Ngày hôm ấy, ở nhà Maxlenikov ra, Nekhliudov đi thẳng tới nhà tù. Đến nơi, chàng bước về phía ngôi nhà quen thuộc của giám ngục. Như lần trước, vẫn những tiếng đàn của chiếc dương cầm hạng tồi, nhưng lần nầy không phải "khúc cuồng tưởng" mà là khúc đàn tập của Klementi(1). Tiếng nhạc đánh vẫn mạnh mẽ khác thường, rành rọt, dồn dập như trước. Người hầu gái mắt đeo bẳng ra mở cửa, nói là đại uý có nhà và dẫn Nekhliudov vào một căn phòng tiếp khách nhỏ, có kê một chiếc đi văng, một chiếc bàn phủ khăn len đan, trên đặt một ngọn đèn to có chụp giấy hồng bị cháy xém một bên. Viên giám ngục bước ra, vẻ mặt buồn rười rượu, mệt mỏi.- Thưa ngài cần gì ạ? - Ông ta nói, tay cài nốt chiếc khuy áo ở giữa.- Tôi vừa ở nhà ông phó tỉnh trưởng và đây là giấy phép, - Nekhliudov miệng nói, tay đưa tờ giấy. - Tôi muốn được gặp Maxlova.- Maxlova à? - Giám ngục hỏi lại. Tiếng đàn vang động làm ông không nghe rõ.- Maxlova.- À à! Vâng.Giám ngục đứng dậy, bước đến gần chỗ cửa có những âm điệu dồn dập của Klementi vọng ra.- Maruxia, con hãy ngừng một chút đã, - nghe giọng nói, có thể thấy là ông ta rất khổ vì những điệu nhạc nầy, - chẳng còn nghe thấy gì cả.Tiếng dương cầm im bặt. Có tiếng đẩy ghế, tiếng chân bước bực dọc và có người ghé nhìn qua cửa.Hình như thấy nhẹ người đi vì thoát được tiếng nhạc, giám ngục châm một điếu thuốc lá to, loại nhẹ và mời Nekhliudov. Nekhliudov từ chối không hút.- Tôi muốn gặp Maxlova.- Gặp Maxlova bây giờ không tiện đâu, - giám ngục nói.- Tại sao vậy?- Ấy đấy chính là lỗi tại ngài, - giám ngục hơi mỉm cười nói. - Công tước chớ có đưa tiền thẳng cho cô ta. Nếu cần, ngài cứ đưa tôi. Tất cả tiền sẽ giữ đủ cho cô ta. Đằng nầy, hôm qua, chắc công tước lại cho cô ta tiền, cô ta mua rượu, thế là chứng nào tật ấy, hôm nay cô ta lại say khướt mà còn hung hăng như điên nữa.- Thật thế à?Còn gì nữa, đến nỗi tôi phải dùng những biện pháp nghiêm ngặt, chuyển cô ta sang phòng giam khác. Cô ta là phụ nữ nên cũng thường thôi. Dù sao cũng xin công tước đừng cho cô ta tiền. Ngữ ấy mà…Nekhliudov hồi hộp nhớ lại cảnh hôm qua và chàng lại thấy sợ.- Còn Bogodukhovxkaia, tù chính trị, gặp được chứ ạ? - Nekhliudov im lặng một chút rồi hỏi.- Vâng, gặp được, - giám ngục nói. - Gì thế con? - ông ta nói với một em bé gái chừng năm, sáu tuổi vừa mới bước vào phòng.Em bé đi về phía cha, đầu vẫn ngoảnh lại nhìn Nekhliudov không rời mắt.- Nầy, khéo không ngã đấy, - viên giám ngục mỉm cười nói khi thấy em bé không nhìn phía trước nên chân vấp phải tấm thảm và chạy lại với bố.- Nếu được thì để tôi đi.- Vâng, được, - giám ngục nói.Ông ta ôm hôn em bé gái, mắt nó vẫn chăm chú nhìn Nekhliudov, rồi đứng lên, âu yếm đặt con sang một bên, bước ra phòng ngoài.Người hầu gái băng mắt đưa cho giám ngục áo khoác, ông ta chưa mặc xong và chưa ra đến cửa thì những điệu nhạc dồn dập của Klementi đã lại vang lên rành rọt.Cháu nó đã có vào nhạc viện học, nhưng ở đấy lộn xộn lắm: Thế mà cháu thì rất có khiếu, - viên giám ngục vừa bước xuống thang vừa nói. - Cháu nó muốn được biểu diễn.Viên giám ngục cùng Nekhliudov đi về phía nhà tù.Ông ta vừa tới gần thì cánh cổng liền mở toang ra. Các cai ngục đưa tay lên mũ chào, mắt nhìn theo giám ngục.Bốn người cạo trọc nửa đầu, khiêng mấy chiếc thùng gỗ đựng gì đó, gặp hai người ngay lối vào. Cả bốn người tù cùng nép lại, nhìn giám ngục. Một người cúi đầu cau mày khó chịu, đôi mắt đen lóe sáng.Tài năng, lẽ dĩ nhiên là cần phải trau dồi; không nên hạn chế, nhưng công tước biết đấy, nhà cửa thì chật chội, nên cũng khổ, giám ngục nói tiếp, không hề để ý đến bốn người tù; ông ta lê đôi chận một cách mệt nhọc, dẫn Nekhliudov vào phòng công cộng.- Công tước muốn gặp ai nhỉ? - Viên giám ngục hỏi.- Bogodukhovxkaia.- À thế thì giam ở tháp lầu: Công tước phải đợi một lát ông ta nói với Nekhliudov.- Thế thì trong khi chờ đợi, có thể cho tôi gặp hai mẹ con Melsova bị tù vì tội đốt nhà được không?- À ở xà lim hai mươi mốt! Được, có thể gọi họ đến đây. Thế không thể gặp được Melsov ngay ở phòng giam anh ta à?- Ở phòng công cộng nầy, công tước được thoải mái hơn.- Nhưng tôi lại thích ở đấy.- Ồ! Ngài lại thích thế à?Vừa lúc đó, viên sĩ quan phó giám ngục, quần áo chải chuốt ở cửa bên bước ra.- Ông dẫn công tước vào gặp Melsov tại phòng giam.- Phòng hai mươi mốt, - giám ngục nói với hắn. - Rồi ông đưa công tước về văn phòng. Còn tôi, tôi sẽ cho gọi… à?Mà tên người đàn bà ấy là gì nhỉ?Vera Bogodukhovxkaia, - Nekhliudov nói.Phó giám ngục là một sĩ quan trẻ tuổi, tóc vàng, có hàng ria vuốt sáp, quanh mình toả ra mùi nước hoa thơm nức.- Xin mờì công tước đi! - hắn mỉm cười một nụ cười tươi tắn và nói với Nekhliudov. - Công tước quan tâm đến cơ quan chúng tôi hẳn?- Đúng, nhưng tôi quan tâm nhất đến người nầy, cái anh chàng mà theo người ta bảo tôi thì vô tội mà lại bị giam ở đây.Phó giám ngục nhún vai:- Đúng, cũng có khi như thế thật, - anh ta thản nhiên nói và lịch sự nhường lối cho khách đi trước, vào một hành lang rộng, hơi thối. - Nhưng thường họ cũng nói dối. Xin mời công tước.Cửa xà lim đều mở, có vài tù nhân ở ngoài hành lang.Phó giám ngục chỉ khẽ gật đầu chào các cai ngục và liếc nhìn các tù nhân. Những người nầy hoặc nép sát vào tường, lủi vào trong xà lim hoặc dừng lại ở cửa, duỗi thẳng hai tay như kiểu nhà binh, đưa mắt nhìn theo nhà chức trách đi qua. Viên phó giám ngục dẫn Nekhliudov qua một hành lang rồi rẽ sang một hành lang khác ở bên trái, có cửa sắt đóng kín.Hành lang nầy hẹp, tối và hôi thối hơn. Hai bên hành lang, các cửa đều khoá kỹ. Trên các cánh cửa có khoét những lỗ nhỏ - vẫn gọi là những con mắt - đường kính mỗi lỗ độ hơn hai phân. Trong hành lang không một bóng người trừ một lão cai ngục già mặt buồn rầu, nhăn rúm.- Melsov ở phòng nào? - Viên phó giám ngục hỏi lão cai.- Phòng thứ tám ở dãy bên trái ạ. Chú thích:(1) Klementi, nhà soạn nhạc Ý (1752-1832)