Đây là biến cố lớn trong đời người. Vì lòng hiếu thảo, người sống nên tích cực lo lắng cho người chết. “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nội dung là vậy. Theo quan niệm Á Đông ngày xưa, lấy câu này làm trọng: “sự tử như sự sanh, sự vong như sự tồn” “Sự” là kính thờ. Kính người chết giống như kính người ấy khi còn sống. Nhiều nghi thức rườm ra bày ra vì trong thực tế, người đã chết đâu còn ăn uống, đau còn tới lui quanh quẩn trong nhà. Đã tắt thở Đành chịu tẩm liệm, “cát bụi trở về cát bụi”. “Lòng đây tưởng nhớ đo mất như còn, câu thơ của Đồ Chiểu điếu liệt sĩ Phan Công Tòng ở Bến Trẻ mãi gây xúc động. Cụ Đồ muốn nhắc đến truyền thống, tinh thần tranh đấu. Nghĩa sĩ trận Cần Giuộc tuy mất, thân xác không trọn vẹn, nhưng cụ Đồ vẫn “Nhớ linh”, “kẻ đâm ngang, chém ngược làm cho mả tà, Ma ní hồn kinh”, hoặc khi điếu chiến sĩ vô danh ở Nam Kỳ, tuy mù lòa mà ông vẫn thấy “binh ma chèo dưới vực. Thời xưa, tang lễ với nghi thức được qui định trong sách “Văn Công Gia Lễ” của Chu Hy đời nhà Tống. Ông Hồ Sĩ Dương, đời nhà Lê, hiệu Thọ Mai cư sĩ đã giãn lược, soạn ra bộ sách “Thọ Mai Chi Lẽ” còn truyền tụng. Tuy đời Lê đã giải lược, nhưng đến nay ta thấy quá rườm rà. Vài nghi thức tên gọi khác nhau nhưng trùng lặp, lắm khi không cần thiết, nhất là trong hoàn cảnh nước nhà còn khó khăn không ai rảnh rỗi, nhà cửa chật hẹp, mạng sống con người lần hồi như là hình bóng phù du. Cảm tưởng ấy rất sâu đậm ở xứ ta nơi chịu nhiều chết chóc qua ba mươi năm chiến tranh. Xin ghi lại vài nét theo “Thọ Mai Gia Lễ” để tham khảo, có lẽ ta sẽ thấy còn dấu ấn vài dạng (mê tín cổ sơ), hiểu đơn giản con người là khí Âm, khí Dương hòa hợp lại, có hồn, có vía. Người chết rồi vẫn có thể lưu lại ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với người sống. Thậm chí, nơi chôn của người chết vẫn liên quan đến sông núi, đồi nông vùng phụ cận. Nhưng vấn đề “phong thủy” vượt ra ngoài khả năng của người biên soạn. Lúc hấp hối. Dĩ nhiên, đây là trường hợp người chết bình thường vì bệnh già, ở gia đình, có con cái săn sóc thường trực bên giường. Đoán chừng thân nhân đang hấp hối, hết bề chạy chữa, lập tức bố trí một chiếc giường ở giữa nhà, đưa ra nằm, đầu day ra ngoài sân, con cháu đứng xung quanh, im lặng, đau xót. Dời ra giữa nhà là động tác gọi “Thiên chính tẩm”. Đứa con trưởng nam hoặc người mà bình thường người sắp quá cố thương yêu nhất đến gần, quì xuống hỏi khẽ, để biết người sắp mất muốn trăn trối điều gì không? Nếu có thì ghi nhớ, tuân thủ nghiệm khắc về sau này, gọi là “Di ngôn”. Lại đặt tên Thụy, tên riêng sau khi đã chết (còn gọi là tên hèm), đại khái, ca ngợi đức tính như tên Khắc Cần, Chính Trực đối với đàn ông, còn đối với đàn bà thì ca ngợi nết na nào Đoan Ý, Thuần Hạnh, nói chung, dùng chữ Hán. Nếu bình sinh đã qui y tại gia, sẵn pháp danh. Như Thiện, Từ Thành.. thì thôi đến nghi thức Gia Tân Y. Thừa lúc người vừa mất, tay chân còn mềm, thì thay quần áo lập tức, chọn y phục đẹp và trang nhã mà bình thời người chết ưa mặc. Lắm khi đã từ lâu vài giờ trước, hồi khuya mà chẳng ai hay thì phun rượu cho gân cốt trở nên mềm mại, động tác thay y phục này quả là: “hành hạ” người quá cố. Cạy miệng người chết, đặt chiếc đủa ngang miệng, cho miêng hở ra, chờ khi làm lễ “phạm hàm” (sẽ giải thích), gọi Khiết Xỉ. Bắt đầu nghi thức Hạ Tịch: Trải chiếc chiếu dưới đất, khiêng thi thể đặt lên chiếu, còn gọi nôm na “Hạ Thổ”, cầu mong người quá cố khi gặp khí Âm của đất may ra sống lại! Biết không xong, nhưng vẫn chờ vài phút, sua đó đem lên giường, đắp kin, lấy miếng giấy hoặc miếng vải đậy mặt. Trên nguyên tắc, từ đó về sau, chỉ khi nào cần thiết mới dở miếng vải này ra. Hồi xưa, bày ra công việc gọi là “Thiết hồn bạch”, phải chăng “thiết” là kiểu thiết kế, “bạch” là lụa. Dùng một giải lụa đặt trên ngực người đang hấp hối, khi tắt thở thì tưởng như hơi thở (sức sống) của người quá cố gom vào miếng lụa. Bèn thắt miếng lụa nọ như hình con người, đại khái phần đầu, hai tay, hai đầu giải lụa để lòng thòng như hai chân, sau khi tẩm liệm thì đặt lên bàn thờ, hoặc treo gần bàn thờ. Một tục lệ chẳng còn thấy nữa là ở miền quê, có người lấy cái áo của người quá cố cầm trong tay, trèo lên nóc nhà mà kêu hú ba hồn chín vía (đàn bà) hoặc ba hồn bảy vía (đàn ông). Việc làm chiếu lệ để may ra, hồn vía người quá cố tạm thời “rong chơi” đâu đó có thể trở vào xác, làm sống lại cái tử thi đã lạnh. Người đã chết, không còn hy vọng sống trở lại. Lắm khi, gặp lúc dịch tể, thí dụ như thổ tả, người chết bổng dưng cựa quậy, vì chết quá nhanh. Vài người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm, thỉnh thoảng nhìn thi thể, sờ vào ngực, nghe hơi thở ở ngực, hoặc dùng ngọn nến nhỏ mà đốt thử vào đầu ngón chân. Nếu thấy da thịt phồng lên, là điềm còn hy vọng. Lắm khi, tuy chết rồi nhưng tay chân dương như cựa quậy. Trường hợp này, nên bình tĩnh, không được truy hô lên làm náo động, ngỡ con quỉ nào đó nhập vào rồi xác có thể ngồi dậy, “rượt” theo bất cứ người nào để bắt chết. Trong dân gian, bày ra lệ tìm nải chuối còn xanh đặt trên bụng người quá cố, bảo là “rút hơi độc” cho thi thể lâu hư. Lại còn kinh nghiệm thiết thực là dùng dầu lửa (dầu hôi) rưới chung quanh chân giường, để phòng trường hợp kiến bu lại. Ruồi bu kiến đậu là có thật, ở xứ nhiệt đới, ẩm thấp. Kiến đánh hơi rất nhanh, chưa chi, ruồi đến bay vo ve chung quanh miệng và mắt. Ở gia đình trung lưu, bà con gom lại, cử ra người đi báo tin cho dòng họ, chòm xóm, thông gia.. Đúng ra thì tàng chủ cử đại diện đến từng nhà. Lại chỉ định một người đứng ra tiếp khách, thường là lớn tuổi, nhưng đóng vai tang chủ vẫn là con trưởng nam. Con trưởng nam nếu mất thì đứa con của trưởng nam tuy nhỏ tuổi vẫn là tang chủ (cháu đích tôn). “Phu tử tòng tử”, thời xưa gặp trường hợp này, người vợ của kẻ chết lại đóng vai thứ yếu vì về lý thuyết, mẹ vẫn dưới quyền của đứa con hoặc đứa cháu, tuy nó còn nhỏ. Ngày nay, để công việc được gọn gàng, có thể thông báo cho kịp thời trên báo, trên truyền hình. Vài người nhờ bà con đi báo tin cho nhanh, quan trọng nhất là cho những người thân đang ở tỉnh xa, lại dùng điện thoại, điện tín. Khi tẩm liệm xong, trước cửa, hay ở góc nhà, ghi tên người quá cố, năm sanh, hưởng thọ bao nhiêu tuổi, ngày động quan. Khách đến, xem thì biết, không cần hỏi han lôi thôi. Lại còn chuyện phân biệt hưởng thọ là trên “bốn mươi tuổi”, nếu trẻ hơn, bày ra từ ngữ “hưởng dương”! Việc “thiết hồ bạch”, thắt vóc lụa như người ngày nay được mọi người thay thế bởi bức ảnh, chọn bức nào trông nghiêm trang, nhằm gợi không khí thuở nào, bớt vẻ bi ai, dễ gợi những kỷ niệm êm đẹp. Đến tiết mục Trị quan, chuẩn bị quan tài, chờ tẩm liệm. Thời xưa, khi đã lớn tuổi, ít ai sợ chết. Điều tự nhiên, sống gởi thác về. Chết là đi đến xứ quen thuộc, “theo ông theo bà”. Sẽ gặp gỡ những người thân đã chết, sẽ được đón rước niềm nở vì từ lâu những người quá cố đã chờ đợi ta. Lại còn quan niệm rất thoải mái, xem chết là “qui tân gia”. Sống, mình ở ngôi nhà quen thuộc, lâu ngày nhàm chán với người lân cận. Chết là kiểu dời về ngôi nhà khác, sung sướng hay chăng, chưa đoán được, nhưng điều chắc chắn là sẽ gặp môi trường mới và lạ, như kiểu đi du lịch vậy thôi! Cái quan tài sắm lúc còn sống gọi là lo “hậu sự”, tránh tiếng chết, ngụ ý “nay mai dầu có bao giờ” ta vẫn yên tâm, bớt phần bận rộn, rủi con cháu gặp lúc làm ăn không khá. Lại gọi cái “thọ” dán vào quan tài hai chữ trên giấy đỏ “sanh thọ”, cái quan tài của người còn đang sống, nhất định người ấy sẽ sống dai, chưa cần dùng lập tức. Ở miền quê thời xưa, mỗi nhà nếu dư dả thường sắm đôi ba bộ ván tốt (bộ ngựa), khi cần thì sẵn có vật tư, gọi thợ trong xóm đến đóng cái quan tài, đỡ tốn kém tiền bạc, thời giờ.. Kỹ thuật trét những kẽ hở của quan tài, người lớn tuổi đã biết, nay có hoá chất vừa gọn vừa bảo đảm (thời xưa thường dùng ổ mối, đâm nhỏ, trộn với cháo nếp), kỹ thuật ráp một của quan tài cũng khá độc đáo, sở hở là sẽ “xì hơi”, đôi khi “bứt néo”: nắp quan tài văng lên gây mùi hôi hám, lại là điềm xui xẻo, tưởng chừng người chết đang “tức giận” điều gì đó. Thời xưa, người khá giả muốn gìn giữ sao cho thi thể được bảo quản càng lâu càng tốt. Thi thể còn, anh linh còn, như phảng phất phò hộ con cháu. Khi cải táng, ta gặp tình cờ nhiều người chết trăm năm nhưng thân xác tuy đen đúa nhưng còn hình dạng, không tan rả, nhờ phần lớn dùng tòng hương, tức là nhựa cây thông, đổ dươi đáy, lâu ngày toát ra mùi dầu gió. Trên lớp tòng hương này, theo lý thuyết, đặt tấm ván mỏng, khoét bảy lổ tượng trưng cho hình dáng chòm sao Bắc đẩu. Lắm khi tang chủ không làm chuyện tỉ mỉ này. Từ xưa, ta muốn cho người chết được yên thân (chết nhưng thi thể vẫn ngay ngắn), không nghiêng ngửa khi xác thịt biến đổi. Đó là “trở mình dưới mộ”, con cháu sẽ làm ăn không khá. Việc tẩm liệm gồm nhiều vật tư, ém thật chặt bốn phía, với vãi, gòn. Mục đích trước mắt vẫn là tránh “xì hơi”, gây ô uế cho người đến phúng điếu. Lại thêm vài chi tiết nhỏ: Cắt móng tay người quá cố. Quả thật móng tay tiếp tục mọc thêm, cũng như râu. Cắt nút áo ra, e nút áo làm bằng chất cứng sẽ rơi xuống, khi áo mục, lọt vào be sườn, khiến con cháu mang “bệnh tức ngực”. Lại rửa ráy thi thể với nước có lá thơm, nhằm sát trùng. Cử hành lễ phạm hàm: lựa gạo trắng, vo thật sạch bỏ vào miệng người quá cố (đã được cạy ra với chiếc đũa), lắm khi thêm ba đồng tiền, bỏ vào giữa giữ bên tả và bên hữu miệng, nhằm ngăn cản người chết không khát vọng tầm thường: phá rồi, thù oán người còn sống. Lúc lau thi thể, dĩ nhiên là dỡ miếng khăn đắp mặt, có nơi vẫn đắp mặt khi rửa ráy. Lại bày ra vào lời lẽ theo công thức khấn vái khi tẩm liệm, khi nhập quan. Sau đó, đặt quan tài giữa nhà, đầu day ra ngoài sân. Thắp nến trên nắp quan tài, dưới quan tài thường đặt thếp đèn hoặc thắp ngọn đèn trứng vịt, tạo hơi nóng ấm, xua đuổi ruồi kiến, lại cẩn thận thoa dầu lửa ở bốn chân kê quan tài, đề phòng kiến bu. Linh sàng, linh tọa: Xem người chết như người sống: Bên cạnh hoặc phía trước quan tài, thời xưa, nhà cửa còn rộng, trên nguyên tắc là phải khiêng cái giường ngủ thường lệ của người quá cố đem ra xếp đặt có thứ tự nào gối, mền, giăng mùng rồi vắt lên. Không được chưng bày đồ quá mới, e người chết thấy lạ, không quen hơi. Vì vậy, ở miền quê, vẫn còn gọi “cái giường thờ”, quả thật là cái giường để nằm ngủ. Trước giường thờ này, đặt cái bàn thờ nhỏ, thường gọi “bàn thờ tang”, với chân đèn, lư cắm nhang, bình bông, ngày hai bữa, vẫn phải dâng cơm như khi còn sống miếng vải gọi “hỗn bạch” để trên giường nầy, lần hồi, đơn giản hơn, bỏ cái giường thờ, chỉ còn để cái linh tọa, gọi nôm na (bàn thờ tang”, phía trướcp hủ cái quần bàn (còn gọi là tiền bàn, nghe thanh tao hơn). Dùng vải tang che phủ phía trước thòng xuống gần mặt đất, phía trên viết mấy chữ “Tang tri kỳ ai” bên dưới vẽ cái vòng tròn to đóng khung cái hình ảnh ít ai chú ý, như con hạc đậu trên cây tùng, cực đá to, bông mẫu đơn, thường là do vài thầy cúng đảm nhận, thêm câu đối, đại khái người chết ra đi vĩnh viễn, để lại nỗi thương nhớ khôn nguôi cho người ở lại. Thay vào hồn bạch, bày bức ảnh. Nghi thức ngày xưa rườm ra, mời người thầy cúng đến trước bàn thờ tang, rồi cả gia đình đứng trước bàn thờ theo thứ tự vai vế. Thầy cúng xướng: (kiểu học trò lễ dịp cúng đình làng). Cử ai (tất ả khóc lên một lượt), rồi xướng các động tác như thuế cân (lau tay cho sạch), Nghệ linh tọa tiền (chủ tang đến quì trứơc bàn thờ) rồi quì, đốt nhang, châm tửu (châm rượu) ba lần rót rượu, lại ra lệnh khóc một lượt, rồi quí, đọc văn, đại khái đọc giọng “Ai”, kéo dài, như than khóc. Thời xưa, dùng sáo ngữ, dùng điển tích trong kinh Thi, đại khái: “Trèo lên núi Dĩ mà ngóng mẹ”, ngược lại, nếu cha mất thì gọi là núi Hổ, nơi trẻo lên để trông cha. Hai ngọn núi này ở Trung Hoa, núi Hổ hoặc núi dĩ mây mờ, sương phủ. Nào tưởng nhớ, đau lòng. Mọi người cùng khóc, lạy hai lạy, đốt bài vãn. Đồng ý là có lòng thành, nhưng mất thời giờ và làm mất sức khỏe, nhất là đối với những thân nhân lớn tuổi. Còn nhiều công việc bận rộn sắp cử hành, có lẽ quan trọng hơn. Tấm triệu, động tác này còn gọi “Thiết minh tinh”, “Minh” là ghi khắc để nhớ, “tinh” là một loại cờ xí. Chọn tấm vải hay lục, nhất định phải màu đỏ, hình chữ nhật, khádài, đại khái có thể phủ suốt cái quan tài, theo bề dàim một kiểu tóm tắt lý lịch, chức vụ để cáo với Đất, sẽ chôn dưới huyệt. Trong thời gian ngắn, khi tấm lụa chưa mục, khi cải táng lắm khi còn đọc được, không lầm lẫn với quan tái người khác, mặc dầu mộ bia không còn. Ghi họ, tên thật (huý), bao nhiêu tuổi, làm chức vụ gì. Chết rồi, vẫn xem trọng địa vị xã hội. thời xưa, trọng địa vị, đẳng cấp, bày ra ni tấc, quan to được dùng tấm triệu dài hơn quan nhỏ, hơn người thường dân. Phải tuân thủ nguyên tắc về số chữ: “Nam linh, nữ thính”. Nếu là đàn ông, cứ đếm số chữ, mỗi đơn vị gồm bốn chữ. Vừa nhìn vào chữ, vừa đếm.Nếu người quá cố thuộc phái nam, chữ chấm dứt trên tấm triệu nhằm vào tiếng “Linh”, nghĩa là 11 chữ, nếu là phái nữ, chữ chấm dứt phải trùng hợp với “Thính”, thí dụ như 12 chữ mà thôi. Về tuổi tác, ghi đúng tuổi ta, nhưng lắm khi cho phép thêm hai tuổi, mất năm 72 tuổi, ghị 74 tuổi, cho ra vẻ sống dai, hiểu ngầm là “xin thêm” Trời hai tuổi! Bởi vậy, những chi tiết này là dịp để các thầy đồ miền quê bàn cãi, tìm “khổ chủ” để bày vẽ, “xôi thịt”, trong khi khổ chủ bối rối trăm chuyện. Trong bài thơ cụ Đồ Chiểu điếu Phan Thanh Gian, câu “Minh tinh chính chữ lòng son tạc. Trời đất từ rày mịt (mặc) gió thâu” thoạt xem quan, thấy cụ Đồ Chiểu, hoặc cụ Phan (khi trăn trối) không rành cái lệ sơ đẳng là “Nam linh, nữ thính”, lời ghi trên minh tinh phải là mười một chữ, nếu chín chữ thì lọt nhằm chữ “Quỉ”. Sử thật như thế nào? Ta tạm hiểu “chín chữ” trong bài điếu là nói cho xuôi tai, không phải chín chữ thật sự. Viết xong tấm triệu, căng ra trên cái khung với vài khúc tre hoặc trúc cho ngay ngắn, khách đến phúng điếu có thể đọc dễ dàng. Khi đưa quan tài lên đường an tán, cái minh tinh được chưng bày riêng, có người cầm, hoặc trên bàn khiêng, với đứa cháu đích tôn ngồi trên bàn hoặc đi bên cạnh. Thành phục, còn gọi là lễ phát tang, thời xưa, đám ma nhà quyền quí để lâu ngày, lắm khi quàn hàng tháng nên theo lệ bôn ngày sau khi chết mới “phát tang”. Ngày nay, lệ ấy chẳng ai tuân theo, có thể phát tang lập tức sua khi linh cữu vừa đặt giữa nhà. Áo tang ngày xưa may theo công thức. Nguyên tắc chung là mặc lôi thôi, thô sơ, may với loại vải bố xấu xí, rẻ tiền nhất. Cha mẹ chết, con trở thành kẻ khốn cùng trên đời, mặc dầu đang làm quan hoặc giàu sang. Có lệ con cháu không lau mặt, ngồi ăn cơm dưới đất, không cạo râu, không cắt móng tay. Phụ nữ bỏ son phấn, tóc để rối cho ra vẻ tiều tuỵ, lắm khi không dám chùi mũi khi sổ mũi, mặt mày dơ dáy. Người tôi đòi trong nhà, không là thân nhân gần xa cũng mặc lôi thôi. Quá nhiều chi tiết trong việc may áo tang, đại khái chia ra làm năm hạng. Xin ghi lại sơ lược: - Áo “trảm thôi”, dùng để tang cha, may thứ vải thật xấu, đúng ra may bằng gai (loại gai dệt lưới), hoặc vải sô, thứ xấu nhất. Áo “sổ gấu” (lai), để vậy, không nên lên lai, dùng cho con để tang cha, đường sống lưng áo may lộn ra mép ngoài. - Áo “tề thôi”, cũng vải thô, viền lai dùng để tang mẹ lúc cha còn sống, hoặc cha mất rồi, để tang mẹ. - Ba kiểu áo kia là “đại công”, “tiểu công” và “ty ma”, dùng cho bậc thấp hơn, vải tốt hơn, người chịu tang hiểu ngầm là ít đau xót, ít chịu ơn hoạn dưỡng của người quá cố, tang từ 9 tháng đến 3 năm. Tang cha, tang mẹ, thì con trai dùng dây thắt lưng bằng bẹ chuối, bẹ dừa, trên đầu vấn kiểu khăn cũng làm với rơm rạ, bẹ chuối, bẹ dừa. Đi chân đất, hoặc đi dép rơm, vỏ dừa. Con trai chống gậy trúc, gậy cao ngang ngực (hiểu là ngang trái tim), gậy trúc dùng cho cha, hình tròn tiêu biểu cho trời (trời tròn). Cây trúc bốn mùa lá vẫn xanh, lòng thương nhớ không dời đổi. Để tang mẹ thì chống gậy bằng cây vông, đầu gậy tròn (trời tròn), chọt gậy, nơi chống đất hình vuông (trời tròn đất vuông). Cây vông mềm, sơ không chắc cứng, gợi lòng nhân hậu, khoan dung của mẹ. Chống gậy, ngụ ý quá thương xót, mang bệnh, đi đứng không vững bước vì cơ thể suy nhược. Như đã nói, áo tang là kiểu mô phỏng theo áo dài đen cổ truyền, gài nút, hoặc buộc dây một bên. Đáng chú ý chi tiết: mặc quần trắng, nếu có, nhưng cái quần không cần thiết, không nằm trong qui chế. Ở Việt Nam cũng như ở Trung Hoa và nhiều nước khác, thuở xưa mặc cái áo rộng, phủ khỏi chân khá kín đáo. Cái quần bên trong không thành vấn đề. thi đậu trạng nguyên, vua ban cho áo và mão, không có quần. Ông Táo được cúng hằng năm, dịp gần Tết với cái áo, không quần. Rõ ràng là những gì cổ sơ vẫn còn bám sát con người thời đại nguyên tử mà họ không hay biết. Điều đáng chú ý: Con rể bịt khăn trắng; không quần áo tang, mặc áo màu trắng là đủ. Phải chăng vì con rể chưa từng chịu ơn nhiều, đối với cha mẹ vợ. Xưa kia, lễ phát tang cần một thầy cúng chỉ huy về nghị thức, cũng ra lệnh “cử ai” (khóc to lên), phần hương (đốt nhang), châm tửu (rót rượu), đọc bản văn cáo với lời lẽ trở thành sáo mòn, nào là “cuộc thương hải tang điền, kiếp phù sinh thấm thoát, khôn tỏ mối tình thường”. Lại bày ra lệ dùng áo tang cho đứa con ở xa chưa kịp về, treo gần quan tài. Nếu là đứa con chết trước cha mẹ thì vắt cái khăn tang dài phủ lòng thòng ngang quan tài. Cha mẹ quá cố mãi được xem như người còn sống! Ban đêm, rủ mùng (màn) xuống, đặt cái “hồn bạch” vào trong,thay cho thân xác cha mẹ, hừng sáng, rót nước đặt bên giường, khóc lên rồi cuốn mùng, đem cái “hồn bạch” thắt bằng lụa ra ngoài. Tối thì đặt “hồn bạch” lên giường, bỏ mùng xuống. Mỗi lần cúng cơm, dâng cơm cho người chết lại phải xướng lên, quì lạy. Vì đám tang kéo dài, chờ ngày tốt, hoặc với lý do thầm kín như chờ người phúng điếu (trường hợp quan to có viên chức cấp dưới đem tiền đến.. ) nên thần kinh mọi người căng thẳng, muốn thư giãn, thì rước ban nhạc đến thổi kèn, đánh trống, bảo là chầu chực người quá cố. Vài người trong tang quyến, hoặc bạn bè yêu cầu trỗi lên bản nào đó (nhất định là bản điệu Ai) rồi thưởng chút tiền. Ở Nam Bộ, thời xưa, người khá giả rước vài kép hát Bội đến, múa hát một chặp, không cần hóa trang, có thể dùng điệu bi hùng. Hoặc từ sau đệ Nhất Thế chiến, chơi nạhc tài tử, đầu hôm cử nhạc buồn, giữa khuya, để đánh thức mọi người cho bớt ngủ gục, cứ chơi nhạc vui, nhưng không lố lăng. Nhiều thấy cúng tổ chức hát bội, lấy sự tíhc liên quan đến Tam Tạng thỉnh Kinh, Mục Liên Thanh Đề, với kèn trống, thu hút người hàng xóm đến thưởng ngoạn. Khách đến điếu tang. Thời xưa, trọng người chết nên không tiếc lời lẽ để ca ngợi. Khổ chủ tuy nghèo nhưng cố giữ thể diện để khỏi bị chê cười, tha rằng vay nợ để mua chút danh dự! Khách đến, mời trà, nước, lát sau, khách xin phép làm lễ điếu. Tuỳ tuổi tác, địa vị xã hội mà sự đón tiếp có thể thay đổi. Gặp người nghèo,trẻ tuổi, lắm khi tang chủ (giàu có, với chút thể diện) trao việc đón tiếp cho người thấp hơn. Gặp kháhc quí, nấht là bạn thân của người quá cố, thường bày nghi thức long trọng. Có lễ sanh xướng, nhất là trường hợp một tập thể đến viếng (ban hương chức hội tề cùng rủ nhau đến). Đại khái, “quanh quẩn mãi vài ba dáng điệu”, nhưng thiếu vài chi tiết thì bắt bẻ. Lễ sinh mời quan khách đến, một vài người thay mặt khổ chủ khóc lên, sau lời xướng, rồi khách lên trước quan tài thắp hương, châm rượu, đọc lời chia buồn (văn tế hoặc vài bài thơ bát cú), rồi qùi, lạy hai hoặc bốn lạy, tùy tình thế. Sau rốt, người đại diện cho khách nạp cho gia chủ bài thơ, bài văn tế để làm kỷ niệm (không đốt). Về số lạy và xá, tùy địa phương, (có một mục riêng ở phần phụ lục). Nhắc đến một tục lệ ở miền quê thường thấy là rót chút rượu xuống đất, sau đó mới dâng lên. Đây là rót rượu xuống “sa mao”, nắm cỏ tranh, phía đầu nắm cỏ thắt lại với sợi dây (như bó mạ để cấy), ý nghĩa là lọc rượu đểm ong những vị thần khuất mặt chứng giám, ở cõi Âm. Không cỏ tranh, dùng rơm. Tục lệ rót rượu xuống đất hãy còn trong tiệc nhậu của người lớn tuổi phía đồng bằng sông Cửu Long, với ý nghĩa cúng những người bạn nhậu đã quá cố! Sách xưa không đề cập đến trường hợp đặt bàn thờ Phật gần quan tài, phía bên vách, để nhà sư tụng kinh cầu siêu tùy theo tiền thù lao mà gia chủ đã mặc nhiên thỏa thuận trước, kèm theo cơm nước. Trước khi lạy hặoc xá quan tài, khách nên lưu ý thắp nhang, xá trước ở bàn phật, như gởi gắm linh hồn người quá cố cho Phật. Sau khi lạy quan tài, nên nhớ xá bàn thờ Phật. Ban nhạc lễ đóng vai trò quan trọng, dịp khách đến. Nếu là người rất thân, rất kính với người quá cố, hoặc thuộc vào hàng viên chức thì bày lễ long trọng, trước khi lạy. Khách đem đến trái cây, hoa tươi, rượu tùy hoàn cảnh, thêm cặp đèn (nến). nhờ người trong nhà đốt nến, khách chắp hai tay, cầm cặp đèn sát nhau (như lễ “Lên đèn” dịp cưới), rồi xá, chậm rãi, sao cho ngọn lửa đừng quá lay động, dang tay ra, người nhà tiếp tay cắm nến lên mặt bàn (thường là sát chân đèn, vì đã đốt sẵn nến rồi, không còn trống chỗ, nếu nến nhỏ, có thể cắm vào đĩa tròn ở lưng chừng chân đèn (nơi để hứng những giọt sáp). Bắt đầu khách làm lễ, nhạc cử hành với trống, kèn, chập chỏa. Những lời chia buồn Nói miệng, trên nguyên tắc thì phải nói lúc khách đang uống trà với chủ nhà. Nhưng khi cử hành lễ, với tiếng nhạc, ánh sáng ngọn nến, làn khói hương bốc lên thì những động tác nghiêm túc của người xá hoặc lạy đã chứa đựng nhiều ý nghĩa, thay cho lời nói phân ưu với nội dung sâu sắc hơn. Mong trời đất làm nhân chứng! May ra, có thể làm xúc động trời đất và linh hồn người quá cố được cơ may siêu thoát. Ban nhạc lễ ở nông thôn đã tồn tại và còn tồn tại trong thời gian dài, chừng nào dân ta còn quí trọng truyền thống nhân nghĩa. Nhiều ban nổi danh trở thành chuyên nghiệp, lãnh dịch vụ ngoài địa bàn thôn xóm. Lúc rảnh rang, họ tập dượt những bài hát vui, trữ tình, để cung ứng nhu cầu của sinh hoạt nông thôn (dịp ăn tân gia, dịp cưới hỏi) nhưng dịch vụ lớn và đòi hỏi tay nghề cao vẫn là tế lễ ở đình miếu. Ta không ngạc nhiên khi thấy bản Vọng cổ được khia sáng từ một nghệ nhân của ban nhạc lễ ở tận Bạc Liêu. Xuất xứ nầy cũng giải thích tại sao bản Vọng cổ được phát triển và sống mãi, nhờ nét linh động và tự bản thân của nó đã là dân tộc rồi.! Ngày nay, theo Tây Phương, đã phổ biến lệ đem tràng hoa để phúng điếu, khá gọn. nhưng ta vẫn thấy sự thích ứng của văn hóa Việt, ngay ở thành thị, dùng hoa sen làm cốt lõi cho tràng hoa đám tang, ngụ ý sự siêu thoát. Thời xưa, phổ biến nhất là đi điếu với tâm vãn, dùng nét chữ để ca ngợi hoặc thương tiếc: “Giá hạc qui thiên” (cởi hạc về trời), lắm khi ca ngợi tài hoa của người quá cố. Thí dụ như gặp tấm vãng để “Biển Thước tái thế”, ta hiểu là tạ ơn người thầy thuốc đã cứu giúp ta. Lễ động quan, còn gọi là “di quan”, chuyển cữu quả thật có nội dung, không phù phiếm. người quá cố phải ra khỏi nhà, lần cuối cùng, xem như không bao giờ trở lại, hoạ chăng là trong viễn mơ của người thân. Vào buổi sáng lễ di quan, chuyển quan tài ra trước nhà, nơi trang trọng nhất, thường là hàng ba, hoặc thảo bạt. nhà chật thì khiêng quan tài lên, xoay tròn một vòng, hoặc nhấc lên, để xuống, nhẹ nhàng trong ba lần như đi vòng quanh nhà lần chót. Những người chịu tang lạy hai lạy, sau đó, nhà sư tụng kinh, đúng giờ thì khiêng bàn thờ tang, hoặc cái giường thờ qua một bên.Ở thôn quê, ngày xưa luôn luôn có tổ chức thao tác cho vài thanh niên chuyên khiêng quan tài, sao cho êm ái, ngay thẳng, không chao đải, ít nhất là từ trong nhà ra sân. Gọi Nhà vàng, Âm cong. Người khiêng là đồ tùy (hoặc đạo tỳ, chẳng rõ tiếng nào đúng), nhưng có lẽ là đạo, bằng cớ là khi điều khiển, lắm khi người “nhưng quan” theo nghĩa người “bớ đạo hò”, tôi hiểu “nhưng quan” theo nghĩa người đạo diễn; “ông nhưng” trong gánh hát Bội, còn gọi “thầy tuồng”. Nghi thức của đạo tỳ phải chăng là nét độc đáo của người Việt? Khi khiêng quan tài, muốn cho bớt mệt nhọc, lắm khi hò hát theo làn điệu riêng, gọi “hò đưa linh”, có từ đời nhà Trần hoặc sớm hơn. Phía Nam, thường giải thích đó là diễn tập sự tích Văn Lía, khởi nghĩa chống chúa Nguyễn thời Nguyễn Phúc Chu. Khi lên núi, ẩn vào Truông Mây, Văn Lía bị đặt ngoài vòng pháp luật bỗng hay tin mẹ mất. Để báo hiếu, chàng nghĩ đến việc đánh cắp cái quan tài, và rất cảnh giác bọn quan quân chúa Nguyễn đang rình rập. Chàng bố trí một số tay em đến lúc nửa khuya, tuyệt đối im lặng, ngậm thẻ (ngậm tăm). Quả thật, nhờ tinh thần kỷ luật cao mà bọn tay em này đem cái quan tài về Truông Mây, trong khi quân sĩ chúaNguyễn đang ngủ say. Vì vậy, thời trước 1945, đạo tỳ thường mặc quần áo đen, nai nịt hẳn hòi, như bọn lâu la của chàng Lía, thuở nào. Người nhưng quan làm lễ trước quan tài, sau đó, bịt khăn tang, kính cẩn, mặc dầu người quá cố lắm khi còn trẻ, tuổi tác đáng con cháu. Đạo tỳ bước vào, đi theo thứ tự, tay cầm nhang, qùi xuống lạy. Vì cầm nhang nên động tác phải thích hợp sao cho cây nhang không đụng xuống chiếc chiếu. gọi lễ “bái quan”. Theo tôi, việc lạy người chết này mang tính nhân bản. Người làm nghề động quan mang mặc cảm là trông chờ có nhiều người chết để được làm dịch vụ, với thù lao. Lạy như để tạ ơn, xin lỗi người quá cố rằng đây là chuyện phải làm, do nghề nghiệp. Theo hiệu lệnh, lắm khi người nhưng quan nói khẽ, hoặc dùng hai mếing gỗ ngắn mà gõ nhẹ. Thân nhân theo sau, trong khi người con trưởng nam đi trước, với cái lư hương, hoặc có người thân bưng giúp (vài nơi, phải ra ngoài sân rồi mới gõ sanh làm hiệu lệnh). Có lệ hò hát, lời lẽ thương tiếc người quá cố, buồn bã cơn ly biệt, đành rằng ai cũng “sống gởi thác về” Lại bày lệ “phá quàn”, một người ăn mặc kiểu thầy phù thầy pháp, cầm ngọn nến hoặc cây đuốc mà múa nhảy chung quanh quan tài, ngụ ý trong lúc quàn tại nhà, bao nhiêu mà quỉ loại ác ôn đến quyền rũ, người chết có thể ngu dại tuân lời chúng, không chịu đi chờ khuấy rối thân nhân. Sau này, ở vài miền quê còn bày ra người phá quàn cầm máy vi âm, tóc tai như cao bồi, đeo đồng hồ vàng để múa may kiểu cổ động, tiếp thị. Vì tuân thủ kỷ luật không để cho quan tài chao đảo, người chết có thể rời khỏi nhà một cách êm ái nên chủ nhà đặt cái lý đầy rượu ngay đầu quan tài, bên dưới lót sẵn tiền, hoặc tấm giấy vàng bạc, ngụ ý nếu ly rượu không đổ thì được thưởng. Lắm khi ở nhà lầu nhiều tầng, thời trước, đưa quan tài xuống đất không dễ, vì thang lầu chật hẹp, vả lại chủ nàh và đạo tỳ đồng ý trình diễn kỹ thuật với giá thù lao cao. Quan tài được khiêng thẳng ra cửa cái của tầng lầu cao, khi hạ xuống thì dùng tre làm giàn giáo, khá nguy hiểm. Lại thử đặt cái quan tài sát nền gạch bông, như là sự thách thức. Muốn nhấc quan tài lên, đạo tỳ phải tìm nơi nào có thể đặt ngón tay vào, nhưng quá nặng nề. Chỉ còn kỹ thuật duy nhất, kiểu thủ công, là năm ba người lực lưỡng kê vai vào, bên vách quan tài, nhấc lên một lượt, quan tài vừa nhấc lên khoảng vài ly (mi-li-mét), một người đã nhanh tay lót sát nền gạch một đồng xu bằng đồng. kiểu tiền thời Pháp. Nhờ cái thế ấy, họ tiếp tục nhấc lên, từng đợt, để chêm vào khoảng năm đồng xu bằng đồng, rốt cuộc, tạo đủ khe hở để thò ngón tay vào. Lát sau, họ khiêng quan tài dễ dàng, ai cũng biết, khiêng với sức mạnh của mười ngón tay. Nhờ đó, người nhưng quan và đô tùy nổi danh, có thừa uy tín để chào hàng. Nhưng gia đình trọc phú thời xưa dám tung tiền ra để làm công việc “báo hiếu” Dọc đường, vừa ra khỏi nhà, người con trai phải day mặt trở lại, dùng hai tay mà đẩy ngược tượng trưng, ngụ ý trì hoãn việc chuyển quan tài, thà rằng cha mẹ được quàn ngày nào hay ngày ấy, khi ra đi thì nên ra chậm chậm. Gặp nơi lồi lõm, hoặc nơi bằng phẳng như cứ tưởng tượng nơi gập ghềnh, con dâu nằm xuống đất, ngảnh đầu trở vào nhà, con gái thì nằm nhìn ra đường về huyệt. Gọi là tìm mọi cách để cho linh cữu cha mẹ bớt nghiêng qua nghiêng lại, càng êm ai càng tốt, kiểu lót đường,tượng trưng, chứng tỏ con cái cố gắng “làm những gì có thể làm được” lần cuối cùng để báo hiếu, tự xem mình như một thứ vật dụng. Theo lệ xưa, ở đâu cũng có thần thánh ma quỷ. Ngoài đường, suốt lộ trình mà linh cữu sẽ đi ngang qua, có “thần lộ” ngủ phương, phải cáo tế với rượu, từ sáng sơm, cầu mong đi dọc đường được yên ổn. Lại cần báo tin trước cho Thổ địa, vị thần đất cai quản nơi đã đào huyệt sẵn, sẽ đặt quan tài xuống. Lại váo với: cái nhà vàng khi đặt quan tài lên, bày lễ Khiển điện xin Dư thần phò hộ cho nhà vàng được vững chắc, không gẫy đổ dọc đường,cầu cho đô tùy đi đường không té, không sụp nơi đất khập khiểng. Mỗi lần cáo tế linh tinh như thế, thầy cúng, với thân nhân đi theo, đọc lên công thức viết sẵn (liểu đơn từ). Nghi lễ thời xưa bày ra nhiều dịch vụ cho thầy cúng và cho những người biết chút tí chữ Hán làm việc, để rồi được thưởng, vì khổ chủ phải tạ ơn họ. Nhà vàng bắt đầu di chuyển. Dẫn đầu là một vị pháp sư, mặc áo ngắn, đầu đội da thú, cầm gươm bằng cây múa men, xua đuổi ác quỉ. Theo sau, khi khổ chủ dám tiêu xài còn năm bảy đệ tử (của pháp sư) cầm gươm múa men, đeo mặt nạ hoặc hóa trang, vẽ chân mày, vẽ mặt cho đen đúa, như vị hung thần. Việc nói trên ít thấy; thông thường có thể bày ra hai hình nộm, sườn tre, phất giấy, với cái lưỡi thật dài và đen, gọi ông Tiêu. Dẫn đầu là nhà sư tụng gõ mõ. Kế đến cái bàn, với tấm vãi tang, treo hai chữ ca ngợi đức tính người quá cố, như “Cang Trực”, hoặc “Trinh Thuận” (nếu là đàn bà). Kế đến, một cái bàn, có người khiêng, với tấm triệu (minh tinh, đã nói), giới thiệu lý lịch người quá cố. Phía sau, nếu nhà khá giả, còn bàn hương án đặt trái cây, cơm, chén đũa, hoặc con heo quay. Bàn vong theo sau, đặt cái bài vị, hoặc bức ảnh người quá cố. Thời xưa, muốn cho lộ trình được êm ái, bày ra người cầm lá cờ khá to, gọi “công bố”, với nhiệm vụ phất cờ, làm hiệu lệnh khi sắp qua cầu nhỏ, gần đến khúc quanh, đường xấu, để phía sau người khiêng chuẩn bị bước từng bước cẩn thận. Lắm khi đưa quan tài từ nhà ra giữa đồng ruộng, không đủ tiện nghị (như ngày nay xe ô tô làm dịch vụ) thì khiêng quan tài trên vai, cái quan tài nhà giàu làm với gỗ quí, quá nặng! Quan tài đặt trên một mặt bằng thường lót ván dày, hai bên có hai cây đòn dài, để đạo tỳ đặt lên vai, gọi “đòn rồng” vì chạm hình con rồng với đầu và đuôi rõ rệt. Người dẫn đầu cầm lá cờ “công bố” nói trên, đứng trên cái bàn khá cao, với người khiêng, để quan sát kỹ phía trước. Thêm người đánh trống nhỏ, đánh chiêng làm hiệu lệnh theo công thức (sắp sửa quẹo trái, đất lún sinh.. ) Sau cái Bàn vong (nghĩa là vong hồn) là nhà Vàng. Nhiều nơi bày ra kiểu nhà Vàng sang trọng, với cái nhà nhỏ đi trước thay cho Bàn vong, Kế đến nhà Vàng chính thức. Vàng là gi? Theo Tựvị Huỳnh Tịnh Của thì “nhà Vàng” được giải thích là “đồ âm công, có sơn thếp vàng”. Như vậy đã rõ nghĩa. Người chết được quí trọng, di chuyển trong ngôi nhà tạm, vàng son tráng lệ. Thời xưa, quen gọi nhưng dụng để mai táng là “đồ âm công” nay còn quen gọi tất cả lcà “Nhà Đồ”. Nhà sang trọng, thếp vàng, như trường hợp của trọc phú hay vị quan to. Bốn phía nhà Vàng thường treo nhửng kiểu bao lam chạm trổ, nào mẫu đơn, trỉ, bầu linh dược, nhiếu nhất là cảnh Bát tiên Tám vị tiên tử sống thênh thang, no ấm rong chơi nơi chốn Bồng Lai Tiên Cảnh. Bày lệ rải giấy tiền vàng bạc dọc theo đường, như lo “hối lộ” cho ma qủi. Phía trứơc nhà Vàng, ban nhạc kèn trống, đàn dây, trống cơm trỗi bản bi ai. Ở thị thành, ta thường gặp (phổ biến trong giới người Hoa) những bản nhạc Tây khá huyên náo, thêm cậu nhạc trưởng cầm đũa nhip hiệu lệnh, thỉnh thoảng quăng cây đũ ấy (trong thực tế là cây gậy ngắn) lên cao rồi chụp gọn gàng, tiếp tục đánh nhiệp, múa men, nên hiểu là người Hoa ở Chợ Lớn từ lâu có tổ chức những ban tân nhạc, ai ủng hộ cứ đóng lệ phí, để rồi sua khi mất, mặc nhiên được ban nhạc đến phục vụ miễn phí. Giàn nhạc Tây, phảng phất kiểu ban quân nhạc của lính Tây thời Pháp thuộc, người nhạc trưởng khi diễu hành cần khoa trương động tác. Theo lệ người Hoa nếu cha mẹ đã mất được xem như còn sống thì vẫn được cung phụng và hưởng thụ những gì ngon nhất, hợp thời trang nhất, thậm chí, trình diễn những bản trữ tình,hoặc ca ngợi ái tình, theo thời trang. Cũng như cúng những món bánh kẹo đắt tiền, theo thời trang, không cần món cổ truyền. Thời xưa con cháu đi theo sau, mặc tang phục được cô lập trong bốn bức màn vải trắng. Theo sau còn bà con xa, chòm xóm quen thuộc. Lắm người vì lý do riêng, chỉ đi một quãng đường rồi rút lui. Người Á Đông ta đôi khi vô ý bàn riêng việc làm ăn, khi đi sau quan tài, thậm chí chế giễu kín đáo, nói xấu người quá cố (mặc dầu trong thực tế người quá cố có nhiều nét tiêu cực) theo ý nhiều người, nên tránh những hành vi vô trách nhiệm. Nếu không thích, nên đi một đỗi, hoặc không đưa đám. Người Tây Phương rất thận trọng việc nầy. Nhiều khi, nhất là ở miền quê, bày tiệc ăn uống suốt thời gian quàn tại nhà, không bày thì kẻ chê người trách. Lắm khi, lợi dụng lúc tang gia bồi rối còn bày mưu vặt, đánh cắp hoa trái trong vườn. Lễ hạ huyệt cử hành đơn giản, đến nơi, đặt gần miệng huyệt, thắp nhang, nhà sư tụng kinh. Lắm khi cho pháp sư cầm ngọn kiếm (bằng cây, múa nhềiu vòng, ngụ ý trừ ma quái). Từ trước, thầy địa lý đã xem kỹ, khi đặt quan tài xuống rồi, thầy địa lý dùng địa bàn kiểm soát cho đúng hướng. Con cháu lạy lần cuối cùng. Lệ mỗi người thân hoặc bạn bè đưa đám lượm cục đất hoặc nắm cát bỏ xuống huyệt, ngụ ý tạo sự ấm áp cho người quá cố có tự bao giờ? Nhiều người cho rằng thời xưa chẳng thấy lệ “bỏ đất”, chỉ lúc sau này, chịu ảnh hưởng Tây Phương, “cát bụi trở về cát bụi”. Lắm khi tang chủ yêu cầu chỉ ném đất chứ không ném cành hoa xuống, e cành hoa sẽ héo, về sau, tạo ra khoảng trống dưới huyệt. Lại tế Thổ địa, khá phiền phức; thông thường, người trong dòng họ đốt mớ nhang đem cắm ở những phần mộ kế bên, hoặc cắm khắp bốn phương, ngụ ý gởi gấm kẻ quá cố cho những người đã nằm trước, cho có bạn. Lắm nơi, bày lễ “để chủ”, đại khái kiểu ghi tên người mất, chữ “chủ” được viết sẵn như chữ Vương thiếu một chấm trên đầu. Muốn chấm thì bày lễ nghị phức tạp, nàroửa tay, sửa khăn áo, quì lạy, đọc thêm bài văn, lời lẽ khách sáo, kể lể nỗi đau xót. Miếng ván ghi lý lịch nói trên, sau khi được chấm thêm cho đúng chữ “chủ”, lại đặt trong cái hộp trên bàn thờ sau này. Sau đó, lễ “mở cửa mả”, làm tuần bảy cái bảy, tức 49 ngày, rồi lễ “tốt khóc”, không khóc nữa, đúng 100 ngày. Giỗ đầu, gọi “tiểu tường” được tổ chức chu đáo, đến lễ “đại tường”, chết đúng hai năm. Rồi “trừ phục”, đúng 27 tháng, tức mãn, mãn khó. Thời xưa, bày lễ bốc mộ, đúng ba năm sau khi chôn, nếu con cái thấy có điềm gì không tốt, qua việc làm ăn. Những điều bất ổn, gọi là triệu xấu (triệu chứng) được qui định cụ thể: - Nấm mộ sụp xuống, mặc dầu được đắp đất kỹ lưỡng. - Cỏ trên nấm một hoặc nơi kế cận héo khô, không lý do. - Sau khi chịu tang, trong nhà xảy ra nhiều tai nạn, như cháy, sụp vách, trẻ con chết đặc biết là xảy ra loạn luân. - Con cháu mắc chứng bệnh tâm thần, không thích làm ăn, sống hoang đàng, gặp tai nạn. - Tiêu hao tài sản bất ngờ, bị kiện tụng, thất kiện. - Khi tống táng, vì gia đình nghèo nên quan tài đóng với gỗ tầm thương, đã mục nát, thi hài không được yên. - Nước lụt vì môi trường thay đổi, phần mộ quá ẩm thấp. - Theo qui hoạch, lắm khi đắp lộ, đào kinh xe ngang hoặc gần phân mộ, dời nhanh cho yên ổn người quá cố. Vì tin rằng “mạch đất” là nơi giao lưu, tác động thường trực giữa những “khí”, lắm khi xảy ra nhềiu hiện tượng lạ khi bốc mộ: - Thấy có chút gì xuất hiện, cửa quậy, rồi tan biến đi vừa dở nắp quan tài bèn cho đó là tinh khí của con rồng, tinh khí vừa kết, nếu quấy động thì đứt hoặc tan, nên bảo quản, để may ra con cháu phát quan, phát tướng, được phước lộc thọ. - Có những dây có màu đỏ bò ngang nắp quan tài, như màu máu tươi, đó là chôn nhằm huyệt tốt, mạch đất vượng lên. - Có khi bốc lên trong thoáng mắt, rồi tan, mặc dù hai cốt khô ráo. Điềm tốt đang thành hình, không nên lay động. Gặp “điềm tốt”, nên lấp lại ngay, khấn vái, chờ đợi kết quả bất ngờ. Lễ cải táng phổ biến nơi ruộng đất eo hẹp. Người chết, nói chung, đông đúc hơn người sống, choán quá nhiều chỗ, làm sao đủ đất để cày cấy, cất nhà, trong khi dân số càng đông đúc thêm. Lễ cải táng diễn ra, phiền phức, với nhiều nghi lễ. Nghi lễ thời xưa phức tạp, điều quan trọng vẫn là tiết kiệm, phụng sự cha mẹ ông bà ngay khi còn sống. Nghi lễ bày ra, nhằm nhắc nhở con cái giữ hiếu thảo, cố làm ăn cho khá giả, học hành siêng năng. Ở thôn quê thời xưa, người hàng xóm thường rình rập nhau, chê khen, lãng phí cũng cười, tằn tiện cũng chê. Phiền nhất là số người không nhỏ, chờ có dịp “quan”, “hôn”, “tang”, “tế là xúm lại, tìm xôi thịt, đóng một vai trò mà họ cho là quan trọng. Họ là kẻ “nhàn rỗi”, chữ nghĩa không nhiều, học thuộc năm bảy kiểu vãn tế là xong. Khổ chủ bận rộn, đành nhờ họ, họ cứ đòi hỏi rượu thịt, trầu rượu, lại suy bì lẫn nhau, chưa nói đến việc đặt câu đối, đặt điếu văn, người này tranh cãi với người kia về danh từ, điển tích, lại quấy rầy, cải vã, phô trương kiến thức! Quàn trong nhà lâu, ngoài việc chứng tỏ lòng hiểu thảo, lắm khi còn có nội dung thầm kín là chờ phân chia của cải. Nhất là vàng bạc mà người quá cố để dành rồi bí mật trao cho đứa con mà họ thương mến nhất. Lại còn chờ người đến trả lễ, dĩp doanh thu đáng kể. Nội dung hiếu thảo bị xuyên tạc, kẻ sĩ và khổ chủ lắm khi bị tha hoá mà không hay. Nhiều gia đình khá giả, con cái thi nhau khóc, nhưng mãi cãi vã gia tài, hoặc chia phần tiền bạc điếu tang. Đôi khi xảy ra trường hợp tẩm liệm không kỹ, nắp quan tài bung ra, điềm cha mẹ giận hờn, trở mình. Mất vệ sinh, đành mướn người tẩm liệm, sửa chữa lại, đây nắp lần thứ nhì. Người Hoa lắm khi bày lệ ban đêm ngồi uống rượu, đánh bài giải trí bên quan tài, ngụ ý sung sướng, “hoan hô” người quá cố đã tích cực xây dựng, để lại cho con cái một sản nghiệp xứng đáng. Chắc người quá cổ đã vui vẻ khi nhắm mắt. Ngày nay, vì tiết kiệm thời giờ, mặc nhiên đám tang cử hành nhanh, khách đến điếu xong là về, chẳng còn ai muốn ở lại để ăn uống. Các công ty mai táng lần hồi có tay nghề, tiền nào của nấy, làm việc gọn, “bao trọn gói”, từ việc tìm huyệt, hoặc đăng ký hỏa táng, hoặc “khai tử” với chính quyền. Người trong khu phố tường đi viếng tập thể, đỡ mất thời giờ. Nếu hỏa táng, thường là thân nhân đến, vào phút chót trong phòng chờ hỏa thiêu, chờ giờ phút châm lửa. Bầu không khí ảm đạm, không như lúc còn để bên ngoài, sáng sủa hơn. Nhiều người đã giải quyết hợp lý. Khói đen bốc lên, dễ gây cảnh tượng đau xót. Chết là hết. Những người thân phần lớn ra về, mệt mỏi, vả lại thần kinh đã căng thẳng từ những ngày trước. Làm lễ khấn vái, thỉnh cái lư nhang trước quan tài, ra về là được. Cần một người thân, đáng tin cậy, sức khỏe đầy đủ, ở lại coi chừng từ khi quan tài đưa vào lò đến khi lượm mớ tro và xương. Hốt tượng trưng đựng trong cái hũ, đặt trên bàn thờ tại nhà. Thông thường, người Việt cũng như người Hoa không chuộng việc gìn giữ hài cốt đã thiêu trong nhà. Không phải bất hiếu, vì qui luật Âm Dương. Người quá cố và cái hũ cốt thuộc về Âm, người sống trong gia đình thuộc về Dương. Âm Dương cách trở, xung khắc nhau, để hũ cốt trong nhà thì làm ăn không khá, lắm khi sinh ra chuyện xui xẻo. Bởi vậy, sua một thời gian, làm lễ tại chùa, gởi hũ cốt, thỉnh thoảng thăm viếng, cúng tiền cho nhà chùa là xong. Thời buổi sinh kế bận rộn, dễ thay đổi, lần hồi mọi việc đều bị lãng quên, chỉ lắng đọng trong tiềm thức, thỉnh thoảng hệin lên dịp đám giỗ, thanh minh hoặc khi thăm viếng người thân còn sống. Ta có thể tự an ủi: Nhiều người mất tích ngoài mặt trận, nhiều tay triệu phú đi máy bay, gặp nạn, mất xác. Qui luật của cuộc sống thời công nghiệp. Việc để tang cũng được giải quyết hợp lý. Khăn áo tang không quá luộm thuộm, miễm là có lòng, với hình thức tối thiểu. quên để mà sống. Nay ta còn gặp nhiều ngôi mộ xưa, rất kiên cố, chứng tỏ người quá cố thuộc vào hàng khá giả, dòng họ không phải là vô danh. Ấy thế mà người địa phương chẳng rõ là của ai, nói chi những phần mộ to lớn mà ta còn thấy – may mắn thay – rải rác ở Sài Gòn và ngoại ô. Để giải quyết gọn, hợp tình hợp lý, nhiều gia trưởng tổ chức lễ “xả tang”, lắm khi bảy ngày hoặc ba ngày sau khi chôn cất, lúc bà con gần xa còn đang tụ hợp. Chờ một hai năm sau chuyện gì sẽ xảy ra? Hoàn cảnh ra sao?