PHẦN III : Các Bài Phê Bình
Người Trung Quốc Vĩ đại

Châu Quế
" Luận đàn báo ", Los Angeles, ngày 13-3-1985,
" Tự lập vãn báo ", Đài Bắc, ngày 12-4-1985,
" Bách tính bán nguyệt san ", Hương Cảng, ngày 16-5-1985.
Ông Bá Dương có một bài nói chuyện về " Người Trung Quốc xấu xí ". ý kiến của tôi hơi trái ngược lại, tôi xin gọi nó ở đây là " Người Trung Quốc vĩ đại ".
Bất cứ nơi nào có người Trung Quốc tụ tập sinh sống, việc điều đầu tiên ai cũng thấy được là " đông, ồn, bẩn, loạn ". " Đông " vì chen chúc nhau mới vui nhộn, " ồn " vì người Trung Quốc thích ra oai hù dọa đối phương, " bẩn " vì không có bụi bay thì làm sao thấy được nắng đẹp, " loạn " vì tinh thần tự do, tự tại.
Mối quan tâm của người Trung Quốc đối với những đau khổ của kẻ khác, được biểu hiện qua lòng hiếu kỳ. Bởi vậy họ thích xem những cuộc hành hình, người chết, đám cháy, nước lụt, hoặc tai nạn xe cộ. Cảnh ngộ của người khác càng thê thảm chừng nào thì họ lại càng thấy thích thú chừng nấy. Nếu không thế tại sao khi lỡ dịp xem một thảm cảnh đối với họ lại là mất đi một cơ hội lớn để hưởng thụ hạnh phúc của cuộc đời.
" Liên ngã thế nhân, ưu hoạn thực đa! " (Thương cho người đời; buồn lo, hoạn nạn quá nhiều! ) Nhìn những cái đau khổ của người đời, mà mừng rằng mình may mắn không bị sa vào trong đó, chẳng phải là một điều hưởng thụ lớn nhất trong cuộc sống hay sao?
Mười mấy năm trước, lúc Đài Loan đang xây dựng đường cao tốc trên toàn đảo, từ Đài Bắc đi Cơ Long chỉ có một con lộ nhỏ. Có lần trước một trường tiểu học công lập ở Tịch Chỉ xảy ra một tai nạn xe cộ. Một đứa bé đi qua đường bị một chiếc xe chạy gấp cán chết ngay tại chỗ. Cái xe sau khi gây tai nạn trước mắt mọi người cứ thế đủng đỉnh bỏ đi.
Cả hàng nghìn vạn con mắt nhìn thấy sự việc trên, thế mà không có một người nào đứng ra chặn xe lại. Đến khi cảnh sát tới, lại cũng không ai có thể đứng ra làm nhân chứng để cho biết một tý đầu mối nào về hung thủ. Mà ngay cả cái số biển xe cũng không ai ghi lại.
Trong phút chốc mọi người ào ào như ong vỡ tổ. Mặc dù cảnh sát hết sức mạnh tay ngăn chặn, quần chúng vẫn như một dòng thác dời non lấp bể ùn ùn đến vây quanh cái thi thể bé nhỏ đó, và làm tắc nghẽn ngay con lộ.
Trong đám đông bỗng thấy một người đàn ông tráng kiện, trạc độ tứ tuần, mặt mày phấn khởi, mồm miệng thô tục, vừa hùng hổ gạt đám đông ra chui vào vừa chửi đổng:
"Đ. M. nó, lại cán chết người nữa rồi!".
Anh ta chuẩn bị để thưởng thức một cảnh ngoạn mục hiếm thấy. Nhưng khi anh ta chen được đến chỗ nhìn thì bỗng nhiên như bị một cú điện giật, rồi khóc rống lên.
Đã mười mấy năm qua mà chỉ cần nhắm mắt lại là trong đầu tôi vẫn còn thấy rõ ràng cảnh tượng ấy!
Mấy năm trước ở đoạn Tam Nghĩa trên xa lộ Đài Loan đã xảy ra một vụ đụng xe lớn, trong đó có khoảng từ 60 đến 70 xe xô vào đít nhau.
Nguyên nhân đầu tiên của vụ này chỉ vì có một chiếc xe bị tai nạn, nhưng những xe chạy sau đó vội vàng ngừng lại để xem. Thế là các xe từ phía sau đến phanh không kịp và đổ xô hết vào nhau gây nên một đống nát bét khổng lồ.
Tại những nơi có người Trung Quốc, chỉ cần một tai nạn xảy ra thì không bao giờ thiếu đám đông đến xem. Nhà cháy ngùn ngụt, lửa lên ngút trời, người bị nạn đang dậm chân kêu cứu trong biển lửa, nhưng giữa đội cứu hỏa và đám cháy thế nào cũng có một bức tường người đứng xem làm cản trở công việc cứu chữa.
Trong núi có tai nạn mỏ, vô số thợ bị nạn còn nằm dưới mỏ, sống chết còn tùy vào không gian để thở. ở vào thời điểm này, dù núi cao, đường xa thế nào đi nữa cũng sẽ có một đoàn người hiếu kỳ hỗn loạn từ xa lặn lội kéo tới lấp kín cửa mỏ, tranh giành đường đi với những người đến cứu nạn.
Chỉ cần nơi nào có dây ra một tý đường, thì chẳng quản khuất nẻo, thế nào đàn kiến cũng đánh hơi đến được. Xe lửa trật đường rầy, máy bay bị rơi, lụt làm vỡ đê, có người tự tử, hành quyết phạm nhân, người Trung Quốc đều như kiến tìm đường đến xem ngay.
Hơn hai mươi năm trước, một người đàn ông, trong lòng có điều uẩn ức, leo lên một mái nhà cao mười tầng ở Đài Loan tuyên bố sẽ nhảy xuống tự tử. Tức thì người kéo đến xem đầy đường, chật phố. Cảnh sát như gặp phải quân giặc, một đằng lo chăng lưới hứng người phía dưới lầu, một đằng cho người lên thương thuyết, khuyên anh kia đừng nhảy.
Ký giả các báo đến giương sẵn máy ảnh, chỉnh sẵn ống kính chờ đợi để chụp lấy cái giây phút hiếm có. Nhưng anh chàng nọ vẫn tác quái, mặc cho cảnh sát nói gãy cả lưỡi, một mực vẫn nhất quyết bảo không nhảy không được, nhưng lại không nhảy ngay tức khắc, cứ kiểu đó kéo dài cả tiếng rưỡi đồng hồ.
Phải nói cái quần chúng tò mò của Trung Quốc có lòng kiên nhẫn trong thiên hạ không ai bì kịp, ngửng đầu theo dõi hai, ba tiếng đồng hồ rồi, cổ đã mỏi nhừ mà cũng không ai cần nghỉ ngơi một giây phút nào cả.
Khi cái đồng hồ nhà ga xe lửa đối diện gõ 11 giờ vẫn không thấy anh ta nhẩy, mà người xem vẫn chưa ai ra về. Trong đám người đứng đó, một bà nội trợ, tay xách cái làn không, mồm lẩm bẩm:
" Bảo nhảy mà mãi không nhảy cho rồi để cho người ta xem xong còn đi chợ chứ! "
Tại sao người Trung Quốc lại thích xem tai nạn? Bởi vì người Trung Quốc một đời họ là một trường tai nạn. Một lần sinh làm người Trung Quốc là một lần phải hứng chịu những tai vạ lớn. Tai họa vĩnh viễn là đứa anh em sinh đôi của người Trung Quốc, có tránh cũng không nổi, chỉ có không biết là nó đến lúc nào và ở đâu thôi.
Trong Đạo đức kinh của Lão đam có viết:
" Có và không đều cùng sinh ra lẫn nhau. Dễ và khó đều cùng đưa nhau đến một kết quả. Dài ngắn rồi cũng cùng tạo hình dáng của nhau. Cao thấp cũng đều khuynh loát lẫn nhau. Âm và thanh đều hòa vào với nhau. Trước và sau đều tùy thuộc lẫn nhau " (Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy).
Khổ và sướng, hạnh phúc và tai họa không có gì tuyệt đối, tất cả chỉ là tương đối:
" Người ta cưỡi ngựa tôi cưỡi lừa, nhìn về đằng trước thì tôi không bằng, nhìn về đằng sau còn có người phải đẩy xe, so với phía trên thì không đủ, so với phía dưới thì tôi có thừa ".
Những người khác gặp những đau khổ vô cùng lớn, riêng tôi may mắn được thoát nạn. Nhìn cảnh ngộ bi thảm của kẻ khác để rồi ngẫm nghĩ về sự may mắn của bản thân mình (không bị hề hấn gì). Cái sự hưởng thụ đó trong cuộc đời này nào phải được nhiều nhặn gì cho cam! Nếu không nắm lấy thời cơ mà hưởng thụ hết mình thì chẳng phải là tội lỗi hay sao?
Trong cuộc sống, người Trung Quốc thực sự luôn luôn phải sắm vai chính của những bi kịch, nên hễ gặp ai đang diễn bi kịch thì làm sao có thể dễ dàng bỏ lỡ cơ hội xem cho được?
Tôi còn nhớ thời kỳ Kháng chiến chống Nhật, trên một bến phà bên bờ sông ở Triêu Thiên Môn tại Trùng Khánh, mùa đông nước cạn, phà không thể cập sát bờ, để lên phà phải qua một cầu nổi thô sơ.
Hôm ấy phà vừa cặp bến thì những người khách cứ theo thói quen dùng cái tài năng đặc biệt của người Trung Quốc là xung phong hãm trận, tranh nhau xuống trước, liều mạng chen lấn. Có một bà cụ già vì thế bị xô đẩy rơi tòm xuống sông, lúc chìm lúc nổi.
Dưới nước cả trăm chiếc thuyền lớn bé vẫn thản nhiên, trên bờ cả trăm nghìn người ai cũng chỉ đứng giương mắt nhìn mà không một kẻ nào nghĩ đến chuyện cứu người.
Lúc đó bỗng trong đám đông có một quân nhân Mỹ bước ra, cởi bỏ áo ngoài, nhảy ùm xuống sông. Sau một hồi rất chật vật, khó khăn, cuối cùng anh ta cũng cứu được người đàn bà ấy lên bờ.
Người lính Mỹ, sau khi hoàn thành cái việc nghĩa cứu người, bèn quay lại chỗ mình cởi bỏ áo để tìm, thì ôi thôi! Cái áo đã không cánh mà bay mất tự bao giờ!
Vị quân nhân Mỹ kia chỉ bị mất một cái áo, nhưng việc tôi gặp phải sau đây có thể còn thảm thương hơn nhiều.
Đó là câu chuyện ba mươi lăm năm trước, song nó còn đeo đẳng tôi không biết đến bao giờ. Hôm ấy ở ga xe lửa Đài Trung, tôi thấy một người lạ đi một mình bỗng đột ngột bị bạo bệnh ngã xuống trước cửa ga.
Vì tình thế lúc đó quá gấp rút, tôi kêu bừa một xe ba gác đến chở ông ta đi nhà thương cấp cứu. Đến bệnh viện, chưa làm xong thủ tục nhập viện thì người ấy đã qua đời. Bệnh viện bảo tôi phải thanh toán lệ phí thủ tục nhập viện rồi đem thi thể đi ngay, sợ ảnh hưởng đến thanh danh của họ.
Tôi chỉ trơ trọi có mỗi một mình ở đấy, không quen biết ai, cũng chẳng ai có thể cho tôi biết phải đem một tử thi vô danh đi nơi nào.
May mà nhà thương đã kêu cảnh sát lại. Cảnh sát dĩ nhiên bắt tôi khai tên tuổi người chết, nguyên nhân cái chết, lại bắt tôi phải đem thi thể đến một nơi thích hợp để chờ thầy thuốc pháp y đến khám nghiệm. Dĩ nhiên để trả lời, bằng mọi cách phải biết được lai lịch người chết. Rà đi rà lại cả ngày, phải khó khăn lắm tôi mới tìm được gia đình người chết.
Người nhà tới, lập tức nêu lên một vấn đề rất nghiêm trọng. Họ bảo rằng người chết có mang theo mình 50 quan tiền mà bây giờ không tìm thấy nữa. Tôi liền bị cảnh sát gọi đi lấy khẩu cung, viết giấy cam đoan, rồi tìm cả người bảo lãnh. Tất cả những thứ thủ tục này làm tôi mất đứt một tháng trời. May mắn là tổ tiên tôi còn để đức lại, nên gia đình người chết cuối cùng cũng nói sự thực.
Họ thú nhận rằng vốn sợ phải hoàn lại số tiền xe và tiền nhập viện mà tôi đã ứng trước nên đã dựng đứng lên chuyện trong người kẻ xấu số có 50 quan tiền, để cứ gọi là " tương " trước cho tôi " một quả " cái đã.
Nghìn may! Vạn may! Họ vẫn là người nhà quê thật thà, chỉ nói mất có 50 quan tiền. Chứ chẳng may họ lại bảo là mất 5 vạn quan tiền thì suốt đời, có lẽ đến bây giờ, tôi vẫn còn nằm trong nhà lao mất.
Người Trung Quốc đối với những đau khổ của kẻ khác thường có kiểu tò mò một cách trắng trợn, thích thú mà có vẻ đồng tình, nhưng đối với những thành tựu và hạnh phúc của kẻ khác thì giữ kín như bưng, cực kỳ bí ẩn, tâm địa đố kị cực kỳ ác độc.
Người Trung Quốc dù khoan hồng đại lượng cũng tuyệt đối không thể chấp nhận chuyện người mình quen lại khá hơn mình, tuyệt nhiên không thể chịu đựng được bất cứ phần tử nào ở cùng trong cái biển khổ ấy lại thoát ly ra được. Đó là cái gọi là " không muốn thấy cháo của người nghèo đóng váng " (Cùng phường ăn mày mắng nhau dầy chiếu).
Mọi người đều cùng khổ, nấu cháo húp qua ngày, vạn nhất có người nấu nhiều hơn một tý, cháo nấu đặc hơn một tý, trên mặt bát đóng một lớp váng mỏng thì cái đó sẽ không khỏi gây ra vấn đề và không ai chịu được cả. Không đánh cho nó gục thì không được.
Lúc mọi người đều ăn mỳ canh xì dầu thì rất là vui vẻ, không có việc gì xảy ra. Chẳng may tình hình biến đổi, tôi chỉ có thể ăn mỳ ruốc, mà anh lại được ăn mỳ sườn, như thế làm sao tôi có thể chịu nổi? " Mình đói người khác cũng phải đói " thì lúc ấy mới không thấy được mình đói. " Mình chết đuối thì người khác cũng phải chết đuối " thì lúc đó mới không cảm thấy mình đang chết đuối. Nếu phải nhẩy xuống giếng tự tử tất phải tìm được người nhảy xuống trước để làm đệm cho mình.
Trong xã hội Trung Quốc, từ miệng kẻ bị thất bại vẫn nghe thấy !!!243_4.htm!!! Đã xem 141405 lần.


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

Trong lịch sử Trung Quốc còn có một nhà cải cách lớn nữa là Vương An Thạch, một người mà đạo đức, học lực cùng sức làm việc đều không có chỗ nào có thể chê được. Nhưng những cải cách của ông toàn gặp trắc trở lớn. Trương Cư Chính cũng vậy, ông cũng gặp một kết cục thê thảm như Thương Ưởng, lúc vừa mất thì nhà bị niêm phong, con bị bỏ đói cho chết. Rồi đến cuộc cải cách năm Mậu Tuất (1898) của Khang Hữu Vi cũng chẳng khác gì, tất cả đều thất bại!
Nho gia học phái có một cách nói: " Nếu không có lợi mười phần thì không cần cải cách! " (Lợi bất thập, bất biến pháp). Đại ý muốn nói rằng nếu lợi ích không đạt 100 % thì không nên cải cách. Cái quan niệm này là một nguyên nhân lớn nhất làm cho dân tộc Trung Quốc chúng ta không thể tiến bộ, không thể hùng mạnh được. Vì bất cứ một cải cách nào cũng không thể đem lại mười phần mười lợi ích cả. Chỉ cần đạt lợi ích lấy năm phần rưỡi của mười phần cũng là lớn lắm rồi.
Tối hôm qua có vài vị nói chuyện về vấn đề phiên âm tiếng Hán, có người đề cập đến khuyết điểm này, có người nói đến khuyết điểm khác, nhưng trên đời này thử hỏi có cái cải cách nào mà không có khuyết điểm? Cái thì có vấn đề về mặt tình cảm, cái thì về mặt lý luận. Nếu anh muốn 100 % không có vấn đề thì trên đời này làm gì có được cái chuyện quái dị đó.
Vì tinh thần nhà Nho vốn bảo thủ nên có lần một vị hoàng đế triều Tống hỏi Tư Mã Quang: " Có nhất định cần cải cách không? Ví như cứ giữ được luật pháp của Tiêu Hà từ triều Tây Hán mà không thay đổi gì có được không? " Tư Mã Quang đáp: " Đương nhiên là được, bởi vì có quá nhiều kẻ ngông cuồng, bọn hiếu sự cứ muốn sửa đổi lăng nhăng chỉ tổ tạo dịp may cho đạo tặc hoành hành. Nếu không muốn thay đổi gì thì những phong tục tốt đẹp từ thời Nghiêu Thuấn cũng có thể giữ đến ngày nay ".
Tư Mã Quang là một kiện tướng trong giới quan trường thời bấy giờ. Cái loại sâu mọt hại nước, hại dân này là một trở lực cực lớn cho sự tiến bộ của Trung Quốc.
Lúc vừa lên Tể tướng, việc đầu tiên Tư Mã Quang làm là xóa sạch toàn bộ những luật pháp mới của Vương An Thạch, gồm cả đạo luật rõ ràng mười phần hiệu quả về cách tuyển người (Mộ dịch pháp). Tô Đông Pha và con của Phạm Trọng Yêm là Phạm Thuần Nhân đều đứng ra phản đối. Tư Mã Quang liền trở mặt ngay với họ.
Điều này cho thấy ở thời đại Bạn Cước Thạch bọn quan trường chẳng kể thị phi, chẳng nghĩ đến lợi ích nhân dân, chẳng trung thành gì với nguyên thủ quốc gia, mà chỉ trung thành với lợi ích bản thân.
Tư Mã Quang thật ra cũng chẳng phải là một nhà chính trị gì cả, bất quá chỉ là một tên quan trường dơ bẩn thế thôi.
Điểm thứ năm:
Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói là cái tác hại của nạn dân số quá đông. Cứ sau các cuộc nội chiến, thay đổi triều đại là dân số nổ bùng. Thế rồi cái vòng luẩn quẩn bi thảm lại bắt đầu: chiến tranh, tàn sát, tử vong.
Có người bảo cái đất Mỹ sướng quá, mức sống cao thế! Không biết các vị có chú ý một điều là dân số Mỹ chỉ có 260 triệu người. Giả sử dân số Mỹ tăng lên một tỷ người hoặc tất cả dân Trung Quốc lại dọn sang Mỹ ở thì tình hình sẽ ra sao?
Vấn đề dân số là một vấn đề nguy ngập. Nếu Trung Quốc muốn trở nên giàu mạnh tất phải liều mạng giảm dân số.
Có câu nói " Nhiều người thì làm băng băng, ít người thì ăn bánh mì hấp " (một loại bánh rẻ nhất). Thời xưa thì có thể như thế thật nhưng thời nay thì không. Người nhiều quá chỉ tổ thất nghiệp. Một trăm người làm chẳng bằng một cái điện não (máy vi tính).
Câu " ít người thì ăn bánh mì hấp " là một chân lý đã lỗi thời. Thu nhập gia đình nuôi hai, ba đứa con thì còn đủ để duy trì một mức sống tương đối khá. Nhưng nếu chẳng may không để ý mà có 200 đứa, thì lấy gì mà nuôi chúng nó? Tiền ăn, ở, tiền học, tiền quần áo,... lấy đâu ra?
Trung Quốc người quá đông, nghèo khổ quá lớn, quan trường quá mạnh, cạnh tranh quá khắc nghiệt, những lý do này sinh ra nơi người Trung Quốc cái hiện tượng bẩn, loạn, ồn, xâu xé lẫn nhau. Người Trung Quốc có câu " Khí thế hung hăng " (lai thế hung hung) để nói việc chúng ta không biết đối xử với nhau một cách có lễ độ.
Lúc tôi ở Los Angeles (Los Angeles) có người hỏi tôi cảm tưởng về nước Mỹ. Tôi bảo nước Mỹ là một nước trọng lễ nghĩa. Lại hỏi thế Trung Quốc có phải là một nước trọng lễ nghĩa không? Tôi cho là Trung Quốc là một nước tuyệt đối không trọng lễ nghĩa. Người Trung Quốc thật thô lỗ, hầu như lúc nào cũng chuẩn bị sẵn một đòn để đánh phủ đầu đối phương.
Các vị chắc chắn có thể thấy người Trung Quốc rất ít cười. Phải chăng vì quá nhiều hoạn nạn, đau khổ, sầu não quá lâu làm cho họ không thể cười nổi nữa? Cho nên tôi mới thấy dân Mỹ thật là rất vui sướng, ít nhất đó là nước Mỹ mà tôi gặp, tôi tiếp xúc. Một nước rất hạnh phúc, lương thiện, hay giúp đỡ người khác. So sánh với người Mỹ thì người Trung Quốc lúc nào cũng lo âu, lòng đầy những ý tưởng hận thù, chỉ sợ người khác làm cho mình thiệt hại. Trong cuộc sống lúc nào cũng lo ngay ngáy, đôi mắt để tự vệ lúc nào cũng sẵn sàng long lên sòng sọc.
Có người nói ở Mỹ người ta kỳ thị chủng tộc. Dĩ nhiên là có, nhưng sự thật là không phải chỉ riêng ở Mỹ. ở nước nào mà không có kỳ thị chủng tộc? Nhưng ít nhất nước Mỹ cũng còn bao dung chúng ta, không những bao dung con người mà còn dung túng cả những cái bất lịch sự, dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào và sự xâu xé lẫn nhau của chúng ta nữa.
Đấy là những điều tôi đã " khảo sát " được khi đến Mỹ. Tôi rất tâm đắc và nói ra thành thực không dấu diếm. Còn những ưu điểm của chúng ta, không cần nhắc lại làm gì, vì có nói đi nói lại nó vẫn còn đó, không nói nó cũng chẳng đi đâu mất. Tôi chỉ nhắc đến khuyết điểm để chúng ta có thể tự phản tỉnh. Những khuyết điểm này vô cùng nghiêm trọng. Cái hũ tương văn hóa của chúng ta chứa đựng biết bao vấn đề phức tạp. Phải làm sao bây giờ?
Tôi xin có vài ý kiến sau đây:
Những vấn đề này - nếu là vấn đề - thì đối với chúng ta cái phản ứng đầu tiên như một con người là phải tự mình tìm tòi, suy nghĩ. Từ mấy nghìn năm nay, toàn những người khác - thánh nhân, các quan lớn hoặc những loại người như thế - đã thay chúng ta suy nghĩ. Tự mình, chúng ta thấy không cần suy nghĩ hoặc không dám suy nghĩ xem nên làm thế nào mới đúng. Người Trung Quốc tựa hồ cứ như kẻ có nhu cầu luyện tập cho mình thành người ngốc đi.
Sau khi báo chí Đài Bắc đăng tin con trai tỷ phú Rockefeller (Rốc-cơ-phê-lơ) đi thám hiểm New Guinea (Tân Ghi-ne) bị thổ dân ăn thịt, tức thì có nhiều người bảo: " Có phúc mà không biết hưởng, mình mà như nó thì đi Ghi-nê làm khỉ gì! "
Khi ở Phoenix (Phê-nic) tôi trú chân lại nhà một gia đình Mỹ khoảng năm, sáu ngày. Con gái chủ nhà tên là Margaret (Ma-ga-rét), 16 tuổi đã đi Honduras (Ôn-đu-rát) để dậy cho người bản xứ hiểu được cách giữ gìn đôi mắt. Trình độ vệ sinh ở nước này còn tệ hơn ở Trung Quốc nữa, nghĩa là một nơi rất bẩn. Thế mà đúng lúc tôi ở đó thì cô ta về nhà, kể chuyện cho mẹ nghe, mặt mày hớn hở bảo rằng sang năm cô sẽ lại đi nữa, vì cô thấy cần giúp đỡ những người nghèo và lạc hậu ở nơi đó. Mẹ cô không những đồng ý mà còn khích lệ cô.
Người Trung Quốc chúng ta có lẽ sẽ nghĩ rằng nếu là mình chắc chẳng cần đi đến cái nơi khỉ ho cò gáy đó làm gì. Nhưng người mẹ ở nước Mỹ kia lại ca ngợi con gái mình, cho rằng con gái mình có ý thức, có lòng tốt, biết tỏ ra có thể xả thân vì người khác, và vì vậy rất lấy làm hãnh diện. Thật ra đối với tôi bà ta cũng chẳng có nhu cầu khoe khoang cái lòng tốt của cô con gái làm gì. Mà tôi cũng không thể cho cô ta làm quan hay tiền bạc gì cả. Dưới mắt của bà ta chẳng qua tôi cũng chỉ là thành viên của một dân tộc lạc hậu mà thôi. Cái động cơ trong thâm tâm người mẹ ấy chỉ là lòng chân thành.
Trong những hoàn cảnh tương tự người Trung Quốc lúc nào cũng sẽ quá thông minh. Bởi tôi nghĩ rằng trên thế giới này không dân tộc nào, kể cả dân tộc Do Thái, có thể thông minh như kiểu người Trung Quốc được. Nếu một đối một, người Trung Quốc tất phải thắng. Nhưng nếu từ hai trở đi, người Trung Quốc không thể nào không thua, bởi tựa hồ như thiên tính của người Trung Quốc là không đoàn kết được với nhau. ý nghĩa của đoàn kết là mỗi người đều phải hy sinh một phần quyền và lợi của mình. Ví dụ, có hai vật hình tròn muốn dính sát lại với nhau thì phải gọt ra thành hai hình vuông bé hơn một tý. Nhưng chả ai muốn mình bị gọt cả, chỉ muốn người khác bị gọt thôi, kết cục làm sao đoàn kết được?
Người Trung Quốc thông minh đến mức nào? Đến độ khi bị đem đến lò sát sinh, còn cố cò kè về giá cả của mình, nếu kiếm thêm được vài đồng thì chết rất hả hê.
Cái kiểu thông minh quá cỡ này nhất định sẽ thành kiểu ích kỷ quá cỡ. ở Trung Quốc người nào mà không suy nghĩ một cách ích kỷ, cư xử một cách ích kỷ đều bị chế diễu là ngu ngốc.
Người Trung Quốc không khoan dung, hễ ai có tâm địa tốt, rộng lượng với người khác, tán dương người khác đều bị chửi là đồ ngốc. Có người tát anh mà anh lại phản kháng, có người phạm pháp mà anh lại can ngăn thì anh đúng là ngốc. Hễ cứ làm một việc mạo hiểm để sau đó không thể làm quan, hoặc không thể phát tài, là mọi người đương nhiên cho anh là thằng ngốc.
Tôi cho rằng để cứu dân tộc mình, mỗi người Trung Quốc cần có ít nhiều cái ngốc đó, nếu không rồi cũng sẽ dần mòn suy đồi như dân da đỏ.
Tục ngữ có câu: " Người không ích kỷ thì trời tru đất diệt " (nhân bất tự tư, thiên tru địa diệt), nghĩa là ai mà không ích kỷ thì bị người khác xem là không có cách gì cứu chữa được. Chúng ta không thể nào tự mình bắt đầu, không cần dựa vào chính phủ hoặc người khác mà vào chính bản thân mình để làm một vài điều mà mọi người cho là ngốc nghếch chăng?
Để kết luận, tôi cho rằng chúng ta đừng nên làm cho cái quan hệ con người trở thành phức tạp. Phải bắt đầu bằng sự rèn luyện bản thân mình, con cái mình. Ví dụ trẻ con ở Mỹ được mẹ chúng dạy cách thu dọn, lau chùi bàn ăn, vứt rác vào thùng sau khi ăn xong. Những thứ giáo dục đó phải bắt đầu từ bản thân, bắt đầu từ tấm bé. Sự huấn luyện này phải bắt đầu như một khởi điểm cũng như một lịch trình.
Người Trung Quốc có rất nhiều đức tính, nhưng đáng tiếc chúng chỉ ở trên sách vở. Bây giờ chúng ta mong rằng chúng sẽ xuất hiện trên hành động. Hãy thử xem chúng ta có làm nổi hay không?
Tôi xin dứt lời vì đã lạm dụng quá nhiều thì giờ của quý vị, xin thứ lỗi và xin chỉ giáo.
?@
Phần thảo luận
Thính giả: Ông vừa nói đến chế độ phong kiến dày xéo nhân quyền, cụ thể trong thời nhà Minh. Thực ra tình hình phương Tây thì có khác gì? Tôi nghĩ văn hóa hóa Tây phương cũng trải qua những thử thách của thời đại quân chủ chuyên chế như vậy, nhưng tại sao họ lại có thể đẻ ra được quan niệm nhân quyền và chủ nghĩa tự do mà Trung Quốc cho đến ngày nay vẫn không làm được?
Bá Dương: Rất tiếc tôi không thể trả lời vấn đề này. Cứ cho rằng chúng ta không thể hiểu được vì sao người phương Tây lại ăn bằng dao nĩa mà người Trung Quốc lại ăn bằng đũa. Văn hóa phát triển dần từng bước, hai nền văn hóa này từ thuở xa xưa không có gì dính dáng với nhau, không có khả năng ảnh hưởng lẫn nhau, mỗi cái phát triển theo mô hình riêng của nó. Sinh hoạt của từng cá nhân và vận mệnh của mỗi dân tộc thường bị những yếu tố rất lớn hoặc đôi khi rất nhỏ làm chuyển đổi phương hướng. Nhưng chúng ta lại không hiểu cái nhân tố lớn, nhỏ ấy là cái gì và ở đâu.
Thính giả: Những điều ông vừa nói làm chúng tôi cảm thấy buồn về cái thời trẻ tuổi lạc quan của chúng tôi. Tôi thuộc vào thế hệ những người lớn lên sau chiến tranh, và từ trước đến giờ tôi vẫn cho rằng thế hệ chúng tôi từ cách suy nghĩ cho đến nếp sống xã hội đều nhất nhất không giống thế hệ đàn anh.
Nói ví dụ, hiện giờ tôi không làm quan chức gì, nhưng biết đâu có một ngày nào đó tôi lại chẳng có một chức vị, để rồi chỉ có quan tính mà mất nhân tính. Nhưng dù có rơi vào trường hợp đó, tôi tin rằng cái quan tính của tôi so sánh với quá khứ vẫn ít hơn một tý, mà nhân tính nhiều hơn một tý. Tuy nhiên hôm nay ông nói vậy, tôi lại thấy không giống cách nghĩ của tôi.
Bá Dương: Tôi nghĩ tôi chỉ nói lên sự thực lịch sử. Nhưng vì thời đại và hoàn cảnh vẫn đổi thay, giáo dục tiến triển, có thể ngày nay rồi sẽ không như thế nữa. Vả lại tôi tin tưởng vào sự thành tâm của anh và tin rằng anh sẽ làm được chuyện ấy.
Thính giả: Tôi vẫn thấy cách giải thích của ông khác tôi.
Bá Dương: Tôi cần nhấn mạnh thêm rằng cái chuyên chế chính trị ở Trung Quốc với cái chuyên chế chính trị của Tây phương về nồng độ và kích thước hoàn toàn không giống nhau.
Tôi học sử phương Tây không nhiều, nhưng nếu đem so sánh thì chuyên chế Trung Quốc rất cực đoan.
ở cung đình phương Tây chỉ quỳ một gối, trừ phi đối với thượng đế thì mới quỳ hai gối. ở Trung Quốc không những phải quỳ cả hai gối mà còn phải khấu đầu, thậm chí đập đầu xuống đất cho kêu thành tiếng (Khải hưởng đầu).
Cuối đời nhà Thanh có câu: " Đập đầu nhiều, nói ít " (Đa khải đầu, thiểu thuyết thoại). Cái khái niệm nội tại cùng trình độ của chuyên chế Trung Quốc e rằng Tây phương không thể so sánh nổi.
Tôi được thấy một bức tranh sơn dầu vẽ Louis XIV (Lu-is XIV) của Pháp. Ông này ngồi giữa, các đại thần và hoàng hậu ngồi chung quanh. Cái cảnh này không thể nào có ở Trung Quốc được, các đại thần ở Trung Quốc nhất định phải nơm nớp lo sợ, lấm la lấm lét quỳ mọp chung quanh.
Thính giả: Xin ông cho biết ý kiến về chữ giản thể (chữ Hán đơn giản hóa, dùng ở lục địa, so với chữ cũ nhiều nét vẫn dùng ở Đài Loan).
Bá Dương: Tôi tán thành chữ giản thể, lại càng tán thành việc phải phiên âm tiếng Trung Quốc. Tối hôm qua nhiều bạn tụ tập nói chuyện về vấn đề này, đại khái không ai nhất trí. Cái tâm lý bị bế tắc của những người phản đối chữ phiên âm cần phải được giải tỏa.
Lấy ví dụ, lúc gọi điện tôi hỏi anh họ gì? - Tôi họ Lưu! Chữ Lưu này viết thế nào có lẽ trên điện thoại khó mà giải thích cho rõ ràng được. Nếu tôi bảo anh đi tra từ điển, dĩ nhiên không phải tra được ngay, tra đến lần thứ hai, thứ ba vẫn không thấy chắc phải nổi điên lên.
Ngày xưa chúng ta trách cứ cổ văn không có dấu chấm câu, không biết ngắt câu thế nào và hiểu làm sao. Có ai đọc qua " Sử đời Nguyên " chưa? Tên Mông Cổ như mớ bòng bong, dài lòng thòng không biết là mấy người. Ngày nay tuy đã có dấu chấm câu, nhưng những khuyết điểm lớn của cái loại chữ vuông này lại càng lộ rõ.
Vấn đề đầu tiên là tách chữ. Vì tiếng Trung Quốc có nhiều từ ghép, dù biết hết các chữ đơn ở trong câu cũng chưa chắc đã hiểu.
Sau đó là không thể phiên âm. Loại chữ vuông này thông thường chữ nào đọc riêng chữ đó, không thể dính liền âm tiết lại với nhau, nên phải phí rất nhiều sức lực để tập trung mới hiểu được ý từ những âm tiết rời rạc đó. Ví dụ tôi nói " Tôi từ Mã-lai-xi-a đến " (Ngã tòng mã lai tây á lai), ở đây chữ Malaisia phải liên âm và cách âm với chữ lai sau đó. Nếu không " Mã lai " (ngựa đến), " Tây á lai " (Tây á đến), và nếu có em bé nào lại lấy tên là Tây á thì câu nói này lại thành vấn đề lớn.
Ngày nay máy chữ, điện não (máy tính điện tử) đánh nhanh biết bao, tôi chỉ sợ rằng cái thứ chữ vuông này không thể nào bắt kịp bước tiến. Tôi chỉ mơ ước có được một cái máy đánh chữ tiếng Trung Quốc để khỏi phải ngày ngày làm cái loại động vật bò lên trang giấy.
Nhưng phiên âm tiếng Trung Quốc không phải dễ, chủ yếu vì cái trở ngại tâm lý nơi chúng ta, vì chúng ta cho rằng dùng ABCD là dùng mẫu tự tiếng Anh, chữ phiên ra là tiếng Anh. Kỳ thực không phải như vậy. Chúng ta phải hiểu là chữ ABCD này là mẫu tự Trung văn. Chữ phiên ra là chữ Hoa, không đến nỗi có cảm giác nhục nhã vì bị đồng hóa. Đúng vậy, nó là tiếng Trung Quốc, tiếng Hoa chứ không phải tiếng Anh, tiếng Đức. Nếu dùng ABCD mà lại thành tiếng Anh thì người Đức, người Pháp có thể tức chết được.
Văn tự hoàn toàn là công cụ, giống như cái xe, anh mua nó thì nó là của anh, ai mua nó thì nó là của người đó. Kỳ thực nếu chúng ta dùng văn tự phiên âm ngay hôm nay, người chết đói đầu tiên sẽ là tôi vì tôi đang dùng cái loại chữ vuông này để kiếm cơm. Nhưng tôi cảm thấy sinh mệnh của riêng mình rất ngắn ngủi, những lý do chính trị cũng rất ngắn ngủi, chỉ có văn hóa dân tộc là quan trọng, rất quan trọng. Nhất là các vị tại Mỹ, các vị có thể thấy con cháu đời thứ hai nói được tiếng Trung Quốc mà không viết được. Khó như thế thì làm sao mà dậy chúng?
Cứ như chữ Quốc ( ) [ nước ] viết thế nào? Muốn biết nó chỉ có cách học thuộc lòng, không có phương pháp nào khác. Ngay cả lúc trẻ con gào lên: " Tôi ghét tiếng Trung Quốc! " mà chúng ta vẫn còn chưa thức tỉnh sao? Chúng ta không thể làm cho những khó khăn trên đường tiến bước của Trung Quốc tăng thêm, không thể tự xích tay, cùm chân được.
Tại sao lại phải sống cho quá khứ, cho tổ tiên thay vì sống cho con cháu mình? Nếu chỉ vì phiên âm mà rồi không đọc được sách cổ nữa thì cũng chả sao. Hiện giờ chưa phiên âm mà anh đọc cũng đã chẳng hiểu rồi còn gì!
Việc quá khứ, việc tổ tiên, chúng ta có thể nhờ một số người để chuyên đi quét dọn miếu đường. Chúng ta phải vì con cháu, vì thế hệ sau này, vì tương lai của nước nhà và dân tộc. Một ngày nào đó, nếu tiếng Trung Quốc bỗng nhiên trở thành tiếng quốc tế, chắc chắn nó không thể phổ cập được trừ phi dùng phiên âm.
Hôm nay tôi nhai đi nhai lại những khuyết điểm của Trung Quốc chắc có người nghe bị mất tinh thần. Nhưng tôi thấy rằng cần như vậy, vì nếu cứ lải nhải khoe khoang những ưu điểm, đức hạnh, sự thông minh của mình, rồi sẽ chẳng còn ai tôn trọng mình nữa, vì chính mình đã không tôn trọng mình gì cả.
Các bạn nên biết, những hoạn nạn của người Trung Quốc, không phải là chỉ của riêng người Trung Quốc mà còn là của cả thế giới. Một chiếc thuyền nhỏ chìm thì không sao, một chiếc tầu lớn bị chìm có thể cuốn theo vào vòng xoáy nước của nó những chiếc thuyền nhỏ xung quanh.
Tại sao Nhật Bản lại đến xâm lược chúng ta?
Chính vì sự yếu đuối của chúng ta đã dụ dỗ họ ra tay. Chúng ta phải tự cứu lấy mình. Điều đầu tiên để tự cứu là phải biết được những khuyết điểm của mình. Nếu không tự biết những khuyết điểm của mình thì chẳng khác gì suốt ngày chỉ nghĩ đến những chuyện đắc ý, chỉ sợ rồi cũng như Giả Bảo Ngọc (một nhân vật trong Hồng Lâu Mộng) suốt ngày luẩn quẩn với những ý tưởng dâm dật.
Thính giả: Tôi thường nghe được hai câu này - " Dĩ bất biến ứng vạn biến " (Lấy sự không thay đổi để ứng phó với mọi thay đổi), và câu " Báo thiện bất báo ưu " (Đáp lại bằng điều thiện, không đáp lại bằng sự lo buồn).
Bá Dương: Đối với câu " Dĩ bất biến ứng vạn biến " thì tôi không dám có ý kiến gì, còn câu " Báo thiện bất báo ưu " tôi cho rằng đấy chỉ là một đặc trưng của giới quan trường.
Thính giả (người Mỹ): Hôm nay hình như ông chỉ nói về khuyết điểm của người Trung Quốc, tôi muốn xin ông cũng nói về những cái xấu của người Mỹ. Qua những sách ông đọc, những việc ông nhìn, ông thấy được những điều gì nước Mỹ cần phải học hỏi ở năm nghìn năm lịch sử Trung Quốc?
Bá Dương: Về những điều xấu của nước Mỹ, chính người Mỹ đã nói lên nhiều rồi, đó là chỗ tôi rất khâm phục. Vì nước Mỹ có cái khả năng tự cân đối, tự phản tỉnh và tự điều chỉnh. Tự mình có chỗ sai trái đều dám tự nói ra, tự mình có thể tiếp thu, đánh giá. Đấy là những điểm mà người Trung Quốc chúng tôi không có được. Dĩ nhiên nước Mỹ không phải mười phần toàn mỹ, vì trên thế giới này chưa có gì như vậy, mà nước Mỹ nếu như vậy chỉ sợ rồi nó sẽ xơ cứng mất.
Thính giả: Lúc ở đại học tôi có đọc qua vài tác phẩm của ông, tôi rất thích cái ngòi bút châm chọc, cay chua, mỉa mai những điều không hợp lý trong xã hội. Hôm nay, được nghe ông nói về những khuyết điểm của người Trung Quốc, tôi rất cảm động mà cũng rất khổ tâm, chán nản, buồn rầu. Nhưng tôi cho rằng cũng giống như một con bệnh, nếu đã biết mình bị bệnh tất phải tìm cách cứu chữa, thuốc thang. Tôi không biết trong các tác phẩm của ông có những gì mách bảo chúng tôi làm chuyện đó? Ngoài ra tôi muốn ông nói một tý về tình hình trên văn đàn Đài Loan, giới thiệu cho chúng tôi những tác giả và những tác phẩm hay.
Bá Dương: Tôi xin nói về vấn đề thứ hai trước. Trần ánh Chân, Vương Tháp, Tam Mao, Ai Quỳnh Quỳnh, Trần Minh Bàn, Dương Thanh toàn là những nhà văn hạng nhất. Tôi không đọc được nhiều vì ngồi tù mắt bị yếu đi, đọc chữ bé quá không được, mà sách báo Đài Loan chữ quá bé. Vấn đề này có lẽ phải xin nhà tôi đáp hộ.
Nói đến khuyết điểm, đến bệnh tình của người Trung Quốc, tôi biết các bạn rất buồn và tôi cũng rất buồn. Bởi vì trước kia tôi toàn nghe nói đến những vinh quang của Trung Quốc, như kiểu Chu Nguyên Chương là một vị anh hùng dân tộc. Sau này tôi mới khám phá ra rằng không phải vậy. Trong lúc những người khác chiến đấu với quân Mông Cổ, thì y ở tại hậu phương mở rộng địa bàn của mình, đánh triệt hậu những người khác để chiếm đất, cuối cùng cướp chính quyền, hoàn toàn tính toán cho ý đồ riêng tư, chờ cho mọi người khác đánh xong quân Mông Cổ rồi y tọa hưởng kỳ thành.
Phát hiện được chuyện này tôi rất lấy làm chán nản. Tôi nghĩ nếu muốn phục hưng dân tộc phải bắt đầu bằng việc thừa nhận các khuyết điểm, những sai trái của mình. Nếu không thừa nhận thì làm sao cải cách được? Không cải cách thì làm sao tiến được? Thời trước mình đã không thừa nhận vì không biết phân biệt phải trái, dù có thấy khuyết điểm cũng không dám nói. Nếu có kiểm thảo thì chỉ toàn thấy những điều hay. Cho nên chúng ta toàn bị người ta bắt nạt, lúc thì người này, lúc người nọ.
Mỗi người Trung Quốc phải tự xét mình trước khi oán thán, kêu ca, trách cứ người khác. Tại Đài Bắc có cặp vợ chồng cãi nhau tìm tôi phân bua. Người chồng hùng hổ bảo: - " Vợ tôi không yêu tôi ". Tôi nói rằng nếu muốn người khác yêu anh, điều kiện đầu tiên là tự anh phải là người khả ái. Nếu tự mình không khả ái làm sao người khác có thể yêu mình. Nếu mình muốn người khác tôn trọng, thì trước hết phải có cái điều kiện để được tôn trọng. Cái điều kiện này không thể cứ chửi bới hoặc hô khẩu hiệu là có được. Ví thử nơi này là nơi không thể tùy tiện khạc nhổ mà anh cứ khạc nhổ ; tiểu tiện phải vào nhà xí, anh lại cứ ở trên đại lộ mà làm, thì hỏi rằng làm sao người ta tôn trọng anh được? Vì vậy, để được tôn trọng chúng ta phải có những điều kiện tiên quyết, phải biết chúng ta khác người ở điểm nào, phải biết cái dở của ta, cái hay của người.
Nếu anh bảo người Mỹ tốt, người ta sẽ bảo anh là sùng bái Tây phương. Sùng bái thì đã sao? Hệ tư tưởng của chúng ta ngày nay, về kinh tế, học thuật, dân chủ, chính trị, nhân quyền có cái nào là do cha ông chúng ta tryền lại không? Chế độ xã hội, hình thái ý thức, phương thức sinh hoạt đều do từ nước ngoài đến, có cái nào là truyền thống không? Những sinh hoạt vật chất của chúng ta như xe ô-tô, máy bay, kính mắt, cách cắt tóc, cạo râu, nhà ở,v.v... đều chẳng phải do người Trung Quốc phát minh ra. Cho nên tôi thấy không phải là vấn đề sùng bái mà là vấn đề học tập. Hiện nay ở Đài Bắc người ta thích ăn gà ta, mà tôi cũng rất thích, không ai thích ăn gà tây, không ngon thành ra không ai ăn cả. Tóm lại cái gì hay thì người ta thích.
Cái tinh thần người Trung Quốc không hiểu thế nào mà hễ cứ tôn sùng Tây phương là họ nghĩ tất yếu phải nịnh bợ nước ngoài. Không hiểu vì sao lại đưa đến cái kết luận đó? Sùng bái ở đây chẳng qua là học những ưu điểm của họ. Ví dụ có một ngày nào đó người Mỹ đều hút thuốc phiện tự sát, chẳng nhẽ chúng ta cũng lại bắt chước họ sao? Chúng ta phải có cái tiền đề là làm sao cho người ta tôn trọng mình, phải có khả năng tự tìm hiểu mình. Đó là điều kiện tối cần để dân tộc mình có thể tồn tại và phát triển.
Trách tới trách lui rồi chung quy cũng chỉ đi trách người khác thì không thể nào cứu được dân tộc. Dân da đỏ nói mãi là người da trắng giết hại họ, họ thù hận đến xương tủy, nhưng thù họ thì làm được gì? Phải tự mình mạnh lên mới được. Không tự ngoi lên được, trong tương lai có thể còn bị giết nhiều hơn nữa. Không nên trách cứ oán thán ai cả, mà phải thấy được cái sai, khuyết điểm của mình thì mới có khả năng khá lên được.
Thính giả: Trong quyển " Những con trùng dậy sớm " ông lên án những tiểu thuyết huyền ảo, khuyên mọi người không nên xem tiểu thuyết kiếm hiệp. Trên nguyên tắc tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Nhưng Nghê-Khuông lại bảo: " ở trên đời nếu không đọc tạp văn của Bá Dương đã là một sự mất mát lớn, nếu không xem được chuyện kiếm hiệp của Kim Dung lại là một sự mất mát lớn khác nữa ". Không hiểu ông nghĩ gì về câu nói này? Vấn đề thứ hai là nghe nói lúc ở Lục Đảo ông đọc rất nhiều sách về tướng số. Tôi cho rằng môn tướng số là một bộ phận của văn hóa Trung Quốc rất thần bí, ông nghĩ sao?
Bá Dương: Khi tôi viết quyển sách đó tôi chưa đọc tác phẩm của Kim Dung, bởi vì thời đó tiểu thuyết của Kim Dung chưa xâm nhập vào Đài Loan (từ Hồng Kông). Sau khi đọc Kim Dung rồi thì không thể đọc các loại truyện kiếm hiệp khác. Tôi đọc qua Vương Độ Lư, Bất Tiêu Sinh và rất nhiều kiếm hiệp khác. Nhưng sau khi đọc Kim Dung rồi, thấy chẳng ai sánh kịp. Cái trình độ văn tự, cảnh ý của Kim Dung đều cực giỏi, thêm nữa tiểu thuyết kiếm hiệp của ông ta lưu hành ở nước ngoài nên ý nghĩa lại càng lớn. Nó làm mọi người say mê, giúp phổ cập hóa tiếng Trung Quốc. Ông ta viết quả là hay, bút pháp thật tài tình, đúng là không tiền khoáng hậu, tôi rất khâm phục.
Lúc ngồi tù tôi cũng đã đọc nhiều sách tướng số. Vì 12 năm vừa qua, thời cuộc đổi thay, có khả năng tôi không kiếm được cách sinh nhai, định ra ngồi lề đường bốc quẻ. Tôi đọc được hơn một năm. Sau đó có người bảo tôi là một chính trị phạm không được phép làm thầy bói, cho nên tôi cũng bỏ luôn. Nói đến vận mệnh thì tôi tin là có. Các bạn trẻ thường không tin số mệnh, tôi thời trẻ cũng thế. Tăng Quốc Phiên có một lần nói với Lưu Thứ Thanh rằng: " Đừng tin sách, tin số mệnh ". Lưu Thứ Thanh bảo: " Lời nói đúng, truyền vạn thế ". Đời người có những thứ mình không thể khống chế, nếu không dùng số mệnh để giải thích thì dùng cái gì để giải thích được? Những hiện tượng không thể điều khiển được, chúng ta gọi là vận mệnh, anh gọi là " bất vận mệnh " cũng được, miễn là đặt cho nó một cái tên. Tối hôm qua, phi cơ của Đài Bắc Viễn Đông Hàng Không bị nổ. Trước đó tôi có hay dùng phi cơ từ Đài Bắc đi Cao Hùng để khám mắt, nhưng bình thường vẫn chỉ ngồi viết bài tại tòa soạn " Đài Loan thời báo ", còn chủ báo là Ngô Cơ Phúc và Tổng biên tập Tô Đăng Cơ rất hay đi đi về về giữa Cao Hùng và Đài Bắc bằng phi cơ, nên hiện nay tôi rất lo cho họ. Đấy chỉ là một dẫn chứng. Anh có thể cho phi cơ bay được, nhưng không thể làm cho phi cơ tránh được những chuyện xảy ra ngoài ý muốn.
Thính giả: Hôm nay là lần đầu tôi được gặp ông tại nước ngoài sau những năm ông bị tù đày. Tôi có một chuyện nhỏ muốn hỏi là sau bao năm khổ ải ấy bây giờ đứng trước mọi người đây, cái tâm tình của ông như thế nào, ông có gì để nói về những gian truân ấy?
Bá Dương: Tôi cho rằng riêng tôi chẳng có gì thay đổi cả. Trong nhà lao cái gì phải khóc thì tôi đã khóc, lúc phải cười thì tôi cũng đã cười. Có người bảo ở trong tù thì mặt ủ mày ê, đó là chưa thật ở tù. Nếu 10 năm mà lúc nào cũng sầu não thì sống thế nào được? Lúc được vui thì cứ vui, đó là cách nhìn của tôi. Nhất là đời người mà gặp hoạn nạn như tôi, thậm chí nghiêm trọng tưởng có thể bị tử hình, sau bị xử 12 năm tù.
Mười hai năm là một khoảng thời gian rất dài chả lúc nào thích ứng được. Gia đình lại xảy ra biến cố, nào vợ xa chồng, chồng xa vợ, dù hẹn biển thề non lúc này đều hoàn toàn thay đổi.
Ngoài ra lại còn tác động đến tình bè bạn, đột nhiên rất nhiều bạn đâm ra sợ tôi. Có những bạn, bình thường có thể phó thác tài sản tính mạng được, bây giờ bỗng dưng thay đổi hẳn. Có những người chẳng thân thiết gì lại nhờ vả được. Cho nên tôi quan niệm rằng không thể khái quát hóa vấn đề này được, nó tùy theo mỗi trường hợp riêng.
Tôi ngồi tù được hai tháng thì vợ tôi bỏ tôi, chưa được hai năm sau thì chính thức ly hôn. Tôi ký giấy ly hôn gửi cho vợ tôi, cô ta hỏi còn đồ đạc của anh thì sao? Tôi hỏi đồ đạc nào? Đồ đạc trong nhà vốn tất cả là của tôi. Tôi bảo cho cô ấy toàn quyền định đoạt, những cái gì thuộc về tôi thì cứ vứt hết ra đường, vì ở Đài Loan tôi không có người thân, chẳng có chỗ nào để cất giữ.
Tôi nghĩ đấy là một trường hợp cá biệt, chẳng phải người đàn bà nào cũng như vậy. Đàn ông cũng thế, cũng có người thay lòng đổi dạ, nhưng không phải tất cả đàn ông trong thiên hạ này đều như vậy.
Bạn bè thì cũng chẳng khác mấy, có bạn lại sợ tôi mượn tiền, có người thì dậu đổ bìm leo, chờ người ngã xuống giếng để ném đá theo, có người chẳng đoái hoài đến mình nữa, có người lại lên án kịch liệt, chỉ muốn tôi bị xử bắn đi cho rồi.
Cái này cũng chỉ là vài trường hợp cá biệt và cũng chỉ có dăm ba người nào đó như vậy thôi. Vẫn còn những người khác sẵn sàng giúp đỡ mình. Sự thật là như vậy.
Tôi hoàn toàn không cảm thấy bị mất mát, có mất chăng, đó là những kẻ không phải là bè bạn.
Phần Ii - Các Bài Viết
Phô bầy bệnh già nua, lẩm cẩm. Cái Triết học bắt đầu bằng kính và sợ. Chỉ trừ tôi ra. Tại sao không có thể mưu lợi được?. Giữ mình là thượng sách. Loài động vật không biết cười. Nước có lễ nghĩa. Ba câu nói. Cả nước xếp hàng. Rút cuộc là cái nước gì? (Đám cưới, đám ma, quán ăn). Chẳng kể thị phi, chỉ nói đến chính đạo. Phố Tầu, một động quỷ nuốt tươi người Trung Quốc. Nói chuyện về người Trung Quốc xấu xí. Kiêu ngạo hão. Noi gương Tây phương nhưng không làm nô lệ. Kỳ thị chủng tộc. Lấy hổ thẹn làm vinh dự
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--