Tháng năm “chết nhộn”

Mấy tiếng ấy để chỉ một biến cố lớn, một thiên tai xảy ra sau trận bão năm Thìn: đó là trận dịch tả giết chết hàng loạt đồng bào vì ăn ở không theo đúng phép vệ sinh. Kinh nghiệm khoa học cho biết sau khi bão lụt, nếu chúng la không đề phòng bịnh dịch tả (thổ tả, thương hàn)... do xác thú vật sình thúi, thây người chết chôn vội vàng, nước trong các ao hồ nhiễm độc, sinh bịnh. Hồi đầu thế kỷ này, do trình độ hiểu biết còn thấp, ông bà ta cho rằng “bịnh là do tà ma hành”. Khi lâm bịnh, thay vì tìm thầy chẩn mạch, tán phương thuốc chữa đúng bịnh, lại nhờ đồng bóng, các thầy pháp... trừ tà! Vì lẽ đó, mỗi khi có bịnh dịch hoành hành, thường gây chết người hàng loạt mà hồi đó gọi là “chết nhộn”.
Tháng Ba bão lụt vừa qua, tới tháng 5 bịnh dịch tả khởi phát. Theo người biết chuyện kể lại rằng khi quá đói, đồng bào còn sống sót đi bòn đãi lúa gạo rơi rớt trong vũng bùn có xác chết sình thúi. Nước dư còn đọng lại trong vũng, mương, rãnh... rồi nhập với nước trời vừa mưa xuống, tạo thành môi trường độc hại. Đồng bào vô tình cứ múc nước ấy nấu ăn, uống, tắm giặt... Hơn nữa, trên mặt đất vừa mới khô, bẩn thỉu rều rác mục rữa, ruồi muỗi bay đen, rồi gặp sức nóng, mùi xú uế bốn lên nồng nặc. Mọi người ăn ở trong điều kiện thiếu vệ sinh như vậy, nên làm mồi cho bịnh dịch hoành hành. Khi bịnh phát hiện thì sự cứu chữa quá muộn.
Thời gian gần 5 tháng, hai thiên tai đã giết hại gần 3/4 dân số Gò Công. Có gia đình chỉ rạng 10 ngày có đến 3 người chết vì bịnh dịch. Mới khiêng người này ra đồng chôn xong, về nhà lối xóm lại mượn khiêng người khác đi chôn nữa. Đầu xóm nghe có tiếng đóng hòm quách “cành, cành” cuối xóm lại có tiếng “cạch cạch” đóng hòm? Cảnh tượng thật hãi hùng. Mọi người không dám ra khỏi nhà. Nhà nào cũng đóng cửa lại. Ai cũng ăn cơm với muối xả ớt, muối tiêu. Đàn ông, trai tráng mượn rượu làm nữ. Hễ nghe có tiếng trống, liếng mõ hồi một báo nguy, họ cấp lốc tới cứu trợ.
Thơ “Bão Lụt Năm Thìn, nhắc tới “chết nhộn” như sau:
Tháng Ba chết bão dập đùa,
Tháng Năm chết nhộn, không thua kém gì!
Chết rồi chôn liền, theo tục lệ xưa còn gọi: “chết tức thì chôn tức lịnh”.
Có một giai thoại về “tháng Năm chết nhộn” được lưu truyền như sau: Vợ một ông Lý trưởng (Xã trưởng) phát bịnh, nhắn người đi kêu con trai đang có vợ ở riêng về. Khi được báo tin, anh ấy quá sợ, không dám về thăm mẹ bịnh. Qua ngày sau mẹ anh chết. Hay tin, anh vội vàng mượn con ngựa, tới nơi nhìn xác mẹ, chôn cất xong về tới nhà, đêm ấy cũng phát bịnh ngã lăn ra chết”. Ông Lý trưởng thấy vậy, bỏ ăn uống, buồn rầu, ba ngày sau cũng phát bịnh, đến khuya thì chết.

Truyện Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ Nam Kỳ đất lành chim đậu Các cự phú ở làng Đại Điền, Mỏ Cày, Bến tre Các nhà giàu xưa ở Sóc Trăng Nhà ở Cách đặt tên, cưới gả: Cách cưới vợ, gả chồng cho con: Ăn uống, giải trí (cờ bạc, đá gà, uống rượu, thuốc phiện... Các thú vui: đá gà, cờ bạc, thuốc phiện, rượu... Các thú vui: đá gà, cờ bạc, thuốc phiện, rượu... Thuốc phiện Gò công, nơi phát tích các dòng họ quý tộc Huỳnh Công Tấn và “cậu hai Miêng”: Cây đắng sanh trái ngọt? Cậu Hai Miêng (1858- 1899) Mấy thiên tai lớn ở Gò Công Tháng năm “chết nhộn” Giặc “cào cào” (1905) Nạn “Bạch Đồng” 1915 Gò Công: đất khởi nghiệp các dòng học quý tộc Gò Công: quê vợ của hoàng đế Bảo Đại. Vài nhân vật cận đại tiêu biểu của Gò Công Ông Phủ Lê Quang Liêm (1881-1945) Luật sư Vương Quang Nhường, rể vua Thành Thái Các giai thoại, sự tích ở Gò Công Thành “Xăng Đá” và tỉnh lỵ Gò Công Đi lính cho Tây Hội kín Thiên địa hội Gò Công: Một nhà nho cấp tiến: Các cự phú ở Nam Kỳ Bùi Quang Chiêu Trương Văn Bền: nhà kỹ nghệ không bằng cấp kỹ sư Ông cai tổng Lê Quang Hiến ở Cao Lãnh: Diệp Văn Kỳ La Thành Nghệ Lai lịch một dòng họ có truyền thống y dược Giàu có là một trọng tội với cộng sản Cuộc bạo động của ông “Đạo Tưởng” “Đạo Tưởng” ông là ai? Lễ quốc táng nhà cách mạng Phan Chu Trinh Phan Chu Trinh và Nguyễn Tất Thành Lễ quốc táng nhà cách mạng Phan Chu Trinh (4-4-1926) Phụ Lục