Dịch giả:Ông Bà Chung Hữu Thế (Montreal)
Tử thần và lão tiều phu

 
Lão tiều phu già nua, mệt nhọc,
Thân ốm gầy, da bọc lấy xương,
Nặng nề lần bước dò đường,
Trở về lều cỏ bên sườn núi cao.
Lưng cụ khòm vì nhiều năm tuổi,
Lại cõng thêm bó củi, băng rừng,
Mắt nhoà lệ ứa rưng rưng,
Tủi thân tự hỏi:"Khổ chừng nào vơi?"
Quá kiệt sức, cụ dừng chân lại,
Ném bó cây nằm sải bên đường,
Tìm phương giải thoát tai ương,
Trách Trời sao ít xót thương tuổi già?
Thử ôn lại quảng đời bạc phước,
Từ sơ sanh đã được hưởng gì?
Bây giờ tuổi cổ lai hi,
Vẫn nghèo, thường bịnh, ít khi no lòng!
Nào vợ yếu, cháu con lúc nhúc,
Sưu thuế cao gịuc thúc đêm ngày,
Lại thêm chủ nợ thẳng tay,
Nhẫn tâm vơ vét hơn loài sói lang.
Lão buồn nghĩ:"Sống chi thêm nữa?
Mải nghèo nàn, lắm bữa thiếu ăn,
Phải chăng bởi nghiệp, do căn,
Chi bằng chết quách, siêu thăng linh hồn!
Lòng hớn hở tìm ra diệu kế:
Sớm giúp ông thoát bể hồng trần,
Nhẹ nhàng lìa bỏ xác thân,
Thì thầm khấn nguyện Tử Thần cứu nguy.
Liền khi ấy, Tử Thần xuất hiện,
Hiên ngang cười, đánh tiếng hỏi ngay:
"Ðiều chi hãy khá tỏ bày
Ðể ta tế độ thoát ngoài vòng vây".
"Xin Ngài hãy vui lòng giúp đỡ
Gác bó cây ngay ở giữa lưng,
Ðể lão lẹ bước nhanh chân,
Chóng về tệ xá, hợp quần thê nhi!
Ai cũng bảo: "Chết đi là hết,
Dứt nợ trần, khỏi mệt, khỏi phiền,
Nhưng vẫn chịu đựng thản nhiên,
Thà đau khổ sống, hơn phiền mạng vong!

 

 

LA MORT & LE BÛCHERON
 

001 Un pauvre Bûcheron tout couvert de ramée,

Sous le faix du fagot aussi bien que des ans
Gémissant et courbé marchait à pas pesants,
Et tâchait de gagner sa chaumine enfumée.
005 Enfin, n'en pouvant plus d'effort et de douleur,
Il met bas son fagot, il songe à son malheur.
Quel plaisir a-t-il eu depuis qu'il est au monde?
En est-il un plus pauvre en la machine ronde?
Point de pain quelquefois, et jamais de repos.
010 Sa femme, ses enfants, les soldats, les impôts,
Le créancier, et la corvée
Lui font d'un malheureux la peinture achevée.
Il appelle la mort, elle vient sans tarder,
Lui demande ce qu'il faut faire
015 C'est, dit-il, afin de m'aider
A recharger ce bois ; tu ne tarderas guère.
Le trépas vient tout guérir ;
Mais ne bougeons d'où nous sommes.
Plutôt souffrir que mourir,
020 C'est la devise des hommes