Đang lui cui dưới bếp, nghe tiếng cô cháu gái tung tăng đi vào, bà vú Hiền thoáng ngạc nhiên: - Quái lạ! Sao không nghe tiếng xe của con bé kìa? Chắc xe hư. Bà lo lắng phủi tay, đi nhanh lên nhà trên. Uyển Trinh đang để túi xách lên kệ. - Bòn Bon! Hôm nay đi làm về sớm vậy? Còn xe của con đâu? Nàng giật mình, quay lại cười toe toét, ôm lấy vai bà nói một hơi: - Vú! Con mới về. Chiếc xe giấc mơ II của con đang ở công ty đó. Hôm nay, giám đốc chiêu đãi con vì con vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Anh ta đưa con về tận nhà. Ngày mai sẽ đến đón con đi làm. Bà níu tay nàng kéo ngồi xuống ghế salông, nghiêm giọng hỏi: - Trả lời thành thật cho vú biết, mức độ tình cảm của con và “sếp” như thế nào? Tại sao gọi ông ta bằng anh, còn ăn uống chung và đưa về tận nhà nữa? Uyển Trinh cười ngặt nghẽo chảy nước mắt, nàng đáp như hụt hơi: - Vú ơi! Sao vú đa nghi quá vậy? Giám đốc của con còn trẻ và rất giản dị nên trong văn phòng ai cũng gọi như thế có khác chi con. - Có thật như thế không? Cha con ngày xưa là kỹ sư quản lý công trình xây dựng thôi mà đám công nhân cứ một dạ, hai thưa răm rắp. Nàng vuốt nhẹ tay bà ngọt ngào: - Vú! Con biết vú rất thương và lo lắng cho con. Nhưng thời bây giờ khác xưa nhiều lắm. Mấy chục năm rồi chứ ít sao vú? Hiện nay nam nữ bình đẳng như nhau, cùng hiệp nhau mà làm việc. Bà càu nhàu trong miệng: - Bình bình đẳng đẳng cái quái chi mà vú chẳng hiểu. Nhưng vú khuyên con đừng nên dễ dãi quá với bọn đàn ông. Người xưa thường bảo: “Khôn ba năm, dại một giờ”, con hiểu chứ Bòn Bon? Nàng cảm động trước chân tình của người vú như người mẹ. Nàng khẻ đáp: - Vâng. Con hiểu và luôn ghi nhớ lời dạy của vú. Vú đừng lo, có dịp, con sẽ giới thiệu cho vú làm quen với giám đốc con và bạn của anh ấy làm tài xế riêng. Bà chép miệng lắc đầu ngán ngẩm: - Vú già rồi không thể hiểu nỗi chuyện ngày nay của các con. Bạn của giám đốc là tài xế? Sao lạ lùng vậy? - Rồi vú sẽ thấy nhiều chuyện lạ lùng hơn khi gặp Chiêu Bằng. Giản dị, vui tính và rất hòa đồng với mọi người. Ô hay! Sao vú nhìn con dữ thế? - Nghe giọng nói, vú biết con rất cảm tình với giám đốc. Đừng yêu vội nghe con, khi chưa tìm hiểu kỹ. Sao con không đến thăm các bạn của con? Uyển Trinh vờ đứng lên để che giấu sự thẹn thùng vô cớ của mình. Nàng vươn vai: - Các bạn con đứa thì có chồng con, đứa thì làm ăn xa, có ai rảnh rang mà chơi với con đâu. Tiếng chuông cổng reo vang cắt đứt ngang lời nói của Uyển Trinh. Nàng nhanh chóng ra cổng thoáng ngạc nhiên: - Ai đến thăm chúng ta giờ này, vú nhi? - Thì con cứ ra xem.. Dưới ánh chiều tà, một chàng trai nước da đen rám khỏe mạnh, tóc hớt cao mỉm cười với cô chủ nhỏ: - Xin chào. Có nhận ra ai đây không? Uyển Trinh ngờ ngợ một chút rồi reo lên khi thấnh nhành phong lan trong tay anh thanh niên nọ: - Trấn Hải! Anh Trấn Hải phải không? - Sao hay vậy? Nhưng cho anh vào nhà tí đi cô bé. Anh mỏi cả chân rồi nè. Uyển Trinh mở nhanh cổng, lúng túng bào chữa cho sự vô ý của mình: - Tại em thấy anh về bất ngờ quá chứ bộ. Vú Hiền mà thấy anh là mừng phải biết. Nhưng khoan đã, để em vào trước nhé. Nói xong, không đợi Trấn Hải đồng ý, nàng tung tăng chạy vào nhà hét to: - Vú ơi! Xem ai đến thăm vú nè. Nàng hoàn toàn không hay anh chàng nhìn theo với đôi mắt trìu mến, dịu dàng: - Con gái lớn mà lại la inh ỏi như vậy hả con? Mặc cho bà càu nhàu, nàng chụp tay bà lôi nhanh ra cửa: Đdó, vú có biết ai không? Bà nheo nheo mắt nhìn Trấn Hải rồi mừng rỡ khẽ gọi: - Thằng Hải, thằng Hiền phải không con? - Vâng. Con đây. Vú có khỏe không vú? Anh vội đến nắm chặc tay bà lắc lắc. Bà mắng yêu: - Sao không đợi vú xanh cỏ rồi về luôn? Mồ tổ mày! Đi biệt mấy năm mới chịu về thành phố. Chắc anh chị bên nhà mắng dữ lắm phải không con? Anh gãi đầu, cười hiền lành: - Thì cũng như vú vậy, mắng không kịp phân trần lời nào. - Thôi, vào nhà đi rồi kể cho vú nghe, mấy năm nay con làm gì? Đưa giò phong lan, Trấn Hải nhìn sang Uyển Trinh nheo mắt: - Thế là anh giữ đúng lời hứa rồi đấy nhé. Em mang lên lầu rồi anh sẽ chỉ cho em cách chăm sóc nó nghe Bòn Bon. - Vâng. Em mang lên ngay. Nhìn theo dáng nàng nhí nhảnh vô tư, bà lắc đầu: - Hai mươi lăm tuổi rồi mà cứ như trẻ con. Vú rầy la mãi mà nó vẫn không thay đổi. - Con luôn muốn lúc nào cô bé cũng vô tư, hồn nhiên như vậy, vú à. Vừa lúc nàng trở xuống mang ra cho anh ly nước và sà ngay cạnh vú Hiền: - Anh kể chuyện cho em nghe đi. - Chuyện của anh đâu có gì hấp dẫn. Đi học, lớn lên và làm việc, thế thôi. Nàng nguýt anh dài cả thước: - Nếu không kể thì thôi, em đi ngủ. Trấn Hải quýnh quáng nói nhanh: Đdược. Để anh kể. Khi nhận bằng kỹ sư địa chất, anh lao vào công việc yêu thic''h nhất của mình với niềm say mê kỳ lạ. Băng rừng, trèo đèo, leo núi, ngủ bụi, ăn cơm mắm đủ cả, nhưng vui lắm Bòn Bon ạ. Bà Hiền bật cười: - Suốt ngày nói chuyện với rắn rết, muỗi vắt mà vui hả con? Mặc cho mẹ con ngăn cản khóc lóc. - Vú à! Bước chân vào nghề rồi mới thấy yêu quí đất nước mình. Bao nhiêu tiềm năng còn ẩn chứa trong ấy. Cũng như mấy giò phong lan do tay người uốn tỉa làm sao hấp dẫn và quyến rủ bằng những nhánh phong lan tự nhiên. Trấn Hải quả có tài ăn nói. Anh say sưa kể về những chuyến đi thám hiểm của mình đến nồi bà Hiền và Uyển Trinh bị cuốn hút theo lúc nào không hay. Một lát sau anh quay sang nàng nhướng mắt: - Bây giờ tới lượt em. Hãy nói cho anh biết. Cô em gái anh hiện giờ làm gì? Mắt sáng long lanh, nàng hân hoan khoe: - Em vừa lấy bằng tốt nghiệp đại học, khoa ngoại ngữ. Đang làm thư ký tại một công ty xuất nhập khẩu. - Giỏi lắm! Thế em có bị Ông giám đốc quay như... dế không hả? Uyển Trinh nghênh mặt lên vẻ thách thức rồi trề môi: - Hổng dám đâu. Chỉ có em quay ổng thôi. Và nàng kể lại cuộc hội ngộ của ngày trình diện đầu tiên khiến cả nhà cười nghiêng ngả. Trấn Hải vừa cười vừa nói: - Coi chừng ông cho con trai mình “bắt cóc” em trả thù đó. - Lần này thì lầm to rồi nghe ông anh. Giám đốc em rất trẻ, cỡ tuổi anh thôi, vừa đẹp trai, phong độ, lại biết ga- lăng với phái nữ. Em sẽ “bắt cóc” ổng cho anh xem. Nàng luôn xem Trấn Hải như anh ruột của mình, nên ăn nói rất tự nhiên. Nàng không để ý đến đôi mắt tối sầm của anh cùng câu thốt hờ hững: - Thế à? Cũng tốt thôi. Bà Hiền rất tinh ý, bà lờ mờ đoán được tâm tư chàng ta, nên chen vào: - Phải chi thằng Hải chuyển về thành phố này làm việc thì tốt quá. Vú sẽ giao con bé Bòn Bon cho con quản lý, vú yên tâm hơn, chứ vú giữ hoài mệt quá. Anh nhìn bà bằng đôi mắt biết ơn, nhưng Uyển Trinh vô tư cười phá lên: - Vú ơi! Vú làm như con còn bé xíu, chập chững bước đi không bằng. Con lớn rồi chứ bô. - Những đứa bạn thời nối khố của con chỉ có duy nhất thằng Hải đây. Nó luôn chung tình, chung nghĩa với con mà thôi. Nàng chợt hiểu ra ý định của bà nên bối rối, cố phân bua: - Vú nói vậy chứ còn anh em Pằng Pằng nữa chị Con tin nhất định có ngày anh ấy tìm về nơi đây. - Hải à! Con có nghe tin tức gì về đám con của ông Tôn không? Anh lắc đầu, cắn môi thoáng buồn: Đạ, con cũng mù tịt luôn. Kể cũng lạ Pằng Pằng là bạn thân nhất của con, chẳng hiểu sao đột ngột bỏ đi không một lời chia taỵ Nó cũng yêu quí Bòn Bon như con vậy Nhưng ngày gia đình có chuyện, nó lại bỏ đi biền biệt. Chẳng lẽ có chuyện gì quan trọng lắm hay sao? Bà Hiền hấp tấp nói: - Không đâu, không có chuyện gì quan trọng đâu con à. Anh ngạc nhiên nhìn bà: - Ủa! Bộ lúc đi nó có nói với vú à? Biết mình lỡ lời, bà khoát tay như chẳng có gì. - Tui. nó con nít mà có gì. Chắc bà Tôn bắt buộc tui. nó đi theo thôi. Uyển Trinh nói một mình: - Nếu có anh Pằng Pằng ở đây thì vui quá. Chúng ta sẽ là bộ ba chơi như hồi còn bé. Con nhớ anh ấy lắm. Trấn Hải lắc đầu như cố xua đi sự ganh tị ghen hờn với người bạn biệt tích. Anh lên tiếng an ủi nàng: - Bòn Bon! Em đừng buồn. Nhất định có ngày Pằng Pằng tìm gặp anh em mình. Nhưng nếu gặp... em có nhớ không? - Anh nói lạ... em mới có năm tuổi làm sao nhớ được. Vì Pằng Pằng bây giờ ngoài ba mươi rồi, bao nhiêu là thay đổi. Trấn Hải đứng lên: - Thôi con về nghe vú, ngày mai con qua chơi. - Chừng nào con đi vậy Hải? Đạ, con được ưu tiên nghỉ phép vài tháng để bảo vệ luận án tiến sĩ. Uyển Trinh vỗ tay hoan hô: - Công nhận anh giỏi thật đó. Kì này về lâu cưới vợ đi nghen anh. Để em làm mai cho, bạn em hết sẩy luôn. Anh liếc nhanh qua bà Hiền đang cười cười với mình, rồi đáp lấp lững: - Cảm ơn Bòn Bon, anh có rồi, nhưng chỉ sợ người ta chê thôi. - Cô nào mà ngốc vậy. Nói em nghe coi? Học giỏi, siêng năng như anh mà chê nỗi gì. Chỉ có em ngốc thôi, cô bé của anh ạ. Nghỉ thế nhưng anh im lặng, chào hai người ra về. Uyển Trinh nắm tay bà Hiền líu lo: - Anh Hải về nghỉ phép mấy tháng, tha hồ hai anh em đi chơi vú há. Bà cốc lên đầu nàng, nói một câu ngụ ý: - Con chỉ có tài giỏi đi chơi và ăn uống. Nếu có giỏi thì cột chân thằng Hải lại thành phố này đi, mới hay đó. Đễ ợt vú à. Mỗi ngày con đều năn nỉ, dụ dỗ nhất định Hải sẽ xiêu lòng ngay thôi chứ gì. - Con đúng là ngốc. Phán xong một câu, bà đi thẳng vào phòng để lại nàng bao nỗi ngẩn ngơ thắc mắc: - “Tại sao vú bảo mình ngốc nhỉ? Ôi! Không cùng một thế hệ thật là khó hiểu. Vừa dịch xong một số hợp đồng. Uyển Trinh vươn vai làm vài động tác co giãn cho thoải mái. Đang ghi chép tình cờ nhìn lên thấy thế, Chiêu Bằng đặt viết xuống bàn, lên tiếng: - Uyển Trinh! chúng ta nghỉ tay một chút uống nước đi. Cảm thấy mệt mỏi nên nàng liền buông viết, ra ngồi ngoài ghế sa- lông. Chàng rót sẵn hai ly trà thơm phức, mĩm cười: - Uống nước đi Uyển Trinh. Công việc làm cô chóng mặt phải không? - Cám ơn anh. Công việc càng bận rộn thì chứng tỏ công ty càng đi lên, có sao đâu. Việc của tôi đâu thấm gì so với những gì anh đã làm. - Nhưng tôi là đàn ông, sức dài vai rộng. À! Quên nữa. Tháng này tôi quyết định tăng lương cho cộ Tôi thông báo xuống phòng tài vụ rồi. Nàng chớp nhẹ đôi mắt đẹp, bối rối: - Tôi vào làm chỉ mấy tháng, anh làm như thế tôi ngại quá. Tôi sợ mọi người sẽ hiểu lầm. - Nhưng hiểu lầm chuyện gì mới được chứ? Nàng đỏ mặt nhìn sang chỗ khác, lúng túng không biết nói chị Lòng thầm giận mình tại sao ngôn ngữ lại biến đi đàn g nào trước tình huống như vậy. Chiêu Bằng thic''h thú ngắm nhìn người con gái ngồi trước mặt. Cô bé này thật lạ lùng. Có lúc đanh đá dữ dội như khi chàng gặp lần đầu. Lại có lúc lại rụt rè e thẹn như chú nai con. Thật lâu chàng lên tiếng: - A! Tôi hiểu rồi. Chắc cô sợ người ta bảo rằng tôi thiên vị chứ gì? - Vâng. Đúng đấy. Nàng hấp tấp trả lời ngaỵ Cái từ quái quỉ này đơn giản quá mà mình nghỉ chẳng ra. Chẳng lẽ trí thông minh của mình “mòn” đi hay sao. Uyển Trinh giận mình, khi chàng tiếp lời: - Tuy đây là một công ty tư nhân do tôi quản lý, nhưng lúc nào tôi cũng sử xự rất công bằng cho tất cả mọi người. Cô đừng lọ Ai cũng có quyền lợi tùy theo khả năng của họ Nếu cô lam` việc không tốt, tôi sẵn lòng khiển trách cô đấy, Uyển Trinh. - Tôi thật hồ đồ, tôi xin lỗi. - Không. Đừng nghỉ thế. Tôi rất thic''h những người ăn nói thẳng thắn như cô. Nàng chợt buột miệng: - Thế mà vú tôi luôn miệng bảo, đây là khuyết điểm lớn nhất của tôi. Thấy có dịp thuận tiện, chàng lựa lời hỏi khéo về gia thế của nàng: - Ngôi nhà hiện nay, cô sống từ nhỏ đến giờ hay mới đến ở? - Tôi nghe nói trước kia cha mẹ tôi cũng ở thành phố này nhưng ngoại ô thuộc làng Định Hưng. Cha mẹ mất rồi nên vú tôi buồn quá, bán nhà đưa tôi ra đây để tiện việc tôi học tập. Giọng Chiêu Bằng thoáng run: - Thế... cha mẹ cô mất lâu chưa? Nàng ngước nhìn chàng nói nhỏ: - Tôi đã nói một lần, chắc anh không nhớ? Cha mẹ tôi mất cách đây hai mươi năm. Mất trong cùng một ngày. Tự dưng nàng nghẹn lời không thể thốt lên tiếp. Bỗng: - Xoảng. Ly trà trên tay Chiêu Bằng rơi xuống đất vờ tan. Chàng tái mặt ấp úng: - Tôi... vô ý quá. Xin lỗi Cả hai người cùng nghiêng người xuống để lượm mảnh vỡ của ly trà. Hai bàn tay vô tình chạm vào nhau, chàng thoáng rùng mình nhắm mắt lại. Uyển Trinh lo lắng, gọi khẽ: - Chiêu Bằng! Anh có sao không? Tôi gọi điện thoại xuống phòng y tế nhé. Gương mặt tái xanh, chàng cố gắng gượng từ chối khi thấy nàng đứng lên: - Không sao đâu. Có lẽ mấy hôm nay tôi làm việc quá sức. Tôi làm cô sợ phải không? Tôi nghỉ một chút sẽ khỏe lại ngaỵ Cô ngồi xuống đó đi. Nghe lời chàng, nàng miễn cưỡng ngồi lại chỗ cũ, nhưng vẫn chăm chú theo dõi chàng. Chiêu Bằng hít một hơi thật sâu, rồi nhè nhẹ thở ra, nhìn nàng: - Uyển Trinh! Lúc nhỏ, ở nhà cô có... tên gì khác không? Người nhà thường gọi cô cách thân mật là gì? Nàng thoáng ngạc nhiên trước câu hỏi ấy. Bòn Bon – cái tên quá đỗi thân thương đối với nàng. Có lần nghe vú Hiền kể lại, khi lên hai tuổi có một bà bạn đem giỏ trái cây toàn là bòn bon ở vườn nhà lên biếu gia đình. Mẹ nàng rất vui khi có người quen ở quê mình lên thăm. Ôi thôi! Bao nhiêu câu chuyện nói hoài không hết. Đến khi bà khách đó loay hoay tìm giỏ trái cây lại không thấy đâu. Cả nhà tủa ra đi tìm thì phát hiện nàng đang ngồi giữa bãi chiến trường... bòn bon. Tay chân mặt mày lem luốc. Thấy mọi người đỗ xô nhìn, cô bé thích chí, hét to: - Bòn Bon... Bòn Bon... Cái từ là lạ mà cô bé vừa nghe lóm được khi cố lôi giỏ trái cây ra hiên nhà. Thế là từ đó Uyển Trinh còn có thêm biệt danh là “Bòn Bon”. Đây là một kỹ niệm đẹp của tuổi thơ của riêng cuộc đời nàng với Pằng Pằng và cha mẹ không ai có thể biết được. Nghĩ thế, nên nàng lắc đầu: - Không. Từ nhỏ đến lớn tôi vẫn là Uyển Trinh. Tôi không có biệt danh nào khác. Cố gắng lắm Chiêu Bằng mới không hét to lên mừng rỡ - Uyển Trinh không phải là cô bé Bòn Bon, cô bé có mái tóc đuôi gà của chàng ngày xưa. Chắc chắn thế vì không ai chối bỏ tuổi thơ bao giờ nhất là phái nữ. Họ luôn nâng niu những vật rất đỗi tầm thường vô tri vô giác như một báu vật. Vì đó là kỹ niệm là tất cả cuộc đời mà họ đi quạ Chàng tin ngay lời Uyển Trinh vừa nói. Nhưng song song, một nỗi buồn kỳ lạ xâm chiếm lòng chàng. Vậy Bòn Bon bây giờ em lưu lạc ở phương nào?Từ một cô công chúa sống giữa tình thương của cha mẹ, bỗng trong một phút tiêu tan tất cả. Em trở thành một cô bé mồ côi như anh. Bòn Bon ơi! Anh Pằng Pằng của em hiểu lắm nỗi cô đơn giữa dòng đời xa lạ, niềm cô độc của kẻ tha phương. Nhưng là đàn ông con trai anh dày dạn sương gió được. Còn em thân gái lá ngọc cành vàng làm sao chịu nỗi... - Cộc... Cộc... Tiếng gõ cửa kéo Chiêu Bằng trở về thực tại. Chàng lên tiếng bằng giọng nghẹt mũi là lạ: - Cửa không khoá, mời vào. Vừa mở cửa, tiếng Chí Côn đã ồn ào: - Này hai vị! Có biết là tan sở gần nữa giờ rồi không? À, Uyển Trinh! Mọi người về hết sao chẳng thấy xe cô ở bãi? Nàng cuống quít dọn dẹp và trả lời: - Xe tôi hư, tôi nhờ người bạn thân đưa đi làm. - Sẵn đường chúng tôi đưa cô về nhé. Uyển Trinh bật cười. Người đầu nam, kẻ cuối bắc mà anh ta bảo là thuận đường. Khoát vội túi xách lên vai, nàng nói nhanh: - Cám ơn anh. Bạn tôi đón tôi về trước. Nhìn gương mặt thẫn thờ của bạn Chí Côn hiểu lầm, càu nhàu: - Tớ đã nói rồi. Ở cạnh bên mà không chịu tấn công để người khác cuỗm mất. Trên thương trường cậu tuyệt lắm, sao tình trường tệ vậy hả? Chẳng thèm biện minh chàng khoát vai Chí Côn ra cửa: - Uống vài ly với tớ nhé. - Thất tình hả? Muốn giải sầu hả? Được thôi Chí Côn sẵn sàng vì bạn. Chiêu Bằng cười nhếch mép. Ra tới ban công họ còn kịp nhìn thấy Uyển Trinh ngồi sau xe một người đàn ông, cử chỉ thật tự nhiên. Vì ở tận lầu ba nên cả hai không nhìn thấy mặt tên đàn ông nọ. Một thoáng bâng khuâng nuối tiếc trong đôi mắc của chàng giám đốc trẻ kia. Đến cả Chí Côn thân nhất cũng không thể đọc hết tâm tư của chàng. Trên xe, Chí Côn còn lãi nhãi: - Nàng chưa bước lên xe hoa thì cậu chưa phải là kẻ chiến bại. Cố gắng lên, tớ ủng hộ cậu hết mình. Có lẽ vậy. Hãy quên đi quá khứ đau xót.