Phê phán Hồ Phong là một đại hoạ đầu tiên của giới văn hoá sau thời kỳ Chiến Quốc. Hồ Phong bị quy kết là "Phản Đảng" "Chống cộng" sau thành "Phản cách mạng". Cả thảy 78 người chính thức bị quy là phần tử "Tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong", trong đó có 32 đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc bị khai trừ khỏi Đảng, đại bộ phận bị bãi chức, giam cầm và cưỡng bức lao động.
Nỗi ai oán này nặng trĩu đã gần một phần tư thế kỷ.
Ngay từ những năm 1930, Hồ Phong giữ chức vụ Bộ trưởng Tuyên truyền liên minh các nhà văn cánh tả Trung Quốc, sau đó làm Thư ký hành chính, chiến đấu dưới ngọn cờ của Lỗ Tấn, làm được một khối lượng lớn công việc.
Mùa hè năm 1934, thành viên của "Liên minh cánh tả" là Mục Mộc Thiên bị bắt giam, sau khi tự thú đã được thả ra và tung tin nhảm Hồ Phong là nội gián của Nam Kinh phái đến. "Liên minh cánh tả" hoài nghi Hồ Phong, Hồ Phong đành xin từ chức Thư ký hành chính "Liên minh cánh tả". Sau khi hội báo với Lỗ Tấn, Lỗ Tấn bình tĩnh nói:
"Không cần quan tâm đến ông ta, làm việc cho bản thân mình, sử dụng ngòi bút nhiều hơn nữa".
Trong cuộc tranh luận về hai khẩu hiệu "Văn hoá quốc phòng" và "Văn hoá đại chúng trong cuộc chiến tranh cách mạng dân tộc", Hồ Phong và Lỗ Tấn đã sát cánh bên nhau, chịu sự công kích của phái "Văn hoá quốc phòng" nhưng ông quan tâm đến toàn cục và không đăng bài viết thứ hai phản bác phái "Văn hoá quốc phòng".
Hồ Phong có nhiều cống hiến kiệt xuất đối với công tác lý luận văn học và phê bình văn nghệ của Trung Quốc. Ông sáng lập ra trường phái "Tháng bảy" "Hy vọng". "Phái thơ Tháng bảy" đã mở ra một phong cách thơ mới.
Trong số báo "Hy vọng" đầu tiên, Hồ Phong đã đăng bài "Luận chủ quan" của Thư Vu, gây ra sự phê phán mạnh mẽ của những người làm công tác lý luận văn nghệ cộng sản Trung Quốc ở Hương Cảng, về việc này Hồ Phong không có cách giải quyết ổn thoả.
Tháng 4 năm 1949, Hội nghị các nhà văn toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức, Hồ phong đựợc bổ nhiệm làm chủ biên "Báo Văn nghệ", Nhưng Hồ Phong cảm thấy không tin tưởng nên không nhận công việc này.
Đầu năm 1951, Hồ Kiều Mộc tìm gặp Hồ Phong để đàm đạo, hy vọng ông và lãnh đạo giới văn nghệ hợp tác tốt, đồng thời đưa ra 3 chức vụ cho ông lựa chọn, nhưng Hồ Phong vẫn không "hợp tác" Sau giải phóng, bắt đầu việc phê phán tư tưởng văn nghệ Hồ Phong. Từ ngày 14 tháng 3 năm 1950, báo cáo tại Đài lễ Đuờng nhân dân, Bộ trưởng Văn hoá Chu Dương đã phê phán 2 bài viết của nhà văn A Lưng thuộc phái "Tháng bảy", cho rằng đây là sự ngóc đầu dậy của "Tiểu tập đoàn" các nhà văn thuộc giai cấp tiểu tư sản. Sau đó, "Báo Văn nghệ" đã đưa ra lời phê bình đối với nhóm thơ "Thời gian bắt đầu" của Hồ Phong, các báo khác cũng đăng những bài phê phán.
Tháng 3 năm 1952, "Báo Văn nghệ" phát động chuyên mục "Thư bạn đọc" để tiến hành chiến dịch phê phán tư tưởng văn nghệ Hồ Phong.
Ngày 25 tháng 5, trong bài phát biểu trên "Trường Gia nhật báo", Thư Vu đã kiểm điểm về bài "Luận chủ quan" mà mình đã viết. Ngày 8 tháng 6 "
Nhân dân Nhật báo" truyền tải toàn văn và đăng thêm "Lời người biên tập chỉ ra "Niềm hy vọng của "Luận chủ quan" là cái mà "Tiểu tập đoàn" tổ chức trên văn đàn do Hồ Phong đứng đầu". Ngày 25 tháng 9 trên "Báo Văn nghệ", Thư Vu lại đăng bài "Thư công khai gửi Lộ Linh" vạch trần toàn diện "Tiểu tập đoàn" do Hồ Phong đứng đầu.
Hai bài viết này đã chỉ ra những thiếu sót để công khai phê phán tư tưởng văn nghệ Hồ Phong.
Ngày 19 tháng 7 Năm 1952, Hồ Phong đang ở Thượng Hải thì nhận được thông báo của Chu Dương, muốn ông đi Bắc Kinh, tham gia "Hội nghị hội thảo tư tưởng văn nghệ Hồ Phong" do Tổ chức Đảng tác hiệp liên minh Văn hoá Trung Quốc tổ chức. Hội nghị bắt đầu từ ngày 6 tháng 9 đến ngày 16 tháng 12, đã triển khai bốn lần Hội nghị, Lâm Mặc Thừa, Hà Kỳ Tô đã kịch liệt phát biểu, cuối cùng Chu Dương tóm tắt chỉ ra đường lối phản Đảng mà Hồ Phong tiến hành trên văn đàn, muốn Hồ Phong rút ra khỏi diễn đàn lý luận văn nghệ.
Ngày 29 tháng 1 năm 1953, Liên minh Văn hoá toàn quốc đã tổ chức Hội nghị báo cáo phê phán tư tưởng văn nghệ Hồ Phong "Báo văn nghệ" số ra ngày 30 tháng 1 và 15 tháng 2 đã đăng bài viết của Lâm Mặc Thừa "Tư tưởng văn nghệ phản chủ nghĩa Mác của Hồ Phong" và "Đường lối chủ nghĩa hiện thực hay đường lối phản chủ nghĩa hiện thực" của Hà Kỳ Tô, phê phán một cách toàn diện hệ thống tư tưởng văn nghệ của Hồ Phong. Hồ Phong không thể tiếp thu được những quan điểm của bài viết này.
Tháng 3 năm 1954, sau khi học tập Nghị quyết Đại hội toàn quốc khoá 8 lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và bài "Học tập Nghị quyết Hội nghị toàn quốc lần thư tư, triển khai đúng đắn công tác phê bình và tự phê bình" của "Xã luận" Nhân dân Nhật báó, nỗi băn khoăn về tư tưởng của Hồ Phong đã tiêu tan, bởi chỉ thị của Chu Ân Lai "Không thể né tránh phê bình" ông muốn "xem xét bản thân, xem xét hiện thực, mặt đối mặt với cuộc đấu tranh", "Trước yêu cẩu lịch sử, trước chân lý, Đảng không cho phép bất cứ ai có những quyền lợi đặc biệt". Thế là ông bắt đầu viết một bài dài lấy đầu đề là "Báo cáo về tình hình thực tiễn nền Văn nghệ từ sau giải phóng đến nay", bắt đầu viết từ tháng 3 đến tháng 7 thì hoàn thành, toàn văn dài đến 27 vạn chữ, được gọi là "sách 30 vạn chữ". Ngày 22 tháng 7, Hồ Phong đệ trình báo cáo lên Tập Trọng Quyên, lúc đó là Chủ nhiệm Uỷ ban Văn giáo Quốc vụ viện, đề nghị ông ta trình lên Trung ương Đảng.
Cuối năm 1954, "Báo Văn nghệ" tuyên bố dừng việc phê phán đối với Dư Bình Bài, thì bắt đầu rầm rộ phê bình Hồ Phong. Ngày 8 tháng 12, Chu Dương có bài phát biểu với đầu đề "Chúng ta phải chiến đấu", có thể coi là "Sách đấu" và cương lĩnh để phê phán Hồ Phong. Ngày 10 tháng 12 "
Nhân dân Nhật báo" đã phát đi toàn văn bài viết này, dấy lên cao trào phê Hồ Phong mang tính toàn quốc lần thứ 3.
Hồ Phong buộc phải viết "Bản tự kiểm điểm của tôi" và "Bản kiểm thảo đối với bài "Những tài liệu chứng minh về mấy vân đề mang tính lý luận".
Ngày 17 tháng 1 năm 1955, Mao Trạch Đông quyết định lấy phần 3 và 4 của cuốn "Sách 30 vạn chữ" của Hồ Phong làm bài "Những ý kiến của Hồ Phong về vấn đề Văn nghệ" để công khai phát biểu và triển khai thảo luận. Từ đó đến ngày 12 tháng 5, các tờ báo nói trên ở các tỉnh trên toàn quốc đã đăng các bài phê bình Hồ Phong đến hơn 400 số.
Ngày 16 tháng 2 báo "Thanh niên Trung Quốc" kỳ thứ tư, Vu Thư đã đăng bài "Tư tưởng Văn nghệ Hồ Phong phản chủ nghĩa Mác" và bắt tay biên soạn một số tài liệu về Hồ Phong, còn giao nộp hơn 100 bức thư mà Hồ Phong gửi cho ông ta và do Bộ Tuyên truyền Trung Quốc gửi cho Mao Trạch Đông.
Ngày 13 tháng 5 "
Nhân dân Nhật báo" đăng bài "Một số tài liệu về tập đoàn phản Đảng Hồ Phong" đồng thời đăng "Lời người biên tập" do Mao Trạch Đông sửa đổi, chỉ ra rằng: "Từ những tư liệu được vạch trần trong bài viết của Vu Thư, người đọc có thể thấy rõ Hồ Phong và tập đoàn phản Đảng Cộng sản, phản nhân dân cách mạng do ông ta lãnh đạo là những nhà văn tiến bộ đã từ lâu đối địch, là kẻ thù, căm giận sâu sắc Đảng Cộng sản Trung Quốc và phi Đảng… Giả vẫn là giả, giả tạo thì nên bóc đi". Hơn nữa còn đăng bài "Bản tự phê của tôi" của Hồ Phong để "làm tư liệu cho độc giả nghiên cứu phái hai mặt phản cách mạng này". "Tội trạng" quy cho Hồ Phong là "Lãnh đạo tư tưởng và lãnh đạo, tổ chức các hoạt động văn nghệ phản đối và ngăn chặn Đảng Cộng sản Trung Quốc", là "Đội ngũ văn hoá Cách mạng do Đảng và các nhà văn tiến bộ phi Đảng tổ chức đã phản đối và ngăn chặn sự lãnh đạo của Đảng Cộng sán Trung Quốc.
Ngày 17 tháng 5, Hồ Phong và vợ là Mai Chí cùng bị bắt, bị cách ly để tra hỏi.
Ngày hôm sau, dưới tiêu đề chạy suốt nhiều cột báo "Đề cao cảnh giác, vạch trần Hồ Phong", "
Nhân dân Nhật báo" đã phát biểu phê bình những bài viết và những lá thư của "Tập đoàn phản động Hồ Phong", đồng thời cho đăng lời chú của người bỉên tập được viết dựa theo tinh thần mà Mao Trạch Đông phê phán.
Từ đó về sau, giọng điệu phê phán ngày một lên cao. Quy cho Hồ Phong từ chỗ "Phản Đảng", "Phản cộng" nâng lên thành "Phản cách mạng".
Ngày 24 tháng 5, "
Nhân dân Nhật báo" công bố tập tài liệu thứ hai "về Tập đoàn phản Đảng Hồ Phong", tiết lộ 68 bức "thư mật" của "Tập đoàn phản Đảng" mà Hồ Phong viết. Phần "lời người biên tập" do Mao Trạch Đông đích thân sửa chữa chỉ ra rằng: "Trong những bức thư này, Hồ Phong bôi nhọ một cách ác độc Đảng Cộng sản Trung Quốc, bôi nhọ phương châm văn nghệ của Đảng, bôi nhọ các đồng chí có trách nhiệm trong Đảng chửi rủa các nhà văn là đảng viên và các nhà văn ngoài Đảng của giới văn nghệ; trong những lá thứ này, Hồ Phong chỉ huy những người trong tập đoàn phản động của ông ta tiến hành các hoạt động tội ác phản Đảng, phản nhân dân, tổ chức một cách bí mật có kế hoạch cuộc tiến công điên cuồng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc và trận tuyến văn nghệ mà Đảng lãnh đạo; trong những lá thư này, Hồ Phong xui khiến các vây cánh của ông ta đánh vào nội bộ Đảng Cộng sản, đánh vào nội bộ đoàn thể cách mạng, kiến lập cứ điểm, tăng thêm "thực lực" thăm dò tình hình và ăn cắp các văn kiện của Đảng". Chung quy lại, vấn đề chủ yếu ở 3 phương diện: Một là, không bằng lòng với hiện trạng của giới văn nghệ, cho rằng giới văn nghệ đang bị bao trùm một nỗi đau buồn rất lớn, rất nhiều người như là đang đeo gông vào cổ; Hai là, ví "bài nói chuyện tại Hội nghị toạ đàm văn nghệ Diên An" của Mao Trạch Đông như là "Tô-tem Anh quốc", biểu hiện rõ thái độ khinh miệt; Thứ ba là, tìm mọi cách xem các văn kiện của Đảng mà lẽ ra không nên xem. Kỳ thực, những "cái mũ" này đều là những từ không có thực mà Trương Quán Ly chụp lên.
Tập tài liệu thứ ba cũng là một số thư từ của Hồ Phong, đã đổi từ "Tập đoàn phản Đảng" thành "Tập đoàn phản cách mạng".
Tháng 6, Nhà Xuất bản Nhân dân đã xuất bản bộ sách đặc biệt về 3 tập tài liệu này. Mao Trạch Đông đã viết lời nói đầu lấy danh nghĩa là Ban biên tập của "
Nhân dân Nhật báo" còn thêm 2 dòng chú giải vào tập tài liệu thứ hai. Điều này thật là một đòn chí mạng. Lời chú giải nói rằng: "Không cho phép những phần tử phản cách mạng phát biểu ý kiến phản cách mạng. Điều đó là xác thực, chế độ ta không cho phép những phần tử phản cách mạng được tự do này… Ở đây, không phải là dùng phương pháp dân chủ mà là dùng phương pháp chuyên chính đến độc tài, chỉ cho phép họ hành động theo nguyên tắc, không cho phép nói lung tung làm bừa bãi… Do vậy, đã dẫn đến việc triển khai trong phạm vi toàn quốc một phong trào thanh trừ tất cả nhừng phần tử phản cách mạng giấu mặt.
Đầu tháng 8, Hồ Phong chính thức bị bắt giam, trong một nhà tù cũ ở Bắc Kinh, mấy tháng sau bị tống vào phòng tù đơn độc của nhà giam Tần Thành.
Phu nhân Hồ Phong là Mai Chí bị giam giam nơi khác. Năm 1961 vì cha mẹ của Maỉ Chí mắc bệnh qua đời nên được phê chuẩn ra tù, măi đến tháng 4 năm 1965 mới được phê chuẩn gặp Hồ Phong. Lúc này cách khi bị bắt năm 1955 là 10 năm.
Tháng 11 năm 1965, Hồ Phong bị xử tù 14 năm, tước đoạt quyền lợi chính trị 6 năm. Bộ Công an quyết định thả Hồ Phong và thi hành giam tại ngoại.
Ngày 30 tháng 12, Hồ Phong ra khỏi nhà giam Tần Thành, trong hơn 20 ngày kể từ Tết Nguyên đán đến hết xuân, ông được thu xếp tham quan ở Bắc Kinh.
Ngày 24 tháng 1, Bộ Công an cử người đi tìm Hồ Phong để nói chuyện, thông báo ông phải đi thành phố Tứ Xuyên, nói rằng đây là trách nhiệm của họ vì sự an toàn của Hồ Phong và là quyết định của Trung ương.
Mai Chí gọi điện thoại mời vợ chồng Nhiếp Cam Nỗ đến nhà. Họ đều khuyên Hồ Phong mau rời khỏi Bắc Kinh - nơi có nhiều điều thị phi này. Họ cũng đã từng nếm mùi trong đợt phê bình "Hải Thuỵ bãi quan"'.
Ngày 15 tháng 2, Hồ Phong và Mai Chí đáp xe lửa rời Bắc Kinh. Đoàn tàu còn chưa rời khỏi Nguyệt Đài, vợ chồng Hồ Phong, không kìm nổi đã khóc rất to. Năm đó Hồ Phong đã 64 tuổi.
Vợ chồng Hồ Phong ở thành phố Tứ Xuyên được vài tháng, thì ngọn lửa "Đại cách mạng văn hoá" đã bùng lên. Đêm khuya ngày 8 tháng 9, họ bị áp giải đến nông trường Miêu Khê của Cục cải tạo lao động huyện Như Sơn vùng Nhã An, sinh hoạt phí mỗi tháng trước đây được 50 NDT nay thay đổi chỉ còn 20 NDT.
Cuộc đấu tranh vũ trang ở tỉnh Tứ Xuyên diễn ra ngày càng ác liệt, lấy lý do để "an toàn" ngày 7 tháng 11 Bộ Công an áp giải Hồ Phong vào thành phố để quản lý, thực chất là "bắt giam", vợ chồng Hồ Phong lại xa nhau một lần nữa.
Theo phán quyết trước đây, đến tháng 8 năm 1969 Hồ Phong mãn hạn chịu hình phạt. Cuối năm, Hồ Phong viết tờ trình đề nghị giải quyết. Sở Công an Tứ Xuyên cử người đến phòng giam Hồ Phong kiểm tra, phát hiện Hồ Phong viết những câu thơ lên nhiều tờ báo cũ, có tờ báo in hình Mao Trạch Đông, thế là quy thêm tội danh cho Hồ Phong là "Viết thơ phản động trên hình Mao Chủ tich, tố cáo Mao Chủ tịch - vị lãnh tụ vĩ đại", ông bị áp giải đến nhà giam số 3 Ty Công an Tứ Xuyên ở huyện Đại Trúc. Ngày hôm sau, lấy danh nghĩa là "Tổ chức bảo vệ Uỷ ban cách mạng tỉnh Tứ Xuyên", họ đã xét xử lại, thay đổi án thành "tù chung thân".
Tháng 8 năm 1971, Hồ Phong cảm thấy tuyệt vọng và có ý tự vẫn nhưng bị phát hiện và may mắn thoát chết, từ đó xuất hiện căn bệnh tinh thần trầm mặc. Đến tháng 1 năm 1973, Ty Công an tỉnh Tứ Xuyên điều Mai Chí từ nông trường cải tạo lao động Miêu Khê đến nhà giam số 3 ở Đại Trúc để chăm sóc Hồ Phong, lúc này họ đã xa nhau được 7 năm, tinh thần Hồ Phong dần dần tỉnh táo nhưng sức khỏe thì đã suy nhược.
Tháng 1 năm 1976, Chu Ân Lai tạ thế. Hồ Phong viết tản văn "Nhận tội với Thủ tướng Chu" và thơ điếu "Nhớ Thủ tướng Chu". Tháng 9 năm 1976, Mao Trạch Đông tạ thế, Hồ Phong viết một vài cảm thụ trong những ngày "vô cùng đau thương này" để tỏ lòng thương tiếc, ông còn nghiên cứu "Hồng lâu mộng", sáng tác "khúc giao hưởng Thạch đầu ký".
Ngày 19 tháng 10, nghe đài phát đi bài "tên độc tài Hà Hứa Nhân", tư tưởng của Hồ Phong bị chấn động, sau từ những nhân viên quản lý trại giam ông được biết "Bè lũ bốn tên" bị đập tan, tinh thần càng phấn chấn, ông bắt đầu viết hồi ức về những tư liệu và những bài thơ của Lỗ Tấn.
Tháng 12, Cục cải tạo lao động tỉnh Tứ Xuyên cử người đón Hồ Phong đến bệnh viện Cục cải tạo lao động thành phố kiểm tra sức khỏe. Sau mấy tháng điều trị, sức khỏe Hồ Phong có chuyển biến khá tốt. Tháng 3 năm sau lại quay về nhà giam số 3.
Ngày 24 tháng 1 năm 1979, Bộ Công an gọi điện thông báo lập tức thả Hồ Phong. Hôm sau Ty Công an tỉnh Tứ Xuyên đưa xe đến đón Hồ Phong và Mai Chí về thành phố. Ngày 10 tháng 2, Ty Công an tỉnh Tứ Xuyên tuyên bố bản án mà "Tổ chức người bảo vệ Uỷ ban cách mạng tỉnh Tứ Xuyên" đã phán quyết nay không còn hiệu lực.
Tháng 6 Hồ Phong được bầu làm Uy viên Hội nghị hiệp thương chính trị tỉnh Tứ Xuyên.
Ngày 30 tháng 3 năm 1980, Hồ Phong và Mai Chí đáp máy bay về Bắc Kinh. Hồ Phong được đưa vào bệnh viện chữa bệnh.
Tháng 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra quyết định, huỷ bỏ bản án "Tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong". Ngày 22, Chu Dương đến bệnh viện trao cho Hồ Phong quyết định huỷ bỏ bản án của Trung ương.
Cuối tháng 9, văn kiện Trung ương chính thức được chuyên đến nội bộ Đảng, cái nặng nề đè lên đầu những thành viên của cái gọi là "Tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong" đã được dỡ bỏ.
Hồ Phong được khôi phục hội tịch của Hiệp hội nhà văn Trung Quốc, sau được bổ làm cố vấn, rồi lại được bầu làm uỷ viên, Thường uỷ Hội hiệp thương chính trị toàn quốc, ông còn được chọn làm uỷ viên liên minh Văn hoá toàn quốc.
Như cây khô gặp mùa xuân. Hồ Phong bộc lộ tình cảm, sáng tác rất mãnh liệt. Từ năm 1979 đến mùa hè năm 1984 đã xuất hiện cao trào sáng tác lần thứ 3 của cuộc đời ông. Hồ Phong đã viết bài "Lịch sử là sự chứng kiến tốt nhất" làm sáng tỏ cuộc đấu tranh "Hai khẩu hiệu" trong những năm 30, ước khoảng 15 vạn chữ; "Tập bình luận Hồ Phong- Hậu ký", hơn 4 vạn chữ, "Tả liên hồi ức lục" (Hồi ký về liên kết cánh tả) khoảng 15 vạn chữ; "Kháng chiến hồi ức lục", hơn 20 vạn chữ; "Lỗ Tấn tiên sinh" hơn 4 vạn chữ, ông còn viết tản văn và tạp văn hơn 10 vạn chữ. Lúc đó Hồ Phong đã 80 tuổi.
Hồ Phong đã có tình cảm sâu đậm và lòng tin tuyệt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông nói: "Trong gần một phần tư thế kỷ này, điều đã giúp tôi sống được chính là mềm tin của tôi đối với Đảng. Đây là lời tâm huyết của tôi, tôi tin tưởng ở Đảng ta".
Ngày 8 tháng 6 năm 1985, bệnh tình Hồ Phong chuyển biến xấu, ông vĩnh biệt trần thế.
Ngày 15 tháng 1 năm 1986, lễ truy điệu Hồ Phong được tổ chức ở nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn. Bộ trưởng Bộ Văn hoá Chu Mục Chi gửi lời điếu, thừa nhận cuộc đời của Hồ Phong.
Câu đối phúng của Lầu Thích Di viết rằng: "
Tranh ngôn tam thập vạn, phong cốt túc thiên thu" (ngòi bút vang chí lớn, non sông lưu muôn đời).
Bài thơ của A Lũng, người của phái "Tháng Bảy", trước sự ra đi của Hồ Phong cũng có thế coi là lời điếu:
"
Yếu khai tác nhất chi bạch sắc hoaNhân vị ngã môn yêú giá dạng tuyên cáo.Ngã môn vô tội.Nhiên hậu ngã môn điêu tạ".
Nghĩa là:
Muốn làm đoá hoa trắng tinh khiết.Chúng tôi đành tuyên cáo vậy thôiChúng tôi nào có tộiSau này cảm tạ nhiều nhiều.
Đoá hoa màu trắng này mãi mãi cảnh tỉnh chúng ta.