Thu đông năm 1939, căn cứ địa kháng Nhật Hồ Tây phát sinh ra sự kiện "Túc Thác" khủng khiếp đáng sợ. Số cán bộ trong quân đội, chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị giết oan khoảng 300 người, tổng số người bị bắt giữ thẩm vấn lên tới gần 600 người. Đây là một vụ án oan, giả, sai và phức tạp hiếm thấy. Tuy đã được người phụ trách La Vinh Hoàn dừng lại, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, phân cục Sơn Đông cũng đã nhiều lần phúc thẩm, xử lý, nhưng vẫn còn để lại nhiều vấn đề cho tới mãi năm 1983 mới sửa sai triệt để.
Căn cứ địa Hồ Tây là vùng đất của cả ba tỉnh là Giang Tô, Sơn Đông và Hà Nam. Vì phần lớn ở phía Nam của bốn hồ (Hồ Vi Sơn, hồ Thiện Sơn, hồ Độc Sơn và hồ Nam Dương) lấy vùng đất phía tây đặt thành tên, còn tên khác là biên khu Xô viết Lỗ Dự.
Vào tháng 7 năm 1939, tại trường cán bộ thuộc khu uỷ Biên Hồ đang có cuộc thảo luận của một số học viên về hướng công tác sắp tới sau khi tốt nghiệp. Trong khi tranh luận, đã lộ ra vấn đề tư tưởng một số, tỏ ý không muốn phục tùng theo sự sắp xết phân công của tổ chức. Đồng thời lại phát hiện trong học viên còn có hội đồng hương.
Trước đó, tháng 1 năm 1938 Khang Sinh đã liên tiếp có bài phát biểu có tựa đề là "Quét sạch bọn Tơ-rốt-kít, bọn gián điệp của giặc Nhật, kẻ thù chung của toàn dân tộc". Đồng thời dựng lên và tô vẽ thêm cho thanh thế của phái Tơ-rốt-kít. Trong nội bộ Đảng còn lưu truyền một quyển sách nhỏ "Cuộc đấu tranh chống phái Tơ-rốt-kít" cộng thêm lúc đó trên thế giới vẫn không ngừng đưa tin và đăng các bài phát biểu về cuộc đấu tranh chống lại bọn Tơ-rốt-kít. Từ đó làm cho một số người sinh ra tư tưởng lo sợ và thần bí đối với phái Tơ-rốt-kít.
Địa phận uỷ Biên Hồ cho rằng vấn đề nghiêm trọũg này đã phan ánh trong lớp học viên cán bộ của trường và quyết định để choTrưởng Ban tổ chức Vương Tu Nhân xử lý việc này.
Vương Tu Nhân vốn lai lịch không rõ ràng, khi làm cán sự trừ gian đã thiên về dùng hình phạt xác thịt bức cung để xét hỏi đối tượng, do nịnh hót Bí thư đặc khu uỷ Bạch Tư Minh mà được trọng dụng. Hắn ta lấy vấn đề cán bộ của nhà trường liên hệ với phái Tơ-rốt-kít mà theo hình bắt bóng từ đó tìm hiểu, tập hợp một số tài liệu của cán bộ nhà trường là thày giáo Nguỵ Đinh Viễn thệu dệt thành tội danh, sử dụng roi đánh, bắt ngồi ghế cọp dầm nước, dùng điện giật (máy điện thoại quay tay) v.v… cố tình cưỡng bức Nguỵ Đinh Viễn thừa nhận mình là "phái Tơ-rốt-kít" đồng thời bịa ra lời khai ở Địa khu Biên Hồ có tổ chức Tơ-rốt-kít. Lãnh đạo Địa uỷ Biên Hồ và lãnh đạo Khu uỷ Tây Hồ không chú ý nghiên cứu, điều tra lại còn khen ngợi Vương Tu Nhân và còn chính thức chỉ định hắn là người chịu trách nhiệm trước Địa khu uỷ Biên Hồ "quét sạch phái Tơ-rốt-kít".
Số bị bức cung buộc phải nhận là người "phái Tơ-rốt-kít"càng ngày càng nhiều, ban đầu từ số học viên bình thường sau phát triển nhiều cán bộ là lãnh đạo nữa.
Lúc đó, Bộ đội chủ lực của Địa khu Tây Hồ là do trung đoàn 685, sư đoàn 115 của Bát Lộ quân biên chế thành đại đội thứ 4 của chi đội Xô viết Lỗ Dự, phó chi đội trưởng Lương Hưng Sơ làm đại đội trưởng, chủ nhiệm ban chính trị chi đội Vương Hồng Ô làm chính uỷ đại đội, Vương Hồng Ô là người ngông cuồng, cậy công tự cao tự đại lại đang muốn lợi dụng việc "Túc Thác" để mưu đồ dục vọng cá nhân. Anh ta không thỉnh thị báo cáo với chi đội Xô viết Lỗ Dự, tự huênh hoang khăng định việc "Túc Thác" của Địa uỷ Biên Hổ là hoàn toàn chính xác rồi tự tiện quyết định cho mình và Vương Tu Nhân thống nhất chỉ huy việc "Túc Thác". Từ đó Nhị Vương cấu kết với nhau, cùng nhau làm càn, làm cho sự việc ngày càng tàn khốc thêm.
Họ triệu tập một Hội nghị gồm quân đội từ cấp trung đội trở lên và cán bộ các cơ quan địa uỷ, huyện uỷ ngay trong sân cơ quan bộ đại đội 4 chi đội Xô viết Lỗ Dự.
Vương Hồng Ô nói: "Bọn Tơ-rốt-kít là gián điệp quốc tế, là bọn đặc vự của giặc Nhật. Bọn chúng đã không làm gì được cách mạng. Chúng muốn leo cao chui sâu, luồn vào hàng ngũ của chúng ta hòng để phá hoại Đảng Cộng sản. Người nào là bọn Tơ-rốt-kít hãy đứng lên xem nào?"
Vương Tu Nhân nói: "Trong các anh có không ít người là phỉ Tơ-rốt-kít nếu thực thế thú nhận thì có thể được xử lý khoan hồng". Cả Hội nghị lặng ngắt. Vương Tu Nhân nổi giận nói: "Nếu các anh không nói thì ta cũng không khách sáo nữa".
Rồi hắn rút ra một bản danh sách và đọc từng người một, đọc đến tên ai thì người đó bị nhân viên vũ trang tước súng và trói lại. Vương Tu Nhân nói: "Tôi chỉ cần nhìn nét mật là có thể biết người nào là "bọn phỉ Tơ-rốt-kít". Cứ như vậy đã có hàng chục người bị bắt giữ.
Ngay đêm hôm đó, Vương Tu Nhân, Vương Hồng Ô sai người đào một cái hố to ngoài rìa làng rồi đem Trưởng ban tuyên truyền Địa uỷ Biên Hồ Viên Nhữ Triết, Trưởng ban quân sự Y Dĩ Sinh, Phó đội trưởng đại đội 1 Thái Kiến Khuê cùng khoảng 10 người khác dùng dao bầu, dao phay đâm chém giết hết. Những đồng chí không may bị giết hại này đều hô lớn "Đảng Cộng sản muôn năm!". "Giải phóng quân nhân dân muôn năm", cũng có người còn hô lớn "Oan uổng quá!". Âm thanh gào thét vang vọng đó đã phá vỡ không gian vắng lặng âm u. Họ bị chôn vùi trong chiếc hố to đó. Oan hồn còn lảng vảng nơi Biên Hồ.
Bước tiếp theo, chiến dịch "tiêu diệt bọn Tơ-rốt-kít" cứ lan dần ra trong cơ quan Đảng uỷ khu Tây Hồ. Trước hết bọn chúng bắt Trưởng Ban tuyên truyền Đảng uỷ khu Mã Tiêu Bằng. Bí thư Đảng uỷ Bạch Tử Minh cố ý chà đạp nguyên tắc của Đảng, tự ý bắt người xét hỏi thậm trí còn tự mình ra tay vén áo vào trận bức ép Mã Tiêu Bằng tự nhận mình là bọn Tơ-rốt-kít.
Mã Tiêu Bằng bị đánh thương tích khắp người chỉ còn thoi thóp, song vẫn nghiêm khắc nói:
"Đồng chí Bạch Tử Minh, tôi là người của Phân cục Sơn Đông điều tới. Đồng chí phải tin vào Phân cục, đồng chí phải chịu trách nhiệm trước Đảng, và còn nói tiếp: "Đừng bao giờ coi đồng chí của mình là kẻ thù!" nhưng ông vẫn bị đánh chết đi sống lại!
Cuối cùng, chỉ có trừ Bí thư khu uỷ Tây Hồ Bạch Tử Minh ra còn 8 uỷ viên khác đều bị vu thành "bọn Tơ-rốt-kít". Trưởng Ban thống chiến khu uỷ Vương Văn Bưu, Trưởng Ban Quân sự Trương Như, Hội trưởng Phụ nữ Thường Tuấn Đình và cả Nguỵ Đình Viễn đều bị sát hại!
Vương Hồng Ô trước đây đã từng theo đuổi Thường Tuấn Đình, nhưng bị cự tuyệt nên hắn vẫn mang mối hận trong lòng, hắn đã trắng trợn cầm dao chém chết ngươi cán bộ phụ nữ nổi tiếng của căn cứ địa Biên Hồ!
Cán bộ, đảng viên cứ từng đợt, từng đợt bị giết hại thảm khốc, mây đen vẫn cứ cuồn cuộn che phủ kín Địa khu Tây Hồ. "Nhị vương" và Bạch Tử Minh tác oai tác quái và tự ý thành lập ra "Uỷ ban chỉnh đốn" để bắt người giết người.
Sư đoàn trưởng Trần Quang, Chính uỷ La Vinh Hoàn của Sư đoàn 11 5 và Phân cục Sơn Đông khi biết tình hình phát sinh ở Tây Hồ vội gửi điện khẩn, nghiêm khắc ra lệnh chấm dứt ngay việc bắt bớ giết người lại.
Vương Hồng ô, Vương Tu Nhân không những chống lại lệnh trên mà còn xuyên tạc rằng Trung ương và Phân cục điện tới muốn bọn chúng phải tiếp tục "tiêu diệt bọn Tơ-rốt-kít". Bọn chúng còn lập ra một bộ phận lấy tên là "lớp huấn luyện" tập trung cán bộ cấp huyện, khu rồi phân loại phê phán tiến đến giết hại. Căn cứ mở rộng việc "tiêu diệt bọn Tơ-rốt-kít đến lực lượng Bộ đội chủ lực".
Để buộc Lương Hưng Sơ thành "phỉ Tơ-rốt-kít", "Nhị vương" đã thực hiện việc chuẩn bị về các mặt. Chúng nhân cơ hội Lương Hưng Sơ đi Lộ Nam, Lũng Hải để báo cáo tình hình công tác với chi đội trưỏng Bành Minh Trị, rồi ép người làm giả lời khai, thậm chí còn dùng thủ đoạn thâm độc là cưỡng bức, dụ dỗ và lừa gạt một nữ đảng viên Cộng sản mới 18 tuổi là Trương Lệnh Nghi tự nhận đã tham gia "bọn phỉ Tơ-rốt-kít", còn buộc cô ta thừa nhận đã lợi dụng nhan sắc dụ dỗ Lương Hưng Sơ vào tròng tham gia "phái Tơ-rốt-kít". Khi Lương Hưng Sơ từ Lộ Nam trở về Vương Hồng Ô mang theo một kị binh đi "nghênh tiếp" và hạ lệnh bắt Lương Hưng Sơ rồi treo ông lên tra tấn, đánh đập liên miên.
Lương Hưng Sơ là một chiến sĩ Hồng quân trước đây, ông không thể nghĩ rằng tự nhiên mình lại trở thành "bọn phỉ Tơ-rốt-kít". Lúc bị tra hỏi, ông thét lớn: "Trời ơi ai là phỉ Tơ-rốt-kít", Lượng Đại Nha, vị tướng danh tiếng lẫy lừng, người quân đoàn trưởng quân đoàn 38 luôn được "Vạn Tuế quân" trong cuộc chiến đấu chống Mỹ viện Triều, một vị tướng như thế này lại phải chịu là oan hồn nơi chín suối.
Quách Ảnh Thu, Chính uỷ đội độc lập, chi đội Xô viết Lỗ Dự là một trong số lãnh đạo của Biên khu Xô Viết Lỗ Dự đã bị bắt do có một số người không chịu nổi cực hình bị bức cung khai bậy liên luỵ đến ông.
Ngày hôm sau, Vương Tu Nhân xuất đầu lộ diện xét hỏi Quách Ảnh Thu. Quách Ảnh Thu sớm đã cỏ tinh thần cảnh giác đối với hắn nên không thèm để ý đến việc xét hỏi của hắn. Vương Tu Nhân thẹn quá hoá giận áp dụng các ngón đòn cực hình. Sau đó còn đưa cả Bí thư khu uỷ Bạch Tử Minh đến dùng biện pháp tra tấn rất lâu đối với Quách Ảnh Thu.
Quách Ảnh Thu nói với Bạch Tử Minh rằng:
"Đồng chí Tử Minh, từ khi Khu uỷ Tây Bắc hợp nhất với Công uỷ về Tây Nam, đều là do đồng chí truyền đạt lại chỉ thị của Tỉnh uỷ Sơn Đông. Tình hình của tôi thì đồng chí đều đã biết cả".
Bạch Tử Minh quay mặt đi nói: "Việc khi nào biết khi đó, giờ đây anh đã chọn cuộc sống chiến đấu theo hướng mới rồi". Ông ta cũng bắt đầu sử dụng cực hình với Quách Ảnh Thu. Cho ông ngồi ghế cọp, dùng mảnh đạn cứa xương ống chân, dìm vào nước ớt, bó ép vào cột. Sau đó lại dùng điện để tra xét suốt từ 2 giờ chiều đến 10 giờ đêm, khiến Quách Ảnh Thu mấy lần chết ngất đi nhưng bọn chúng vẫn không thu được kết quả gì.
Thời gian lâu sau, khi Quách Ảnh Thu đang trong tình trạng hôn mê thì Bạch Tử Minh cầm một tờ giấy đưa đi đưa lại trước mặt ông và nói:
"Trong này có chứng cứ đầy đủ sát thực. Đây là bức điện của Phân cục Sơn Đông gửi đến!" Rồi lại nói tiếp "Ta hỏi anh, anh có phải là cán bộ dưới quyền của Quách Tử Hoá không?" Quách Ảnh Thu nói: "Đúng". Bạch Tử Minh lại nói: Thế là tốt! Bức điện này của Phân cục Sơn Đông nói Quách Tử Hoá là người của phái Tơ-rốt-kít, anh ta đã tự đầu thú tại Phân cục và đã khai ra là anh cũng thuộc phái Tơ-rốt-kít".
Lúc đó, Quách Anh Thu đã bị tra tấn đến mức tâm thần hoảng loạn, không còn, tự chủ được và nói: "Tôi đúng là cán bộ dưới quyền của Quách Tử Hoá ông ta vốn đã là người phái Tơ-rốt-kít, sau lại phát triển thêm tôi, tôi còn có thể nói gì được nữa đây?" Ngay đêm hôm đó Quách Ảnh Thu được giải về phòng giam, đầu óc ông dần tỉnh lại, càng nghĩ càng cảm thấy sự việc nghiêm trọng, rồi suốt đêm không ngủ được. Hôm sau, trời vừa tảng sáng, ông nhờ cảnh vệ gọi giúp trưởng trại đến và xin giấy bút để ông viết thư gửi cho Bành Minh Trị nói rằng khẩu cung buổi tối hôm qua là sai, trong lúc đang hôn mê đã thừa nhận mình là người phái Tơ-rốt-kít. Đó là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, mong tổ chức cấp trên xem xét, dù có bị bắn chết nhưng quyết không bao giờ là Tơ-rốt-kít. Nhưng bức thư này lại rơi vào tay Bạch Tử Minh và Vương Tu Nhân.
Sáng hôm đó lại tiến hành tra hỏi Quách Ảnh Thu, đồng thời còn xét hỏi cả cán sự dân vận huyện Tiêu là Trần Cảnh Văn. Vương Tu Nhân cảnh cáo Trần Cảnh Văn không được phản cung và liên tiếp đấm đá anh ta. Cuối cùng còn dùng gậy gỗ đánh anh ta đến chết. Sau đó lại hằm hằm nói với Quách Ảnh Thu: "Mày cũng muốn phản cung phải không, tao xin khuyên mày hãy cứ nghĩ lại cho kỹ, đến chiều sẽ hỏi mày tiếp. Nếu vẫn kiên quyết phản cung thì cứ nhìn gương tên Trần Cảnh Văn đó!".
Quách Ảnh Thu đã chuẩn bị cho việc bị xử bắn trong lòng vô cùng đau khổ. Vào khoảng 4 giờ buổi chiều, Quách Ảnh Thu lại bị gọi ra, ngồi trước bàn có 3 người, ông đều không quen mà không thấy bọn "Nhị vương" có mặt. Có một người trong số đó hỏi: "Họ tên anh là gì?". Ông đáp: "Tôi là Quách Ảnh Thu". Hỏi: "Anh cho rằng tiêu diệt bọn Tơ-rốt-kít như thế nào?". Đáp "Tiêu diệt bọn Tơ-rốt-kít là đúng, nhưng tôi lại oan uổng". Hỏi "Ai làm anh bị oan uổng". Đáp "Quách Tử Hoá", hỏi: "Quách tử Hoá đang ở Sơn Đông, ông ta làm sao có thể làm oan uổng cho anh?" Đáp: "Quách Tử Hoá đầu thú ở Phân cục Sơn Đông rồi vu cho tôi". Hỏi "Tại sao anh lại biết Quách Tử Hoá đầu thú ở Phân cục Sơn Đông?" Đáp: "Vì Bạch Tử Minh cầm bức điện thông báo của Phân cục Sơn Đông nói với tôi như vậy".
Người vừa hỏi đập bàn tức giận nói: "Sao có chuyện thế được? Thật hoàn toàn bịa đặt. Vô lại! Nói cho đồng chí Quách Ảnh Thu biết, Quách Tử Hoá không có tự thú và Phân cục Sơn Đông cũng không có bức điện nào như thế? Sự việc này là sai anh đã bị oan uổng". Sau đó ông ta tự giới thiệu nói: "Tôi là La Vinh Hoàn" lại chỉ hai người ngồi bên và nói: "Vị này là Trương Kinh Vũ còn vị này là Quách Hồng Thao chúng tôi không phê đấu để xét hỏi anh, chúng tôi đi thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng vì Mao Chủ tịch đến giải quyết vấn đề của Tây Hồ". Và còn nói: "Đồng chí Quách Tử Hoá cũng đến rồi, chút nữa anh sẽ gặp được".
Thế là Quách Ảnh Thu được cứu thoát, Lương Hưng Sơ được cứu thoát và rất nhiều cán bộ, đảng viên cũng được cứu thoát!
Dưới sự chủ trì của La Vinh Hoàn, do tính cấp bách của công việc lập tức thả ngay các đồng chí bị vu oan, phục hồi công tác cũ. Nghiêm khắc phê phán hành vi bắt bừa giết ẩu của "Nhị Vương" và đồng bọn. Cách chức Vương Hồng Ô, áp giải Vương Tu Nhân về Sư bộ Sư đoàn 111 để tra xét.
Trên đường áp giải do quá sợ hãi, Vương Tu Nhân đã tự sát, Vương Hồng Ô sau này đã làm phản chạy sang hàng giặc.
Do thời gian gấp, tình tiết vụ án nhiều, La Vinh Hoàn có nhiều việc quan trọng khác nên không thể dừng lại lâu ở Tây Hồ được. Đối với một số việc trong công tác giải quyết hậu quả vì nhũng vấn đề tồn tại trong vụ án "Túc Thác" ở Tây Hồ, La Vinh Hoàn giao lại cho Chính uỷ chi đội Xô Viết Lỗ Dự Ngô Văn Ngọc (tức Ngô Pháp Hiến) chịu trách nhiệm giải quyết.
Trong Hội nghị về giải quyết hậu quả "Túc Thác" do Ngô Văn Ngọc chủ trì người phụ trách Đảng uỷ khu vẫn nhấn mạnh: "Túc Thác" là đúng đắn, sai lầm là do mở rộng quá, nguyên nhân của sự mở rộng chủ yếu là một số người khi bị xét hỏi đã không giữ vững khí tiết, khai báo lung tung làm rối loạn cả lên.
Quách Ảnh Thu lập tức chỉ rõ: "Nguyên nhân mở rộng quá chủ yếu là do người chủ trì dùng hình phạt đánh đập hà khắc, bức cung, dụ cung rồi bắt bừa giết ẩu".
Vào thời gian khoảng tháng 4, tháng 5 năm 1940, Phân cục Sơn Đông điều một tổ điều tra vấn đề "Túc Thác" đến Tây Hồ để viết báo cáo điều tra.
Cũng có người phụ trách Phân cục Sơn Đông còn nói: Tây Hồ đã có một thời giàn dài làm "Túc Thác", nếu như không bắt được vài tên Tơ-rốt-kít thì còn nói gì được với Đảng, với nhân dân ở' Tây Hồ. Như thế cuối cùng phải chỉ ra 7 người gọi là "bọn Tơ-rốt-kít thật". Còn đối với nguyên Bí thư khu uỷ Bạch Tử Minh người rất tích cực tham gia "Túc Thác" chỉ bị "xử lý nghiêm khắc" cảnh cáo, xử lý hành chính là huỷ bỏ công tác. Ngược lại đối với số đồng chí bị khuất phục, không chịu được cực hình, bức cung thì coi là không giữ được khí tiết, đã tự thú, làm phản… căn cứ mức độ, tình tiết cụ thể mà phân loại xử lý hoặc vĩnh viễn khai trừ khỏi Đảng" hoặc "khai trừ Đảng tịch" "nghiêm khắc cảnh cáo", "Cảnh cáo. …" xử lý như vậy rõ ràng là chưa chính xác và không công bằng.
Đối với việc xử lý chưạ thực sự cầu thị này, có rất nhiều đồng chí phản ánh ý kiến lên Trung ương và Phân cục Sơn Đông. Tháng 2 năm 1941 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra quyết định. Phải lập tức huỷ bỏ công tác của Vương Hồng Ô, khai trừ Đảng tịch, giao cho quân pháp xét xử. xử lý hình phạt "Bạch Tử Minh phải bị huỷ bỏ công tác, hạ từ đảng viên chính thức xuống đảng viên dự bị.". Đồng thời còn quyết định: "Đối với các đồng chí không may bị hy sinh phải đặc biệt an ủi chăm sóc". "Đối với các đồng chí bị vu oan nhưng không chịu đựng được cực hình tra tấn mà đã đầu thú, về cơ bản là nên châm chước độ lượng với những yếu mềm của họ, không thể coi là phản bội, không được khai trừ hết Đảng tịch, căn cứ vào tình tiết cụ thể mà có phân biệt xử lý phù hợp thoả đáng".
Năm 1945, trong thời gian "Thất đại" của Đảng, Quách Tử Hoá và Tôn Tử Khiêm đại diện cho Đảng uỷ khu Tây Hồ một lần nữa bị phản ánh có liên quan trong "Túc Thác" ở Tây Hồ lên Trung ương. Việc này đã khiến cho Trung ương hiểu thêm và càng chú ý hơn. Sau "Thất đại" Trung ương liền thành lập một tổ chuyên đề "Túc Thác" Tây Hồ gồm 5 người là: Trần Vân, Bành Chân, Lý Phú Xuân, Đào Chú, Khang Sinh, tiếp tục thẩm xét lại sự kiện "Túc Thác" ở Tây Hồ". Đồng thời chỉ thị rõ: Lần này, sự kiện "Túc Thác" là do những người lãnh đạo cố tình ra tay bức cung gây nên. Còn những người bị hình phạt, bị bức cung phải tự nhận là Tơ-rốt-kít. Đồng thời đã phạm phải sai lầm thế này, thế kia thì cũng không cần phải truy cứu trách nhiệm của họ nữa, cũng không nên xử lý nữa, tất cả xử phạt trước đây là bãi bỏ.
Sau khi giải phóng cả nước, trong khi tiêu diệt phản loạn, nhất là trong 10 năm động loạn một số các đồng chí đã bị oan uổng trong "Túc Thác" ở Tây Hồ vẫn lại bị bắt giữ thẩm tra.
Quách Ảnh Thu sau giải phóng đã làm Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, năm 1957 đã chủ động đề nghị sang công tác ở Bộ Giáo dục, được giữ chức Viện trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học Nam Kinh. Tháng 5 năm 1963 được điều làm Phó hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học nhân dân Trung Quốc phụ trách việc dạy học.
Trong "Đại cách mạng Văn hoá" ông lại bị liên luỵ, bức hại hết sức tàn khốc, bị áp giải, đấu tố, đánh đập tàn nhẫn, phải cắt đi chân trái, thành ra suốt đời tàn phế. Sau "Đại cách mạng văn hoá", trong thời gian ở viện ông đã tìm ra một số đồng chí không ngại gian khổ hiểm nguy đã tiến hành điều tra, hỏi về các đồng chí thời "Túc Thác" mà nay vẫn còn sống. Căn cứ tình hình đã điều tra, khẳng định lại 7 người bị cho là "Tơ-rốt-kít" là sai. Quách Ảnh Thu và một số đồng chí khác lại một lần nữa viết báo cáo gửi lên Tỉnh uỷ Sơn Đông. Tỉnh uỷ Sơn Đông lại cố gắng nghiên cứu, điều tra lại rồi báo cáo lên Trung ương.
Tháng 12 năm 1983. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho ý kiến về báo cáo ý kiến xử lý những vấn đề còn tồn tại các sự kiện "Túc Thác", Tây Hồ của Tỉnh uỷ Sơn Đông chi rõ rằng:
1) về tính chất của sự kiện "Túc Thác" Tây Hồ: Đây là một vụ án oan sai nghiêm trọng chứ không chỉ là sai lầm mở rộng quá tay, vì vậy phải được sửa sai thật triệt để.
2) Vốn xử Nguỵ Định Viễn cùng trong 7 đồng chí là Tơ-rốt-kít thật là không có chứng cứ, là hoàn toàn sai trái. Vì vậy phải xét lại minh oan cho họ, khôi phục lại danh dự, chấm dứt ảnh hưởng xấu.
3) Đối với tất cả các đồng chí bị giết oan, xử lý oan thì đều phải được sửa sai minh oan.
Tới đây thì sự kiện "Túc Thác" Tây Hồ cuối cùng đã được sửa sai triệt để.