Chương 10
DÃY CAO ĐIỂM PHÍA ĐÔNG

Mười ngày sau khi về dự hội nghị sơ kết thắng lợi đợt 1, ngày 27 tháng 3, các cán bộ từ trung đoàn trở lên lại quay về sở chỉ huy Mường Phăng, nhận nhiệm vụ tác chiến đợt 2. Nhiệm vụ cụ thể trao cho từng đơn vị như sau:
- Đại đoàn 312, được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75, hai đại đội súng cối 120, một đại đội súng cối 82 có nhiệm vụ tiêu diệt các cao điểm E (Dominique 1), D1 (Dominique 2), D2 (Dominique 3) thuộc trung tâm đề kháng Đôminích, và dùng một đơn vị thọc sâu đánh vào vị trí pháo binh địch ở cao điểm 210 (Dominique 6), và tiểu đoàn dù 5 hoặc tiểu đoàn dù 6 cơ động ở khu vực này.
- Đại đoàn 316 (thiếu một trung đoàn), được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75, hai đại đội súng cối 120 ly có nhiệm vụ tiêu diệt các cao điểm A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), C2 (Eliane 4) thuộc trung tâm đề kháng Êlian, và phối hợp với các đơn vị khác tiêu diệt lực lượng dù cơ động.
- Đại đoàn 308 có nhiệm vụ dùng hỏa lực kiềm chế pháo binh địch ở tây Mường Thanh, dùng bộ đội nhỏ tích cực dương'' công các cứ điểm 106 (Huguette 7) và 311 (trong cụm Huguette) ở phía tây, cử một tiểu đoàn tham gia bộ phận thọc sâu vào tung thâm khu đông, tiêu diệt tiểu đoàn ngụy Thái số 2, trận địa pháo binh, phối hợp với trung đoàn 98 của 316 tiêu diệt lực lượng dù cơ động.
- Trung đoàn 57 của đại đoàn 304, được phối thuộc tiểu đoàn 888 (đại đoàn 316), một đại đội lựu pháo 105, một đại đội súng cối 120, 18 khẩu trọng liên cao xạ 12,7 ly, có nhiệm vụ kiềm chế các trận địa pháo binh địch ở Hồng Cúm, chặn quân tiếp viện từ Hồng Cúm lên Mường Thanh, và đánh quân nhảy dù ở xung quanh và phía nam Hồng Cúm.
- Đại đoàn 351 trực tiếp yểm hộ bộ binh tiến công các cứ điểm: A1, D1, C1, E, chế áp pháo binh địch, sát thương và tiêu diệt một lực lượng cơ động địch ở tung thâm phía đông Mường Thanh, kiềm chế pháo binh địch.
Riêng trung đoàn pháo cao xạ 367 yểm hộ đắc lực cho bộ binh và pháo binh chiến đấu cả ngày và đêm.
So sánh về bộ binh trong đợt tiến công này, địch: 1 ta: 3,6 (5/18 tiểu đoàn). Nếu so với đợt 1 thì mức huy động lực lượng của ta lần này cao hơn. Nhưng mục tiêu cũng nhiều hơn, ngoài năm mục tiêu chính là năm cao điểm phía đông, còn những mục tiêu thứ yếu khác: đánh lực lượng dù cơ động, trận địa pháo.
Đây là trận công kiên có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Khi mở đầu chiến dịch ta mới chỉ đánh từng trung tâm đề kháng, từng tiểu đoàn đóng riêng lẻ, lần này ta đánh vào một khu vực gồm nhiều trưng tâm đề kháng với nhiều tiểu đoàn.
Hội nghị trao nhiệm vụ diễn ra trong không khí hào hứng. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn, các trung đoàn trưởng Hoảng Cầm, Quang Tuyến, Lê Thùy còn mang khí thế của những chiến thắng vừa qua, báo cáo kế hoạch đánh các cao điểm D và E với sự tin tưởng sẽ lảm tròn nhiệm vụ. Riêng đồng chí Lê Trọng Tấn hơi băn khoăn cho các đơn vị làm nhiệm vụ thọc sâu.
Trước cuộc họp, đại đoàn trưởng 316 Lê Quảng Ba nói riêng với tôi: "Trung đoàn trưởng 98 Vũ Lăng đề nghị được đánh A1, nhưng đại đoàn phải trao cho Nguyễn Hữu An, vì trung đoàn 174 là đơn vị chủ công".
A1 được đánh giá là vị trí quan trọng nhất trong đợt tiến công này. Hai trung đoàn 174 và 98 mới bước vào chiến đấu đều còn sung sức. Trung đoàn trưởng 174 Nguyễn Hữu An đã hai lần tham gia tiêu diệt Đông Khê, trình bày phương án đánh A1, trả lời mọi câu. hỏi một cách rõ ràng, chứng tỏ đã có nhiễu kinh nghiệm công kiên. Cuối cùng, tôi hỏi:
- Đồng chí có gì đề nghị với Bộ chỉ huy chiến dịch không!
- A1 là vị trí rất cứng mà trên chi viện có 100 viên đạn pháo 105, như vậy ít quá.
Tôi nói vui:
- Được cho cậu thêm 5 viên nữa!
Mọi người cười ồ. Đạn pháo 105 đã thành vấn đề nan giải. Ta đang tính cách chuyển một số đạn chiến lợi phẩm từ mặt trận Trung Lào ra, nhưng đường quá xa, và cũng không được bao nhiêu.
Tôi muốn gặp các đồng chí chỉ huy trước lúc ra về. Anh em lần lượt tới căn lán nhỏ nơi tôi làm việc.
Nguyễn Hữu An và Vũ Lăng cùng bước vào. Vũ Lăng người bé nhỏ nhưng rắn chắc, có hàm râu quai nón và nụ cười tươi, từ trung đoàn Thủ đô của 308 mới chuyển sang 316. Cả hai đều là những cán bộ chiến đấu dày dạn, đã chỉ huy nhiều trận công kiên, có những trận thành công xuất sắc. Tôi nói:
- Các đồng chí báo cáo quyết tâm đi!
Hai người đều hứa sẽ kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Tôi hỏi tiếp tình hình tổ chức chiến đấu, tư tưởng bộ đội tình hình đoàn kết nội bộ, và đồng chí chỉ huy đại đội chủ công thế nào... Các anh đều trả lời rất tốt. Tôi lại hỏi:
- Các đồng chí có tin tưởng không!
Vũ Lăng nhanh nhảu:
- Báo cáo anh, tin tưởng là làm được.
- Đánh C1 trong bao lâu!
- Xin anh 45 phút.
- Có thể để hẳn cho đồng chí một tiếng.
Tôi quay sang Nguyễn Hữu An:
- Còn A1! Đồng chí cần bao nhiêu thời gian!
Mức thời gian Vũ Lăng đặt cho đơn vị mình làm chi Nguyễn Hữu An hơi lúng túng.
- A1 khó hơn, hai tiếng, đồng chí làm được không!
Nguyễn Hữu An vui vẻ đáp:
Báo cáo: Làm được.
Tôi nói thêm về tính chất quan trọng của A1, nhắc đơn vị chú ý hoàn thành việc xây dựng trận địa xuất phát xung phong cho tốt, và làm kế hoạnh phối hợp thật chu đáo.
Tôi nói với Vũ Lăng:
- C1 cũng rất quan trọng. Tiêu diệt được cứ điểm này trung đoàn 98 sẽ tiến một bước dài trong chiến đấu công kiên. Đồng chí còn điều gì băn khoăn không?
Vũ Lăng đỏ mặt rồi nói:
- Kể ra, Bộ cho được "tí pháo" thì tốt.
Lần này đánh nhiều cứ điểm một lúc, pháo của ta không thể chia đều, trong kế hoạch đánh C1, đơn vị Vũ Lăng không có pháo yểm hộ.
Tôi cười vỗ vai Vũ Lăng:
- Đơn vị cậu sẽ có 2 khẩu 75 đi cùng, và 30 pháo pháo 105 yểm hộ.
Vũ Lăng vui sướng:
- Thế thì xin cam đoan giữ đúng lời hứa với anh.
Sau đó, cơ quan tham mưu thông báo với Vũ Lăng, ngoài pháo 75, Bộ sẽ phối thuộc thêm cho 98 cả một số súng cối 120 ly.
MƯA dầm dễ mấy ngày liền. Chúng tôi lo mùa mưa năm nay đến sớm. Tới ngày nổ súng thì mưa tạnh.
Lợi dụng trời còn nhiễu mây, từ sáng, trợ chiến các đơn vị đã ra chiếm lĩnh vị trí. Buổi trưa, bộ binh xuất phát.
Trận địa chiến hào của ta đã bò tới chân các cao điểm. Mặc dù quân địch những ngày gần đây đã nhiều lần dùng bom, đại bác đánh phá và đưa quân ra san lấp chiến hào, nhưng trận địa của ta vẫn được duy trì, và lúc này đã chứng tỏ giá trị của nó. Bộ đội ta vào gần đồn, địch vẫn chưa biết.
° 18 giờ ngày 30 tháng 8 năm 1954, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.
Các cao điểm phía đông, một số vị trí bảo vệ sân bay ở phía tây, các trận địa pháo và khu vực quân cơ động địch chìm trong khói lửa. Cũng như đợt tiến công thứ nhất, suốt nửa giờ đầu, pháo binh địch không thể lên tiếng.
Những giờ đầu cuộc chiến đấu tiến triển khá thuận lợi Tại cao điểm C1, lần đầu ta mở rào bằng đạn phóng bộc lôi. Các pháo thủ bắn rất chính xác. Bộc lôi nổ phá tung từng đoạn rào. Khi pháo chuyển làn, các chiến sĩ bộc phá chỉ còn giải quyết nốt những đoạn sót lại. Sau 5 phút tiểu đoàn 215 của 98 đã dọn xong cửa mở qua bảy lần rào dây thép gai. Chớp thời cơ hỏa lực địch đang còn tê liệt tiểu đoàn trưởng Bùi Hữu Quán hạ lệnh xung phong. Đường dây điện thoại với trung đoàn bị đứt. Nghc tiếng súng bộ binh nổ trên cứ điểm, trung đoàn ra lệnh cho pháo chuyển làn. Chỉ bằng một đợt xung phong mạnh, trong 10 phút, đại đội 38 đã chiếm được chiếc lô cốt nằm trên mỏm đất cao nhất nhô lên trên đỉnh đồi, được anh em gọi là mỏm Cột Cờ. Tiểu đội trưởng mũi nhọn Nguyễn Thiện Cải câm lá cờ Quyết chiến Quyết tháng lên nóc sở chỉ huy của địch. Quán địch dồn về những lô cốt ở khu vực phía tây, gọi pháo bắn vào trận địa ta. Các chiến sĩ xung kích dùng lưỡi lê, lựu đạn lao lên đánh giáp lá cà, đập tan ba đợt phản kích của địch.
Trận đánh diễn ra đúng 45 phút. Toàn bộ một đại đội 140 tên địch thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 Ma rốc bi tiêu diệt hoặc bắt sững. Số thương vong của ta là 10 người.
Trung đoàn trưởng Vũ Lăng báo cáo về đầu tiên: "98 đã chiếm hoàn toàn C1". Tôi gửi điện khen trung đoàn 98 và thưởng huân chương Quân công hạng ba cho tiểu đoàn 215 vì đã hoàn thành nhiệm vụ nhanh và gọn nhất mặt trận.
Tại cao điểm E, pháo ta nổ đúng lúc diễn ra cuộc thay quân giữa một đại đội của tiểu đoàn 3 Angiêri với đại đội của tiểu đoàn dù 5 tới thay thế theo lệnh của Lănggơle ban sáng. Binh lính với đay đủ trang bị đang tập trung dọc giao thông hào không có hầm trú ẩn tháo chạy xô vào nhau. Đại đội cối hạng nặng nằm giữa vị trí chưa kịp bắn loạt đạn nào đã bị pháo ta tiêu diệt. Hai mũi tiến công của tiểu đoàn 16 và tiểu đoàn 428 mở cửa qua hàng rào dây thép gai và bãi mìn nhanh đến mức những loạt đạn bắn chặn của địch đều rơi khá xa phía sau các chiến sĩ xung kích. Sau một giờ xung phong áp đảo quân địch, bộ đội ta chiếm toàn bộ cứ điểm. Anh em khẩn trương tổ chức phòng ngự và dùng súng ĐKZ, đại liên, súng cối chi viện cho mũi thọc sâu của trung đoàn phát triển, đồng thời khống chế trận địa pháo của địch đặt trên cao điểm 210 ở phía dưới.
° 19 giờ 45 phút, trung đoàn trưởng Quang Tuyến báo cáo hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt đồi E.
Tại cao điểm D1, thời gian mở cửa đột phá cũng diễn ra nhanh. Chỉ sau 5 phút, ở hướng chmh, tiểu đoàn 166 đã phá xong ba lượt hàng rào và xung phong vào căn cứ.
Bộ đội ta nhanh chóng chọc sâu chia cắt đội hình địch ra từng mảng để tiêu diệt. Chiến sĩ thi đua Trần Can, vừa được đề bạt trung đội trưởng, một lần nữa lại băng lên cùng với tiểu đội đi đầu chiếm từng ụ súng, từng góc chiến hào. Tuy nhiên, ở hướng phụ, giao thông hào ta đào đã bị địch lấp mất 50 mét, tiểu đoàn 154 tiến vào gặp lầy, mở cửa chậm bị hỏa lực trong đồn khống chế, phải mất gần một giờ mới lọt vào trong đồn. Viên đại úy Garăngđô (Garandeau), chỉ huy tiểu đoàn 3 Angiêri, bị pháo vùi chết trong hầm của sở chỉ huy. Sau hai giờ chiến đấu, ta chiếm toàn bộ đồi D1.
Những tên lính Bâc Phi, ngụy Thái sống sót từ đồi E và D1 tháo chạy hỗn loạn về phía sông Nậm Rôm.
° 20 giờ, trung đoàn trưởng Hoàng Cầm báo cáo hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt đồi D1.
Thừa thắng, đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn ra lệnh cho. lực lượng dự bị của 209, tiểu đoàn 130, đánh xuống cao điểm D2.
Chờ mãi vẫn chưa có tin A1 và các mũi thọc sâu. Hởi 316, đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba báo cáo: từ đầu trận đánh không liên lạc được với 174 do đường dây điện thoại bị đại bác cắt đứt, đang cho nối lại. Chúng tôi đoán các đơn vị làm nhiệm vụ gặp khó khăn.
Trung đoàn 174 mất liên lạc với đại đoàn ngay tử giờ đầu không nhận được lệnh tiến công. Khi thấy trên những cao điểm khác tiếng súng của bộ binh đã nổ ran, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An chủ động ra lệnh cho hỏa lực của trung đoàn bằn vào cứ điểm yểm hộ cho xung kích mơ cửa. Một nửa giờ đã trôi qua. Lúc này, pháo binh địch đã hồi sứe, bắn dữ dội vào cửa mở. Các lô cốt, ụ súng ở tiền duyên dồn đạn về phía các chiến s bộc phá đang lùa những ống thuốc nổ phá hàng rào.
Phải mất hơn nửa giờ, hai mũi tiến công của các tiểu đoàn 251 và 249 mới vượt qua một trăm mét rào và bãi mìn lọt vào đồn. Khi nghiên cứu A1 ta thấy địch đã dựa vào địa thế tự nhiên của quả đồi, bố trí công trình phòng thủ thành ba tuyến. Bên ngoài, ở tiền duyên là tuyến chống cự chủ yếu Tuyến trung gian có đặt trận địa hỏa lực. Trên đỉnh đồi là tuyến cố thủ và sở chỉ huy Trong cứ điểm có nhiễu tuyến chiến hào và giao thông hào liên hoàn. Tất cả các lô cốt và hầm trú ẩn đều có nắp đậy, chịu được đạn súng cối và pháo.
Lực lượng ta bị tổn thất nhiều khi vượt qua cửa mở.
Những tên lính Marốc và lê dương dù 1 dưới sự chỉ huy của Nicôla (Nicolas) thống cự quyết liệt. Ta và địch giành nhau từng ụ súng, từng ngách hào. địch lùi dần.
Tới đỉnh đồi, chúng biến đi sau một ụ đất cao. Giữa lúc ấy đại bác 105 tử Hồng Cúm và súng cối 120 tử Mường Thanh dồn dập trút xuống đỉnh đồi. Bộ đội bị thương vong nhiều vì đạn pháo. Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa tiểu đoàn dự bị 255 vào chiến đấu. Lúc này cuộc chiến đấu trên những cao điểm khá đã kết thúc, địch dồn tất cả hỏa lực đại bác và súng cối vào A1 mong cứu vãn tình hình. Các đợt xung phong của tiểu đoàn 255 cũng không vượt qua hàng rào lửa đại bác.
Quá nửa đêm, cuộc chiến đấu tại A1 diễn ra giằng co. Ta và địch mỗi bên chiếm nửa đồi.
Tại Mường Thanh, Lănggơle điên đầu khi thấy hầu hết những ngọn đồi phía đông nhanh chóng bị tràn ngập. Lănggơle đã nghĩ tới sự thất thủ của khu trung tâm trong đêm. Đờ Cát nêu ý kiến cần tiến hành phản kích ngay. Nhưng Lănggơle thấy dù tình hình ra sao cũng phải đợi đến khi trời sáng. Những cuộc phản kích thất bại ở Bêatơrixơ và Gabơrien đã chứng tỏ không thể đưa một số tiểu đoàn dù đi thẳng đêm thiếu sự yểm hộ của xe tăng và không quân. Không riêng các cao điểm phía đông bị tiến công, một cứ điểm tiền tiêu của sân bác ở phía tây, Huy ghét 7, cũng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt, khẩn cấp yêu cầu tăng viện (thực ra trong đêm đó, ta chỉ dương công ở 106 để làm phân tán sự đối phó của địch). Lănggơle kiên quyết khước từ vì cho rằng số phận của tập đoàn cứ điểm lúc này đặt trên những cao điểm phía đông. Giữa lúc đó, mất liên lạc với Nicôla. Lănggơle toan ra lệnh cho toàn bộ pháo bắn hủy diệt vào Êlian 2, thì Bi gia từ Êlian 4 dùng bộ đàm gọi về báo tin Nicôla vẫn còn bám giữ được Êlian 2, và sẽ tăng viện thêm cho Êlian 2 một đại đội của tiểu đoàn dù 6 để kéo dài cuộc chiến đấu tới sáng.
Như vậy, trên A1 lúc này địch có ba đại đội, nhưng đại đội 4 Ma rốc và đại đội dù lê dương 1 hầu như đã mất sức chiến đấu.
Phía đồi C1, tiểu đoàn 215 của 98 sau khi chiếm C1 đã quyết định điều đại đội 35 lên thay thế đại đội 38 vừa hoàn thành nhiệm vụ về phía sau làm lực lượng dự bị, tuy đại đội này mới thương vong có mười người còn rất sung sức. Ta đã để lỡ thời cơ khi quân địch ở C2 đang - hoang mang vì mất C1. Giữa lúc ta đang điều chỉnh lực lượng, bộ đội ùn lại khá đông trên đồi thì pháo địch bắn dồn dập. C1 địa hình hẹp, công sự ít, nhiều anh em phải đứng ở giao thông hào nên số thương vong lên cao. Việc tổ chức tiến công C2 bị chậm lại. Mãi gần 21 giờ, tiểu đoàn mới triển khai chiến đấu.
Đỗi C2 khá rộng nối với C1 bằng một yên ngựa, sườn đồi phía trong thoai thoải đổ xuống đường 41, rất tiện cho quân cơ động địch lên phản kích. Trên đồi có hệ thống chiến hào liên hoàn với nhiều lô cốt, ụ súng khá kiên cố, phía ngoài là nhiều lớp rào dây thép gai và bãi mìn. Đây là nơi Bigia đặt sở chỉ huy tạm thời.
23 giờ, một trung đội của đại đội 35, do đại đội phó và chính trị viên chỉ huy, vượt qua yên ngựa đột nhập được một đoạn hào của C2. Trung đội nhanh chóng phát triển chiếm liên tiếp 11 lô cốt và ụ súng. Nhưng lực lượng phía sau qua nhiều lần xung phong đều bị hỏa lực rất mạnh của địch cản lại. Tiểu đoàn 215 quyết định lui về C1 tiếp tục chuẩn bị tạo điều kiện tiến công C2 ban ngày. Phía đồi D1, tiểu đoàn 130 của 209 phát triển xuống D2 vấp phải hỏa lực bắn thẳng từ trận địa pháo trên cứ điểm 210 và hai cỗ trọng liên bốn nòng đặt bên kia sông Nậm Rộm, phải ngừng lại để củng cố.
Về khuya, đại bác địch càng hoạt động mạnh. Cuộc chiến đấu của bộ đội ta trên những cao điểm phía đông đã chững lại. Tôi nhận thấy đây chính là sự khác nhau giữa chiến đấu ở ngoại vi với khu trung tâm, địch không thể không đối phó quyết liệt. Sau này ta biết trong đêm 31 tháng 3, quân địch đã bắn 13.000 viên đạn 105, 855 viên đạn 155, 1.200 viên đạn súng cối 120.
Sở chỉ huy nhận định: Bộ đội đã hoàn thành phần quan trọng nhiệm vụ đợt 2, nhưng vẫn chưa chiếm được cao điểm phòng ngự then chốt A1. 174 đã sử dụng cả lực lượng dự bị, không còn khả năng giải quyết A1, 98 đánh xuống C2 không thành công, đã bị tiêu hao, cần điều một đơn vị khác tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1, và phòng ngự ở C1 ban ngày. Anh Thái đề nghị sử dụng trung đoàn 102 của 308. Vào đầu đợt 2, 308 vẫn phụ trách mặt trận phía tây, riêng 102 đã được chọn làm lực lượng dự bị cho khu đông.
Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định: Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự trên các cao điểm C1, D1, E, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày, quyết không để địch chiếm lại. Đại đoàn 308 đưa trung đoàn 102 từ phía tây sang phía đông, tiếp tục tiến công tiêu diệt A1 và phòng ngự tại C1. Đồng chí Vương Thừa Vũ chỉ huy trận đánh tại A1 và C1. Các trung đoàn 88, 36 của 308 chuyển từ nhiệm vụ dương công sang tiêu diệt các cứ điểm 106 và 311 ở phía tây, trung đoàn 165 của 312 đánh cứ điểm 105 (Huguette 6) ở phía bắc, uy hiếp mạnh quân địch tạo điều kiện cho các đơn vị ở khu đông hoàn thành nhiệm vụ.
MỜ sáng ngày 31, Đờ Cát họp với Lănggơle, Pagít và Bigia, bàn cách đối phó với tình hình. Lănggơle đề nghị tập trung toàn bộ binh đoàn không vận số 2, gồm tiểu đoàn dù 1, tiểu đoàn dù 8, một bộ phận của tiểu đoàn dù 5, cùng với tiểu đoàn lê dương số 3 và xe tăng từ Hồng Cúm tới để tiến hành phản kích. Toàn bộ lực lượng pháo cũng như xe tăng của tập đoàn cứ điểm sẽ được huy động vào cuộc phản kích.
7 giờ 45, tiểu đoàn lê dương số 3 với xe tăng dẫn đầu, từ Hồng Cúm tiến ra đường 41 đi về phía Mường Thanh.
Tới bản Long Nhai, cánh quân lọt vào trận địa của trung đoàn 57, lập tức bị bao vây. Những tên lính lê dương liên tiếp gục ngã trước hỏa lực dày đặc của ta. Một xe tăng trúng đạn ĐKZ bốc cháy. Lực lượng cứu nguy lại trở thành một gánh nặng cho Mường Thanh. Gần trưa, toàn bộ pháo của tập đoàn cứ điểm phải mở một đợt bắn chặn cho tiểu đoàn lê dương và xe tăng mở một đường máu quay trở lại Hồng Cúm, mang theo 15 xác chết và 50 binh lính bị thương.
Thời tiết tốt đã giúp không quân địch hoạt động trở lại Những chiếc C.119 do phi công Mỹ lái, thả dù tiếp tế đạn dược, lương thực, những máy bay oanh tạc Bearcat, Helldiver lao xuống kết hợp với những trận địa pháo đánh phá dữ dội các cao điểm C1, D1, E và A1.
Đờ Cát khẩn thiết yêu cấu Hà Nội tăng viện. Sáng 31, Nava vội vã từ Sài Gòn bay ra Hà Nội.
Cônhi không ra sân bay đón tổng chỉ huy và cũng không có mặt tại nhiệm sở. Toàn bộ những tiểu đoàn dù của Pháp đã được tập trung ở Hà Nội. Đó là tiểu đoàn 2 của trung đoàn dù tiêm kích số 1, tiểu đoàn lê dương dù số 2, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1. Các viên phi công từ Điện Biên Phủ trở về đều báo cáo là mật độ pháo cao xạ của Việt Minh tại khu trung tâm đã trở nên dày đặc khiến nhiều máy bay bị bắn rơi trong những ngày qua, việc thả dù quân tăng viện lúc này là quá nguy hiểm. 7 giờ 45, Cônhi mới tới gặp Nava, và báo cáo tình hình Điện Biên Phủ đã nậm được từ lúc nửa đêm. Nava nổi xung quở trách. Cônhi cãi lại không tiếc lời. Nhưng rồi hai người vẫn phải ngồi với nhau bàn cách giải quyết yêu cầu của Đờ Cát. Hai viên đại tá Ni cô (Nicot), chỉ huy không quân vận tải, và Xôvanhắc (Sauvngnac), chỉ huy lực lượng dù tăng viện đều thấy không thể thả quân dù ban ngày xuống Mường Thanh.
Bi gia, không còn gì để trông chờ, quyết định tập hợp toàn bộ lực lượng cơ động của Mường Thanh gồm các tiểu đoàn đã sứt mẻ để tiến hành phản kích. Tiểu đoàn dù xung kích 8 nhận nhiệm vụ chiếm lại Đôminích 2.
Tiểu đoàn dù thuộc địa 6 cùng với một bộ phận của tiểu đoàn dù nglly 5 được trao nhiệm vụ chiếm lại Êlian 1.
Đơn vị dù xung kích 8 lợi dụng màn khói đại bác bò lên điểm D1. Lúc này hầu hết chiến sĩ cảnh giới đã tử thương khi địch bắn phá. Địch tới gần và nổ súng rồi ta mới biết. Đồng chí Lê Xuân Quảng, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 154, chỉ luy trận địa phòng ngự hy sinh. Sau 25 phút, địch chiếm lại gần hết đồi D1, dồn đại đội phòng ngự của ta vào một góc. Tình thế trở nên nguy ngập. Chiến sĩ Trần Ngọc Bội, tổ trưởng tổ 3 người, thét to: "Thà chêt không bỏ trận địa!". Những câu nói đúng lúc từ bản thân người linh tại trận thường đem lại sức mạnh. Các chiến sĩ vùng lên dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh lui những đợt phản kích của địch. Tuy đường dây điện thoại đã đứt, nhưng đài quan sát trung đoàn phát hiện kịp thời sự có mặt của quân địch trên D1. Trung đoàn lập tức dùng pháo bắn chặn và điều lực lượng lên tăng viện. Hai đại đội của ta đã đảo lộn thế trận. Viên đại úy Pisơlanh (Pichelin), chỉ huy đại đội dù xung kích, ngã gục vì một tràng đạn tiểu liên. Trên cứ điểm D1 đã biến dạng vì bom đạn, ta và địch lao vào những trận đánh giáp lá cà Thấy tình thế bất lợi, Tua rê yêu cầu Bigia tiếp viện thêm lực lượng. Bigia. đáp: "Tói không còn gì trong tay. Nếu không giữ được nữa thì biến!". Sau 1 giờ chiến đấu, những tên địch sống sót tháo chạy về Mường Thanh. Bigia đã không chiếm lại được Đôminích 2 mà còn phải bỏ luôn cả Đôminích 5 (D3) do một đại đội Thái bảo vệ và rút trận địa pháo tại Đôminích 5 (210), vì biết những cao điểm này không thể đứng vững nếu đã mất Đôminích 2.
° 1 giờ 30 chiều, Bigla trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn dù 6 và 5 tiến lên C1. Đại đội 273 của trung đoàn 102 đã có mặt trên cao điểm từ buổi sáng cùng với bộ phận còn lại của đại đội 35 trung đoàn 98 đánh lui nhiều đợt phản kích của địch từ C2 lên định đẩy quân ta ra khỏi đồi. Lần này quân địch đông lại có không quân, pháo binh yểm hộ và xe tăng mở đường. Mặc bom đạn giội quanh người, các chiến sĩ không hề nao núng, đợi những tên lính dù tới thật gần mới nổ súng đánh lui nhiều đợt tiến công. Hết lựu đạn, các chiến sĩ dùng bộc phá ống lắp thêm kíp nổ lao vào xe tăng và đội hình địch. Xạ thủ ĐKZ 57 ly Vũ Văn Kiểm vác nòng súng trên vai di chuyển trong giao thông hào, bắn vào những vị trí tập trung đông quân địch. Nòng súng cháy bỏng, Kiểm cởi áo trấn thủ lót vai, tiếp tục bắn. Địch lại cho đại bác bân dữ dội rồi dùng súng phun lửa và xung phong lên đối. Lần. này chúng chiếm được điểm cao Cột Cờ, đẩy những chiến sĩ phòng ngự vào thế bất lợi. Pháo ta không thể tiếp tục yểm hộ vì không phân biệt được vị trí của địch và ta. Các chiến sĩ đã lấy vải dù trắng buộc lên đầu súng làm chuẩn cho pháo binh. Trong lúc pháo ta nổ dồn dập, trung đoàn đưa một bộ phận tăng viện theo đường hào mới đào phía đồi D, cùng với những người phòng ngự đánh bật quân địch khỏi Cột Cờ, khôi phục lại trận địa.
° 16 giờ, Bigia buộc phải ra lệnh rút lui, để lại trận địa gần trăm xác chết. Trong ngày, bộ đội ta đã đánh lui bảy đợt phản kích của hai tiểu đoàn dù. Chiến sĩ ĐKZ Vũ Văn Kiểm được tặng thưởng huân ''thương Chiến sĩ hạng nhất.
Những cuộc phản kích của địch ngày 81 tháng 3 đã hoàn toàn thất bại. 10 giờ tối, Lănggơle gọi điện thoại cho Bigia, hỏi có thể giữ được những gì còn lại của gian trong đêm nay không! Bi ia trả lời: "Thưa đại tá, chừng nào còn một người sống sót, tôi sẽ không bỏ Êlian". Êlian lúc này có nghĩa là A1. A1 đã trở thành "thành luỹ cuối cùng" (demier rempart) của tập đoàn cứ điểm!
Trong ngày đã có tin về các mũi thọc sâu. Phấn lớn các đơn vị được trao nhiệm vụ đột phá vào bên trong tập đoàn cứ điểm đều gặp khó khăn. Các mũi không đủ bộc phá mở đường qua hàng trăm mét rào dây thép gai. Chúng ta lại phải trả giá cho công tác chuẩn bị thiếu cụ thể. Riêng một đại đội của tiểu đoàn 11, đại đội 243, do đại đội trưởng Nọa chỉ huy, đã gáy cho địch một bất ngờ lớn. Từ đồi E tiến theo đường 41, đại đội 243 đánh xuyên qua tiểu đoàn dù số 5, rồi chia làm hai mũi, một mũi đánh vào khu trận địa pháo, gây cho chúng nhiều thiệt hại, một mũi đánh vào tiểu đoàn dù thuộc địa số 1. Mặc dù bị tổn thất, các dũng sĩ đại đội 243 vẫn táo bạo phát triển ra tới bờ sông Nậm Rôm và gan góc trụ lại trong lòng địch, đương đầu với chúng suốt ngày hôm sau.
NỬA đêm về sáng ngày 31 tháng 3, ngay sau khi nhận lệnh, trung đoàn 102 từ phía tây lập tức hành quân theo đường hào trục băng qua cánh đồng Mường Thanh sang phía đông. Riêng đại đội 273 của tiểu đoàn 54 được lệnh đi vượt lên trước đã có mặt kịp thời trên đồi C1.
Trưa ngày ai tháng 3, ban chỉ huy trung đoàn 102 có mặt ở sở chỉ huy trung đoàn 174, nhận bàn giao về địa hình và tình hình chiến đấu tại A1. Tuy nhiên, vì phải vượt qua cánh đồng trống trải dưới sự ngăn chặn của đại bác và máy bay địch, đường hào trục hẹp lõng bõng bùn nước, vừa hành quân vừa phổ biến nhiệm vụ cho bộ đội, chiều 31 tháng 8, mới có bốn đại đội của hai tiểu đoàn 54 và 18 kịp tới vị trí. Trung đoàn được tăng cường một đại đội gồm bốn trung đội của 174 làm lực lượng dự bị. 102 quyết định tiếp tục tiến công A1.
° 17 giờ 30, các phân đội chiếm lĩnh trận địa.
° 18 giờ 15 phút, trong khi pháo binh ta kiềm chế pháo địch và bản phá A1, các mũi xung kích lợi dụng cửa mở của trung đoàn 174 đêm trước, nhanh chóng tiến đánh trận địa tiền duyên của địch. Sau 15 phút, cả hai mũi xung kích đã hoàn toàn làm chủ tầng phòng ngự phía dưới, diệt một số địch, bắt sống 15 tên. Địch co lên tầng trên. Các chiến sĩ tiếp tục xung phong về phía ụ đất khó hiểu trên đỉnh đồi. địch bỗng biến mất và hàng rào lửa đại bác lại xuất hiện trước mặt họ. Các chiến sĩ dũng cảm vượt qua lưới lửa nhằm phát hiện cửa hầm ngầm. HỌ chỉ tìm thấy một ngách phụ có quân địch, lập tức sử dụng bộc phá diệt được 20 tên, bắt sống 4 tên, thu một số súng đạn. Sau đó, tình hình diễn ra giống đêm trước, bộ đội ta tổ chức bốn đợt xung phong đều không vượt khỏi tuyến hào ngang trước hầm ngầm.
° 5 giờ sáng ngày 1 tháng 4, hai xe tăng và quân tiếp viện xuất hiện. Lực lượng địch ở A1 lúc này gồm những tên lính Ma rốc, dù lê dương sống sót sau đêm trước, những binh lính lê dương và binh lính Thái mới tới được tổ chức lại. Quân địch từ hầm ngầm cùng với quân tăng viện dựa vào xe tăng bắt đầu xông lên phản kích, toan đánh bật quân ta ra khỏi cao điểm. Ta dùng bazôka bắn cháy 1 chiếc xe tăng, bân bị thương một chiếc khác, khiến nó phải chạy lùi. Cả pháo ta và pháo địch cùng tập trung bắn vào đồi để yểm hộ cho mỗi bên. Cuộc chiến đấu diễn ra cực kỳ ác liệt. Hầu hết ụ súng, các đường chiến hào đều bị đạn, bom nghiền nát. Riêng ụ đất đỏ vẫn sừng sững trên đỉnh đồi.
Dự đoán trong ngày, địch sẽ phản kích lớn, trung đoàn trưởng Hùng Sinh đề nghị với đại đoàn cho vào đồn trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu. Trong ngày 1 tháng 4 năm 1954, ba đợt phản kích của địch đều bi trung đoàn 102 đẩy lui. Hàng trăm quân địch bị loại khỏi vòng chiến. Đêm 1 tháng 4, tiểu đoàn 79, tiểu đoàn cuối cùng của 102, đã có mặt trong đội hình trung đoàn. Trung đoàn tiếp tục tổ chức đợt tiến công thứ ba về phía hầm ngầm. Địch chống cự quyết liệt. Các mũi tiến công của ta đột kích rất mạnh vào khu hầm cố thủ, nhưng không sao tìm được cửa hầm. Trước hỏa lực đại bác rất mạnh của địch, ta lại phải rút về tuyến phòng ngự.
Ngày 2 tháng 4, những lực lượng tăng viện của định từ Mường Thanh lên phối hợp với lực lượng cố thủ, ra sức mở nhiều đợt phản kích đẩy ta ra khỏi A1. Trên trận địa, ta chỉ còn lại hơn năm chụt người. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của trung đoàn trưởng, cán bộ, chiến sĩ chia thành nhiều tổ phụ trách từng đường hào. Những cán bộ như tiểu đoàn phó Ngô Thế Lương, tiểu đoàn phó Phạm Hưng, tiểu đoàn phó Lê Sơn và cả. trung đoàn trưởng Hùng Sinh, nhiều lần đùng tiểu liên, thủ pháo, bộc phá ống cùng bộ đội đánh địch phản kích như các chiến đấu viên.
Ở sở chỉ huy chiến dịch, theo dõi qua điện đài của địch, chúng tôi thấy A1 luôn luôn kêu cứu khẩn cấp với Mường Thanh, và Mường Thanh đã phải rút quân từ những cứ điểm dồn lên cứu viện cho A1. Cán bộ, chiến sĩ ở A1 dường như đã làm hết sức mình. Suốt mấy đêm, bộ đội ta vẫn chưa giải quyết được cái ụ ở đinh đồi, khi anh em gọi là "lô cốt cố thử'', khi báo cáo là "hầm ngầm"...
Sang ngày thứ tư, 2 tháng 4, anh Vương Thừa Vũ mất liên lạc với trung đoàn trưởng Hùng Sinh, không nắm được tình hình bộ đội trong đồn ra sao. Quá trưa, anh Vũ báo cáo, vừa bắt liên lạc được với một chiến sĩ giữ máy điện thanh còn ở trong đồn tiếp tục chiến đấu với địch; đơn vị đã ra lệnh cho đồng chí này đi tìm trung đoàn trưởng. Buổi chiều, anh Thái sang vui vẻ nói đồng chí Hùng Sinh đã dùng máy điện thanh trực tiếp báo cáo về Bộ. Chính ủy trung đoàn Lê Linh đã cùng một lực lượng tăng viện nhỏ mang theo lương thực vào đồn. Sau bốn ngày đêm chiến đấu liên tục, bộ đội đã có dấu hiệu mệt mỏi. Tuy nhiên, Hùng Sinh và Lê Linh vẫn xin tăng viện để tiếp tục tiêu diệt cứ điểm.
Các nơi đã hăng hái chiến đấu phối hợp kịp thời với đơn vị bạn trên đồi A1. ở phía tây, đêm 1 tháng 4, trung đoàn 36 tổ chức bao vây, uy hiếp cứ điểm 311 nằm ở phía tây nam sân bay, phần lớn hai đại đội ngụy Thái kéo cờ trắng ra hàng, một số bỏ chạy về Mường Thanh.
Đêm ngày 2 tháng 4, cán chiến sĩ trung đoàn 36 đào dũi xuyên qua hàng rào 106 ở tây bắc sân bay, chiến gọn cứ điểm trong một thời gian ngắn, loại khỏi vòng chiến đấu một đại đội lê dương vừa tới thay thế đại đội của tiểu đoàn dù 5 phòng ngự tại đây đã kiệt sức, mở đầu chiến thuật vây lấn. Trận đánh này đã được những nhà viết sử nhắc tới như là sự mở đầu của cuộc chiến Huy ghét" (la bataille des Huguette) sẽ tiếp diễn sau đó. Ở phía bắc, chiều ngày 3 tháng 4, trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 105 nằm không xa cứ điểm 106 vừa bị tiêu diệt. Cuộc chiến đấu kéo dài tới sáng, ta chiếm hai phần ba cứ điểm nhưng chỉ tiêu diệt được một bộ phận địch. Trời sáng, Đờ Cát tung một tiểu đoàn với năm xe tăng ra phản kích chiếm lại cứ điểm.
Qua báo cáo, tôi nhận thấy cán bộ chỉ huy của ta tại A1 không nậm vững địch, không nắm vững bộ đội, chắc chắn có khó khăn nào đó chưa thể giải quyết được ngay. Tôi nói với anh Thái ra lệnh 308 trao lại nhiệm vụ phòng ngự trên đồi A1 cho 174; 174 cũng chỉ cần để lại một bộ phận nhỏ, củng cố công sự thật vững chắc, bảo vệ phần đồn đã chiếm được, chuẩn bị cho cuộc tiến công sau này, đại bộ phận rút ra ngoài, tạm ngừng chiến đấu.
Tôi quyết định triệu tập hội nghị sơ kết đợt 2 chiến dịch vào ngày 6 tháng 4 năm 1954, và chỉ định một số cán bộ trực tiếp chiến đấu trên đồi A1 về gấp sở chỉ huy mặt trận.
Sau năm ngày chiến đấu, ở phía đông, ta đã chiếm được bốn ngọn đồi hiểm yếu, làm chủ một phần cao điểm then chốt A1, địch đã phải kéo pháo chạy khỏi cứ điểm 210, ở phía tây, ta chiếm thêm được các cứ điểm 106, 311. Phạm vi chiếm đóng của địch thu hẹp khá nhiều, lực lượng của chúng cũng bị tổn thất lớn. Nhưng ta chưa hoàn thành tất cả những mục tiêu đề ra, đặc biệt là chưa chiếm được hoàn toàn A1. Đây lại chính là một mục tiêu trọng yếu của đợt tiến công này!
SÁNG ngày 3 tháng 4, anh Thái gọi điện thoại báo tin các đồng chí Hùng Sinh, Nguyễn Hữu An cùng với ba cán bộ tiểu đoàn của 102 và 174 đã về sở chỉ huy mặt trận. Mọi người đều quá mệt mỏi sau nhiều đêm không ngủ, đồng chí Hùng Sinh muốn được báo cáo ngay. Tôi nói cần để anh em tầm rửa, ăn uống, nghỉ ngơi cho lại sức trước khi làm việc, riêng hai đồng chí trung đoàn trưởng sẽ gặp tôi và anh Thái vào buổi chiều.
Buổi chiều, tôi và anh Thái cùng nghe báo cáo. Hùng Sinh cao lớn bước vào với một chiếc băng trên trán và đôi mắt sâu trũng vì thiếu ngủ.
Tôi hỏi:..
- Vết thương thế nào!
- Thưa, vết xước mảnh đạn thôi. Băng để tránh nhiễm trùng.
Tôi nói:
- Tin tức ở đây nắm được thì quân địch ở A1 tổn thất rất nhiều, có lúc bọn chỉ huy ở Mường Thanh tưởng là đã mất A1! Tại sao các đồng chí đánh mãi vẫn không giải quyết được!
- Báo cáo anh, chúng tôi rất cố gắng nhưng vướng phải cái hầm ngầm trên đỉnh đồi! Anh em đã đặt vào đó 80 kilôgam bộc phá giật nổ, nhưng nó vẫn trơ trơ.
- Sao không tìm cửa hầm mà đánh vào!
- Chúng tôi đã tìm nhiều lần, nhưng không thấy cửa hầm. Chắc cửa hầm nằm ở phía trong, anh em không vào được vì pháo bắn chặn, chúng bắn cả trên nóc hầm.
Tôi hỏi cả Hùng Sinh và Nguyễn Hữu An:
- Theo các đồng chí, giờ phải đánh tiếp cách nào thì giải quyết được A1!
Nguyễn Hữu An nói:
- Phải huấn luyện và tổ chức một đội đánh hầm ngầm, do một cán bộ có quyết tâm cao chỉ huy, mang nhiều bộc phá đánh vào cửa hầm.
Hùng Sinh cân nhắc rồi nói thêm là suốt quá trình chiến đấu, bộ đội ta hầu như không lúc nào có ưa thế hơn địch. Địch tăng viện nhanh hơn ta. Ngoài pháo bắn chặn, chúng còn có cả xe tăng.
- Như vậy, vấn đề còn ở chỗ ta không chặn được quân viện từ Mường Thanh lên!
- Thưa đúng. Mình bố tn binh lực để tiêu diệt quân địch ở A1, nhưng trong thực tế, phải đánh với toàn bộ quân viện ở khu trung tâm!
- Địch có khả năng đánh bật ta ra khỏi A1 không!
- Nếu ta tổ chức phòng ngự tốt thì địch không thể đánh bật được ta. Mấy ngày vừa qua, giữa ban ngày, có lúc chúng tôi chỉ còn hơn chục người, giữ cả một hướng phản kích, nhưng địch không vượt được qua.
Cả hai đồng chí trung đoàn trưởng đều hăng hái đề nghị cho đơn vị mình được tiếp tục tiêu diệt A1.
Tôi nói với anh Thái, cần trao nhiệm vụ cho các cơ quan nhanh chóng thu thập toàn bộ ý kiến về trận A1 của cán bộ về dự hội nghị, tìm gặp ở địa phương những người biết về cái hầm đã được xây dựng tử thời Pháp thuộc trên quả đồi này, và chuẩn bị một kế hoạch tiêu diệt A1 thật chu đáo, vì chỉ có tiêu diệt được vị tn này mới có khả năng kết thúc sớm trận đánh.
Buổi tối, căn lán nhỏ rực rỡ hẳn lên dưới ánh đèn măng xông. Toàn bộ Đảng ủy Mặt trận có mặt để chào mừng những chiến sĩ A1. Văn phòng tổ chức bữa cơm với một số đồ hộp chiến lợi phẩm các đơn vị vừa gửi tặng. Mấy đồng chí cán bộ đều bỡ ngỡ trước quang cảnh này, vì họ tưởng bị Bộ chỉ huy chiến dịch gọi lên để thi hành kỷ luật do không hoàn thành nhiệm vụ! Sau này, qua những tài liệu của phương Tây, chúng ta biết nửa đêm 30 tháng 3, tại A1 chỉ còn một nhúm lính Bắc Phi và lính dù, chúng đều nghĩ là sắp bị tiêu diệt. Chúng không tin ở mắt mình khi thấy bộ đội ta tạm ngừng tiến công, rút từ trong đồn ra ngoài.
Lănggơle, chỉ huy khu trung tâm, đã viết trong hồi ký::
- "Nếu Điện Biên Phủ đã không bị mất đêm đó là do kẻ thù bị bất ngờ vì giành được những mục tiêu chỉ định quá nhanh chóng nên không đủ khả năng khai thác những thắng lợi ban đầư''l.
Nguyên nhân không tiêu diệt được A1 chủ yếu là do 174 nổ súng chậm nửa giờ, khi pháo địch đã hoàn hồn tập trụng bắn vào cửa đột phá tiêu hao nhiều lực lượng ta trước khi lọt vào đồn. Chiếc "hầm ngầm" ở A1, như sau này chúng ta biết, không quá khó đối với Nguyễn Hữu An, người đã từng tiêu diệt cứ điểm boong ke của Đờ Lát ở đồng bằng. Trong hội nghị tổng kết đợt 2, Nguyễn Hữu An đã bị phê bình nghiêm khắc vì mở cửa đột phá chậm. Đây là thất bại đầu tiên trong những trận đánh công kiên của anh. Nhiều năm sau đó, một lần tôi vào thăm sư đoàn 325 ở Đồng Hời, Nguyễn Hữu An lúc này là sư đoàn trưởng, mới nói:
- Ngày đó anh phê bình oan tôi, vì người chịu trách nhiệm ra lệnh nổ súng là đại đoàn. Khi thấy pháo bắn, tôi gọi điện thoại hỏi đại đoàn thì điện thoại bị đứt, liên lạc bằng vô tuyến điện cũng không được, tôi phải chạy tới sở chỉ huy tiền phương hỏi tham mưu trưởng, tham mưu trưởng cũng không biết vì ở đây cũng mất liên lạc với sở chỉ huy cơ bản. Mặc dù không có lệnh đại đoàn, tôi đã chủ động ra lệnh cho anh em bật đầu tiến công địch.
- Sao ngày đó cậu không nói ngay!
Giữa lúc đơn vị chưa hoàn thành nhiệm vụ, nói ra tôi ngại mọi người hiểu: đã đánh không được lại còn "lý do lý trấu''!
Nhân dịp kỷ niệm ba mươi năm Chiến thắng Điện Biên Phủ gặp lại Nguyễn Hữu An ở Bảo tàng Quân đội, tôi bắt tay anh, nói:
- Mình công nhận hồi ở Điện Biên Phủ cậu bị phê bình oan!
- Tôi cảm ơn anh đã thông cảm. Việc đó đối với tôi đã qua rồi, nhưng được anh nghĩ tới và cư xử công bằng như vậy tôi hết sức trân trọng.
Đó là những điều thường gặp trong chiến tranh. Nếu có kinh nghiệm, ta có thể khấc phục được. Nhưng chúng ta chỉ là một quân đội non trẻ đang phải làm một công việc vượt quá sức mình.
Trận đánh những cao điểm phía đông là những ngày căng thẳng khó quên trong chiến dịch. Tôi không khỏi tự hỏi: Nếu như trước đây ta đã chọn cách đánh nhanh thắng nhanh! Và khi đó cũng chưa nghĩ đợt tiến công thứ hai đang đưa chúng ta tới gần chiến thắng.