rong truyện cổ tích Nhật Bản, ta có thể thấy thấp thoáng bóng dáng đàn bà trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp như tuyết (trong truyện Yuki Onna, là cô gái có làn da trắng nõn), trăng (trong truyện Kaguya Hime, với nàng công chúa Kaguya là người ở cung trăng), hay những động vật hiền lành, dễ thương với vẻ đẹp muôn thuở như hạc (trong truyện Hạc trả ơn, hạc đã biến thành cô gái dệt lụa), rùa (trong truyện Urashima Taro, là nàng công chúa ở Thủy Cung), v.v… Còn nhện lại là một hình ảnh yêu quái (như trong truyện Obakegumo, nhện ma biến thành nhà sư, đêm đêm đàn tì bà trong ngôi chùa cố để giăng bẫy bắt người), dễ sợ.Đàn bà là một truyện rất ngắn viết vào năm 1920, năm mà Akutagawa Ryunosuke đã viết các truyện nổi tiếng như Tiệc khiêu vũ, Mùa thu, v.v… Người dịch đã tò mò đọc Đàn bà, chỉ vì đề tựa và hình ảnh con nhện trong truyện này, đã gợi nhớ những kỷ niệm ngày còn bé trong vườn chuối sau nhà vào những buổi trưa hè, đã mải mê ngắm nhện chăm chỉ giăng tơ giữa những phiến lá chuối xanh như ngọc.Dưới ngòi bút của Akutagawa Ryunosuke, nhện cũng sẽ cho độc giả cảm giác êm đềm và rất gần gũi, hơn là hãi sợ.Thân thể đàn bà
Lòng đã chót yêu
Địa ngục trước mắt
Sợi tơ nhện
Cánh đồng khô
Thầy Mori
Niềm tin
Ảo thuật
Tiệc khiêu vũ
Tay đạo chích hào hiệp
Đàn Bà
Mùa thu
Đứa con rơi
Bức họa núi thu
Bốn bề bờ bụi
Chiếc xe goòng
Trinh tiết
Tu tiên
Trích sổ tay củaYasukichi
Cục đất
Sổ điểm danh những người đã khuất
Mộng mị
Ảo ảnh cuộc đời
PHẦN BIÊN KHẢO
Akutagawa dựa vào đâu để viết Sợi tơ nhện
- Ông đúng là hạng dữ dội ác liệt chứ phải thường đâu!Hắn làm tao muốn bật cười, nhưng cũng ráng mà cầm lại. Lúc đó trời lạnh thêm nên gã Jukichi run lập cập, nhưng miệng y vẫn cứ thao thao:- Sao, giờ thấy được rồi hả? Nhưng anh đây còn độc địa động trời hơn nữa, tụi bây không tưởng nổi đâu! Biết tại sao anh đây phải đi khỏi Edo không? Coi bàn tay đây nè, tại muốn lấy tiền nên đã siết cổ mẹ ruột của anh đây chết tươi, chuyện lòi ra nên phải chuồn đi đó thôi!Y cứ như một kịch sĩ có tài, nói nghe ngon lành, thản nhiên, làm cả ba người như muốn dội lại vì nể, khuôn mặt của y sưng húp mà người nào cũng nhìn với vẻ thật kính cẩn. Tao thấy chuyện khôi hài, không nhịn được nữa định bước ngay xuống nhưng lại nghe lão quản lý vỗ tay đánh đét một cái rồi nói với hắn:- A, hiểu ra rồi! Thiên hạ biết ông qua cái tên Nezumi Kozo phải không?Y lườm một cái rồi ngạo nghễ:- Đã đoán trúng thì thôi cũng chả giấu diếm gì nữa. Nezumi Kozo, con người nức tiếng ở Edo, xa gần bàn tán, chả phải ai đâu xa lạ thực sự chính là anh đây!Y vừa nói vừa cười đầy vẻ khinh bạc. Còn đang định nói thêm gì đó thì bỗng rùng mình rồi hắt hơi mấy cái liên tiếp làm cái oai phong mới có được bị giảm bớt đi. Tuy vậy đám người kia thì vẫn kính nể lắm, đứng nhìn y mà thán phục như nhìn một lực sĩ đang chiến thắng trên vũ đài. Anh chàng đánh xe dè dặt hỏi:- Tôi cũng nghĩ chắc là ông chứ chẳng ai. Tôi đây cũng không phải tay thường, ba năm trước đây đã từng tay không bắt được mãnh thú nhà trời, cho nên nghe tiếng tăm của Kanta ở Yokchama ai cũng ngán, con nít đang khóc mà nghe dọa cũng im re. Vậy mà trước mặt tôi, thấy ông thật cừ, cứ ung dung không nao núng chút xíu nào cả.- Đây đúng là tay cừ, hèn chi con mắt sắc bén, có thần!- Thiệt đó nghe! Từ đầu đã biết ngay là dân thứ sộp, ngon lành hơn các tay nhà nghề tới mấy chục lần. Ở đời vẫn có may có rủi, tài đến bậc thầy còn có khi trượt bút, người giỏi đi mấy mà hai tay bụm nước cũng có lúc nó trào ra! Bữa nay không hiểu sao đó chứ như bình thường thì khỏi nói, tất cả khách trên lầu hai là kể như bị lột sạch bách, không ai còn sót được một đồng.Tuy chưa đến nổi mở dây thả trói nhưng bây giờ bộ dạng cung cách của ba người đối với y ta đã khác hẳn. Gã Jukichi được thể càng đâm ra lớn lối:- Nè, ông quản lý, Nezumi Kozo này bữa nay đến đây là quán ông hên làm đó. Giờ thì cổ họng đã khô queo, cũng tại ba cái chuyện lăng nhăng vì cái quán này. Thôi có rượu đâu mang ra cho anh đây một ít. Lấy chén gì cũng được, không cần chi cái bề ngoài!Đứa đòi đã ngang như cua mà đứa nghe thực cũng ngu, cứ làm theo riu ríu. Tao nhìn lão quản lý đang lễ mễ cho y uống rượu mà thấy ngứa mắt, không cười dù riêng ba tên trong quán mà ngán ngẩm cho cái kỳ cục của người đời. Nghĩ cho đúng thì đốt nhà cướp của dĩ nhiên tội phải nặng hơn trộm vặt với móc túi. Nhưng cứ nhìn vào đám đứng dưới kia thì biết, gặp trộm thú dữ thì cúi đầu cung kính, nghe đến tên Nezumi Kozo thì mời uống rượu, còn đụng kẻ trộm tép riu thì đập đánh xỉ vả. Cho nên giá mà tao có đi ăn trộm, chắc chắn là không dại gì đi làm thứ trộm cò con!Nhưng không lẽ cứ đứng hoài một chỗ mà nghĩ quanh nghĩ quẩn, tao thấy có ló mặt ra cũng phải lúc nên bước mạnh chân cho mọi người nghe tiếng đi xuống. Đến gần đám đó, tao đặt túi hành lý xuống đất rồi nói với lão quản lý:- Tôi muốn đi sớm, ông làm ơn tính tiền giùm.- Dạ, ngài định đi sớm thế sao? Chúng tôi có chỗ sơ hở, không giữ ngài được lâu, cũng mong ngài đừng chấp. Mà hết thảy anh em chúng tôi xin cám ơn ngài đã cho quà lúc nãy. Thật may quá, bây giờ tuyết cũng đã hết rơi.- Lúc mới bước xuống tôi cũng nghe được nhưng không rõ lắm, thằng này bảo nó là tên trộm nổi danh Nezumi Kozo, không biết phải không?- Dạ, hình như vậy thì phải. Ôi, tụi bây đâu mau lên, lấy giày lại đây! Còn áo mưa của khách, đứa nào để đâu? Thiệt đó, coi bộ đúng là dân siêu, loại dữ dội! Dạ, để tôi lo tính toán lẹ lẹ để ngài đi.Lão ta hơi ngượng khi thấy tao, nên nói xong là lật đật chạy vô bên trong, tính toán lách cách gì đó. Tao ngồi xuống xỏ giày vô, rồi rút cái điếu ra rít vài hơi và nhìn tên trộm. Bây giờ y thấm rượu lắm rồi, mặt đỏ gay đến cả hai bên mang tai. Không biết y mắc cỡ hay sao mà liếc tao rồi quay đi chỗ khác. Tao thấy cũng hơi tội nghiệp, lựa lời hỏi từ từ:- Này ông bạn Jukichi! Chuyện gì không đáng thì mình đừng nói. Ông xưng là Nezumi Kozo, mấy người chất phác nghe thì tin liền, nhưng như thế cũng không tốt lành gì cho ông đâu!- Cái gì? Định bảo tao không phải là Nezumi Kozo hả? Biết quái gì mà nói! Vậy mà có kẻ cứ mở miệng là kêu “ngài, ngài”!- Thế này nha! Cứ gáy hoài một bài như vậy thì mấy người này tin thật chứ chả phải là không. Nhưng mà ca mãi nghe riết rồi cùng chán chứ? Trước hết, nếu ông thực sự là tay Nezumi Kozo nghiêng trời lệch đất thì không ai lại sướng miệng đem hết tội lỗi mình đã làm mà cung khai ra. Tiếp theo, nếu quả tình ông cứ một hai bảo mình là Nezumi Kozo thì chắc là từ quan quyền cho tới thứ dân ai cũng đâm ra tin như thế mà đã vậy rồi thì sắp thấy rõ, có nhẹ ra cùng tù tội mọt gông, mà nặng thì đến chặt đầu treo cổ. Như vậy đó, ông còn ưa làm Nezumi Kozo nữa không?Y ta nghe có vẻ thấm nên mặt mày hoảng hốt, lật đật trả lời:- Tôi xin lỗi vậy, thật ra có phải Nezumi Kozo gì đâu, chỉ là thứ trộm thường thường thôi.- Thế mới có lý chứ, nhưng đốt nhà cướp của cũng là tội ác tày trời, bị xử tử là cái chắc!Tao vừa dọa vừa nghiêm nghị nhìn thẳng vào mặt y. Lúc đó y đã tỉnh ra, mếu máo nói như muốn khóc:- Dạ đâu đến thế, đó toàn là những chuyện tôi phịa ra thôi. Như đã có nói với ông, tôi quả thực là Jukichi, buôn bán tạp hoá, năm nào cũng qua lại vùng này mấy lần nên chuyện gì thiên hạ kháo nhau tôi đều biết hết. Thành ra mới nhận vơ vào mà nói đại ra vậy thôi.- Khoan đã! Mới rồi thì tự nhận là ăn trộm, bây giờ lại nói là buôn bán tạp hóa. Ăn trộm mà đi buôn tạp hóa, xưa nay có ai từng thấy thế bao giờ?- Chắc là ông hiểu được cho tôi, bữa nay là lần đầu tôi dám mó tay đến tiền bạc của người khác. Mới mùa thu này vợ tôi bỏ nhà ra đi, rồi từ đó làm ăn thất bại mãi, đâm ra mỗi ngày mỗi tệ dần. Cũng vì cái khó nó bó cái khôn, nên đâm ra có phút nhẹ dạ, lỡ phạm đến ông!Có ai ngu đến nỗi không biết là y lẹo lưỡi, vẽ vời ra để che giấu nghề ăn trộm đâu! Nhưng tao cũng chán, không muốn nói chi, chỉ ngồi yên mà nhồi thêm thuốc vô điếu. Tuy nhiên anh chàng trẻ người và anh đánh xe kia thì khác, nghe y nói chưa dứt là đã đùng đùng nổi giận. Cả hai xông tới đạp cho y nhào lăn ra, tao có muốn can cũng không kịp.- Cái thằng tráo trở, tưởng đặt ra lắm điều là qua mặt được bọn tao hả?- Cho mày lãnh đủ nghe thằng kia!Thế là ống thổi lửa bay vô, sào tre giáng xuống, thôi khỏi nói. Tội nghiệp cho gã Jukichi, mặt mày lại thêm sưng húp, đầu thì nổi lên đến mấy cục u!*
Nhện cái đang nằm yên tắm ánh nắng hè dưới đáy bông hoa hồng kép màu đỏ, trầm ngâm nghĩ ngợi. Tức thì lúc bấy giờ trên không có tiếng đập cánh, rồi chẳng mấy chốc có một con ong mật lao đầu sà xuống đóa hoa hồng. Nhện liền ngước mắt nhìn lên. Bầu không khí tĩnh mịch của buổi trưa như vẫn còn sót lại gợn sóng dư âm tiếng đập cánh của ong mật.Không biết tự lúc nào, từ đáy hoa hồng, nhện cái đã bắt đầu âm thầm lặng lẽ cựa mình. Lúc ấy ong cũng đang thò vòi vào hút mật ẩn dấu phía dưới nhụy hoa, mình dính đầy phấn hoa.Vài giây im lặng đến tàn nhẫn trôi qua.Từ trong cánh hoa hồng đó bỗng nhô lên bóng dáng của nhện cái đang lần mò theo sau ong đang say mật. Rồi thoắt một cái nhện đã chồm lên vồ lấy đầu ong. Ong ra sức rung cánh, cố dùng vòi chích lại kẻ thù. Phấn hoa bị đôi cánh của ong quạt bay tung lên trong ánh nắng. Nhưng nhện cái nhất định không đời nào chịu há cái miệng đã ngoạm được mồi ra.Cuộc đọ sức thật là chóng vánh.Chẳng mấy chốc ong không còn rung cánh được nữa. Thế rồi chân bắt đầu bị tê. Cuối cùng chiếc vòi vươn dài quơ vào khoảng không vài cái như thể đang bị co giật. Đó là những phút cuối thật bi thảm. Một hồi kết cuộc bi thảm, tàn nhẫn và bạc bẽo chẳng khác gì cái chết của con người. Chỉ một lát sau, ong đã nằm sóng soài dưới đáy của hoa hồng kép, vòi ngay đơ không còn co lại được nữa, chân và cánh vẫn còn dính đầy phân hoa thơm phức…Nhện cái nằm im ru, bắt đầu từ tốn hút máu ong mật.Ánh mặt trời không hề biết ngượng ngùng đã xé rách sự tĩnh lặng của buổi trưa đang trở lại với hoa hồng, lại soi trên bóng dáng ngạo nghễ đắc thắng của nhện sau cuộc tranh giành cưỡng đoạt đầy sắt máu. Cái bụng giống hệt như vải sa tanh màu tro, hai mắt làm ta liên tưởng đến hai viên bi, và rồi những cái chân xấu xí khòng khoèo như mắc phong hủi, nhện hầu như là hiện thân của cái ác, cứ chễm chệ ở trên xác ong một cách ghê rợn không biết đến bao giờ.Cái màn kịch tàn ác này sau đó vẫn còn lặp đi lặp lại mãi. Thế mà hoa hồng đỏ tươi đẹp vẫn nở rộ mỗi ngày trong cái nắng và nóng ngột ngạt.Thế rồi có một buổi trưa, làm như chợt nghĩ ra điều gì, nhện cái bèn chui mình giữa kẽ lá hoa hồng, bò lên cành cây ở phía trên. Đầu cành có một nụ hồng bị héo vì hơi đất bốc lên hừng hực, cánh hoa bị hấp hơi nóng tỏa ra một mùi thơm nhẹ. Nhện cái bò lên đến tận đó rồi thì bây giờ tới lượt cứ đi đi lại lại mãi không ngừng nghỉ giữa nụ hoa và cành cây. Cũng cùng lúc ấy, vô số những sợi tơ trắng ngần, óng ánh, một đầu mắc vào nụ hoa héo úa, và dần dần giăng khắp đầu cành.Một lát sau, ở đó đã có một cái túi bằng lụa hình ống màu trắng sáng lòa đến chói mắt phản chiếu lại ánh nắng giữa ban trưa.Nhện giăng tơ xong, đã đẻ vô số trứng dưới t con sáo đứng bám trên cành cứ kêu khàn khàn không ra hơi, coi bộ lạnh quá nên bị đông cứng luôn cả cổ rồi hay sao không biết. Gió cũng ác, thứ gió núi đó mà! Lâu lâu nó thổi cho một cái lạnh buốt da, tung cả tơi cả nón ra. Tao thì xưa nay có phải đi xa lặn lội kiểu như vậy đâu, ở thành phố quen rồi cho nên lúng túng thấy rõ. Chỉ biết một tay thì giữ chặt cái nón, tay kia lo túm kỹ cái áo mưa, ráng đi mà bụng không đành, lâu lâu cứ ngoảnh cổ nhìn lại phía Edo không biết là bao nhiêu lượt.Mấy người đi đường thấy cái bộ dạng của tao chừng cũng lo giùm. Khi qua khỏi trạm Fuchu thì tự nhiên có một người trẻ - ờ, trẻ hơn tao mà coi bộ cũng hiền lành - bước tới sau lưng hỏi chuyện làm quen. Anh này ăn mặc cũng như những người khác nhưng cái tay nải vác sau lưng thấy đã phai hết màu, giải thắt lưng thì bạc thếch, tóc phía bên phải sói mất một lỗ, phần mặt chỗ ngang cằm thì tóp lại, coi ra thiếu thốn tiều tụy, chắc bụi đời lận đận cũng đã lâu. Nhưng bề ngoài tuy thế mà anh ta tốt, đi qua nơi này chỗ nọ, cái gì biết thì chỉ dẫn cho tao rõ ràng cặn kẽ lắm. Tao cũng đang buồn cho nên thấy mừng là may mà gặp được người đi chung như thế này. Đi chừng một lát, tao quay qua:- Xin hỏi ông anh đi đâu?- Dạ Kofu. Còn ông anh thì?- Dạ, đi… đi Minobe.- Chắc ông anh là người Edo. Ông anh ở đâu trên Edo?- Dạ ở khu Kayaba-cho, tiệm của tôi tên Ueki.- Vậy à? Tôi thì ở Fukagawa. Tên tôi là Jukichi, bán tạp hóa.Đại khái cứ câu qua rồi câu lại như thế cũng là người Edo với nhau cả nên nói lung tung đủ thứ về Edo thật là vui, mà cũng quên được đường xa. Đi gần tới trạm Hino thì tuyết bắt đầu rơi. Cứ tưởng tượng nếu lúc đó mà đi một mình thì chả biết sẽ phải làm sao: Trời thì đã khá về chiều, tuyết thì rơi bên kia sông chim hót buồn hiu, nghe não cả ruột. Nếu ráng đi thêm thì chắc cũng được, nhưng lạnh quéo cả xương, chỉ biết tính chuyện nghĩ lại thôi. Rất may mà bên cạnh có tay Jukichi. Anh ta bàn:- Tuyết rơi kiểu này là ngày mai chẳng đi đâu được cả. Chi bằng ráng lên một chút, đi nhanh thì tối nay đến được Hachioji.Thế là cả hai ráng lội tuyết mà đi, đến đó thì trời tối lắm rồi. Dọc hai bên đường, mái nhà nào cũng trắng xóa vì tuyết, con đường nhỏ ở giữa thì lấm tấm dấu chân người in đều đặn trên mặt tuyết cũng trắng phau. Dưới mỗi hàng hiên thì nơi nọ chỗ kia có treo lủng lẳng dăm ba lồng đèn màu đỏ, lại có chiếc xe ngựa nào đó về trễ, tiếng lục lạc kêu leng keng nho nhỏ, nhìn quang cảnh mà cứ tưởng như đang đứng trước một bức tranh thật to, sống động, đẹp tuyệt!Hai đứa đi thêm một khúc nữa. Anh chàng Jukichi đang đạp tuyết đi trước tự nhiên quay đầu lại nói:- Đêm nay có nghỉ lại thì xin được chia phòng với ông anh.Thấy không có gì bất tiện, mà anh ta nói đến hai lần, nên tao ừ liền:- Vâng, xin theo ông anh. Nhưng tôi mới đến đây lần đầu, không rõ quanh đây có chỗ nào cho mình ở không?- Ối, lo gì! Gần đây có quán Yamajin, thỉnh thoảng tôi cũng ghé đó khá thường.Tao theo Jukichi đến gần, mới biết đây là một trong những nơi có treo lồng đèn đỏ nhìn thấy lúc nãy. Quán còn mới, cái khách sảnh rất rộng, nối liền với một phòng ngang, có lẽ là dẫn thẳng ra nhà bếp ở phía sau. Thấy lão quản lý đang ngồi sau cái quầy, bên cạnh lò sưởi. Hắn chẳng niềm nở gì cả, chỉ gật đầu bảo “hai ông đi thẳng ra phía sau”. Lúc đó vừa đói vừa lạnh mà nghe bốc lên mùi cơm canh quyện với mùi lửa từ sau bếp và lò sưởi, rồi mùi hơi nước nóng, cả hai lật đật cởi giày đi vào liền. Cô gái trong quán cầm lồng đèn dẫn lên trên lầu, hai thằng tắm nước nóng đã đời rồi ra ngồi làm lai rai vài cốc. Mời nhau qua lại đâu chừng được năm bảy lần thì tay Jukichi bắt đầu nói liên tu bất tận:- Loại rượu này cũng khá phải không ông anh? Suốt cả một vùng này mà kiếm cho được loại cỡ này thì chỉ có ở đây thôi đó nghe! À, có bài hát này hơi cũ, chẳng rõ ông anh có biết không:Đừng nhắc là em đã có chồng,Rượu ngon lòng ấm, uống không nữa hoài.Mới ngang đây thì chưa sao, nhưng thêm được vài bình nữa là hai khóe mắt anh ta đã cụp xuống, mũi thì trở thành bóng lưỡng lên, cứ lắc lư cái đầu mà lè nhè:Chữ ra…ằng… xuân bất tái lai,Ra…áng lên, cạn chén kẻo hoài xuân đi,Tương phùng, mà… dễ được mấy khi,Đèn khuya quán nhỏ… tiếc gì nữa đâu.Lỡ ra, quá chén… cũng vì nhau,Tửu phùng tri kỳ… biển sâu… cũng vơi!I…i…iThấy giọng hát hết ra nỗi, tao không cho uống tiếp, sợ ngày mai còn phải đi sớm. Y thì cứ đòi uống tới, nhưng bị ép đi ngủ nên nằm mà còn ca lải nhải, một lát mới chịu im, rồi bắt đầu ngáy khò khò, chả còn biết trời biết trăng gì. Chỉ riêng tao mới kẹt. Một phần vì đó là đêm đầu tiên từ khi rời khỏi Edo, phần khác là trong khi bốn bề yên lặng mà lại nghe ngáy rầm rĩ bên tai nên không dễ gì ngủ. Bên ngoài hình như tuyết còn rơi, lâu lâu bị gió thổi tạt vào cánh cửa nghe kêu nhè nhẹ. Anh chàng bụi đời kia thì ngủ say thẳng cẳng, có thể còn đang muốn hát tiếp trong giấc mơ không chừng, nhưng tao thì cứ thao thức, nghĩ đêm nay mình không còn ở Edo nữa, những người thân hẳn cũng đang trằn trọc ngủ chẳng yên. Tự nhủ mình chả phải là lúc để lòng ủy mị, nhưng cứ miên man nghĩ quanh nghĩ quẩn thì hai con mắt lại sáng trưng ra, rốt cục nằm mà chỉ mong sao cho trời sáng quách cho rồi.Lúc đó giờ điểm vào đúng canh ba, thao thức mãi đến canh tư vẫn còn nghe tiếng điểm nhưng sau đó chợp mắt đi lúc nào không biết. Được bao lâu chả rõ, chợt mở mắt ra thì thấy cây đèn dầu trên đầu nằm đã tắt ngúm, chắc là do chuột phá. Còn anh chàng bên cạnh thì từ đầu hôm trở đi vẫn cứ ngáy vang nhà, lúc đó sao lại im ru như xác chết, ngay cả hơi thở cũng chả nghe. Tao cảm ngay được có cái gì không bình thường. Đang nằm ngẫm nghĩ thì bỗng từ đâu có một bàn tay thò vô trong mền rò rẫm, rồi từ từ tìm tới chỗ túi tiền cột quanh bụng. Thôi đúng rồi, tên này là dân ăn trộm, đoán người mà chỉ nhìn bề ngoài thì hỏng bét! Nhưng trộm kiểu này thì xoàng quá, tao thấy nực cười mà cũng hơi tức một điều là nó như thế mà mình không biết, còn ngồi chung uống rượu, chén chú chén anh!Nhưng để kể tiếp: Tao thủ sẵn, chờ bàn tay của y mới đụng vô định gỡ túi tiền là chụp một cái rồi bè quặt lại thật mạnh. Y hoảng lên, giựt tay định bỏ chạy nhưng bị tao lấy cái mền trùm luôn lên đầu rồi ngồi đè lên như cỡi ngựa. Y lúng túng vùng vẫy để thò cái mặt ra. Tao tưởng sao, không ngờ y rống lên “bớ người ta, nó giết tui, cứu, cứu!”Đã ăn cướp còn la làng! Tuy từ đầu đã biết là dân không đàng hoàng nhưng đâu ngờ y lại tồi quá mức như thế? Tao nổi đoá, sẵn tay vác cái gối gỗ tộng cho mấy cái nên thân vô mặt. Đang nửa đêm thanh vắng mà tự nhiên nghe ầm ĩ, thôi thì nào chủ quán nào đám làm công, rồi khách ở những phòng khác, kẻ đèn người đuốc lật đật chạy túa lên. Thấy y đang bị tao ngồi đè đầu dí bẹp xuống dưới sàn, chỉ có cái mặt là ló ra khỏi mền đang ráng ngáp ngáp mà thở, ai nấy đều bò lăn ra mà cười.- Ông chủ ơi, tôi bị con rệp này cắn lỡ gây náo động, xin lỗi tất cả bà con!Tao chỉ nói có chừng đó, khỏi cần phải cắt nghĩa gì dài dòng. Lập tức mấy người làm công lấy dây trói chặt y lại năm vòng bảy lượt rồi vác thẳng xuống dưới lầu, xớm xởi như bắt được một con dã nhân hay thủy quái gì đó không bằng.Đám này mới đi xong thì ông chủ quán bước tới xoa tay lễ mễ:- Dạ, chuyện cũng không ngờ, làm phiền đến quý nhân. May mà tiền bạc với đồ đạc không có gì mất mát, cũng thật đáng mừng. Cái tên kia thì sáng mai chúng tôi sẽ đem lên nạp ngay cho nhà chức trách. Ngoài ra còn có chỗ nào sơ sót, cũng xin hoan hỉ mà bỏ qua cho!- Không có chi, mọi sự cũng tại tôi lựa người đi chung mà không cẩn thận, đâu phải tại quán mà ông xin lỗi! Thôi đây có một chút gọi là lấy thảo, ông mua giùm tôi cho mấy anh trẻ trẻ lúc nãy một tô mì tô cháo gì đó ăn cho ấm bụng.Lão ta đi xong, tao thở phào vì được yên tĩnh trở lại. Nhưng khoanh tay nằm mãi vẫn không ngủ được, mà chả lẽ cứ nằm hoài đờ đẫn như mấy bợm thất tình? Cho nên lại nhỏm dậy, tuy trời chưa sáng nhưng mình đi sớm thì tốt hơn. Nghĩ là làm liền, tao thay quần áo, đi ra nhè nhẹ sợ làm mấy người khách khác mất giấc. Đến ngay cầu thang, định xuống quầy để trả tiền phòng thì nghe bên dưới đang nói gì lao xao. Lắng nghe thử thì có ai đó nói gì tới cái tên Nezumi Kozo mà chú mày khen lúc nãy. Tao đâm hiếu kỳ, để bao hành lý dưới chân rồi ngồi nhìn xuống xem sao. Thì ra ở dưới đó anh chàng Jukichi nhà ta đang bị trói ngồi xếp chân dưới đất, có sợi dây dài buộc anh ta vào một gốc cột lớn, giống như người ta thường buộc trâu bò vô gốc cây. Dưới ánh đuốc sáng thấy có ba người đứng vây quanh y, ai nấy đều tay áo xắn lên, bộ dạng hầm hầm. Lão quản lý đứng gần y nhất, tay lăm lăm một cây thước to bản[2], cái đầu hói thì bừng bừng như muốn bốc hơi. Lão ta hậm hực:- Thiệt đó nghe. Cái thằng trời đánh này, ăn trộm quen thói, rồi có ngày còn quá tay hơn cả tên bợm Nezumi Kozo nữa. Thiệt đó nghe. Nó mà cứ kiểu này hoài thì mấy cái quán tụi mình suốt cả vùng này mang tiếng chết! Bữa nay có đập nó chết tươi cũng là làm phước cho cả làng chứ phải chơi đâu!Anh chàng đánh xe râu ria ghé mắt dòm sát vào mặt tên Jukichi rồi nói xen vô:- Nhưng mà, phải nhìn mặt cho kỹ mới biết là dân thứ gì. Cái thằng chết tiệt này, sao mà nó là Nezumi Kozo được? Anh Quản chỉ nói vậy thôi!- Đúng rồi - một người trẻ hơn đang cầm cái ống tre thổi lửa tiếp lời - Thằng này thì cỡ ruồi muỗi dế mèn thôi!- Thiệt đó nghe. Cái thằng khỉ mốc này mà được cái gì? Chưa móc được ví của ai thì đã bị người ta lột hết tuốt luốt, trần truồng như nhộng!- Phải, cái thứ mày mà cũng dám bò ra đường cái làm ăn! Chẳng thà biết thân, xin đi theo mấy đứa con nít, cột cục nhựa ở đầu cần câu thò vô ăn trộm tiền trong mấy cái hộp công quả trước chùa coi bộ còn hợp hơn!- Chắc cũng không làm nổi chuyện đó đâu! Tài nghệ của thứ này thì chỉ mặc đồ rách ra đứng ngoài ruộng làm bù nhìn để hù mấy con chim là giỏi lắm rồi!Gã Jukichi tuy tức vì bị xỉ vả giễu cợt nhưng chỉ ngồi yên, đôi mắt cứ chớp chớp. Tuy nhiên khi anh chàng trẻ luồn cái ống thổi lửa tre dưới cằm để nâng mặt y lên, gã bỗng nổi giận, la lớn:- Ê, lũ khốn kiếp này, tụi bây biết tao là ai không mà cứ miệng lằn lưỡi mối ăn nói xỏ xiên? Tuy rằng trộm nhưng cũng có thứ! Nói cho lũ mày biết, anh của tụi bây đây nhé, một mình dọc ngang bờ cõi, không oai vang tột đỉnh nhưng cũng không phải là thứ thường. Tụi bây một bọn nông dân bần cốt sao dám to gan lớn mật, lải nhải nói điều bậy bạ khi dễ người ta?Cả đám nghe vậy đâm ra chưng hửng. Thật ra lúc đó tao cũng đã xuống đến nửa cầu thang rồi, nhưng thấy y nói hùng dũng như thế nên đứng nán lại xem thử ra sao. Lão quản lý thế mà có vẻ là người tốt bụng, nghe nói vậy thì ngừng lại nhìn hắn chăm chăm, sững sờ tới độ quên mất là mình đang nắm thanh thước gỗ trong tay. Nhưng gã đánh xe có vẻ cứng cựa hơn, gã vuốt vuốt bộ râu rồi hất hàm hỏi:- Ăn trộm thì vinh quang cái con mẹ gì? Nói cho mày biết, trong một buổi mưa lớn ba năm về trước, tao đây đã từng tay không mà bắt được mãnh thú nhà trời[3]. Cái biệt danh “ông Kanta ở Yokchama” mà thiên hạ vẫn hay đồn chính thị là mỗ gia đây! Thứ tép riu như mày thì nói thiệt, ông chỉ cho một đạp là ngủm cù tẻo ngay, đừng tưởng bở!- Cóc xì! Nói toàn chuyện trên trời dưới đất, bộ tưởng anh đây là thằng dễ dọa già dọa non hay sao hả? Tụi bây mà biết anh đây là ai thì chắc chắn phải giật mình choáng váng. Để anh nói sơ qua cho mà rõ, cả bầy lo ngoáy tai cho kỹ mà nghe!Nói xong, y bắt đầu sửa giọng cho ra vẻ trịnh trọng. Lúc đó trời lạnh nên nước mũi của y chảy đọng trên chót mũi, một nửa mặt từ mang tai xuống tận cằm thì sưng vếu lên vì bị tao giáng cho mấy cú thật mạnh hồi nãy, trông rất khó coi. Nhưng ba đứa quê mùa đó nghe nói thế đâm ra rụt rè, trong khi y thì dáng bộ ra vẻ oai phong. Y vốn quen chuyện mồm năm mép mười từ thuở nào đâu nên ăn nói nghe thật lanh lợi trơn tru, làm cho gã râu ria “tay không bắt thú” kia cũng đâm ra hết còn sừng sổ. Thấy cả đám có vẻ chùn hẳn lại, y bắt đầu lắc lư cái đầu, liếc xéo một cái rồi dõng dạc:- Mấy thằng dế nhủi này, tụi bây hồi hộp muốn nghe lắm chứ gì? Chuyện thế này nhé! Đứa nào lỡ nghĩ anh đây là dân trộm vặt thì quá lầm to! Chính ở vùng này chứ đâu, cuối mùa thu năm ngoái có người lẻn vào dinh quan huyện trong một đêm mưa gió, lấy hết tiền bạc trong tủ không chừa một xu nhỏ, tụi bây chắc có nghe, nhưng biết ai không? Anh đây chứ ai!- Mày? Vào dinh quan lớn?Chỉ một mình lão quản lý hỏi như vậy nhưng cả đám ai cũng giật mình. Anh chàng trẻ người coi bộ sợ muốn vỡ mật, kêu lên một tiếng rồi lật đật lùi tới hai ba bước.- Chứ ai vào đây nữa? Nhưng chừng đó thì thấm gì! Mới mấy tuần trước đây, có hai người bảo tiêu mang tiền qua tới đèo thì bị giết, tụi bây chả nghe là ai ra tay à?Gã Jukichi nói xong, hít mũi mấy cái rồi đắc chí kể thêm một lèo, nào là lẻn vào nhà kho lớn ở Fuchu, nào là đốt trạm Hino, nào là hiếp dâm một cô đi hành hương trên núi, toàn là những chuyện bạo gan táo tợn. Nhưng vậy mà cả đám kia đâm ra sợ, bắt đầu tỏ ra khép nép hẳn xuống. Đặc biệt là anh chàng đ&aaAkutagawa dựa vào đâu để viết Sợi tơ nhện