Một con Sói nghe mình kiệt sức, Ốm tong teo, khí lực kém suy, Ðói khát, tình trạng hiểm nguy, Ít khi tìm được thức gì để ăn! Nó bạo gan đến gần biệt thự, Ðể kiếm chác, gặp trự Chó nhà, Oai vệ, mập mạp, nõn nà, Sói thấy khiếp sợ, khó mà tranh đua. Biết thua trước, Sói bèn đổi giọng, Ðến kề bên, trân trọng chào mừng: “Khen anh cường-tráng, thanh xuân, Sức khoẻ phong phú, trông chừng bắt ham!” Chó vui vẻ ân cần đáp lễ, “Phong độ ấy rất dễ tạo ra, Chỉ cần ngoan ngoãn, hiền hoà, Chủ nhà thương mế, thế là ấm no. Tùy nơi anh, muốn cho sung sướng, Giống như tôi, thụ hưởng mọi bề, Hãy lìa rừng thẳm, sơn khê, Sống cạnh thành thị, hướng về văn-minh.” Tôi thương hại những loài sơn dã, Sống quạnh hiu, vất vã kiếm ăn. Suốt ngày mãi chạy lăng xăng, Nhưng vẫn chịu đói, khó khăn đủ điều. Sánh với tôi, thức ăn dư giả, Sống đế vương, đủ cả thuốc men. Bổ gân, bổ cốt, lắm pen Bệnh có bác-sĩ, vì quen sang giàu.” Sói nghe qua, lòng mừng khấp khởi, Quyết từ đây đổi mới, lên hương. Tạ ơn Chó đã chỉ đường, Vứt bỏ đói khó, hướng về ấm no. Chó dẫn Sói về trình với chủ, Ði cạnh nhau, bạn cũ chẳng bằng. Bất ngờ, Sói thấy những lằn Trầy trên cổ có, da nhăn ửng hồng. Nó ngạc nhiên, hỏi ngay với Chó:
“Vết gì đượm màu đỏ cổ anh?”
Chó đáp: “Ðừng hỏi quẩn quanh Những điều nhỏ nhặt dễ sanh ưu phiền”. Chó muốn dấu, Sói càng muốn biết, “Này anh hãy nói thiệt tôi nghe. Việc nhỏ sao lại dấu che? Ðã là huynh đệ, còn dè dặt sao?” Chó gượng cười, thì thầm thú thật: “Tại cái vòng làm chật cổ tôi, Mỗi khi di chuyển nằm ngồi, Khiến lông rơi rụng, để lồi thịt ra”. Sói bèn hỏi: “Ai gây điều ấy?” -“Chính ông chủ, khi thấy tôi cần Thừa hành phận sự chỗ gần, Thay vì rong chạy bất thần nơi xa” Sói kinh ngạc: “Vậy anh không có Trọn tự do đi đó đi đây?” -“Có chứ, trong những phút giây Không đeo vòng cổ, phây phây nô đùa.” Chó hỏi tiếp: “Có gì quan trọng?” Sói đáp lại: “Thất vọng biết bao! Tự do: của quý tối cao, Thà cam đói khát hơn lao vào tù. Vậy tôi xin giã từ anh bạn, Quay trở về suối cạn, rừng khô, Còn hơn sang trọng nhấp nhô, Cổ bị dây cột, tựa hồ tội nhân!”
LE LOUP ET LE CHIEN
001 Un Loup n'avait que les os et la peau, Tant les chiens faisaient bonne garde. Ce Loup rencontre un Dogue aussi puissant que beau, Gras, poli, qui s'était fourvoyé par mégarde. 005 L'attaquer, le mettre en quartiers, Sire Loup l'eût fait volontiers ; Mais il fallait livrer bataille, Et le Mâtin était de taille A se défendre hardiment. 010 Le Loup donc l'aborde humblement, Entre en propos, et lui fait compliment Sur son embonpoint, qu'il admire. "Il ne tiendra qu'à vous beau sire, D'être aussi gras que moi, lui repartit le Chien. 015 Quittez les bois, vous ferez bien: Vos pareils y sont misérables, Cancres, haires, et pauvres diables, Dont la condition est de mourir de faim. Car quoi? rien d'assuré: point de franche lippée: 020 Tout à la pointe de l'épée. Suivez-moi: vous aurez un bien meilleur destin. " Le Loup reprit: "Que me faudra-t-il faire? - Presque rien, dit le Chien, donner la chasse aux gens Portants bâtons, et mendiants ; 025 Flatter ceux du logis, à son Maître complaire: Moyennant quoi votre salaire Sera force reliefs de toutes les façons: Os de poulets, os de pigeons, Sans parler de mainte caresse. " 030 Le Loup déjà se forge une félicité Qui le fait pleurer de tendresse. Chemin faisant, il vit le col du Chien pelé. "Qu'est-ce là? lui dit-il. - Rien. - Quoi? rien? - Peu de chose. - Mais encor? - Le collier dont je suis attaché 035 De ce que vous voyez est peut-être la cause. - Attaché? dit le Loup: vous ne courez donc pas Où vous voulez? - Pas toujours ; mais qu'importe? - Il importe si bien, que de tous vos repas Je ne veux en aucune sorte, 040 Et ne voudrais pas même à ce prix un trésor. " Cela dit, maître Loup s'enfuit, et court encor