Ai bắt trộm gà?

Có một vị quan thông minh, nổi tiếng có tài xét xử. Nhân một chuyến công du qua làng nọ, thấy có người mất một con gà đang chửi rủa ầm ĩ với những lời thậm tệ, ông sai trói người ấy vào trong quán, gọi tất cả người trong làng đến, giả vờ mắng rằng:
- Mầy mất một con gà đáng giá là bao mà chửi cả tổ tiên người ta, lại làm cho xóm làng bất ổn.
Rồi ông truyền cho mọi người vả vào miệng người mất gà. Tuy phải làm theo lệnh quan nhưng không ai nỡ vả mạnh vì thương người đàn bà vừa mất gà, vừa bị tội. Chỉ có kẻ lấy cắp gà là ức vì bị chửi độc nên giang tay tát không thương tiếc. Quan sai bắt hắn, khám nhà hắn tìm được cả lông gà mà hắn vừa thịt rồi đem chôn. Hắn đành cúi đầu nhận tội.
Tương truyền, ông quan này xử rất nặng những kẻ phạm tội ăn cắp vặt như bẻ bí, bắt gà và những kẻ ăn cắp tài sản có giá trị càng lớn thì ông xử càng nhẹ. Trong một lần thăng đường để xét xử cùng một lúc hai vụ kẻ ăn trộm gà và kẻ ăn trộm trâu. Kẻ ăn trộm gà bị xử phạt một trăm trượng còn kẻ ăn trộm trâu chỉ bị phạt bốn mươi trượng. Khi có người thắc mắc thì ông giải thích rằng:
- Gà là vật nhỏ, dễ nuôi, ai cũng có thể nuôi gà để ăn thịt. Kẻ ăn cắp gà là kẻ lười biếng, tham ăn nên cần phạt nặng cho chừa. Còn con trâu là tài sản lớn, dùng để cày cấy, người nghèo không thể có. Do vậy ăn trộm trâu là điều có thể thông cảm được vì nghèo khó, cần có trâu để cày cấy làm ăn.
Từ đó, trong vùng ông cai nhậm không còn tình trạng ăn cắp vặt, các vụ ăn cắp lớn cũng dần dần mất đi, vì các vụ ăn cắp lớn rất dễ bị nhân dân phát giác. Hơn nữa, kẻ ăn cắp lớn thường bắt đầu từ ăn cắp nhỏ mà sinh ra.
Lời bàn:
Ngày trước, có một số vùng có quy định: ăn cắp tài sản có giá trị càng lớn thì tội càng nhẹ (ví dụ như con trâu là đầu cơ nghiệp chỉ bị phạt 20 roi); ăn cắp tài sản có giá trị nhỏ thì tội càng nặng (ăn cắp gà bị phạt 50 trượng). Quy định như vậy là nhằm bảo vệ tài sản cho bọn địa chủ (mang tính giai cấp), bởi vì bọn địa chủ có rất nhiều tài sản nhỏ để vung vãi khắp nơi, hay bị mất vặt. Còn những tài sản lớn như trâu, bò thì đã có người chăn dắt, khó mất. Nếu tài sản lớn có bị ăn cắp thì cũng dễ phát hiện dễ tìm lại, do vậy không cần bảo vệ. Các quan thường cho yết thị: “Cấm quần tam, tụ ngũ, sát cẩu hại kê” là để bảo vệ chó gà. Hễ có ba người ngồi lại là bàn cách kiếm cái nhâm nhi. Vì không có quán nhậu như ngày nay nên bàn nhau bắt trộm gà. Hễ có dăm người tụ lại là bàn cách bắt trộm chó vì ăn gà không đủ. Chính vì có hiện tượng đó nên các qnan ngày trước xử rất nặng bọn ăn trộm vặt để bảo vệ tài sản cho bọn địa chủ trước những kẻ bần cố thiếu ăn, chứ không vì mục đích như lý luận của vị quan trên.

Truyện Lãng mạn pháp luật Lời nói đầu Làm sao cởi được cái quần của ngươi? Về vụ hối lộ không thành của Phạm Lãi – Tây Thi Lời biện hộ của Hoạn Thư trước “thẩm phán” Vương Thúy Kiều Một vụ kiện trời Đứa con của mẹ nào? Hũ vàng của ai? Về vụ xử tử không thành của người da đỏ Bà Thủ Khoa Nghĩa minh oan cho chồng !!!4386_3.htm!!! Đã xem 232083 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Về vụ hối lộ không thành của Phạm Lãi – Tây Thi

--!!tach_noi_dung!!--
Phạm Lãi theo phò vua nước Việt là Câu Tiễn, lập được nhiều công lớn. Sau khi giúp Câu Tiễn đánh thắng Ngô Phù Sai, Phạm Lãi đưa Tây Thi xuôi dòng sông Ngũ Hồ. Sau thời gian phiêu bạt, Phạm Lãi sang sinh sống ở nước Tề và đổi tên họ thành Chu Di Tử Bì. Nhờ tài năng trác việt của mình, Phạm Lãi lại có nhiều thành công trên quê hương mới. Ông nổi tiếng giàu có, đức độ nên vua Tề mời ông làm tướng quốc. Phạm Lãi ngậm ngùi than rằng:
- Ở nhà thì có hàng ngàn lạng vàng, làm quan thì đến công hầu, tướng quốc. Kẻ áo vải được thế là tột bậc rồi, giữ mãi cái tiếng tăm lừng lẫy là không tốt, có ngày mang vạ vào thân.
Thế rồi Phạm Lãi bèn trả ấn tướng quốc, đem tất cả tài sản cho bạn bè, làng xóm, chỉ mang theo những của thật quí, lẻn đi.
Phạm Lãi dừng lại ở đất Đào, cho nơi đó là ở giữa thiên hạ, tiện đường đổi chác, buôn bán để làm giàu. Phạm Lãi bèn tự gọi mình là Đào Chu Công.
Chu Công ở đất Đào sinh người con út. Khi người con út đã lớn, người con trai thứ hai của Chu Công giết một công hầu nước Sở, đang bị giam, chờ ngày xử tử. Chu Công nói:
- Giết người bị chết là đáng rồi! Nhưng ta nghe nói: “con nhà nghìn vàng không chết ở chợ”.
Liền sai người con út sang Sở xem sự việc ra sao.
Chu Công lấy một nghìn lượng vàng bọc vào trong túi quần áo vải thô chở bằng xe bò, định sai người con út đi. Con trai cả của Chu Công cũng cố xin đi. Chu Công không nghe. Người con cả nói:
- Con cả trong nhà là huynh trưởng; đảm nhận coi sóc việc nhà. Nay em có tội, cha chẳng sai con, lại sai em út đi, thế con là đứa con hư! Nhục thế này làm sao con sống được.
Người con cả toan tự sát. Tây Thi nói hộ cho người con cả:
- Nay ông sai thằng út đi thì chưa hẳn dã cứu sống được thằng thứ hai, mà trước tiên giết mất thằng cả! Biết làm thế nào?
Chu Công cực chẳng đã phải sai người con cả đi. Ông viết một phong thư gửi cho người bạn cũ là Trang Sinh và dặn người con cả rằng:
- Khi con đến thì dâng một nghìn lượng vàng vào nhà Trang Sinh, mặc ông ta làm gì thì làm, nhất thiết không được tranh cãi với ông ta trong việc này.
Người con cả khi đi cũng tự mang theo riêng vài trăm nén vàng sang Sở...
Trang Sinh nhà ở kề ngoại thành. Người con cả phải lách lau cỏ mới tới cửa, thấy nhà có vẻ rất nghèo... trong lòng lấy làm nghi hoặc, không tin là Trang Sinh có khả năng cứu mạng. Tuy nhiên, người con cả cũng làm theo lời cha dặn là đưa thư và dâng nghìn lượng vàng.
Trang Sinh nhận thư và nghìn lượng vàng rồi nói:
- Thôi! Anh hãy đi ngay đi! Chớ có ở lại! Dù em anh được tha ra cũng chớ có hỏi tại sao slại được tha.
Người con cả ra rồi, không đến nhà Trang Sinh nữa mà ngầm ở lại, lấy của riêng mang theo đem dâng cho quý nhân có quyền thế ở Sở. Trang Sinh tuy ở một xóm nghèo khổ nhưng cả nước đều nghe tiếng ông thanh liêm chính trực. Từ vua Sở trở xuống đều tôn ông làm bậy thầy. Khi Chu Công đưa vàng đến, không phải ông có ý muốn nhận. Ý ông ta chỉ muốn giữ lại để cho cha con Đào Chu Công yên tâm là ông đã nhận giúp đỡ, để người con cả khỏi chạy chọt chỗ khác gây náo động làm cho sự việc khó giải quyết. Trang Sinh định khi xong việc sẽ đưa trả đủ lại số vàng ấy cho Chu Công. Cho nên khi vàng đưa đến, Trang Sinh bảo vợ:
- Đây là vàng của ông Chu. Nhỡ tôi không sống được cách đêm thì thế nào bà cũng đưa trả hộ cho tôi, chớ có đụng đến vàng ấy.
Nhưng con cả của Chu Công không biết ý Trang Sinh, lại còn cho rằng ông ta không có thế lực gì.
Trang Sinh thong thả ra mắt vua Sở, nói:
- Có ngôi sao... mỗ, đóng ở chỗ... mỗ, cái đó hại cho nước Sở...
Vua Sở vốn mê tín và tin Trang Sinh, liền hỏi:
- Giờ biết làm thế nào?
Trang Sinh nói:
- Chỉ có cách dùng đức mới trị được nó.
- Thầy về nghỉ! Quả nhân sẽ làm theo.
Nhà vua liền sai sứ giả niêm phong ba kho tiền.
Quý nhân nước Sở kinh ngạc liền về bảo người con cả Đào Chu Công:
- Nhà vua sấp đại xá.
Người con cả Chu Công hỏi:
- Làm sao biết?
- Mỗi lần nhà vua sắp đại xá thường cho niêm phong ba kho tiền. Chiều qua nhà vua đã sai sứ đi niêm phong.
Người con cả Chu Công nghĩ rằng: nếu đại xá thì em mình thế nào cũng được tha. Anh ta tiếc nghìn vàng đem cho lão Trang Sinh, thế là mất toi, bèn lại ra mắt Trang Sinh. Trang Sinh giật mình hỏi:
- Anh chưa về ư?
Người con trưởng nói:
- Thưa vẫn chưa ạ! Trước kia vì việc thằng em, nay thằng em may mắn được hưởng lệnh đại xá, cho nên lại đây chào cụ để về.
Trang Sinh biết ý anh ta muốn lấy lại vàng, liền nói:
- Anh vào nhà trong lấy vàng.
Người con trưởng tự vào nhà lấy vàng ra. Trang Sinh xấu hổ vì bị đứa trẻ con mua chuộc, bèn vào yết kiến vua Sở nói:
- Tôi trước kia có nói về ngôi sao... mỗ. Nhà vua nói sẽ sửa đức để bổ cứu. Nay tôi ra đường, đâu đâu cũng thấy đồn rằng: Đứa con nhà giàu ở Đào là Chu Công, giết người bị giam ở Sở, nhà nó đem nhiều vàng bạc đút lót cho các quan hầu nhà vua. Nhà vua không phải vì thương dân nước Sở mà xá đâu, chỉ vì chuyện con Chu Công đó thôi.
Vua Sở cả giận nói:
- Quả nhân tuy có kém đức thật, nhưng lẽ nào lại vì có con Chu Công mà ra 1('tuaid=4386&chuongid=7">Hũ vàng của ai? Về vụ xử tử không thành của người da đỏ Bà Thủ Khoa Nghĩa minh oan cho chồng Tây Môn Báo xử tội bọng đồng cốt: “Hà Bá lấy vợ” Vụ thả tử tù của Tô Ký Xử kẻ vô ơn Kiện cành đa Chàng Ngốc được kiện Vụ đòi hối lộ nơi cõi Phật Quan xử kiện tài giỏi Người ban hành pháp luật không thi hành pháp luật do chính mình ban ra Họ Đào được kiện Kết quả một vụ kiện Yết thị Quan thanh tra bị đánh Chính pháp Tào Tháo Nhìn mắt bắt trộm Phân xử tài tình Chàng mồ côi xử kiện Chuyện Bùi Cầm Hổ Để bảo tồn phép nước Ai bắt trộm gà? Đào Tấn chém bồi Ba Phê đơn ly dị Tang chứng bốc hơi Hai bảy mười ba Cuộc xử kiện giữa các loài chim Ông vua sáng suốt Giải quyết công bằng Đâu là chứng cứ? Truyện người lính cận vệ của nhà vua Chia phần thưởng cho kẻ đòi hối lộ