Tháng 7 năm 1966, anh đã sớm lường đoán được rằng: "Cuộc đại cách mạng văn hoá" chưa từng có trong lịch sử này sẽ "kéo lùi Trung Quốc chí ít 10 năm".
Thế là, ngày 27 tháng 4 năm 1977 sau khi "Lũ bốn tên" bị đập tan, anh lại bị "tuyên án tử hình, lập tức thi hành", khi bi thảm vĩnh biệt thế gian anh mới 31 tuổi.
Anh tên là Vương Thân Dậu.
Vương Thân Dậu là sinh viên của một gia tộc, thân thích họ hàng. Cha anh là một công nhân phổ thông cần cù, mẹ cũng là công nhân nhà máy diêm. Năm 1962, Vương Thân Dậu thi đậu điểm cao khoa vật lý Đại học Sư phạm.
Năm 1964, từ Bắc Kinh chuyển đến chỉ thị:
"Quy chế học tập rút ngắn, giáo dục cần phải cách mạng". Nhà trường làm "cải cách dạy học", học sinh phải vào nhà máy lao động, đẩy xe phân, đổ thùng ngựa. Vương Thân Dậu không yên tâm lao động trong nhà máy, bị phê bình nghiêm khắc, bị ép buộc làm kiểm thảo.
Mùa thu năm 1965, Vương Thân Dậu và các bạn học cùng đi đảo Sùng Minh, đến một xưởng hợp tác sản xuất nông cụ bằng gỗ, tham gia phong trào "Tứ thanh" cùng công nhân quai búa. Vương Thân Dậu có tập quán ghi nhật ký. Trong nhật ký, gợi cho anh cách nhìn về "cải cách dạy học", khiến anh ưu tư đối với tiền đồ dân tộc. Thế nhưng, nhật ký của anh có kẻ xem trộm. Trong nhật ký anh dùng chữ cái tiếng Anh để ghi tên người, bị cán bộ lớp dùng "quan niệm đấu tranh giai cấp cao độ để phê phán" và ngay lập tức báo cáo lên chi đoàn khoa và Đảng uỷ nhà máy. Trên chỉ thị: "Đi tìm một ít tài liệu". Chỉ đạo viên chính trị khai trừ Vương Thân Dậu khỏi chi đoàn. Hai uỷ viên chi đoàn, một người che gió, một người giở nhật ký của Vương Thân. Dậu, mang đến cho Đảng uỷ nhà trường. Nhà trường cử người theo dõi, không hề phát hiện ra manh mối nào của "tập đoàn phản cách mạng". Lãnh đạo viên chính trị nhiều lần tìm gặp Vương Thân Dậu nói chuyện. Yêu cầu anh nạp lại nhật ký. Vương Thân Dậu quyết định: Dù có không được vào đoàn, cũng không giao nộp nhật ký? Ai có quyền xem nhật ký của người khác?
Ngày 23 tháng 6 năm 1966, Vương Thân Dậu từ đảo Sùng Minh trở về Đại học Sư phạm. Nhà trường đã triển khai việc phê đấu, báo chữ to phủ kín đất trời, giáo sư già được lệnh cuốc cỏ dưới trời nắng gắt. Thư viện nhà trường mở thêm một "phòng cuốc cỏ" mới, phê phán "thế giới cũ" sau 17 năm giải phóng!
Vương Thân Dậu ghi suy nghĩ của mình:
"Cuộc đại cách mạng văn hoá này đẩy giới văn nghệ sỹ, giáo dục, khoa học kỹ thuật lâm vào tình trạng khốn đốn và cũng ảnh hưởng tới ngành khác.
Không biết là sẽ bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng mới trở về trạng thái ổn định. Không có lẽ cứ như thế này mà vòng tuần hoàn đi xuống ư?… Giá mà mù quáng không nhận thức được (xem ra cũng có khả năng là vậy) và như thế thế sự sẽ càng loạn thêm, lịch sử Trung Quốc sẽ thoái lui chí ít cũng 10 năm. Quốc gia không may rồi!
Trung tuần tháng 9, học sinh toàn trường cùng đến Bắc Kinh để Mao Chủ tịch kiểm duyệt.
Trước khi ra đi, Vương Thân Dậu và mấy bạn xuất thân từ giai cấp tư sản ra khỏi đội hình.
Để thể hlện tính "cách mạng", Vương Thân Dậu viết báo chữ to đập lại báo chữ to phê phán Thường Khê Bình (nguyên Bí thư Đảng uỷ Đại học Sư phạm Hoa Đông, dài đến 140 trang, sôi động cả trường, có người còn in thành tập nhỏ phát rộng rãi. Vương Thân Dậu trong lòng vô cùng khổ đau.
Tháng 1 năm 1967, học sinh Thượng Hải dấy lên hành động "nã pháo" vào Trương Xuân Kiều là tên lừa đảo chính trị đã giết hại bao nhiêu sinh mạng quần chúng để leo lên Trung ương.
Báo chí phê phán Anh-stanh và Niu-tơn. Vương Thân Dậu phẫn nộ nói với em trai rằng:
- Những nhân vật vĩ đại, kiệt xuất nhất nhân loại lại còn bị phê phán. Nhân loại mãi mãi không quên sự cống hiến của họ!
Anh nguyền rủa Giang Thanh:
- Con mụ đàn bà theo đóm ăn tàn mười mấy năm, điên dại nổi lên bôi nhọ văn minh nhân loại, phạm tội không thể tha thứ được.
Anh còn nói:
- Anh tính là 70% số người đang hy vọng thay đổi thực trạng, 20% người bàng quan, 7% người gió chiều nào che chiều đó, còn loại vô liêm sỉ không quá 3%.
Vương Thân Dậu còn viết vào nhật ký: "Mười năm trước định ra mấy chục vạn phần tử phái hữu, họ tuyệt đại đa số là chí sĩ cương trực nhưng không có quyền thế. Lần này, phái đương quyển mười mấy vạn (có người là cán bộ chức thấp, có người chức đến Chủ tịch Nhà nước, bị "đội mũ phản cách mạng, phạt quỳ, thịt xương bị giày vò. Còn một bọn nô lại, lưu manh, tiểu nhân thì lại lên ngôi".
Anh trai của Vương Thân Dậu khuyên không nên viết nhật ký nữa. Nhưng anh nói: "Dám nhận chặt đầu, chấp nhận khả năng bị khai trừ để viết lên nhưng lời này. Ai xem trộm và tâu lên lĩnh thưởng, quả là một món thu lợi lớn nhỉ. Một người không may bị đánh gục xuống, nhưng ngàn vạn người sẽ xông lên".
Không lâu sau, Vương Thân Dậu bị cách ly tra hỏi nhà bị lục soát. Tám quyển nhật ký, mấy trăm quyển sách vở và toàn bộ linh kiện vô tuyến điện tử của anh bị lấy đi. Anh bị đánh bằng roi da, ngất xỉu lại bị dội nước lạnh cho tỉnh lại. Trên một trang giấy trắng, anh đã viết lại hàng trăm lần "đất trời khó dung".
Ngày 29 tháng 1 năm 1968, Vương Thân Dậu được "giáo dục phóng thích", trở về trường "lao động quản thúc".
Ngày 9 tháng 11 năm 1970, anh bị đưa đến trường cán bộ, vùng huyện Đại Phong tỉnh Giang Tô "lao động có giám sát, tiếp thụ cải tạo".
Làm nặng nhọc, bẩn thỉu thế nào cũng được, đã quen rồi, nhưng trong suy nghĩ từng việc từng việc "vì lẽ gì" thì tìm chưa ra đáp án. Vương Thân Dậu quyết định qua sách để cho mình tìm hiểu cái "bản chất của cái xã hội này".
Anh xếp đặt ra một khoảng trống trong ngôi nhà nhỏ bé chất đống các đồ vật, bắt đầu đọc "Tư bản luận" từ quyển 1, đến quyển 3, đọc hai lần.
Anh cảm thấy có một loại hưởng thụ tinh thần chưa từng có bao giờ. Anh đọc một loạt tác phẩm kinh điển, đồng thời cũng hiểu được sâu sắc thêm…
Mùa xuân năm 1972, "Chiến sĩ 5-7" được về nhà đoàn tụ, Vương Thân Dậu về đến nhà, người cha bị bệnh, người mẹ khổ đau lạnh nhạt bởi đứa con đã 10 năm đại học mà chưa được phân công.
Vương Thân Dậu quyết định trong 3 ngày tết sẽ đến thư viện Hoàng Phố, sau 8 giờ tối mới về nhà.
Rất may là mấy ngày tết thư viện không đóng cửa, cả thư viện chỉ có một mình anh. Anh tìm loại sách ham mê mà thôi.
Trong 1 năm 7 tháng thời gian ở trong trường cán bộ Đại Phong. Vương Thân Dậu đã đọc hàng tỷ chữ trong sách, ghi chép trên một triệu chữ viết mòn mười mấy ngòi bút, dùng hết mấy lọ mực.
Tháng 6 năm 1972, do cha bị trúng phong bị liệt cần được chăm sóc, nhưng Vương Thân Dậu lại được gọi trở về Thượng Hải. Trong nhà anh sách đã bị lấy đi, thẻ mượn sách của anh ở thư viện nhà trường bị tịch thu. Trong hoàn cảnh đó, anh cùng hai người bạn gắn bó ở trường cán bộ lấy đi mấy trăm quyển sách khoa học xã hội ở thư viện nhà trường, chuyện bị phát hiện. Anh bị cách ly thẩm vấn hơn một tháng, kết quả là một lần nữa anh bị huỷ bỏ tư cách phân công sau tốt nghiệp, bị bố trí đến tổ lao động vườn cây xanh nhà trường.
Trường không bố trí phòng ở cho anh, đành mỗi ngày đi bộ hàng chục cây số từ nhà đến trường. Về sau, anh tự sắp xếp một só nhỏ ở gần cầu thang ký túc xá số 3, nơi để ngổn ngang dụng cụ vệ sinh, chật chỉ có 4 mét vuông, lắp thêm một bóng đèn 3 oát để đọc sách và ở.
Ngày 27 tháng 5 năm 1974, Vương Thân Dậu lại bị gọi đi đến "lao động quản thúc" ở trường cán bộ 5-7 huyện Phụng Hiền ngoại ô Thượng Hải. Một ngày phải lao động 9 giờ đồng hồ, anh vẫn kiên trì đọc sách và tư duy.
Ngày 8 tháng 1 năm 1976, Chu Ân Lai qua đời. Tối hôm đó, anh khóc nước mắt ướt đẫm gối.
Ngày 5 và 25 tháng 3, "Báo Văn hối" hai lần công kích Thủ tường Chu Ân Lại một cách trắng trợn.
Vương Thân Dậu khó nén được càm phẫn, hai lần gọi điện thoại chất vấn toà soạn.
Tháng 6, qua người giới thiệu, Vương Thân Dậu quen một nữ công nhân nhà máy Vô tuyến điện. Mấy lần gặp mặt, anh chỉ các mục sách cho cô. Anh viết cho cô mấy chục lá thư, có rất nhiều bức là "vạn ngôn thư" ào ạt. Anh bộc lộ rõ lòng mình trước mặt cô gáì.
Ngày 8 tháng 7, anh viết thư cho cô gái nói rằng: "Trung Quốc sẽ biến đổi cách mạng, nhất định ngày đó sẽ đến… Tổ quốc sẽ không có tiền đồ thì chúng ta cũng sẽ không có tiền đồ" "Chúng ta vững tin rằng, chúng ta sẽ đại biểu cho tiền đồ và vận mệnh của Tổ quốc. Bởi vậy, ý chí sẽ mãi mãi kiên định, tinh lực mãi mãi dồi dào…".
Tháng 8, Vương Thân Dậu thành thật báo cáo với nhà trường tình hình yêu đương của mình mong muôn sớm bố trí công tác. Người ở tổ bảo vệ đến xưởng của cô gái và nói với cô rằng, Vương Thân Dậu là phần tử phản cách mạng, chính trị phản động, đạo đức suy đồi, cô đừng có dại mà nghe hắn ta lừa bịp".
Vương Thân Dậu phát hiện ra thái độ cô gái có sự thay đổi. Ngày 6 tháng 5 anh với cô gái hẹn ngày 8 lại gặp. Anh trao cho cô gái một bức thư dài, để cho cô hiểu một cách đẩy đủ nhất về anh.
Ngày 7 đến ngày 9 tháng 9, liên tục trong 3 đêm anh đều viết thư. Ngày 10 tháng 9, tinh sương, anh đến phòng nghỉ của Văn phòng đại học sư phạm tiếp tục viết thư. Anh muốn bộc lộ rõ thế giới quan của mình. Anh đang viết đến Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình là người cộng sản, lấy chủ nghĩa cộng sản làm mục tiêu phấn đấu suốt đời của mình. Nhưng, cho dù họ có ý hay vô ý, họ cần phải tỉnh táo hiểu rằng, tình trạng nền kinh tế của Trung Quốc trong hiện tại là không có cách gì đứng vững… đã bị đứt đoạn bởi một tiếng "hứ". Có một người thường giám sát anh gay gắt nói: "Viết cái gì đó, đưa xem?".
Vương Thân Dậu trả lời: "Viết thư!"
"Viết thư! Thư cũng xem!". Và hắn giơ tay ra định cướp lấy.
"Thư tôi viết cho bạn gái, không thể cho anh xem được". Vương Thân Dậu tức điên lên, thấy hắn ta sao man rợ, anh vội vàng xé vội bức thư…
Người kia gọi to: "Bắt lấy thằng phản cách mạng"
Một người cán bộ tổ bảo vệ xông ngay tới. 4 giờ chiều, Vương Thân Dậu bị Sở công an khu Phổ Đà đưa đi giam vào nhà lao. Buổi tối đó thẩm vấn.
Tiếp sau trong hơn một tháng qua 20 lần thẩm vấn, họ muốn anh thừa nhận tội "công kích ác độc".
Ngày 18 tháng 11 năm 1976, nhân viên làm án đòi Vương Thân Dậu viết lại bức thư đã viết cho bạn gái, để làm "chứng cứ". Trong 6 ngày, anh viết hơn sáu vạn chữ. Trang thứ nhất viết rằng: từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 1976, tôi đã viết cho một đối tượng yêu đương một thư. Nội dung nhớ lại như sau: "Đề cương" (1) Phần mở đầu (2) Cách nhìn của tôi với chủ nghĩa Mác và thế giới quan của tôi, (3) Cách nhìn nhận Trung Quốc trước năm l949; (4) Cách nhìn nhận về lịch sử Liên Xô, (5) Cách nhìn nhận về lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 trở lại đây, và cách nhìn nhận về Mao Chủ tịch, (6) Cách nhìn nhận tình trạng trước mắt của Trung Quốc; (7) Cách nhìn nhận từ quan hệ hai phía; (8) Phỏng đoán tiền đồ quan hệ của hai phía, điểm thứ (7) và (8) chưa viết ra kịp. Dưới đây là nguyên văn hồi ức…".
Lúc này, tập đoàn "lũ bốn tên" đã bị đập tan.
Anh khỏng ngờ được rằng, "chứng cứ, nét bút" của anh viết còn chưa xong, thì bản kết án và báo cáo bị bắt đã viết xong hôm 23 tháng 11 quy kết anh "9 tội lớn"; "công kích ác độc lãnh tụ vĩ đại", "sùng bái thổi phồng Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài" "công kích ác độc" "đấu tranh chống phái hữu" "đấu tranh chống phái hữu khuynh" "3 ngọn cờ hồng" "phong trào Tứ Thanh". "Đại cách mạng văn hoá", "Đấu tranh phê Đặng" v.v…
Ngày hôm sau, Đảng uỷ Đại học Sư phạm mở Đại hội không cần xem bất kể tài liệu nào cả,đã đồng ý bắt Vương Thân Dậu giao cho pháp luật xử lý, và kiến nghị tử hình.
Đầu năm 1977, từ Bắc Kinh gửi về văn kiện và điện báo thông tri, nhấn mạnh: "Chú ý hướng hành động, mới đấu tranh giai cáp", "Hễ là ác độc công kích… cần thiết trấn áp nghiêm khắc, không được nới tay đối với dân thường sự phản đối dù có ít chứng cứ xác đáng, không giết không được, thì cũng giết".
Tháng 3, người phụ trách chủ yếu của Uỷ ban cách mạng văn hoá thành phố Thượng Hải phát biểu trên hội nghị rằng: "Kiên quyết trấn áp phần tử phá hoại phản cách mạng". Hội nghị quyết định mở phiên toà xử tử công khai trước ngày lễ 1-5.
"Tổ xử phúc thẩm" toà án cao cấp thành phố Thượng Hải đi đến các khu, huyện chọn bản án điền hình. Vương Thân Dậu bị chọn, bị thẩm vấn 5 lần.
Ngày 10 tháng 3, Đảng uỷ Đại học Sư phạm làm báo cáo kiến nghị xử tử hình Vương Thân Dậu. Ngày 14, tổ Đảng toà án khu Phổ Đà với Đảng uỷ công an phân cục cùng họp hội nghị quyết định xử tử hình Vương Thân Dậu, lập tức thi hành. Nhưng ngày 17, Bí thư Khu uỷ Phổ Đà chỉ thị: chậm thi hành án lại hai năm. Ngày 25, tổ Đảng toà án cao cấp thành phố Thượng Hải thảo luận thống nhất được ý kiến: phán xử "chậm tử hình" Vương Thân Dậu.
Sáng 5 tháng 4, người phụ trách chủ yếu Thành uỷ Thượng Hải, phát biểu trên hội nghị đảng bộ nói: "Đối với phần tử hạ thấp ngọn cờ vĩ đại của Mao Chủ tịch, công kích Trung ương Đàng do Hoa Chủ tịch đứng đầu thì nhất thiết phải đánh kiên quyết".
Bí thư tổ đảng toà án cao cấp Thượng Hải dự họp trở về, nghĩ đến vụ án Vương Thân Dậu mà mình từng phê bình "rất hữu". Ông ta mở hội nghị tất cả thành viên tổ đảng vào ngày hôm sau, nói:
"Căn cứ tinh thần của Thành uỷ, tối qua tôi ngủ không được, thấy rằng, nếu không giết Vương Thân Dậu thì sợ có lỗi với Người. Tôi kiến nghị sửa đổi quyết định thảo luận tổ đảng trước đây "xử tử hình Vương Thân Dậu, lập tức thi hành".
Thành viên tổ đảng, tổ phúc thẩm toà án cao cấp thành phố Thượng Hải và pháp trường đểu chưa xem "Thư vạn lời" và 6 vạn chữ "Chứng cứ nét bút" của Vương Thân Dậu viết gửi cho bạn gái, mà lấy cơ sở xử án là chỉ dựa vào "9 tội trạng lớn" là báo cáo của toà án khu gửi lên.
Ngày 7 tháng4, hội nghị Thường vụ thành uỷ Thượng Hải thảo luận công khai vụ án, thảo luận và quyết định đối với 58 vụ án trọng tội, trong số 68 vụ án mà toà án cấp cao báo cáo. Trung bình cứ 3-4 phút đồng hồ thảo luận một bản án. Đối với ản án Vương Thân Dậu, ý kiến của thành uỷ là "giết!"
Trong số 58 bản án mà thành uỷ thảo luận, có 16 vụ xét lại tăng nặng, trong đó có 9 vụ "chậm tử hình", hoặc tù chung thân sửa thành "tử hình, lập tức thi hành". Ngày 23 tháng 4, lại nâng mức 5 vụ, có 2 trường hợp "chậm xử tử hình" sửa thành "tử hình, lập tức thi hành".
Buổi chiều ngày 27 tháng 4, hội nghị xử án trên sân vận động Phổ Đà, có 3 vạn người tham dự. Toà án khu tuyên án: "Xử tử hình Vương Thân Dậu, lập tức thi hành. 30 phút sau, Vương Thân Dậu đổ xuống. Anh chết không nhắm mắt! Thế mà trong văn bản của toà án cao cấp phê là, ngày 28 mới dẫn đến toà án khu. Pháp luật toà án suy cho cùng cũng hệt trò chơi trẻ nhỏ.
Vương Thân Dậu, trong thư gửi bạn gái ngày 1 tháng 8 năm 1976 viết rằng: "Cho dù thế giới quan của chúng ta trong tương lai có thể biến đổi, cách mạng văn hoà được điều hoà lại, cũng quyết không làm một nhà chính trị đầu óc rỗng tuếch, mà là dựa vào phần tử trii thức có tài có học vấn tham gia vào cuộc sống xã hội, có như vậy vận mệnh chính trị của mình mới càng vữngvàng, tất cả những bức hại chính trị mà chúng ta đã từng chịu đựng, nhất định sẽ trả lại như cũ".
Đáng tiếc là, anh không sống được đến ngày đó.
Tháng 3 năm 1981, Thành uỷ Thượng Hải mở hội nghị long trọng làm lễ truy điệu và trả lại sự công băng cho Vương Thân Dậu.
Lời kết
Trải qua nhiều lần dự định, tuyển chọn, sửa chữa chúng tôi đã biên soạn nên bộ sách này.
Trong lịch sử Trung Quốc diễn ra rất nhiều vụ án oan, còn có án giả, án sai, khiến đổ biết bao máu và nước mắt của biết bao nhiêu người! Nhưng lịch sử là công bằng, án oan cuối cùng cũng được giải.
Từ trong kho tư liệu lịch sử phong phú, chúng tôi chọn những vụ án có ảnh hưởng để làm rõ và phân tích, mong miêu tả được những vụ án oan trong lịch sử. Do vì điều kiện hạn hẹp, còn nhiều khó khăn về mặt tư liệu, nên chúng tôi không thể đưa hết ra toàn bộ các vụ án oan, đành tạm thời đưa ra như vậy, hy vọng từ cái điển hình để nhìn được toàn bộ. Mục đích là để lịch sử phán xét, không để lặp lại vết xe đổ, bi kịch lại tái diễn! Bài học lịch sử là đau đớn, và mong nhắc nhở lương tri lớp người sau.
Việc viết ra bộ sách này là do tôi nêu ra và tiến hành dưới sự chỉ đạo của giáo sư sử học Trường Đại học lịch sử nhân dân Trung Quốc, giáo sư Mao Bội Kỳ. Được giáo sư Mao viết lời tựa, gợi ý chắt lọc, tìm tòi trong sâu lắng. Tôi, Doãn Tuyển Ba và một số người khác nhiều lần bàn bạc trao đổi nhờ Doãn Tuyển Ba, Doãn Tuyển Cần biên soạn phần cận đại, còn phần cuối là do tôi đảm nhận biên soạn.
Bộ sách đã được tham khảo rất nhiều tài liệu lịch sử và đã được sự giúp đỡ nhiệt thành của các cụ Hải Kế Tài, On Tân Hào v.v… và xin bày tỏ lòng biết ơn.
Tin rằng sách sẽ có chỗ chưa thoả đáng, kính mong quý vị và bạn đọc phê bình chỉ giáo.
LÂM VIÊN
Đại học nhân dân Trung Quốc
Tiết Thanh Minh
Ngày 5 tháng 4 năm 1996