Vi Bình tung tăng chân sáo trên đồi. Một ngày đối với nàng thật đẹp.Mọi cảnh vật như chuyển mình sau một đêm say ngủ. Gió nhẹ làm lay động những cánh hoa còn lóng lánh sương đêm. Trên cao ông mặt trời rủ những tia nắng vàng óng ánh xuống từng ngọn cây cọng cỏ, góp phần làm ấm áp bầu không khí vào một buổi sáng cuối xuân.Cảnh đẹp và sự trong sáng hoàn hảo, buổi sớm mai khiến Vi Bình cảm thấy dễ chịu. Nàng nghĩ mình cần phải hái một ít hoa dại về nhà ép khô vào vở trước khi mặt trời lên quá cao.Vi Bình thoăn thoát bước qua những ghềnh đá, tiếng suối chảy tiếng thông reo, tiếng lũ chim vỗ cánh khiến lòng nàng rộn rã. Vui miệng nàng nghêu ngao hát:"Ngày em còn thơ lòng vương mộng mơ. Thường hay hỏi má em, má ơi ngày sau, lòng sẽ thắm tơ vương và vui sướng hơn...Mẹ em khẽ bảo rằng:Biết ra sao ngày sau..."Thỉnh thoảng Vi Bình dừng lại đây đó, chạm tay vào mọi thứ như thể chúng đang nhảy múa chung vui cùng nàng. Chưa bao giờ nàng cảm thấy vui như hôm nay, trở lại mái ấm gia đình sau bao ngày xa cách gặp lại người thân nhất là mẹ, người mà Vi Bình ngày đêm mong nhớ lúc xa người. Giờđây những gì chung quanh nàng cũng gần gũi và thân quen như ngày nào. Chỉ có vi Bình, nàng không nhận ra chính bản thân mình, nàng đã trở thành thiếu nữa trưởng thành, thông minh, xinh đẹp. Này nhé gốc điệp già ngày xưa nàng đã khắc tên mình lên đó, bây giờ vẫn còn in đậm rõ ràng đây. Nhưng quan trọng là những gì nàng đã in khắc trong lòng thì không bao giờ phai nhạt. Nàng vuốt ve lên thân cây chúm chím cười rồi lại hát."Ngày em còn thơ lòng vường mộng mơ. Thường hay hỏi má em, má ơi...."Bỗng Vi Bình im bặt, có tiếng động làm nàng giật mình. Nàng đưa mắt nhìn quanh và hồi hộp chờ đợi... có cảm giác như những âm thanh vừa rồi là do bước chân của ai đó đạp lên xác lá khô và trên những cành cây thông gãy do cơn đêm qua.Không khí trở lại im lặng và trầm tĩnh, nhưng tâm trạng Vi Bình thì đã không còn bình yên thanh thản nữa... có cảm giác một cặp mắt thao láo nào đó đang dán chặt vào mình, rình rập và theo dõi mình. Thật là khó chịu và dễ sợ. Vi Bình quyết định lên tiếng, tuy đã cố gắng bình tĩnh nhưng giọng vẫn còn run:- Ai ở đây phải không? Ra đi, tôi đã nhìn thấy rồi! Tôi không thích...Chưa dứt lời đôi mắt Vi BÌnh đã mở to tròn xoe...Từ sau cây to khuất sau nghềnh đá, một gã đàn ông từ từ chui ra. Mặc dù anh ta đã sửa lại áo quần, cài nút áo đến sát cổ nhưng trông vẫn buồn cười vì những hoa cỏ dại bám đầy trên tóc. Trên cổ vẫn còn đeo lủng lẳng chiếc máy ảnh, anh ta bước đến gần, bây giờ Vi Bình mới có dịp nhìn kỹ. Đó là một thanh niên to lớn, khỏe mạnh, chiếc áo sơ mi màu ghi ngắn tay để lộ những bắp thịt săn cứng, cuồn cuồn rám nắng, rất đẹp và rất đàn ông. Khuôn mặt anh ta sáng hẳn lên với đôi mắt to sáng và sâu thẳm, tuy hơi lạnh lùng và có vẻ điểu cáng, nhưng ánh lên những tia tình tứ dịu dàng. Anh ta cũng ngắm lại Vi Bình mới nhận thấy nụ cười từ cái miệng đẹp của anh ta trông rất hiền và rất duyên.Vi Bình không cười, nàng lườm lườm:- Suýt chút nữa ông làm tôi chết vì đứng tim rồi!Đôi chân mày người thanh niên hơi đâu lại:- Làm gì mà trợn mắt nhìn tôi dữ vậy? Làm như tôi quái vật không bằng!Vi Bình hất mặt đưa chiếc cằm thon thon về phía trước:- Hừm! Nếu là quái vật thì có lẽ tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiềi!- Ồ! Thì ra tôi dễ sợ đến vậy sao?- Phải đó!- Vậy cho tôi xin lỗi vì đã làm cô đứng tim có được không?- Đấy! Khi ông chịu nói tiếng xin lỗi trông ông dễ thương hơn nhiều!Gã thanh niên bật cười, rồi anh ta ngồi xuống thảm cỏ trong tư thế rất tự nhiên và sảng khoái. Vi Bình cũng ngồi xuống đối diện anh ta, nét mặt căng thẳng như bắt đầu một cuộc tra hỏi:- Nè, ông chui vô bụi cây chi vậy? Ông làm tôi sợ quá!- Còn trách nữa ư? Chính cô mới là người tạo ra những rắc rối này đấy, cô đã phá giấc ngủ của tôi.- Tôi à?- Phải, tôi đang ngủ rất ngon và mơ một giấc mơ đẹp. Đang say sưa thì chính cô đã đánh thức tôi dậy, cô nhảy nhót và la hét um sùm ai mà chịu nổi.- Sao? Tôi hát hay thế mà ông bảo tôi la hét à - Nét mặt hơi dịu lại Vi Bình tiếp - Nhưng dù sao thì ông cũng đã thức rồi, có uổng tiếc giấc mơ cũng đâu còn nữa chứ?Vi Bình chúm chím cười:- Chẳng lẽ tôi đẹp và hát hay như thế này mà không làm ông thích bằng giấc ngủ và giấc mơ của ông sao?Môi gã thanh niên mím lại hình như là để nén nụ cười:- Tự khen mình mà không biết ngượng à?- Trong khi tôi thì đang đỏ mặt tía tai dùm cô đây.- Ồ! Chẳng lẽ ông không thấy điều tôi nói là đúng hay sao? Tôi không phải là loại phụ nữ khiêm tốn hay khép kín đâu. Mẹ tôi đã từng bảo sống với lòng mình vẫn hay hơn nhiều! Và tôi tin mẹ tôi nói đúng.- Nhưng tôi đã lầm lẫn một cách đáng tiếc rồi. Phải, tôi ngắm cô thật nhưng đâu phải là nhìn chiêm ngưỡng. Này nhé, đôi mắt cô quá to trong khi cái miệng thì quá nhỏ, cộng thêm cái mũi hếch và hàm răng không đều đặn tay cô như nải chuối già và còn nữa, tóc cô...- Ê, nói đủ chưa?- Chưa, chỉ mới bắt đầu thôi!Vi Bình dẫu môi:- Nè, nói ít một tí, tôi sẽ không bảo ông câm đâu mà sợ!- Cô lại gắt gỏng với tôi rồi, thật ra cô đâu có xấu chứ, vừa nhìn thấy cô tôi đã nghĩ ngay đến mẹ tôi!- A... Cái ông này lại còn dám...- Tôi chưa nói hết mà! Cô bé, thật sự cô rất giống mẹ tôi lúc còn trẻ nên vừa gặp cô tôi đã thấy thân quen và dễ mến ngay!Lời khen vừa dịu dàng vừa chân thành của người thanh niên khiên đôi má Vi Bình nóng bừng cô trách anh:- Hứ! Ông thật là người đàn ông bạo mồm bạo miệng.- Thì tôi bị nhiễm lối sống của cô ấy. Nghĩ gì nói nấy, "sống thật với lòng", tôi thấy cái triết lý cũng hay hay!- Ông có vẻ thích đùa quá!- Cô không thích sao?- Không phải, nói chuyện với ông tôi thấy rất vui. Tôi chỉ lấy làm lạ là tại sao một người như ông lại không đến những nơi du lịch đông đúc để giải trí mà lại lên ngọn đồi xa xôi hẻo lánh này?- Tôi ở thành phố, nhưng gia đình tôi có nhà riêng ở đây. Tôi không thích người thành phố, họ điều sống không thật với lòng mình, họ chỉ thích những gì hào nhoáng xung quanh, và chính vì thế mà khi sống trên thành phố tôi cũng cảm thấy mình cần phải có lối sống giả tạo như thế để phù hợp hợp với mọi người. Chỉ có những nơi như thế này tôi mới cảm thấy tôi sống thật với lòng mình, nên tôi đã tìm đến đây, ở đây phong cảnh rất đẹp, một nét đẹp hoang dã, thơ mộng và rất hiền hoà, mà tôi không tìm thấy ở những nơi khác. Nhưng tôi không ngờ hôm nay được may mắn trò chuyện, bầu bạn với một cô bé dễ thương và hồn nhiên như thế này.- Ấy! Ông lại bắt đầu nói nhảm rồi, có ấm đầu không?Người thanh niên đăm đăm nhìn Vi Bình, đôi mắt thoáng mơ màng.- Có lẽ tôi không còn bình thường nữa rồi!Vi Bình khúc khích cười:- Eo ơi dễ sợ quá! - Rồi nàng đứng lên phủi những cọng cỏ vướng sau gáy nói - Nắng đã lên cao mà tôi không hái được cành hoa nào cả.- Vậy để tôi phụ cô một tay nhé?- Hừm! Có hai tay sao chỉ phụ có một tay hả?- Lòng tốt của tôi cũng khiến cô suy diễn nữa sao?- Ồ, tôi nói đùa đó mà, tôi chỉ sợ phiền ông thôi!- Không có đâu, tôi cũng rất thích hoa!- Được thôi, như vậy tôi sẽ về nhà sớm hơn một chút cho kịp bữa cơm để mẹ và cậu tôi khỏi trông.Họ vừa hái hoa vừa trò chuyện vui vẻ, cởi mở như đã thân thiết nhau từ bao giờ. Những phút giây cau có, cãi vã và khó chịu lúc vừa mới gặp nhau, dường như chưa từng có và chưa từng xảy ra.Khi đứng dưới chân đồi trao đóa hoa từ tay mình sang tay Vi Bình, người thanh niên hỏi:- Chúng ta có còn gặp nhau lại không Ti Ti?Đôi mắt đẹp tròn xoe:- Hay nhỉ, ông còn biết cả tên tôi!- Có khó gì đâu - Anh đưa tay chỉ lên đồi - Không phải lúc nãy cô còn mải mê đứng ngắm tên mình khắc trên cây diệp già đó sao?- Tôi thấy khó chịu quá!- Ồ, cái tên Ti Ti nghe rất hay và rất dễ thương kia mà?- Không phải tôi đang nói chuyện tên tuổi đó, tôi khó chịu vì ông đã dã lén lút rình rập tôi, chắc lúc tôi trông buồn cười và ngố lắm phải không?- Không sai, cô hiểu mình được như vậy là tốt! Nhưng mà cô không thể gán ghép cho tôi những từ ngữ đó. Ai mà thèm rình rập cô, chỉ là vô tình mà thôi. Phụ nữ các cô luôn độc đoán và luôn nghĩ xấu cho người khác, trong khi đàn ông chúng tôi thì lại không như thế.Vi Bình cười, đôi má mịn màng thoáng hai lún đồng tiền duyên dáng:- Tôi không thèm tranh cãi với ông những chuyện đã qua. Đơn giản là trước khi tôi ra về tôi không muốn thấy cái mặt nhăn nhó của ông, được không hả?- Được thôi! - Gã thanh niên nhe răng cười - Trông có tươi rói không Ti Ti, tôi mỏi cả miệng này!Tiếng cười trong trẻo của Vi Bình lại vang lên, hồn nhiên, vô tư và trong sáng.- Ông cười gì mà giống con khỉ đột quá, ông làm tôi sợ mất hồn vía luôn.- Nè, hình như ngày nào cô không gây gổ, chọc giận người khác thì ngày đó cô ăn không ngon phải không?Một tay ôm bó hoa, một tay Vi Bình đưa tay vẫy vẫy.- Thôi tôi về đây, tạm biệt nhé!Nhưng vừa quay lưng Vi Bình đã nghe anh ta gọi giật lại:- Ti Ti!- Có chuyện gì thế?Giọng anh đầm ấm cầu khẩn.- Ti Ti vẫn chưa cho tôi biết bao giờ chúng ta gặp lại?Rèm mi cong vút chớp nhẹ, Vi Bình nghiêng đầu duyên dáng.- Ti Ti còn chưa biết thì làm sao trả lời cho ông được!Rồi không đợi cho người thanh niên kịp nói thêm lời nào, nàng chạy thẳng vè nhà, bỏ mặt người thanh niên đứng lại giữa không gian hoang vắng.... Chưa vào nhà Vi Bình lại lại la oai oái:- Mẹ Ơi, con về đây này! Ôi mứt dâu của mẹ làm thơm quá, bao tử của con bắt đầu thấy khó chịu rồi!Bà Vi Hạ ngẩng lên nhìn cô con gái mắng yêu:- Thật không ra gì cả, từ ngoài cổng là đã nghe tiếng rồi, đi đến đâu ồn ào tới đó, mười tám tuổi rồi mà tính nết vẫn không thay đổi. Bây giờ còn ở trong gia đình, sau này...Vi Bình sà đến bên cạnh toét miệng cười:- Sau này cũng vậy thôi, lúc nào con lại không ở cạnh mẹ, con chỉ lo mẹ mỏi miệng khi suốt ngày cứ phải chê bai con!Bà Hạ khẽ lắc đầu:- Cái con này lắm, có giỏi thì ra vườn gọi Mẫn vào nhà nghỉ trưa đi, cứ lui cui với cây cỏ suốt ngày không biết mệt mỏi là gì!Vi Bình với tay lấy miếng mứt dâu bỏ vào miệng rồi đứng lên.- Con đi đây, nếu cậu Mẫn còn dở dang công việc thì con sẽ phụ cậu hai tay.Một giọng rè rè cất lên.- Thôi khỏi cần, nếu con đi thì ai ăn mứt dâu giùm con chứ?Vi Bình reo lên:- A, cậu Mẫn vào rồi, mà nè, cái tật háu ăn của con sau cậu nhớ dai quá vậy? Quên đi cho con yên tâm một chút có được không.Vừa nói Vi Bình vừa ấn miếng mứt dâu vào miệng ông Lâm Mẫn, đồng thời nàng ghé sát vào tai ông.- Cậu Mẫn, việc con nhờ cậu nói với mẹ, tới đâu rồi?Ông Mẫn nhún vai ra vẻ bất lực.- Con thừa biết là sẽ như thế nào rồi mà. Tính cậu từ xưa tới nay nóng nảy, cọc cằn, nói năng thì lại khô cứng như cục đất ngoài vườn mỗi ngày cậu làm việc vậy.Cậu không có tài thuyết phục người khác tuyệt vời như con dâu. Đôi môi đẹp của Vi Bình xệ xuống:- Biết cậu như vậy hồi nãy không thèm cho cậu ăn mứt dâu đâu.Bà Hạ ngừng tay, hết nhìn cậu em trai Lân Mẫn rồi lại nhìn cô con gái Ti Ti, bà không ngạc nhiên lắm vì cách nói chuyện như bạn bè của cậu cháu nó cháu nó từ xưa tới nay, song ít khi nào bà lại thấy thái độ của hai người có vẻ quan trọng như vậy. Bà vờ như khó chịu:- Hừm, hai cậu cháu này, làm cái gì vậy, đứng trước mặt tôi nói chuyện như gõ trống đình, tưởng tôi điếc hay sao chứ? Có chuyện gì cứ nói phứt ra đi, còn rào đón làm gì nữa!Vi Bình bước đến ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.- Mẹ à, chuyện cũng không quan trọng lắm đâu, con quyết định rằng sau kỳ hè này con sẽ không lên thành phố học nữa.Bà Hạ triù mến nhìn cô gái gái:- Ti Ti à, tính tình con lúc nào cũng vội vã sốc nổi, mẹ nghĩ việc quan trọng đến tương lai như thế con không nên quyết định trong tích tắc như vậy.- Mẹ... - Vi Bình kéo dài giọng hờn dỗi - Chẳng lẽ mẹ không thích con ở cạnh mẹ mãi sao?Lúc trước trong những lá thư viết con, mẹ bảo rất nhớ con và muốn nhìn thấy con kia mà?- Mẹ có nói là mẹ quên con đâu nhưng con mới học chưa được một năm, còn bốn năm nữa mẹ muốn con phải học cho hết, mẹ không muốn việc học hành con bị dở dang. Giấc mơ lớn nhất của mẹ và đồng thời cũng là trăn trối của ba con trước lúc chết là phải lo cho con ăn học thành tài.Vi Bình chu miệng:- Nhưng con chán ngấy suốt ngày phải ngồi bên cây dương cầm dạo đi dạo lại những tình khúc quen thuộc nghe phát nổ lỗ tai. Hay là mẹ sợ con ăn hết gạo của mẹ chứ gì?Vi Bình chỉ chống chế vậy thôi, nàng biết thừa mẹ nàng tuy mềm mại yếu đuối nhưng một khi bà quyết định chuyện gì là không ai có thể lay chuyển được bà.Bà Vi Hạ nghiêm khắc:- Ti Ti à, có người mẹ nào mà không thương nhớ con khi phải cho con mình ăn học xa nhà chứ!Chỉ có thành phố là nơi có thể cho con tiến thân nhanh nhất thôi.Vi Bình định cất tiếng nói rằng nàng không phải vì hai chữ tiến thân mà phải bị bà cô mắng chửi tối ngày, nhưng nàng vội kiềm chế lại ngay.Nàng không muốn giữa mẹ nàng và cô Lan Hẵng em ruột của cha trên thành phố có sự hiểu lầm nhau. Nàng chỉ cười buồn và nói:- Nhưng con không thích cô Lan Hằng.Bà Vi Hạ như hiểu nổi lòng con gái, vuốt tóc Vi Bình bà nói.- Dù cô Hằng có la hay đánh con là cũng muốn để con tốt mà thôi.Vi Bình định cất tiếng nhưng nàng lại thôi.Nàng vội vàng quay lưng để giấu hai giọt lệ đang trào ra khóe mắt:- Dạ, con nghe lời mẹ.Bà Vi Hạ lại gần đỡ con gái đứng dậy và nói.- Thôi ăn cơm, ngày mai mẹ đưa con lên thành phố.Ông Mẫn đứng nãy giờ cũng vội lên tiếng.- Sao, Vi Bình có chuyện không ổn à, thôi cứ nghe lời mẹ lên thành phố học, nếu cứ ở nhà ăn vụng mứt dâu của mẹ hoài có ngày sẽ mập như thùng phi.Vi Bình liếc cậu Mẫn một cái, đồng thời nhìn mẹ nàng nói.- Chứ không phải chính mẹ và cậu đã nói sức khỏe quan trọng đó sao?Ông Mẫn cười hề hề:- Nhưng con có biết rằng mình đã lớn rồi không hả? Nếu phì như cái thùng phi thì sẽ ế chồng mất thôi.Vi Bình kéo một bên má ông Mẫn xệ xuống và la hoảng lên:- A! Cậu đừng có lấy việc ế chồng ra để hù doa. con nha, vì cậu sẽ thất vọng thôi, vì mới hồi sáng này thôi đã có một anh...Vi Bình nhìn mẹ và vội im bặt.Bà Hạ nói vào:- Mặc kệ nó đi, đừng tốn nhiều lời với nó nữa, cũng vô ích thôi, chẳng có thằng ngốc nào chịu ưng nó đâu!Ông Mẫn cười hề hề.- Phải đó, ai vớ nhằm sao chổi này thì coi như xấu số nhất trên đời.Vi Bình nhăn nhó:- Nếu mẹ và cậu Mẫn rảnh rỗi thì chúng ta ăn cơm trưa đi. Chứ đừng có chê bai con hoài e rằng đói và xỉu luôn không còn đủ sức để mà nói nữa.Ngôi nhà ấm cúng lại vang lên những tiếng cười tươi.Tưởng chừng như những ngày vui của họ sẽ không bao giờ dứt... thế mà.Vi Bình bỗng giật mình thoát khỏi trạng thái mơ màng, không hiểu sao tự nhiên hôm nay nàng lại nghĩ về chuyện đau buồn bốn năm về trước.Ngày lại ngày, tháng nối tháng. Sợi chỉ nào kéo lại thời gian. Thật vậy, thấm thoáng đã bốn năm trôi qua, Vi Bình bé nhỏ ngày xưa, vui tươi, hồn nhiên và nhí nhảnh biết chừng nào. Hẳn đau khổ đã biến Vi Bình thành cô gái trầm lặng, ít nói. Vi Bình không còn là Vi Bình của ngày xưa nửa. Vi Bình thẫn thờ trong đêm tối, đôi chân nàng rã rời, con tim thì như một tảng đá nặng nề. Nàng nhìn lên bầu trời, một vài vì sao bé nhỏ còn rơi rớt đang run rẩy, có lẽ chúng sắp sửa biến mất trên bầu trời bao la rộng lớn đang vần vù những án mây đen kịt... Gió ở đâu từng cơn thổi đến buồn như những tiếng thở dài, than van, ai oán... Tất cả những gì quang nàng lúc này thật buồn bã, thê lương... Không biết đã đi trong bao lâu để đến khi cảm thấy đôi chân đã mỏi nhờ, nàng dừng lại và ngồi xuống một phiến đá. Nơi đây có mái nhà đơn sơ, có dòng sông thơ mộng, có chinh hót bốn mùa. Nhưng giờ đây những cảnh đép không khiến nàng bận tâm nữa. Gió đêm từng cơn, thổi nỗi cô đơn như thế n ày, cô độc một cánh lạnh lùng. Giá như giờ này có mẹ bên cạnh thì hạnh phúc biết mấy, nàng nhớ mẹ vô cùng. Không ngờ hôm này đã là ngày giỗ lần thứ tư của mẹ, bốn năm trời nàng phải sống trong sự nhớ nhung, dằn vặt sự ân hận không nguôi. Phải chi nàng không nũng nịu đòi mẹ phải đích thân đưa nàng lên thành phố để học thì mẹ nàng chắc không phải chết một cách thê thảm trong một tai nạn xe cộ khi mẹ từ thành phố trở về lại Đà Lạt, xe của me bị lật đèo, mặc dù mẹ nàng đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã tắt thở sau vài giờ đồng hồ. Đó là lần gặp gỡ sau cùng giữa nàng và mẹ. Vi Bình bỗng nghĩ đến người thanh niên mà nàng đã gặp trên đồi cách đây bốn năm, đó cũng là lần cuối nàng được gặp người thanh niên ấy. Không hiểu tại sao chỉ gặp có một lần mà người ấy để lại cho mình những ấn tượng đep, không biết hắn có nghĩ những gì về mình như mình đang nghĩ về hắn hay không? Bốn năm trôi qua với bao thay đổi, bao kỷ niệm, kỷ niện nào rồi cũng sẽ qua, bây giờ chính nàng cũng không thể hình dung ra người thanh niên ấy nữa. Mưa bắt đầu nặng hạt và càng lúc càng lớn dần. Âm thanh rền rền của nó như muốn báo rằng còn lâu mới tạnh. Nhưng Vi Bình vẫn không muốn để ý. Bởi vì bão tố bên ngoài không thấm tháp gì với bão tố trong lòng nàng. Bất giác nàng ôm mặt khóc. Sau cùng nàng cũng phải lê những bước chân nặng nề về nhà, nơi mà nàng không muốn ở thêm một ngày nào nữa cả, bởi vì sự chịu đựng của nàng trong bốn năm trời đã quá đủ, đã đến lúc này nàng phải tự lo cho bản thân... ... Mưa vẫn nặng hạt, và đêm vẫn trôi xuôi.