nói: Tu kỳ giáo, bất dịch kỳ tục. Tề kỳ chính bất dịch kỳ nghi" °° Couvreur t, I 294, 295). Tu giáo là tu đạo, (tu đạo chi vị giáo) chứ không phải can thiệp vào những tập tục riêng tư gọi là đắp đê. Là vì những tập tục đó nhiều khi đã không cản trở việc tu đạo mà rất nhiều khi còn cần thiết cho nơi đó thí dụ lễ gia tiên rất cần thiết cho tinh thần văn hóa nông nghiệp coi trọng tình người nên Nho giáo không phá mà lại tu sửa bằng bài vị Văn tổ để tề kỳ chính. Tề kỳ chính là cố giáo hóa cho dân trở nên chính trực ngay thẳng, còn phải cụ thể hóa sự ngay chính đó như thế nào thì phải thích nghi với hoàn cảnh, không cần phải sửa đổi cả phong tục, đó là "bất dịch kỳ nghi". Đó cũng là luật "vô khả vô bất khả" không phải nhất loạt thế này hay thế nọ, có như vậy mới giữ nổi chữ "kỳ" trong câu tập kỳ tính. Đó là điểm cần nhấn mạnh chống với phong trào ngày nay muốn nhất loạt hóa, đồng đẳng hóa tất cả (massification de l'homme) thì là chính sách đắp đê, can thiệp. Hồng phạm đi lối "đào sâu" nghĩa là tìm hiểu cái lật căn cơ liên kết vạn vật, gọi là "di luân du tự" làm như mối dây duy nhất ràng buộc từ bên trong mọi cá nhân đoàn thể đa tạp.
Sở dĩ ông Vũ thành công là nhờ biết nghe theo ông Cơ Tử °° là một hiền triết. Chữ Cơ cũng có nghĩa là ngôi sao quấy rầy, là thần gió hoặc cái sải thóc, cả ba ý nghĩa đều hợp để chỉ vai trò tiêu biểu của triết gia mà tây Âu gọi là kẻ quạt rê tôn giáo, quạt rê xã hội: le vanneur de la religion, le vanneur de la société. Toynbee gọi là Winowing. Vì thế cũng gọi là thần gió hay là kẻ làm rầy, một nền triết lý chân chính không thể nào không làm rầy. Miễn là làm rầy trúng Đạo. Phúc thay cho những xã hội có được người làm rầy kiểu đó, bởi đấy là dấu hiệu báo trước sự vươn lên, sự tiến bộ. Vì chưng xã hội nào bất cứ nếu thiếu những quạt sĩ có đủ sáng suốt xem thấy chiều hướng chân thực và đủ can đảm nói lên mặc dầu "thẳng mực tàu nên đau lòng gỗ" cũng không từ, thì xã hội sẽ không bị cáu bụi, rác rưởi đóng lại làm tắc mất đường liên thông, hưng thịnh. Vì thế chữ Cơ tử ở đây chỉ một hiền triết.
Cũng may đối với quạt sĩ Cơ tử thì lại có Đại Vũ. Sách nói chín năm trị thủy qua nhà ba lần ông Vũ không ghé thăm. Đó chỉ là ẩn dụ: ba lần mà không lần nào qua cửa nhà là chỉ Tam Tài vì Tam Tài cũng gọi là "tam gia" như trong câu "tam gia tương kiến" °° = ba nhà xem thấy nhau, nghĩa là biến thông mà không dừng lại ở đoạn nào "không trệ ư nhất ngung = không ứ đọng lại một góc) không phải là thứ trí thức chỉ thấy có một góc: "nhất khúc chi sĩ": °° (Nam Hoa 33). Mà là thứ Chu tri thông suốt cả ba đạo trời, đất, người nên có khả năng điều lý chín trù, tức đem thứ tự vào đám hỗn mang = ab chao ordo = bring order out of confusion. Thế giới hiện đại cũng đang trải qua cơn hồng hoang tao loạn gây nên do biết bao đê đã được thiết lập kiên cố làm chìm mất ngũ hành là nền văn minh triết uyên nguyên vì thế cần phải có những Đại Vũ ra tay trị hồng thủy với cái chí thái công, không vì tư lợi (ghé thăm nhà). Nhưng cho được thế thì trứơc hết phải có những quạt sĩ. Chính trong ý hướng đó mà chúng ta đi vào sự phân tích khai quang những chân lý ẩn tàng trong thiên Hồng Phạm vậy.
2. Khung Hồng Phạm Vậy trước hết chúng ta bàn đến cái khung Hồng Phạm xét như là sự diễn biến biểu trương của thời gian chỉ thị bằng số.
Theo đó thì Hồng Phạm chính là Ngũ hành được mở rộng, nên gồm có 5 đợt:
I.Trước hết là Ngũ Hành: °°
II. Sau đó gồm cả số thành: °°
III. Bước thứ ba là bẻ quặt số thành ra góc để nói lên chiều hướng biến dịch là: °°
IV. Bước bốn nếu bỏ các số thì ta có hình chữ Vạn: °°
V. Bước năm nhưng chữ vạn xoay có một chiều, thế mà Vũ và trụ xoay ngược chiều (Dịch nghịch số chi lý). Vũ: vuông, trụ: tròn hay là nam tả nữ hữu, hoặc trời xoay tả đất xoay hữu.
Le ciel est sinistrogyre
La terre dextrogyre (P.C. 390)
Do đó phải thêm chữ Vãn (sauvastika) vào mới biểu thị được đủ ý nghĩa. Chữ Vạn (Svastika) mới biểu thị được có một nửa. Nửa xoay ra theo chiều kim đồng hồ nên gọi là xoay thuận: chỉ theo lưu tục. Vậy cần phải thêm chữ Vãn nữa mới đủ. Đó chính là chữ Vạn ngược quay về tay trái nơi có trái tim nên chỉ tâm linh, chỉ nội hay là trời, mà ta cần phải hồi hướng. Vì thế tôi đặt tên cho nó là Vãn, có nghĩa là Vãn hồi đi ra sự vật là Vạn, từ sự vật đi về Tâm là Vãn, tức Vãn hồi.
Có cả Vạn mới đủ đủ "hợp ngoại nội chi đạo" và đó là đặc trưng của Minh Triết Hồng Phạm. Vậy để các số biểu thị được cả hai chiều hướng ra cũng như vào thì người xưa đã hoán vị cho hai số 4-9 và 2-7.
Nếu để 4 9 và 2 7 thì nó đi cùng hciều với 3 8 và 1 6 (mũi tên chỉ tự số sinh đến số thành). Tức từ số sinh đến số thành.
Còn khi đổi ra 9 4 và 7 2 thì đi ngược chiều với 3 8 và 1 6. Như thế là có một ra một vô. Khung Hà Đồ có cả Vạn tỏa ra và cả Vãn hồi tụ như hình sau:
*
Khi đặt dấu to nhỏ giữa các số thì ta sẽ thấy rõ được hai chiều khác nhau.
Sở dĩ cần nhấn mạnh điểm này vì nói lên tính chất quân bình nhất của nền triết lý Việt nho. Triết tây chỉ có chữ Vạn xuôi. Ấn Độ chỉ có chữ Vạn ngược. Còn Hồng Phạm bao gồm cả hai1 khiến cho khi ngắm nó ta mường tượng tới trái tim cũng có hai phát huyết quản: 4 < 9 và 2 < 7, với hai hồi huyết hai quản: 6 > 1 và 8 > 3.
Do đó mà trong Kinh Dịch có câu "thiên địa chi tâm" °° cái tâm của thiên địa, của Vũ trụ, cũng như tâm con người phải có một gieo ra, (một giá °°) lại phải có một gặt vào (sắc °°). Goethe kêu sự nở và bóp của tim là systole et diastole theo thứ tự nhất hạp nhất tịch: một lan tỏa một co rút. Co rút biểu thị Vãn, là chữ rất dễ bị quên lãng. Thế mà thiếu Vãn là thiếu đối cực với Vạn để tạo thành mối tương quan căn bản tức là chính bản tính của vạn vật. Vạn vật chỉ có trong tương quan. Đó là chân lý mới được khám phá trở lại ngay trong vật lý như luật trọng lực qui tâm (loi de pesanteur centripete) và luật vũ trụ giãn nở (loi de l'expansion: centrifuge).
Và cả trong phân tâm dưới nhiều hình thức rõ nhất có lẽ là hai loại tâm thức hướng ngoại và hướng nội: hướng ngoại đặt quan trọng vào sự trọn hảo của vật thể, của thành công: the perfection of thing, còn hướng nội nhằm sự trọn vẹn làm người: thành nhân "the perfection for being".
Thành công đi từ chủ thể (sujet) đến sự vật (objet), S O = extraverti nên gọi là ngoại hướng.
Thành nhân đi từ sự vật đến chủ thể: O - S intraverti, nên gọi là nội hướng. Nói sát vào thời gian thì hướng ngoại tìm nhân cách trong sự biến dịch (le changeant) còn hướng nội tìm trong sự trường tồn (durée). Khi Schiller nói: Nhân cách của tôi biểu lộ ra trong sự trường tồn vĩnh viễn của cái tôi và chỉ ở đó: ma personne se révèla dans la persistance éternelle du moi et seulemnt là" thì Schiller suy tư theo lối hướng nội. Người hướng ngoại sẽ nói: nhân cách biểu lộ trong những mối tương giao ngoài xã hội.
Đó là đại để hai khuynh hướng lớn chia đôi loài người ra hai loại. Hồng Phạm mở mặt trận thứ ba: "hợp ngoại nội chi đạo" đem cửu trù ngoài thế sự nối liền vào Hồng Phạm nội tâm, đem chữ Vãn đặt giữa lòng chữ Vạn.
Một đàng có chấp nhận sự tiến hóa: có "nguyên hanh" nhưng đàng khác thêm "có lợi có trinh" tức là bền vững thường hằng. Ở xuất là "nguyên hanh" cần phát tirển ra chiều ngang trong Vũ bằng chấp nhận thế sự, chấp nhận cõi hiện tượng cùng đời sống xã hội nên không xuất thế bằng trốn tránh bổn phận xã hội, trong vũ trụ, nhưng không nhập thế bằng coi tất cả ý nghĩa con người nằm trọn vẹn trong việc mưu sinh mà không biết gì đến những cái cao siêu khác. Vì thế mà cố trinh bền, Thường Hằng, "Xuất thế chỉ ôm có chị Hằng, nhập thế chỉ biết có chủ trương li cách". Triết lý nhân sinh thì xử thể. Đó gọi là: "chủ trương còn có chị Hằng ở trong".
Ở trong cũng là ở trên nghĩa là địa vị quan trọng hơn tức là Thường Hằng hay là Thiên Địa chi tâm, hoặc nói theo Hồng Phạm là Hoàng cực tức là cực trung, chí trung giữa Trời cùng Đất. Tức là một chủ trương vượt ra khỏi duy tâm (duy thiên) hay là duy vật (duy địa) chuyên môn chạy một chiều đánh mất mối tương quan của Việt nho, nói bóng là Sông Tương nước chảy hai chiều: chiều đất là mọi cục bộ của mưu sinh như kinh tế, chính trị, ngoại giao… đều phải đặt trong mối liên hệ với nguồn sống tâm linh được coi như trung tâm thống nhất tất cả. Việc đó gọi là Vãn. Trước khi học về mối tương quan đó trong quẻ tỉnh, chúng ta hãy lược khảo về Cửu trù.
3. Cửu trù Sơ Nhất viết ngũ hành
Thứ Nhị viết kính dụng ngũ sự
Thứ tam viết nông dụng bát chính
Thứ Tứ viết hiệp dụng ngũ kỹ
Thứ Ngũ viết kiến dụng Hoàng Cực
Thứ Lục viết nghệ dụng Tam Đức
Thứ Thất viết minh dụng kê nghi
Thứ Bát viết niệm dụng thứ trưng
Thứ Cửu viết hưởng dụng ngũ phúc Uy dụng lục cực.
*
Trong chín khoản trên có ba khoản giàu chất triết hơn hết là ngũ hành, lịch số và Hoàng Cực (Ngũ hành đã bàn rồi còn Lịch số và Hoàng cực sẽ bàn sau). Sáu khoản còn lại ít triết nên sẽ lược bàn chung ở đây. Nếu kể Hồng Phạm là luật phổ biến (genre) thì cửu trù là thứ (espece) tức là nhỏ thuộc áp-dụng. Áp-dụng bao giờ cũng cụ-thể hơn nên dễ hiểu hơn với đại-chúng, vì nó là thể-chế dễ thấy. Tuy vậy nó lại dễ biến đổi tùy thời, và ta có thể quyết trước rằng tinh-thần Hồng-Phạm sẽ vẫn trường-tồn nhưng việc áp-dụng cửu-trù thì nay đã hết hợp thời và chúng ta cần phải đi tìm những dạng thức (pattern) mới, những thể chế mới thích-ứng hơn với hiện-đại. Do đó chúng ta chỉ bàn lướt qua để biết đường xử xuất của người xưa mà thôi.
I. Sơ nhất viết ngũ hành (đã bàn ở bài Ngũ hành).
II. Thứ nhị viết kính dụng ngũ sự:
Ngũ sự là mạo, ngôn, thị, thính, tư, đối với ngũ hành có thể gọi là thuộc Vũ-trụ, còn đây là yếu tố vũ-trụ áp dụng trước hết vào người, vào chính bản thân của người học, nên gọi được là trù nối người với Vũ trụ. Đó là sự chú ý đầu tiên của triết-lý nhân sinh. Trời, Đất rồi tiếp liền với Người, đúng theo thứ tự là "Tam Tài Giả Thiên-Địa-Nhơn" tức là nói lên tính chất toàn-diện của triết-lý Hồng-Phạm có hàng dọc Tam-Tài, có hàng ngang xử kỷ tiếp vật. Trong việc giao tế ở đời, Nho giáo chú trọng đến hai chữ Cung Kính: cung là trọng mình, kính là trọng người. Đây dùng chữ kính (kính dụng ngũ sự) là nhấn mạnh đến khía cạnh tha-nhân và xã-hội vậy. Nền triết-lý nhân-sinh này đã đúc kết lại trong mấy câu triết ngôn rút gọn kiểu bi-ký (lapidaire) như sau:
Mạo viết cung °°
Ngôn viết tòng °°
Thị viết minh °°
Thính viết thông °°
Tư viết duệ °°
Cung tắc túc °°
Tòng tắc nghệ °°
Minh tắc triết °°
Thính tắc mưu °°
Duệ tắc thành °°
Diện mạo phải cung nghĩa là phải có sự trọng kính chính mình, phải biểu lộ chữ sĩ có nghĩa là tự trọng. Thứ đến là kính người biểu lộ trong lời nói bằng tòng: thuận = danh chính ngôn thuận trong lời nói...
Thị viết minh. Xem phải tỏ (minh). Nghe phải thông. Hai chữ thông minh thuộc tai mắt cùng với mạo ngôn làm như 4 hành xoay quanh trung cung là Tư
Tư phải duệ nghĩa là thấu-triệt. Vậy không thể dùng "nhĩ mục chi tư" vì đó là vòng ngoài, phải có tâm tư mới là vòng trong đáng gọi được là Duệ Mà có Duệ mới Thánh, cũng như có chịu nghe mới đủ mưu cơ (hiếu mưu năng thính). Có biết xem mới là triết, (triết là biết người: tri nhân tắc triết) cụng như ngôn có thuận mới là nghệ tức là ưu tú là đặc biệt (nghệ: éminent en talent et en vertu). Tất cả biểu lộ ra nơi diện mạo bằng chữ Túc là trang nghiêm đoan hậu (quân tử thản đãng đãng. Người quân tử thư thái an nhiên tự tại).
III. Thứ Tam Viết Nông Dụng Bát Chính.
- Nhất viết thực = °°
- Nhị viết hóa = °°
- Tam viết tự = °°
- Tứ viết tư không = °°
- Ngũ viết tư đồ = °°
- Lục viết tư khấu = °°
- Thất viết tân = °°
- Bát viết sư = °°
Trù này nói lên đặc trưng nông nghiệp của Việt nho, nó chứng tỏ một óc thực tế nổi bật: nhất là viết thực hay là "dân dĩ thực vi thiên". Không có e dè như trong triết -thuyết, nhưng đây thẳng thắn nói lên sự cần thiết phải ăn và nói rõ "có thực mới vực được đạo" nên sự thờ tự để mãi số ba "tam viết tự sau thực và hoá. Nhờ nói thẳng đến thực và hoá nên đi đến được chế độ bình sản khiến sau này không xảy ra việc quật khởi của nhu cầu kinh tế như đã xảy ra với chủ-trương cộng-sản: hạ-tầng kinh-tế chỉ-huy thượng tầng văn hóa, tức là phản động lại thái độ của triết-thuyết coi việc ăn làm là việc hèn hạ, vậy rồi không chịu cải tổ xã hội cho khỏi chênh lệch.
Còn một điều đáng ghi nhận nữa là vấn-đề quân-sự bị đẩy xuống cuối cùng. Điều đó phản chiếu đúng tinh thần hòa-bình của văn-minh Viễn Đông.
IV. Thứ tự hiệp dụng ngũ kỹ (sẽ bàn ở bài Lịch pháp).
V. Thứ ngũ tiến dụng Hoàng cực (sẽ bàn ở chương IX dưới)
VI. Thứ lục viết nghệ dụng tam đức,
Nhất viết chính trực °°
Nhị viết Cương-khắc °°
Tam viết nhu khắc. °°
Đây là giảng rộng chữ nghệ trong khoản 2 trên = "lòng tắc nghệ" không là tòng kiểu ba phải như tòng kiểu đạo lý tức là tòng đê mà cách. Đạo Trời là cương, đạo đất là nhu người ở giữa phải chính trực không nghiêng về cương hay nhu nhưng tùy cơ ứng biến; có cương có nhu: đại để thì với người ương ngạnh phải dùng cương mà khắc, với người cao minh thì dùng nhu. Đó là cả một nghệ thuật dùng người rất tế vi vậy.
VII. Thứ nhất viết minh dụng kê nghi.
"Thất kê nghi, trạch kiến lập bốc phệ nhơn, nãi mệnh bốc phệ. Lập thời nhơn tắc bốc phệ: tam nhơn chiêm tắc tòng nhị nhơn chi ngôn".
Nhữ tắc hữu đại nghi, mưu cập nãi tâm, mưu cập nãi khanh, sĩ, mưu cập thứ nhơn, mưu cập bốc phệ" =thứ bảy khi gặp điều nguy nạn do dự không biết quyết đáp đường nào thì phải chọn và đặt người bốc-phệ (bốc = bói bằng mu rùa, phệ = bói bằng cỏ thi) và truyền cho họ bói. Trong khi bói thì có 4 người để khi đồng ý thì theo ý kiến hai người. Khi có điều nghi ngờ về việc can hệ thì trước hết hãy hỏi lòng, sau đó bàn với các khanh và sĩ, nếu việc chưa sáng tỏ thì bàn với dân, nếu còn chưa quyết-định được thì mới dùng tới bốc-phệ.
Bốc phệ như vậy là một phương thế tạm thời dùng đỡ khi chưa có ngộ đạo để có thể kiến cơ; thấy cái cơ tức là đầu mối của sự động trong máy huyền vi tạo hóa để tùy "cơ" ứng biến tiến thoái. Tuy nhiên phải là bậc thánh nhân mới thấy được cơ, thế mà thánh nhân là bậc hiếm hóa vô vàn, vì thế phải dùng bốc phệ tức là dùng một hai "thần vật" như cỏ thi hay mu rùa là những giống "linh thiêng" vì gần trời (cỏ thi tròn: hình thiên viên) cũng như gần đất: (qui có 4 chân nằm sát đất = địa phương) hầu làm như trung gian để trời khải thị đỡ, cho tới lúc con người có đủ tam đức thì khỏi cần bốc phệ, vì thế bốc phệ đặt liền sau tam đức. Vậy lẽ ra con người phải cố gắng tam đức, hơn là chú trọng bốc phệ, phải đặt nổi chất nhân chủ trước đã như nói theo ý kiến hai người, hoặc như câu suy trong lòng, bàn với khanh sĩ, bàn với thứ dân sau cùng không xong mới phải dùng đến bốc phệ. Tuy nhiên mặc cho những lời dặn dò, trong thực tế người ta vẫn nghiêng về bốc-phệ khá nhiều. Điều đó cũng dễ hiểu khi thấy những triết gia như Platon luôn luôn phải lãnh sấm ngôn của Thần Delphe, và đừng vội nói người xưa mê tín và ít học chưa văn-minh đủ; bởi vì ngay đến đời ta học đã ngập đầu ngập cổ, khoa học tiến triển rất nhiều thế mà bói toán vẫn ăn tiền. Nhiều Ông trong chính-phủ đủ cỡ vẫn đi coi bói cả, chỉ khác nhau ở chỗ người xưa coi bói đàng hoàng, còn nay thì đi lén vào ban đêm!
Cũng có người tinh xảo dùng bốc phệ làm phương-tiện sai sử mấy ông vua độc tài. Người độc tài thì có kể chi ai nhưng họ thường là hạng nặng óc dị đoan, nên phải nhờ đó mà uốn nắn.
Giáo sư Creel nhận xét: nhờ mánh lới này nhiều ông quan khôn ngoan khiến được những ông vua kiêu-thái chấp-nhận nhiều lời can gián hoặc mưu cơ rất khôn ngoan (Naissance de la Chine p.184). Đàng khác rất cần nhắc nhở những ông vua dễ bị sa đoạ vào họa độc tài rằng còn có một thế giới huyền bí khác bên trên ông, chứ không phải Vua là tuyệt đối để mà có thể muốn làm chi mặc tình kiểu "l'état c'est moi" được đâu. Thế mà một trong những phương thức hiệu nghiệm đối với thời đó thì phải kể đến bốc phệ.
8 Thứ bát niệm dụng thứ trưng.
Viết vũ (mưa) °°
Viết dịch (nắng) °°
Viết úc (nóng bức) °°
Viết hàn (lạnh) °°
Viết phong (gió) °°
Viết thời °°
Ngũ giả lai bị, các dĩ kỳ tư, thứ khảo phồn du: °°
Thứ trưng là các hiện tượng biểu-lộ đức tính của vua quan tức là năm thứ: vũ, dịch, úc, hàn, phong. Năm thứ đó mà đầy đủ và đến đúng với thời tiết, thì thảo mộc mùa màng tươi tốt. Muốn được thế thì tùy lối sống của ông vua có theo đươc ngũ sự ở số hai trên chăng? Vì có mối liên hệ giữa Trời với người đó, nên nếu vua Cuồng = nhẹ dạ thì xảy ra hằng vũ là mưa lụt.
Dư = trễ nải, thì xảy ra hằng úc = nóng bức
Cấp = hấp tấp, hằng hàn = rét
Mông = ngu dù, hằng phong = gió. Vân vân...
Đây là một tư tưởng gián tiếp xuất phát từ quan điểm nền móng "thiên địa vạn vật nhất thể". Nếu là các bậc hiền triết thì hiểu theo nghĩa nội, mãi tận đợt Tam Tài hội thông như đã nói ở trên, còn theo óc ma thuật thì hiểu theo nghĩa ngoại cách trứ-hình (physique) tức là lối hiểu thông thường nghiệm đã không trúng còn gây ra những vấn đề nan giải về đau khổ. Thí dụ tại sao vua không trễ nãi mà trời vẫn nóng bức, nó cùng một loại thắc mắc như khi hỏi tại sao kẻ lành phải đau khổ? Tại sao kẻ làm ác không phải phạt? Đó là những vấn đề đã làm bù đầu óc bao triết học gia. Lúc đầu con người hay giải nghĩa hễ làm lành thì gặp may mắn thịnh vượng, làm quấy thì sẽ gặp tai ương v.v... Nhưng sau người ta dễ nhận ra giải đáp như vậy không đúng vì nhiều người làm lành vẫn khổ, nhiều kẻ làm dữ vẫn sướng.
Đó là điều làm cho những người đã tiến triển thắc mắc, các triết gia có hai lối giải đáp hoặc trối tuột sự liên hệ giữa trời người như thí dụ một Tuân tử hay Vương Sung chống với lối nhân-hình-hóa của một Đổng-trọng-Thư và họ tuyên bố "thiên nhân bất tương dữ". Mưa nắng gió bão là truyện trời đất không có ăn nhằm chi tới người...
Còn một giải đáp nữa là hiểu rộng ra nhiều kiếp nên làm lành mà chưa gặp may không có nghĩa là mất, làm quấy mà không phải phạt, chỉ có nghĩa là chưa phải phạt. Trên nữa còn lối giải quyết rất thâm sâu đặt trọng tâm vào quá trình đại-diễn của vũ-trụ khiến cho những cái sướng với cái khổ, công chính với bất công không còn giữ nổi tầm quan trọng như nhân thế gán cho nữa. Và vấn đề tự nhưng tiêu tán y như khi ngồi máy bay cao nhìn xuống đất thì mọi vấn đề bờ cõi giăm mười thước đất tan biến cả. Khi tâm hồn đã vào sâu tâm linh thì cũng thế thấy mọi vật khó khăn như biến đi, hay mất hẳn tính quan trọng. Tuy nhiên đó là những lối nhìn quá cao dành cho các hiền triết tuy hiểu được cách khá cao sâu, nhưng trong thực tế khó nói ra và nhiều khi cũng không cần phải cải chính vội như kiểu Tuân Tử hoặc Vương Sung, mà cứ xài ngay sự ti tưởng đó làm như văn-tiết để ngăn cản các ông vua độc tài bớt làm bậy.
Nhiều ông vua rất độc ác không còn sợ quyền bính nào trên mình kiểm soát, thế nhưng lại hay tin dị đoan và như Tần Hoàng luôn sợ chết, sợ ma quỉ, không nương lòng tin tưởng đó mà răn đe rút bớt sự làm tàng của các ông thì cũng uổng. Tuy làm thế là gây cho những ông vua hiền lành một ý thức trách nhiệm quá đáng (Naissence de la Chine 352) nhưng tính đổ đồng vẫn còn là dữ ít lành nhiều, cho nên nhiều nho-giáo có nhận ra sự thật cũng không sốt sắng truyền bá. Thế kỷ thứ nhất trước d..l. sách Luận hành của Vương Sung đã nói nhật-thực như là hiện tượng do mặt trăng bị che (P.C. 351). Và Vương Thông cũng cho đó là hiện tượng tự nhiên, nhưng vẫn không cản trở được niềm tin cho đó là hậu quả của tác phong mấy ông vua. Cũng có thể là họ không muốn phá lòng tin đó, vì có lẽ họ cũng nghĩ như Tư Mã Quang không để mấy ông vua sợ trời thì cản ngăn các ông sao được (Thục V.31).
9 Thứ cửu hưởng dụng ngũ phúc, uy dụng lục cực.
Ngũ phúc:
Nhất viết thọ
nhị viết phú
tam viết khang ninh
tứ viết du hiếu đức (yêu đức)
ngũ viết khảo chung mệnh (sống hết tuổi trời)
Lục cực:
Nhất viết hung đoản triết
Nhị viết tật
Tam viết ưu
Tứ viết bần
Ngũ viết ác
Lục viết nhược
*
Một là hung hoạ chết non, hai là tật bệnh, ba là lo sợ, bốn là nghèo nàn, năm là tai ác, sáu là yếu đuối.
Xem bản trên ta thấy nổi bật cái tính hiếu sinh của nền triết-lý Viễn-Đông. Phúc đầu tiên là sống lâu, cực hơn cả là chết yểu. Đã vậy sống phải kha khá: nghĩa là giầu có vàkhỏe mạnh, sống trong an ninh, không ưu phiền, cùng túng tai ương. Đó là những mối bận tâm khác xa với lối sống diệt sinh vậy. Đấy là nói về trước, còn đời mới thì văn minh nào cũng bắt đầu tìm hạnh phúc cho con người ngay ở tự trần gian này kiểu triết nho. Nho là một nền triết lý nhân sinh nên chủ trương sống viên mãn tròn đầy, vì thế ngoài cuộc mưu sinh lại lo đến đời sống nội tâm là đức để có thể sống trọn tuổi Trời, trọn cái mệnh, mà mệnh-trời là sống cho hết cái Sống người "tận kỳ tính": réaliser en soi l'humanité avec sec possibilités particulières pleinement développées. Nếu đọc trượt qua tưởng đây chỉ là lối sống thực tế, nhưng chịu để ý đến tiếng Đức và Mệnh thì sẽ thấy không phải chỉ có thế. Sở dĩ không nhấn mạnh hai điểm Đức Mệnh là vì nó đã nằm ẩn trong số 5 và 6: Ngũ thì Phúc mà lục thì Cực. Đi dãhết vòng Vũ: đã kinh qua từ số 1 cho đến số 9 đã hết đường.
Lúc ấy có hai giải pháp, một là quen chân vòng ngoài kiểu hướng ngoại, lại chạy thêm một vòng nữa là lục, nhưng tiền nhân khuyên đừng: nếu đi lôi lục thì cực lắm nào là đoản triết, tật, ưu, bần, ác, nhược, vì nó chỉ có một chiều chữ Vạn mà thôi.
" Con sông lục đẩu sáu khúc
nước chảy một chiều là thế. Vì vậy cần đi vào lối 5 thì mới có hai chiều. Có hai chiều mới đạt được hạnh phúc. Nói cụ thể cho dễ hiểu là thọ, phú, khang, ninh, đức, không nói đến quyền chức (quí) vì có nhiều giả tạo ở trong và đã mấy người được dự quyền quí, nên quí không phổ cập và không cần thiết-thiết cho hạnh phúc thật.
Đó là đại ý những số trong Hà Đồ mà Luận Ngữ nói là °° thiên chí lịch số tức là cái số của kinh lịch trời cùng đất, mà những thời suy không thấy được ý nghĩ sâu xa. Và ngày nay khi người ta khảo lại thì mới nhận ra được ý nghĩa những số 7 đi với kê nghi: 7x7 = 49 chỉ 49 cái cỏ thi cầm ở tay khi bói, và số 5 đi với ngũ phúc. Mất ý nghĩa những số ngoài. Điều quan trọng nhất là nắm vững được số 5 là Hoàng cực: tức là cái đức Thời Trung. Vì thế chúng ta sẽ học riêng trong các tiết các chương sau cho cân xứng với tầm quan trọng của số 5, ở đây ta cần nhấn mạnh đến cái nội tại của Hồng Phạm cách chung gọi là Giếng thiêng hay là Việt tỉnh cương nó liên hệ nhiều tới Việt nho: một là sao tỉnh thuộc chòm sao phương nam, hai là truyện tỉnh việt cương trong Loa Thành và ba là chữ tỉnh biến ra khung Lạc Thư là sách của dân Lạc Việt. Đó là những liên hệ huyền sử. Ngoài ra còn có phép tỉnh điền là thể chế điền thổ sẽ bàn trong triết sau.
4. Giếng thiêng Phép tỉnh điền là thể chế phân một mảnh đất ra hình chữ tỉnh hoặc như hình Hồng Phạm rồi phát cho 8 gia đình 8 lô chung quanh, còn lô giữa thì cả 8 gia đình phải làm cho nhà vua. Lô giữa vì thế là lô chung.
Gọi là tỉnh điền không nhữngvì dạng tự như trên. Nhưng còn có một thực tại khác tức là ở giữa có đào một cái giếng để 8 gia đình dùng chung.
Từ việc đó người xưa đã dùng cái giếng để tiêu biểu cho Đạo Thường Hằng bất biến giữa những sự biến đổi unchangeable within the change, tức là hình ảnh rút gọn và thực tiễn của Kinh Dịch có thường có biến.
Và như lời hệ-từ (VII) nói: tỉnh ở giữa để điều lý các sự biến đổi chung quanh °° "Tỉnh cư kỳ sở nhi thiên". Cho nên lời kinh nói " °° cải Ấp bất cải tỉnh": cải đổi Ấp tức là các định-chế, thể-lệ sao cho hợp mỗi thời đại, nhưng không được trái với Đạo Thường Hằng! Ngược lại phải gắn bó với giếng; " °° Vãng lai tỉnh tỉnh" luôn luôn đi về với tỉnh. Vì tự đấy mới có mạch nước nuôi dưỡng tinh thần, cho nên phải lấy tỉnh làm nền móng: °° "tỉnh đức chi địa dã" h.t. VII. It is a firm never failing foundation. Similarly, charecter musrt have a deep foundation a lasting conection with the springs of life. Vì thế lời Kinh nói quân tử noi theo tượng của tỉnh mà khuyên dân tương trợ: °° quân tử dĩ lạo dân khuyến tương". Hai chữ khuyến tương thường chỉ được hiểu theo nghĩa xã hội thông thường là giúp nhau, mà chính ra còn phải hiểu theo nghĩa triết lý là đạt đến mối tương quan nền móng gọi là "Di dân du tự" nhu đã nói trên. Vì đó là một luồng sống không bao giờ cạn " °° vô táng vô đắc": không mất đi mà cũng không được thêm vì là vô cùng vô tận rồi. Cần phải đi tới cái suối nguồn đó. Đấy mới là nghĩa Đạo của giếng. " °° Tỉnh dưỡng nhi bất cùng dã": Giếng nuôi mà không bao giờ cạn.
Điều kiện là phải đi tới cùng, °° hất chí, diệc vị quất tỉnh, vị hữu công dã": hầu tới, hoặc chưa dòng trạc (dây) tới đáy giếng thì cũng chưa nên việc. Hoặc để cho bình vỡ thì đều không may: "luy kỳ bình hung °°"
Đại khái đó là Đạo của Giếng, cần áp dụng cho mọi tầng lớp tự vua quan đến nhân dân hết thảy. Tuy nhiên cần được lưu ý cách riêng đối với những bậc quân tử. Những người học triết nghĩa là những người có sứ mạng khai nguồn suối mạch nước cam tuyền Vậy phải làm như thế nào để thả giây thấu tới nước, làm thế nào cho khỏi vỡ bình?
Lời Kinh đáp: "Vãng lai tỉnh tỉnh" °° "đi lại với tỉnh, trở lại luôn luôn với tỉnh".
Tất nhiên chúng ta không còn ở thời "cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống". Nên giếng đây phải hiểu theo nghĩa biểu tượng tức là °° "Quy kỳ hữu cực": trở lại với nội tâm, mà tỉnh sát tồn dưỡng thì sẽ gặp Đạo. Và đó là câu "Thổ vượng tứ quí". Hành Thổ tức nội tâm phải được phát-huy ở Tứ Quý là một số ngày trong mấy tháng 3, 6, 9, 12, cuối 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, được dành ra cho việc trai-giới, để tiếp xúc với Thần-Minh.
Hiện nay có thể chế tuần bảy ngày mang sẵn khung tứ quý nghĩa là tháng 1 có tháng 4 tuần, mỗi tuần có một ngày chủ nhật: chủ nhật là tứ quí áp dụng vào tháng. Ngày đó người Kitô hữu dùng để làm việc tôn giáo, triết nhân-sinh có thể dùng để hành-vô-hành: trở lại thâm tâm mình. Hoặc thể-chế ngày vọng, ngày sóc (15.1) là những số lẻ chỉ trời. Những ngày đó lập ra để chay-tịnh đặng cho "Trời sinh": cho lòng ngưỡng vọng về Tâm-Linh. Chính nhờ những thể chế đó mà lòng người bớt bị dính-chặt vào 4 góc vuông đối-kháng tranh cạnh, để gia-thêm tinh-thần, làm cho nhẹ bớt căng-thẳng gây ra do cuộc sống. Cá-nhân cũng như xã-hội thiếu những phút "vãng lai tỉnh tỉnh" thì sẽ trở thành đoàn vật tranh mồi đầy tàn tệ. "Une société ne peut durer sans se recréer. Les Chinois furent conduits à penser que la durée ne saurait subsister sans réfections périodiques" P.C.110.
Đó là lý do của những buổi lễ trọng-đại được thiết-lập nhất là ở hai mùa xuân thu, thu với các thứ hội-hè, đình-đám, để con người ít ra trong năm ba ngày có thể thoát ra khỏi gông cùm thời gian nhỏ hẹp, petit temps, petite espace, của việc ăn làm hàng ngày, đặng hòa mình trong công-thể (communauté) với thoi không siêu-thoát (Grand Temps et Grand Espace). Và đó là một thể chế nhằm giúp thực hiện câu: "duy hoàng tác cực" °°.Theo triết-lý "sinh sinh chi vi dịch": có hai ra thì phải có hai vô, để dự vào nguồn sống mênh mông của Vũ trụ. Trái tim chỉ có đưa máu mà không thu về thì lấy gì để bơm ra nữa. Con người hoàn toàn hướng ngoại lấy đâu tinh thần để nhuần thấm nhân sinh. Lão-Tử nói: ai hiểu đường ra mà vẫn nắm vững đường vào thì đáng mặt làm nguồn suối cho thiên hạ: "Tri kỷ hùng, thủ kỳ thư: vi thiên hạ khê" ĐK, 280 °°
Lời cuối cùng: Quẻ tỉnh rằng: "Tỉnh thu, vật mạc, hữu phu, nguyên cát. Đại thành dã: Giếng thâu, đừng che lấp, có tin, cả tốt: thành công lớn vậy". °°
Tức là đạo giếng đã thành thì nước tự trong tuôn trào ra, bất kỳ ai đến cũng được nhờ, không hề gặp trở ngại; đấy là sự thành công vĩ đại vậy. Bản tiếng Anh dịch rằng: It has a spring and never runs dry. Therefore it is a great blessing to the whole land. The same is true of the really great man; whose inner wealth is inexaustible; the more that people draw for him, the greater his wealth becomes. (I-ching Wilhelm. Vol 1. P, 200) Nhớ lại câu Lão-Tử: Lõi xe phải rỗng mới thâu nạp được 30 tai hoa. Nếu đạo muốn thâu nhận được cả cũng phải trống rỗng, đừng che đậy bằng tư ý cá-biệt. Do đó nói: cần thái công vô tư: bỏ ý riêng tư để tin vào khả năng vô biên nơi mình (đó là ý sâu xa của hai chữ "hữu phu" °° có thể mới thành công lớn. Kinh thánh nói: ai tin ta (tức tin vào Christ Idéal) thì tự lòng mình sẽ trào lên những sông nước hằng sống:
"Celui qui croit en moi, de son sein couleront des fleuves d'eau vive". Jean VII 38.
Hai câu nói cách xa nhau nhưng cũng theo một chiều và phải chăng Khổng tử đã biết "Hữu phu" nên cũng có nước tự lòng tràn ra. Đệ tử hỏi Thầy Mạnh tại sao Khổng-Tử cứ cảm thán khen nước: "Thủy tai! thủy tai!". Thưa rằng: "Nước tự trong nguồn chảy ra: cuồn cuộn, ngày đêm chẳng ngập hết các ngong ngách, kế chảy thêm nữa và phóng ra bốn bể. Nước có nguồn mới được như thế. Vì đó mà Ngài khen rằng: Hữu bổn giả như thị". Có gốc mới được như thế. Mạnh IVB 18 °° = Nguyên tuyền hỗn hỗn, bất xả trú dạ, doanh khoa nhi hậu tấn, phóng hồ tứ hải. Hữu bổn giả như thị...
"Hữu bổn" là đã nắm được căn cơ thời gian, vượt qua những mụn mảnh gian thời bé nhỏ của dĩ vãng, hiện-tại, tương-lai phân cách, nhưng đã đạt đến Hiện-Tại Miên-Trường bát ngát vô biên của dòng sống. "Miên miên nhược tồn, sinh sinh bất tức", hiện hữu đồng thời khắp nơi, luôn luôn vọt lên chẳng cùng, để nuôi dưỡng, để thể-nhập vạn-vật: ở đây là cây nhài cây cúc khóm thơm khóm tỏi, ra kia là bụi trúc bụi hồng, con chuồn, con bướm, con chim, khi ảm đạm khi màu mè rực rỡ.
Chúng nó xác định mức độ tiến triển của tâm thức khi còn dưới thấp chỉ nhìn thấy muôn sai ngàn biệt, trăm ngàn phức tạp đa đoan, nhưng càng đi lên, đi lên nữa, lại càng thấy sai biệt bé dần, theo với sự tăng-trưởng của thể-đại-đồng "hốt hề hoang hề" = mập mờ thấp thoáng cánh buồm xa xa. Nhưng cùng với thời gian tiến lại gần gần, và Nhất-Thể-tính lớn lên, lớn lên mãi để xuất hiện ra, để hiện -diện lên dưới muôn vàn sai biệt, như chúng ta sẽ học ở trang dưới về quá-trình cá biệt hóa.
Để cho tâm hồn được càng ngày càng sát lại gần nguồn mạch thì sẽ khám phá ra giếng "Cam Tuyền". Khi sự khám phá chân thật thì có tính cách đột-khởi, thình lình, vì đâm rễ vào kinh nghiệm thâm-sâu, trực-tiếp với tính bản-nhiên của con người chân-thật, nên người nào hiểu được cảm thấy ngọt ngào (cam) đầy sức nuôi dưỡng sáng soi, nóng chảy. Đấy là nguồn mạch từ trong Nội tâm phát xuất và đấy cũng chính là căn-cơ thời gian vậy.