Táo bón

Bệnh này không lạ lùng gì với bất cứ ai. Tuy nó không được liệt kê vào một trong những bệnh nguy hiểm nhưng việc đi đại tiện, hậu môn rách và chảy máu... thường làm người bệnh cảm thấy đau đớn. Nghiêm trọng hơn, những động tác rặn của hậu môn để cố sức tống phân ra còn có thể dẫn đến các chứng bệnh đau đớn hơn, khó trị liệu hơn như trĩ và cao huyết áp.
Thật ra, muốn tránh bệnh này không có gì khó khăn cả. Thông thường, căn nguyên của nó không ngoài những yếu tố sau: ăn quá ít chất xơ (fiber), uống quá ít nước, ảnh hưởng tình cảm như buồn, lo lắng..., thiếu vận động, có ảnh hưởng phụ của một số thuốc trị bệnh khác.
Qua những nguyên nhân trên, hẳn bạn đã thấy được phần nào cách chữa trị căn bệnh tuy thông thường nhưng quái ác này.
Uống nhiều nước
Trung bình một người lớn cần uống từ một lít rưỡi đến hai lít rưỡi mỗi ngày. Nếu bạn uống ít nước và đang bị táo bón, đây là vấn đề chính của bạn. Hãy uống nhiều nước hoặc các chất như trà, nước trái cây, nước ngọt...
Ăn nhiều chất xơ
Thiếu chất xơ (fiber) là nguyên nhân thông thường của bệnh này. Người bị táo bón thường là những người có thói quen ăn nhiều thịt, ăn ít đậu, trái cây, rau cải... Những chất này là nguồn cung cấp chất xơ cần thiết trong cơ thể. Chẳng hạn như một trái táo sẽ cung cấp khoảng một phần mười tổng số chất xơ cần dùng mỗi ngày. Một chén đậu cung cấp một phần ba nhu cầu chất xơ. Trong các loại đậu nấu chín, bắp rang, lạc, hạt điều... cũng có rất nhiều chất xơ.
Ăn bớt dầu lại
Theo kinh nghiệm của bác sĩ Grady, chuyên khoa về trị liệu dinh dưỡng, thì mọi thứ dầu ăn như dầu salad, dầu đậu nành... đều không tốt cho việc tiêu hóa. Chúng có khuynh hướng tạo thành một lớp màng bọc chung quanh thành dạ dày, làm cho sự tiêu hóa và hấp thụ chất bổ dưỡng tại dạ dày và ruột non trở nên khó khăn hơn, đồng thời cũng làm tiến trình tiêu hóa bị đình trệ (có khi đến hai mươi giờ đồng hồ). Sự đình trệ này làm các thực phẩm bị lên men thối, tạo chứng sình bụng, và có thể sinh ra một số chất độc có hại cho cơ thể.
Bác sĩ này cũng nới thêm rằng các loại dầu ăn này chỉ không tốt cho bộ máy tiêu hóa nếu tiêu thụ dưới dạng dầu ăn. Với dạng nguyên thủy của nó như salad, đậu nành... thì hoàn toàn không có hại vì chất dầu tiết ra rất ít, không đủ tạo thành lớp màng che dạ dày và thành ruột.
Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày
Chúng ta nhiều lúc chạy theo thời giờ đến nỗi ăn uống không đều, không đúng bữa. Việc bài tiết cũng vì thế mà trở nên thất thường. Nhiều lúc bạn có nhu cầu đi đại tiện, nhưng vì không phải lúc, hoặc vì bận rộn, đành nhịn lại chờ khi khác. Đó là một trong những nguyên nhân chính tạo ra bệnh táo bón.
Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn nên tự do tập cho mình một thói quen đi toilet vào một giờ giấc nhất định trong ngày, lúc mà bạn có đủ thì giờ. Thường sau một bữa ăn là tốt nhất. Chẳng hạn, bạn hãy tập vào ngồi trong toilet chừng mười phút sau bữa ăn tối. Sau vài ba ngày, bạn sẽ có thói quen đại tiện vào buổi tối, và sẽ không cảm thấy có nhu cầu cũng như phải "nán lại" trong những lúc bận rộn nữa. Nhận định này được bác sĩ Marvin, Trưởng khoa Trị liệu dạ dày tại Bệnh viện Baltimore, đưa ra.
Thuốc trị táo bón loại uống
Có hai loại thuốc trị táo bón được bán trên thị trường, đều gọi chung là laxative. Loại hóa học có công hiệu nhanh nhưng không nên dùng nhiều, vì thuốc này dễ gây lệ thuộc thuốc, bệnh nhân phải dùng nó mỗi lần muốn đi đại tiện, nếu bỏ thuốc sẽ bị táo bón.
Loại thứ hai cũng gọi là laxative, nhưng thường có thêm chữ "natural" (thiên nhiên) hoặc "vegetable" (làm từ thực vật). Những thuốc này thường được bào chế từ những loại thực vật có nhiều chất xơ. Khi dùng thuốc này, bệnh nhân phải uống với nhiều nước để làm cho chất xơ này nở ra, như vậy mới có công hiệu. Nhìn chung, loại này tốt hơn loại hóa học nhiều và không gây lệ thuộc thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhớ là nếu không uống nhiều nước theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, chất xơ có thể tích tụ lại trong dạ dày hoặc đường ruột, gây đầy bụng, khó tiêu.
Thuốc trị táo bón loại nhét qua hậu môn.
Nếu bạn thật sự đau khổ vì chứng táo bón của mình và muốn giải quyết thật nhanh thì đây là giải pháp tốt. Thuốc được bán trên thị trường dưới 2 tên gọi là "enema" và "suppository". Tuy nhiên, loại thuốc nhét hậu môn này là lựa chọn cuối cùng và không nên dùng thường xuyên, vì chúng có thể gây lệ thuộc thuốc và ăn mòn ruột già.
Những thực phẩm, thuốc men có hại
Những thực phẩm có khuynh hướng làm đầy bụng, no hơi như đậu, bắp cải, bông cải trắng... đều không tốt nếu bạn bị táo bón.
Một số thuốc có chứa chất canxi cũng không tốt (như thuốc chữa bệnh dạ dày). Các thuốc trị dị ứng (antihistamine), thuốc lợi tiểu diuretic, thuốc ngủ narcotic, thuốc làm dịu đau sedative... cũng là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên chứng táo bón.
Rặn
Động tác này không có lợi cho người bị táo bón; nó dễ làm hậu môn bị chảy máu, gây ra những biến chứng nguy hại. Ngoài ra, hành động rặn, ngược với lối suy nghĩ thông thường, lại làm hậu môn co lại, khiến phân khó ra hơn! Mặt khác, hành động này cũng làm áp suất máu trong người vọt cao lên.
Nhìn chung, hành động rặn phân xét ra có hại nhiều hơn lợi. Và nếu bạn có thể áp dụng đúng mức những phương pháp được đề cập đến ở trên, việc rặn phân có lẽ đã không còn cần thiết nữa.
Mẹo vặt:
- Uống từ 1 đến 3 thìa canh dầu mineral trước khi đi ngủ để làm trơn hậu môn và hết táo bón vào sáng hôm sau. Dầu này có màu trắng trong suốt, bán tại các tiệm thuốc Tây.
- Giống lươn nước ngọt cũng giúp bớt táo bón. Sau bữa ăn có món lươn, bạn sẽ thấy việc đại tiện dễ dàng hơn vào hôm sau.

Truyện Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng ... Bầm mắt Bệnh cảm Bệnh cao huyết áp Bệnh chán đời! Chữa vết chích, vết cắn của côn trùng Cúm Bệnh đau bắp chân Bệnh đau dạ dày Chứng đau cổ họng Đau khi đi tiểu và chứng viêm bàng quang Đau lưng Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh Dị ứng (Allergies) Gầu trên tóc Bệnh hiếm muộn Bệnh huyết trắng Khô môi, nứt môi Chứng "khó ở" trước kinh kỳ Không thể kềm chế được việc bài tiết Bệnh mỡ máu Bệnh béo phì Bệnh mất ngủ Mùi hôi trong người Mụn Mụn cóc Mụn nhọt Nấc cụt Chứng ngứa cỏ (ngứa mắt mèo) Ngứa, mề đay Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi Tật ngủ ngáy Nôn mửa Bệnh khô, nứt nẻ tay chân Chứng ợ nóng hay nhói tim (Heartburn) Bỏng Vết phồng nước trên da Răng và lợi Rụng tóc Bệnh sỏi thận Làm sao để giảm bớt cơn say? Say sóng Sổ mũi Sốt Hen Táo bón Tắt tiếng Bệnh tiêu chảy Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch Sẹo Bệnh tiểu đường Tắt kinh Bệnh trĩ Vết bầm Vết thương ngoài da Vết ong chích Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân Chứng đau thắt trong kinh kỳ Bột nổi trị chứng sình bụng Bột than chữa được chất độc Bị ong chích Trị dứt bệnh mắt cườm, mắt có vảy, với sinh tố B2 Chứng Viễn Thị (mắt lão) Chữa nghẹt mũi với sinh tố B5 Bị nổi nhọt trong miệng Lấy ráy tai không đau Nhức răng Tăng cường hiệu quả của thuốc aspirin Tránh nôn mửa khi có thai Thuốc trị bệnh đãng trí, hay quên? Sinh tố B5 - thần dược trị nhức mỏi Bị nứt nơi góc miệng (rách khóe môi)