Chương 2

Buổi lễ mừng công cho Hải Triều của Thành ủy Thành phố diễn ra ở một nơ rất ấm cúng và sang trọng.
Buổi lễ bắt đầu và kết thúc trong một rừng hoa tươi vây xung quanh Hải Triều. Phóng viên các báo đài có mặt rất đông, không ai là không tranh thủ ghi nhanh những tấm ảnh Hải Triều bên các vị quan chức thành phố, các vị đầu ngành, tiến sĩ – bác sĩ giỏi bên y khoa. Cả những tấm ảnh nàng gia đình của nàng...
Hải Triều thật nổi bật, thật sung sướng... Tất cả những đôi mắt của khách mời bên dưới đều hướng về nàng một cách ngưỡng mộ, thán phục, bởi nàng quá trả tuổi và cũng quá tài giỏi, một tiêu biểu cho người phụ nữ “tài sắc vẹn toàn”, Giữa bầu không khí càng lúc càng vui vẻ sôi nổi, không ai để tâm đến một phụ nữ luống tuổi ngồi ở dãy ghế sau cùng. Người phụ nữ có một dáng vẻ quý phái, có một gương mặt tuy đã qua thời xuân sắc với một đôi mắt thật buồn nhưng còn rất đẹp.
Bà đến lặng lẽ không ai biết, bà cũng không trò chuyện với ai. Khi người ta mang hoa lên tặng Hải Triều, bà cũng gởi theo một bó hoa mà không tự mình mang lên. Bà lặng thầm như một dấu chấm hỏi cho chính con người của bà.
Bà nhìn ngắm Hải Triều, nói đúng hơn là bà ngắm Hải Triều một cách say sưa. Đôi mắt buồn của bà lúc đỏ ửng lên như sắp khóc, và dường như bà cũng rất kiềm chế để không phải rơi lệ.
Bà là ai? Không ai biết bà là ai. Cho đến khi bà Thùy Dung đang chụp ảnh gia đình chung với Hải Triều đột ngột tắt ngay nụ cười tươi, lảo đảo bấu chặt tay vào cánh tay ông Hài Sơn khi bất ngờ nhìn thấy gương mặt của bà lẩn khuất ẩn hiện từ bên dưới.
– Hải Sơn...
Bà Thùy Dung kiềm chế lắm mới không phải hét lên. Ông Hải Sơn nhìn vẻ mặt xanh xao của vợ, lo lắng:
– Chuyện gì vậy? Em không khỏe à?
Vừa lúc đó, Hải Triều nghe thấy cũng xen vào:
– Mẹ à! Mẹ không có khỏe hả?
– Không có... không có.
Bà Thùy Dung gượng cười, lắc đầu:
– Mẹ đâu có sao. Con không cần phải lo cho mẹ, đã có ba bên cạnh mẹ rồi.
Con cứ vui với bạn bè đi.
Sau một lúc gắng gượng chụp vài bức ảnh nữa, rồi Hải Triều được bàn bè kéo đi, bà Thùy Dung cũng nhanh tay kéo ông Hải Sơn đến một nơi ít người, vẻ mặt lẫn giọng nói đều rất hoang mang:
– Hải Sơn! Cô ấy... em đã nhìn thấy cô ấy.
– Em nói sao?
Ông Hải Sơn nhìn chăm chăm vợ. Bà Thùy Dung sắc mặt nhợt nhạt đầy lo âu:
– Em nói em đã nhìn thấy cô ấy. Cô ta cũng đến. Sau bao năm vắng bặt, cô ta đã hiện ra rồi... không phải là một bóng ma nhưng vẫn làm cho em khiếp sợ vô cùng. Nhất định cô ta đến... cô ta xuất hiện... là vì muốn đòi...
– Em đừng có nói bậy!
Ông Hải Sơn cắt ngang lời vợ rồi hỏi:
– Em nói em nhìn thấy cô ta, nhưng cô ta ở đâu sao anh không thấy?
– Chính là cô ấy. Em không nhầm lẫn chút nào. Cô ấy ngồi ở hàng ghế sau cùng Ông Hải Sơn nhìn theo hướng chỉ của vợ, nhưng người phụ nữ bí ẩn kỳ lạ đã không còn ở đó nữa. Bà đến như con gió và biến mất cũng như cơn gió. Ông Hải Sơn nhìn mỏi mắt vẫn không thấy ai, liền nói:
– Không có. Không có ai cả. Em lo lắng quá nên hoa cả mắt rồi. Em nhìn lại đi, làm gì có bóng dáng nào của cô ấy.
Bà Thùy Dung nhìn kỹ lại. Rõ ràng bà đã nhìn thấy người phụ nữ đó nhưng sao giờ lại không có. Chẳng lẽ bà hoa mắt? Bà cũng mong là mình hoa mắt.
Bà thở dài nhìn chồng:
– Em cũng hi vọng là mình nhìn lầm.
– Đừng nghĩ ngợi nữa! Hải Triều tinh mắt lắm. Em khác lạ, con bé sẽ nhìn ra ngay. Vui vẻ bình thường lại đi, có chuyện gì anh sẽ gánh hết cho. Có anh đây mà.
Ông Hải Sơn động viên vợ nhưng trong lòng lại đầy gút mắt. “Có thật là cô ấy đã đến đây hay không? Bao nhiêu năm rồi... bao năm qua chẳng hiểu cô ấy làm gì? Ở đâu”? Dẫu sao người phụ nữ đó cũng hết sức tội nghiệp và ông luôn cho rằng mình nợ cô ta một món nợ lớn chưa trả được. Và bây giờ, nếu cô ta thật sự đến... thật sự làm một điều gì đó dù rằng ảnh hưởng tới niềm vui hạnh phúc của gia đình ông, thì ông cũng cho đó là lẽ phải... lẽ phải.
􀂐 􀂐 􀂐 Người đàn bà bí ẩn trông thấy Thùy Dung dường như đã nhận ra mình, bà liền lẩn đi thật nhanh ra khỏi tòa nhà. Bà hấp tấp, vội vàng cứ như sợ có người rượt đuổi. Bà bước lên một chiếc du lịch màu trắng mới toanh và chiếc xe nhanh chóng chuyển bánh.
Vài mươi phút sau, chiếc xe chạy vào một biệt thự màu trắng rất đẹp. Bà xuống xe nói với tài xế:
– Cậu về sớm đi! Từ đây đến tối, tôi sẽ không đi đâu nữa.
– Dạ.
Nói rồi, bà bước thẳng vào nhà. Ngồi xuống ghế, hai tay ôm lấy đầu. Hình ảnh Hải Triều xinh đẹp lộng lẫy. Hình ảnh Hải Triều xinh đẹp lộng lẫy, chói ngời vinh quang, rồi hình ảnh đầy yêu thương hạnh phúc của Hải Triều bên cha mẹ anh em... từng lúc nhảy múa trong đầu bà, làm nghẹn thắt trái tim bà.
– Tôi phải làm sao đây? Tôi phải làm với chính mình.
– Thưa bà...
Cô giúp việc xuất hiện bên cạnh lên tiếng. Bà cũng lên tiếng:
– Mang cho tôi ly trà táo!
Cô giúp việc đi vào rồi trở ra với một ly trà táo mát lạnh. Bà nâng ly trà táo mát lạnh. Bà nâng ly trà táo lên uống một hơi chừng muốn xua đi đám lửa nóng đang cháy trong lòng. Đám lửa dịu bớt và bà cũng thấy dễ chịu hơn, bà lại lên tiếng:
– Cô định nói gì, sao không nói đi?
– Thưa bà, có một ông tên là Trần Tâm bảo nhắn lại với bà là đúng mười giờ, ông ấy sẽ đến thăm bà.
– Trần Tâm?
Bà kêu lên rồi đưa mắt nhìn đồng hồ. Đã chín giờ... mười giờ sẽ đến... Trần Tâm lại về nữa rồi. Ông từ nước Mỹ về Sài Gòn một năm rất nhiều lần, tất cả cũng chỉ vì bà. Người đàn ông bền bỉ ôm giữ một tình yêu đối với bà.
Nhưng bao năm qua, bà vẫn xao lãng vì bà chỉ nghĩ đến đứa con gái của mình. Đó cũng chính là mục tiêu duy nhất của cả đời bà. Còn người đàn ông ấy thì vẫn một lòng một dạ chờ đợi.
Bật ra một tiếng thở dài, bà đứng lên khỏi ghế rồi nói:
– Tôi vào phòng nghỉ. Ông Trần Tâm đến thì đưa thẳng vào phòng của tôi – Dạ.
Bà đi về phòng, căn phòng của bà rất rộng, sơn màu vàng nhạt. Một bên căn phòng là giường ngủ, tủ áo, bàn trang điểm và bàn làm việc. Bên còn lại là những giá vẽ và những hộp đựng cọ màu.
Bà bỗng trở nên nhỏ bé giữa một căn phòng quá rộng. Bà đứng im lặng giữa phòng một lúc lâu rồi để chiếc bóp cầm tay lên bàn, sau đó bà di chuyển đến một giá vẽ lớn, đưa tay kéo tấm vải phủ trên giá ra để lộ một bức tranh thiếu nữ tay ôm một bó hoa lớn miệng cười tươi tắn.
Thiếu nữ đó chính là Hải Triều. Bức họa được bà họa lại từ một bức ảnh của Hải Triều đăng trên bào phụ nữ. Ảnh chụp nàng ngày từ nước ngoài trở về trong vinh quang và được chào đón long trọng.
Bức họa rất đẹp, rất sống động, cứ như thật, bởi vì nó đã được bà họa lại bằng cả tim óc.
Bà đứng lặng trước bức họa, nhìn ngắm rất lâu, sau cùng bà khóc. Bà ngồi bệt luôn xuống nền nhà co người lại mà khóc. Và dường như nước mắt chảy tuôn ra cũng chẳng làm giảm được chút đau đớn nào trong tâm khảm của bà.
Bà càng khóc càng đau, càng khóc càng đau, để rồi khi không còn đè nén được nữa bà bật gào lên:
– Hải Triều! Hải Triều ơi... Ta phải làm sao đây? Ta phải làm sao mới nhìn lại được con đây? Ôi! Ta quẫn trí mất rồi. Có lẽ ta phải chết mới quên được tất cả. Phải, ta phải chết mới quên được con, mới không còn nhớ rằng ta có đứa con gái ruột thịt là con, mới không còn khắc khoải vì con nữa. Hải Triều ơi! Con làm sao biết được ta đã sống khổ sở ra sao vì nhớ con. Ta ngày nào cũng nuôi hi vọng sẽ có một ngày đoàn tụ với con, nhưng xem ra ta đã hi vọng hão huyền. Ta đã mơ những điều không có thật. Nhưng ta làm sao chịu đựng nổi khi con chính là cả cuộc đời ta, một cuộc đời mà ta đã đánh mất...
Không có con, chuỗi ngày ta sống chỉ là vô vị, vậy thì ta kết liễu cho rồi. Ta tự giải phóng cho mình ra khỏi cuộc đời quá bạc bẽo của ta. Ta tự kết liễu cho rồi để mọi thứ liên quan giữa ta và con từ nay mãi mãi chìm vào quên lãng.
Vĩnh biệt con Hải Triều... ta vĩnh biệt con.. Quẫn trí, bà như một người điên loạn, lảo đảo đứng lên chạy đến lục tung bàn giấy rồi nắm chặt con dao rọc giấy trên tay đầy kích động, cắt một phát mạnh vào cườm tay bà. Máu bắn ra, máu tuôn ra dầm dề. Bà buông cao dao ngã vật xuống đất chờ đợi cái chết đến.
Vừa lúc đó cửa phòng bà bật mở. Từ bên ngoài bước vào một phụ nữ và một người đàn ông. Cả hai trông thấy cảnh tượng đó thì hốt hoảng kêu lên:
– Tố Như... Tố Như...
Người phụ nữ run lạc cả giọng:
– Anh Tâm! Đưa chỉ đi bệnh viện ngay thôi. Anh bồng Tố Như ra ngoài, tôi đi gọi tắc xi.
– Được rồi. Em mau lên Thúy Hoa!
Người đàn ông chính là Trần Tâm, người đã hết lòng hết lòng hết dạ yêu thương và chờ đợi Tố Như. Còn người phụ nữ là Thúy Hoa, bạn gái thân thiết của Tố Như Thúy Hoa chạy vụt ra ngoài, ông Trần Tâm rút vội cái khăn tay trong túi ra, buộc chặt vào cổ tay bà Tố Như, rồi bế xốc bà trên tay, chạy ra ngoài vừa kịp lúc chiếc tắc xi vừa trờ tới.
􀂐 􀂐 􀂐 Bà Tố Như được cấp cứu kịp thời và cũng tỉnh lại rất nhanh trong bệnh viện. Nắm chặt tay bà, ông Trần Tâm nhìn bà bằng ánh mắt xót xa:
– Tại sao em lại làm như vậy?
– Em không muốn sống nữa.
Ông Trần Tâm xoa nhẹ lên tóc bà nói:
– Nhưng mạng sống rất quý báu, em tự kết liễu như vậy là khờ lắm đó. Em có nghĩ nếu như Hải Triều biết được chuyện... nó sẽ khổ buồn đến thế nào không?
– Hải Triều... Hải Triềụ. Bà Tố Như chừng như đau khổ, bà ứa lệ nghẹn ngào:
– Hải Triều làm sao mà biết được. Hải Triều của em đã thuộc về người khác và mãi mãi thuộc về người khác. Em chỉ là một người dân không quan hệ gì, em chỉ là một cái bóng âm thầm dõi theo nó suốt cuộc đời... đau khổ vì nó suốt đời mà thôi.
– Tố Như! Anh nghĩ là em đã chịu đựng đủ rồi.
Ông Trần Tâm đặt hai tay lên hai bờ vai bà Tố Như, nói tiếp:
– Đã đến lúc em phải được nhận lại con, đã đến lúc Hải Triều phải biết được sự thật ai là mẹ ruột của nó. Đấy không chỉ là điều mà em khao khát, mà đó còn là mong mỏi của anh, của Thúy Hoa, bởi chúng ta không muốn nhìn thấy em khổ đau vì Hải Triều thêm một giây nào nữa. Hôm nay, em đã làm chuyện rồ dại, nếu như anh và Thúy Hoa không đến sớm thì em đã sao rồi, hả Tố Như?
Em làm cho anh sợ lắm. Thật sự là anh đã vì em mà hoảng sợ, bởi vì anh không muốn mất em. Có thể em không nghĩ gì đến anh, em không coi anh là trọng, nhưng đối với anh, em quý trọng biết chừng nào, vì thế mà anh sợ.... anh sợ....
Ông Trần Tâm nói đến đó thị nghẹn lời. Bà Tố Như nhìn sững ông rồi đưa mắt như tìm kiếm ai, một hồi mới lên tiếng:
– Trần Tâm! Thúy Hoa đâu? Thúy Hoa đâu rồi?
– Cô ấy đã đi đến nhà bên ấy rồi. Cô ấy rất thất vọng, rất phẫn nộ. Cô ấy bảo cô ấy đi làm cái điều cần làm, để không hối hận suốt đời.
Bà Tố Như bật cả người lên nhưng vì sức yếu nên bà lại bị rơi xuống. Bà nhắm nghiền mắt, tinh thần lại bấn loạn dữ dội. Cuối cùng thì Thúy Hoa đã vượt qua bức tường rào mà mấy mươi năm nay bà không dám vượt qua, thay bà làm cái điều mà bà muốn nhưng không dám làm. Cô ấy thật gan góc, đáng nể. Còn bà thì vừa mùng vừa sợ.
Đi đến bên ấy rồi, nhưng liệu người ta có dễ dàng để cho Thúy Hoa phanh phui sự thật hay không? Liệu người ta có đồng ý cho con nhận lại mẹ hay không? Thật sự không sao nghĩ được mọi việc rồi sẽ ra sao. Thuận lợi hay không thuận lợi? Được hay không được?
Càng nghĩ càng rối lòng. Bà Tố Như bấu vào tay ông Trần Tâm, kêu lên:
– Sao anh không cản Thúy Hoa lại? Sao anh lại để Thúy Hoa đi vậy chứ?
Một sự việc không dễ gì, một việc khó như thế... không chừng Hải Triều hay được nó còn cười, cho đó là chuyện hoang đường không thể nào tin thì sao?
Quyết định một việc hệ trọng như thế, sao anh và Thúy Hoa không chờ bàn bạc với em?
Ông Trần Tâm lắc đầu thở ra:
– Em đã cùng quẫn,anh và Thúy Hoa không thể chờ đợi nữa. Chi bằng quyết định thay em, làm tất cả vì em. Nếu em có trách thì hãy trách đi, nhưng anh và Thúy Hoa đối với em là toàn tâm toàn ý. Chúng ta muốn em được nhận lại đứa con gái của mình.
– Bây giờ Hải Triều khôn lớn, xinh đẹp, thành công như vậy, họ sẽ cho em nhận lại con sao?
– Nếu họ còn có lương tâm thì họ sẽ cho em nhận con. Còn nếu như sự việc có ngược lại theo ý muốn của chúng ta, thì chúng ta sẽ kiên trì hơn nữa, nhẫn nại hơn nữa cho đến khi nào đạt đến kết quả tốt đẹp mới thôi. Bất luận tốt xấu thế nào, em cũng phải thật bình tĩnh... thật bình tĩnh mới được.
Bà Tố Như xúc động rơi lệ. Tấm chân tình của ông Trần Tâm đã lay động bà. Bà nhắm nghiền mắt để mặc cho nước mắt thi nhau tuôn xuống hai bên thái dương. “Nếu họ còn có lương tâm... ” Bà chợt nhớ lại lúc xưa, người phụ nữ đó chẳng phải đối với bà rất kiên định, rất cứng rắn, lạnh lùng đó hay sao? Hai mươi năm rồi... Đã hai mươi năm. Nếu như bà ta vẫn kiên định, vẫn cứng rắn,vẫn lạnh lùng như trước thì sao?
Bà Tố Như hé mắt nhìn ông Trần Tâm, rồi nói:
– Em có hy vọng gì hay không? Em có nên hi vọng hay không?
– Con người sống được là nhờ vào hi vọng em à. Hãy hi vọng vào những điều tốt đẹp.
Ông Trần Tâm đưa tay chặm nước mắt cho bà rồi lại nói:
– Mạnh dạn lên. Em muốn nhìn lại con gái thì phải mạnh dạn lên.
Bà Tố Như rưng rưng, ngước nhìn ông Trần Tâm hỏi:
– Hải Triều sẽ nghĩ sao về em? Liệu con bé có chấp nhận em không?
– Một người mẹ tuyệt vời như em không có gì phải ái ngại. Riêng với Hải Triều, tuy chưa một lần tiếp xúc, nhưng anh có thể bằng giác quan nhận xét đó là một cô gái có trái tim nhân hậu. Dẫu rằng có hơi nghiệt ngã nhưng Hải Triều biết cách dung hòa sao cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
– Anh tự tin như thế à?
– Phải.
Bà Tố Như thở hắt ra:
– Em mong được như vậy, chỉ sợ không được như vậy.
– Hãy tin tưởng em à!
Ông Trần Tâm bóp chặt bàn tay của bà Tố Như trong tay mình như muốn truyền hết cho bà sức lực của ông để bà có thể dũng cảm hơn, sẵn sàng đối đầu với mọi tốt xấu vẫn đang chờ phía trước.
Bà Tố Như nhìn ông Trần Tâm bằng ánh mắt dịu dàng, rồi quay đi nhìn xa tít ra bên ngoài cửa sổ.
Bên ngoài cửa sổ là cả một bầu trời chói chang nắng đầy mây xanh mây trắng và những cơn gió nhẹ nhàng khẽ lay động ngọn cây.
Hơn hai mươi năm rồi, biết bao thay đổi... ấy vậy mà quá khứ vẫn như ngày hôm qua gần gũi, vẫn như một quyển sách mở trước mặt, lật giở từng trang là có thể thấy tất cả. Và trong đầu bà Tố Như lần lượt giở qua từng trang của quá khứ... quá khứ của người đàn bà có trái tim hoang vu.