Chương 4
QUYẾT ĐỊNH KHÓ KHĂN NHẤT

Buổi chiều, đi tiếp vào sở chỉ huy. Xe chạy trên con đường mới sửa, cây cối, lau lách hai bên đã phát quang. các "cua" đều mở rộng, không còn những,ơ Ổ trâu, Ổ gà Những suối lớn, nhỏ đều được xếp đá ngầm hoặc bắc cầu gỗ khá chắc chắn. Mặt cầu là những cây gỗ to, buột néo với nhau bằng đây rừng. Không thể nghĩ đây lại là loại vật liệu có thể thay thế cho những chiết đinh cầu!
Đến cây số 15 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, xe rẽ vào Thẩm Púa, nơi đặt sở chỉ huy. Vùng này có suối, thác, và nhiều núi đá, thoạt nhìn giống như Quảng Uyên, Cao Bằng. Không khí sở chỉ huy rất nhộn nhịp. Cán bộ tham mưa tấp nập chuẩn bị bản đồ, sa bàn. Tôi gặp lại các anh Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị, anh Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, những người đã đi trước một tháng. Trong cuộc hội ý Đảng uỷ Mặt trận, đúng như lời anh Thái, ý kiến những là: cần đánh ngay trong lúc địch chưa tăng thêm quân và củng cố công sự, có khả năng giành chiến thắng trong vài ngày đêm. Dự kiến với tinh thần "mở đường thắng lợi" của bộ đội và dân công như hiện nay, khoảng năm ngày nữa, có thể làm xong đường đưa pháo vào trận địa. Tôi gặp một số cán bộ tìm hiểu thêm tình hình. Ai nấy đều tỏ ra hân hoan với chủ trương đánh nhanh chóng nhanh. Mọi người cho rằng nếu không đánh sớm, địch tăng cường công sự, tập đoàn cứ điểm sẽ trở nên quá mạnh, và cũng lo chiến dịch kéo dài, sẽ khó giải quyết vấn đề tiếp tế trên tuyến đường từ hậu phương ra mặt trận quá xa, địch còn đánh phá quyết liệt hơn.
Tôi thấy cần gặp Trưởng đoàn Cố vấn quân sự của bạn, hy vọng sẽ có sự đồng tình: lựa chọn phương án,,đánh nhanh chóng nhanh" là quá mạo hiểm. Tôi hỏi đồng chí nghĩ gì về ý kiến của bộ phận chuẩn bị chiến trường. Đồng chí Vi Quốc Thanh nói đã gặp đồng chí Mai Gia Sinh và những chuyên gia cùng đi với cán bộ Việt Nam. Các chuyên gia và các đồng chí Việt Nam đều nhất trí là cần đánh sớm, có nhiều khả năng giành chiến thắng.
Tôi trình bày những suy nghĩ của mình, với so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, không thể huy động toàn bộ sức mạnh của ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trong thời gian một vài ngày. Đồng chí Vi cân nhắt rồi nói: "Nếu không đánh sớm, nay mai địch tăng thêm quân và củng cố công sự thì cuối cùng, sẽ không còn điều kiện công kích quân địch".
Tôi vẫn cho rằng đánh nhanh không thể giành thắng lợi nhưng chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án các đồng chí đi trước đã lựa chọn. Cũng không còn thời gian báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, tôi đồng ý triệu tập hội nghị triển khai kế hoạch chiến đấu. Tôi nói với đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, chánh văn phòng của Bộ, sự cân nhắc của mình, dặn theo dõi tình hình, nghiên cứu, suy nghĩ thêm, và chỉ được trao đổi riêng với mình về vấn đề này. Tôi chỉ thị cho đồng chí Cao Pha, cục phó Cục 2, điều tra thật cẩn thận những vị trí trên cánh đồng hướng tây, nơi được coi là sơ hở ta sẽ dùng mũi chọc sâu đánh vào, và yêu cầu phải báo cáo hàng ngày những hiện tượng như tăng quân, củng cố công sự của địch.
Ngày 14 tháng 1 năm 1954, mệnh lệnh chiến đấu được phổ biến trên một sa bàn lớn tại hang Thẩm Púa. Cán bộ cao cấp, trưng cấp các đại đoàn tham gia chiến đấu đều có mặt. Những tư lệnh, chính ủy đại đoàn: Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Lê Quảng Ba, Đào Văn Trường, Nam Long, Quang Trung, Cao Văn Khánh, Chu Huy Mân, Trần Độ, Phạm Ngọc Mậu... và nhiễu cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn đã cùng chiến đấu qua rất nhiễu chiến dịch.
Nhiệm vụ chọc sâu giao cho đại đoàn 308, đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ. 308 sẽ đánh vào tập đoàn cứ điểm từ hướng tây, xuyên qua những vị trí nằm trên cánh đồng, thọc thẳng tới sở chỉ huy của Đờ Cát. Các đại đoàn 812, 316 nhận nhiệm vụ, đột kích vào hướng đông, nơi có những cao điểm trọng yếu. Dự kiến trận đánh sẽ diễn ra trong hai ngày, ba đêm. Trước mật, tập trung toàn bộ lực lượng bộ đội hoàn thành đường kéo pháo và đưa pháo vào trận địa dã chiến. Nghc thông báo số lượng pháo 105 sử dụng trong trận này, nhiều người trầm trồ.
Khi phổ biến quyết tâm chiến đấu, để chuẩn bị phần nào tư tưởng cho cán bộ, tôi nói: "Hiện nay, địch chưa có triệu chứng thay đổi lớn. Chúng ta cần ra sức nắm vững địch tình, để một khi địch có thay đổi thì kịp thời xử trí".
Trước mỗi trận đánh, tôi thường khuyến khích cán bộ nói hết khó khăn, để củng bàn cách khấc phục.
Nhưng lần này, các đơn vị đều hăng hái nhận nhiệm vụ. Chỉ có những người hỏi cho rõ hơn, không một ai thắc mắc gì. Sau này, tôi mới biết có những đồng chí chỉ huy cảm thấy nhiệm vụ quá nặng, lo phải đột phá liên tiếp, trận ''đánh kéo dài, không giải quyết được thương binh và tiếp tế đạn dược. Nhưng trước không khí hào hùng trao nhiệm vụ, không ai dám nói những băn khoăn của mình.
Một số nhà văn, nhà báo những nước anh em cũng theo bộ đội đi chiến dịch. Vì thời gian chuẩn bị kéo dài, đã tới lúc họ phải trở về nuuu. Một buổi tối, anh Lê Liêm đễ nghị tôi gặp bạn trước khi ra về. Cơ quan chính trì căng một chiếc dù hoa chiến lợi phẩm bên dòng suối lấp lánh ánh trăng làm nơi tiếp khách. Nhà văn Ba Lan nói:
- Thiên nhiên của các đồng ct đồn tiền tiêu của Luông Phabăng ở phía bậc. Đây là đồn Nậm Na nằm giáp biên giới Thái Lan. Vùng này ở sâu trong hậu phương địch, nên công sự phòng thủ sơ sài. Tiểu đoàn 80 được lệnh công kích. Cuộn chiến đấu diễn ra rất nhanh. Chỉ với súng cối 60 ly và hỏa lực đại liên chi viện, tiểu đoàn 80 đã tiêu diệt gọn một trung đội lê dương và một trung đội ngụy Lào. Tàn quân địch tháo chạy về Luông Phabăng. Bộ đội ta truy kích bất thêm một chục lính âu Phi, trong đó co một viên quan hai, và sáu lính ngụy. 36 chỉ còn ở cách kinh đô nhà vua Lào không đầy hai mươi kilômét.
Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho 308 dừng lại. Trước đòn tiến công bất ngờ của ta, đặc biệt là Luông Phabăng bị uy hiếp, Na va phải lập một cầu hàng không tăng viện cho Thượng Lào. ông ta đã vét từ đồng bằng Bắc Bộ binh đoàn cơ động số 7, tiểu đoàn khinh quân ngụy số 301, từ Xiêng Khoảng tiểu đoàn 4 trung đoàn bộ binh thuộc địa số 4, cùng với trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11, tiểu đoàn Thái số 10, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1, lập thêm hai tập đoàn cứ điểm mới ở Luông Phabăng và Mường Sài.
Qua hơn mười ngày truy kích địch trên chặng đường dài 200 kilômét, bộ đội đánh nhiễu trận, tiêu diệt và làm tan rã 17 đại đội địch, trong đó có 1 tiểu đoàn lính lê dương bị tiêu diệt gọn, thu hàng phục tấn vũ khí, đạn dược. Ta giải phóng toàn bộ lưu vực sông Nậm Hu, ước tính 10.000 kilômét vuông, cô lập hoàn toàn Điện Biên Phủ. Mặc dù hoàn toàn không được chuẩn bị về tham mưa cũng như hậu cần, nhưng 308 đã dồn mọi nỗ lực biến cuộc hành quân thành một đòn tiến công thực sự, có quy mô như một chiến dịch, và đạt được những hiệu suất chiến đấu rất cao, vượt xa yêu cầu đề ra cho đại đoàn lúc đầu. Nhân lúc địch hoang mang, trung đoàn 148 đã cùng bộ đội Pa thét Lào nhanh chóng giải phóng Bun Tầy, Bun Nửa trực tiếp đe dọa tỉnh ly Phông Xa Lỳ.
Nhà ký giả Pháp Rô be Ghilanh (Robert Guillain) trong tập "Kết thúc những ảo tưởng" đã nhận xét đó là: "một cuộn chạy việt dã quái đản, xuyên qua rừng rậm, vượt trên sức bất cứ một đội quân nào", "Mặt trận Lào quả là một cái bơm, bơm cạn hết nguồn sinh lực của các mặt trận khác: đồng bằng, átlăng và cả Trung Lào cũng đều phải rút bớt quân để ném cho cái "chiến trường bị đe dọa là Mường Sài và Luông Phabăng”.
Hoa ban bắt đầu nở trắng các sườn núi: Những chiếc xe vận tải, xe thồ chất nặng bánh dày, chè lam, kẹo, mứt... và rất nhiều những lá thư từ hậu phương, từ những phương trời xa: Bằc Kinh, Bình Nhưỡng, Mạc Tư Khua... nhấc nhở chúng tôi Xuân Giáp Ngọ đang tới gần. Thơ chúc tết của Bác đã gửi tới mặt trận.
" Quân và dân ta nhất trí kết đoàn,
Kháng chiến kiến quốc nhất đinh hoàn toàn thành công
Hòa bình dần chủ thế giới kháp Nam, Bắc, Tây, Đông,
mới, thảng lợi càng mới, thành công càng nhiều”.
Suốt đêm 29 Tết, tôi vẫn tiếp tục theo dõi việc kéo pháo ra. Các đơn vị kéo pháo phải báo cáo lên từng giờ. Công tác kéo pháo được coi như nhiệm vụ chiến đấu. Tôi đã thuộc những tên: dốc Bẩy tời, vực sâu Vườn chuối, Suối Ngựa, dốc Cây cụt, cửa rừng Bản Tố, cửa rừng Nà Nham... Vượt an toàn qua mỗi địa danh này coi như lập được một chiến công. Gần sáng, các đơn vị kéo pháo báo cáo hoàn thành nhiệm vụ. Thực ra, các khẩu pháo mới được đưa ra cửa rừng, cây số 62 trên đường 41, phải tới mồng 3 Tết mới về tới vị trí trú quân. Nhưng đây đã là nơi an toàn. Bộ đội ta đã làm nên một kỳ công.
Những ngày này, cả dân tộc đang thực hiện một cái Tết Quang Trung của thời đại mới. Không chỉ có một đoàn quân rong ruổi từ Thuận Hóa ra Thăng Long Tết Kỷ Dậu năm 1789, mà trên rất nhiều nẻo đường khắp bán đảo Đông Dương, từ nam lên bắc, từ bắc vào nam, từ đông sang tây, những đoàn quân của cả nước đang mải miết ra đi quyết đem về một mùa xuân mới cho dân tộc. Tôi nghĩ tới hàng chục vạn đồng bào đang sát cánh cùng bộ đội ở các mặt trận Tây Bắc, Thượng Lào, Trung lào, Hạ Lào, Liên khu 5, Tây Nguyên... không được cùng những người thân ngồi bên nồi bánh chưng đón giao thừa tại quê hương. Đợt dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đã kéo dài hơn ba tháng, nhưng khi Tết đến các đoàn dân công đều tình nguyện ở lại chiến trường.
Khu rừng sáng dần. Ngày đầu Xuân Giáp Ngọ đã tới. Sương lạnh vẫn bao phủ khắp núi rừng. Tôi đi sang cơ quan tác chiến. Anh em đang chuẩn bị tới chúc tết Bộ chỉ huy chiến dịch. Tôi nói:
- Chúc các đồng chí năm mới mạnh khoẻ, giành nhiều thắng lợi.
Bị bất ngờ, mọi người hơi lúng túng. Một đồng chí noi:
- Chúng tôi bị động rồi!
Cuộc chúc tết đầu năm thêm vui. Đồng chí Trần Văn Quang, cục trưởng Tác chiến báo cáo ở Tây Nguyên, bộ đội Liên khu 5 đang tiến về thị xã Công Tum, ở Thượng Lào, 808 đang tiến về Luông Phabăng, ở Hạ Lào, 436 và bạn đã giải phóng Pảc Xế đang tiến về Xaravan. Đây thật sự là những tin vui đầu Xuân.
Tôi gọi dây nói chúc tết các đơn vị. Văn phòng đưa tới những bức điện từ hậu phương, từ đồng bằng Bắc Bộ, từ Bình - Trị - Thiên, Liên khu 5, Nam Bộ. Bức điện nào cũng mang những lời thắm thiết chúc mừng năm mới giành được thắng lợi to lớn.
Tôi sang lán đồng chí Vi Quc Thanh chúc tết Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải tiếp tục ăn một cái tết ở ngay mặt trận, xa Tổ quốc, xa gia đình, và báo tin thắng lợi trên các chiến trường. Đồng chí Vi vui vẻ chúc mừng năm mới cùng những thắng lợi mới của quân và dân ta.
Đồng chí cho biết: sau khi được phân tích rõ về chỗ mạnh chỗ yếu của địch và ta, các cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Mọi người đều biểu thị quyết tâm đồng cam cộng khổ, đem hết trí tuệ và năng lực giúp bộ đội Việt Nam giành toàn thắng. Đồng chí đã đề nghị Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng nhân đần Trung Quốc gửi sang gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới nhất ở Triều Tiên, nhất là kinh nghiệm xây dưng trận địa và chiến đấu đường hầm, kể cả cuốn sách Thượng Cam Lĩnh, để bộ đội Việt Nam tham khảo.
Đoàn đại biểu đồng bào người Thái, người Mông, người Dao... do đồng chí Lò Văn Hạc dẫn đầu, tới chúc tết Bộ chỉ huy Mặt trận và bộ đội, nói với chúng tôi quyết tâm của nhân dân các dân tộc Tây Bắc sẽ đứng lên sát cánh cùng bộ đội tiêu diệt giặc.
Trên các chiến trường, bộ đội ta đang ở thế thắng như chẻ tre. Trận đánh quyết định còn chưa diễn ra, nhưng tôi cảm thấy trong mấy ngày qua, những diễn biến đang nhanh chóng đi vào quỹ đạo. Ngay sau khi địch vừa nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, một tờ báo Thụy Điển, tờ Expressen, phỏng vấn Báo về tình hình chiến tranh Đông Dương. Bác trả lời:
"Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Pháp gây ra. Nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí chiến đấu 7, 8 năm nay chống kẻ xâm lược... Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa san sàng tiếp nhận ý kiến đó". Đây không chỉ là lời đáp chính trị hay ngoại giao. Bác lúc nào cũng mong muốn hòa bình. Người không bỏ lỡ một cơ hội nào có thể đem lại hòa bình. HỒ Chí Minh là một nhà thương lượng có nguyên tấc, và biết điều. Người không bao giờ đòi hỏi ở đối phương cái mà dân tộc mình chưa thể có ngay. Người chấp nhận sự chờ đợi. Nhưng kẻ địch chưa hề đáp lại. Cả lần này cũng vậy.
Chỉ còn nửa tháng nữa, ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp sẽ gặp nhau ở Bức Lanh để ra thông báo cuộc họp bàn về vấn đề "lập lại hoà bình ở Đông Dương" tại Giơnevơ vào tháng Tư tới. Có thể người Pháp đặt kỳ vọng vào kế hoạch Nava. Họ muốn ngồi vào bàn thương lượng trên thế mạnh. (Sau này, chúng ta mới biết chính Nava đã yêu cầu Chính phủ Pháp chỉ đặt vấn đề thương lượng khi đã giành được một thắng lợi quyết định trong chiến tranh Đông Dương). Mới ngày hôm trước, đại tướng Mỹ Ô đanien (O Daniel),I người co trách nhiệm đôn đốc giám sát viện thực hiện kế hoạch Nava, trực tiếp lên Điện Biên Phủ kiểm tra, đã ngỏ ý hài lòng về tổ chức phòng ngự ở đây. Mỹ đã trở thành trở ngại lớn nhất cho cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất của ta... Tôi bỗng thấy cần có ngay một cái gì đó ở Điện Biên Phủ...
Tôi gọi dây nói cho Bộ tư lệnh Pháo binh. Sau khi chúc tết đơn vị, tôi hỏi về tình hình sơn pháo. Đồng chí Đào Văn Trường, quyền tư lệnh trưởng, báo cáo khác với lựa pháo quá nặng nề, các khẩu đội sơn pháo đều đã vào vị trí, và bố trí xong những trận địa giả để đánh lạc hướng quân địch khi phát hỏa. Tôi hỏi tiếp:
- Có định làm gì để chào mừng năm mới không?
- Báo cáo: Anh em sẵn sàng.
- Được Cho bắn vào sân bay.
- Rõ. Nhưng xin chờ tới lúc trời tan sương.
- Đồng ý. Nhắc anh em chuẩn bị đầy đủ. Ngắm thật chính xác mới bắn. Đã bắn là trúng!
° 10 giờ, biển sương trên cánh đồng Mường Thanh mới tan Sân bay hiện ra lỗ lộ với tám chiếc khu trục Hen cát, hai máy bay thám thính Moran, và hai máy bay vận tải đakôta. Trong phút chốc, 10 trái đại bác 75 ly giội trúng sân bay. Một chiếc Moran bốc cháy, một số chiếc khác trúng đạn. Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định tặng thưởng cho đại đội pháo binh vừa lập công tấm huân chương đầu tiên của chiến dịch.
Những phát pháo nã vào sân bay đã làm quân địch điên cuồng. Chúng chưa tìm ra cách nào để loại trừ hiểm họa đã thực sự xuất hiện, từ nay thường xuyên lơ lửng trên đầu. Mồng 2 Tết, Đờ Cát dùng máy bay rải truyền đơn thách thức ta tiến công vào Điện Biên Phủ.
Phải chăng đây là một cách giải quyết của địch? địch mong ta sớm lao vào cái bẫy đã được chuẩn bị kỹ! Sự im lặng lúc này là cách trả lời tốt nhất của chúng ta. Trong những ngày đầu Xuân, tôi nhận được điện rồi thư trả lời của Bác và Trung ương, nhất trí cho rằng "quyết định thay đổi cách đánh như vậy là hoàn toàn đúng". Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ động viên toàn dân dốc sức chi viện cho Điện Biên Phủ tới khi giành toàn thang. Hội đồng Cung cấp Trung ương đã được thành lập, do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp làm chủ tịch, sẽ chỉ đạo các địa phương huy động nhân vật lực phục vụ tiền tuyến.
Mồng 3, mồng 4 Tết, tin chiến thắng của bộ đội ta và bộ đội bạn tại lưu vực sông Nậm Hu dồn dập bay về.
Nửa đêm về sáng ngày mống 5 Tết, tôi từ sở chỉ huy đi thăm pháo binh. Đây là cuộc xuất hành đầu năm của tôi.
Trời tối đen. Sương giá phủ khớp rừng núi. Cán bộ của đại đoàn 351 tập hợp ven một quả đồi, hình như đã chờ đợi từ lâu. Mọi người vỗ tay hoan hô quên cả giữ bí mật. Tôi nhìn anh em ngồi trong bóng đêm, rồi nói:
- Trong khi các đồng chí chuyển pháo ra thì đơn vị bạn đã tiến đến gần sông Mê Công, đánh tan 17 đại đội địch. Bây giờ các đồng chí còn thắc mắc không?
Mọi người vui vẻ cười ồ. Tôi chúc mừng năm mới, rồi nói chuyện với anh em tới khi trời sáng. Hai cán bộ lựu pháo và cao pháo ̀ng Quốc phòng ngày 24 tháng 7 năm 1953. Nả va đã lập tức phản bác: "trước khi đọc cuốn sách của Lanien, ông ta không hề biết có tồn tại một biên bản như vậy"!
Theo một số nhà sử học Pháp, cơ quan tham mưu Pháp đã phát hiện từ cuối tháng 10 năm 1953 những hoạt động chuẩn bị của ta nhắm vào Lai Châu, và đại đoàn 316 trú quán ở phía nam Hòa Bình chuẩn bị tiến lên xứ Thái từ ngày 15 tháng 10 năm 1953, sẽ có mặt ở Tuần Giáo vào khoảng từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 11 năm 1953. Họ muốn chứng minh có những lý do dẫn Nava tới cuộc hành binh Hải ly. Đây chỉ là sự suy diễn sau khi các biến cố đã xảy ra. Chúng không có cơ sở trong thực tiễn. Vào thời gian này kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 của ta còn chưa triển khai. Và trước khi Nava cho quân nhảy đù xuống Điện Biên Phủ, ta chưa có ý định đưa nhiều đại đoàn lên Tây Bắc.
Thực ra, khi quyết định đưa quân chiếm Điện Biên Phủ, Nava chưa hề biết gì về những ý đồ quân sự của ta trong Đông Xuân 1953-1954. Với những văn bản đã được công bế, chúng ta biết ngày 2 tháng 11 năm 1953, Nava đã chỉ thị cho Cônhi từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, chậm nhất là ngày 1 tháng 12, phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ cho Thượng Lào. Đây chỉ là một hành động dự phòng, nhằm chc chở cho Lai Châu và Thượng Lào khỏi bị uy hiếp, và nắm lấy số lúa gạo đáng kể trên cánh đồng Mường Thanh có thể lọt vào tay đối phương. Nó không hề liên quan gì tới những tin tức về một cuộc tiến công của ta lên Tây Bắc.
Chính Nava đã viết trong hồi ký của mình: ''Hồi 18 giờ 15 phút ngày 20 tháng 11 năm 1953 một bức điện mật cho biết đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bạc uy hiếp mạnh Lai Châu. Tôi quyết định một hành động chiếm Điện Biên Phủ... để bảo vệ Luông Phnhăng nếu không vài tuần nữa nơi đây sẽ rất nguy hiểm". Điều đó chứng minh trước ngày 20, Nava chưa biết gì về cuộc hành quân của 316 lên Tây Bậc. Trong thực tế, từ sau chiến dịch Tây Bắc cuối năm 1952, đại bộ phận của 316 (hai trung đoàn) chưa hề rời khỏi địa bàn này. Và điều Nava đã viết cũng không hoàn toàn là sự thật. Không phải mãi tới 18 giờ 15 phút ngày 20 tháng 11, khi được báo cáo 316 đang hành quân lên Tây Bắc, Nava mới có quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ! Như nói ở trên, Nava đã có quyết định này từ ngày 2 tháng 1 1. Cuộc hành binh Hải ly chỉ được thực hiện vào ngày 19 tháng 11 vì có một số lý do.
Chủ trương của Nava ngay từ đầu đã vấp phải sự phản ứng khá gay gạt của cơ quan tham mưu Bậc Bộ dưới quyền Cônhi. Đại tá Baxtiani (Bastiani), tham mưa trưởng lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam, kịch liệt phản đôi chiếm đóng Điện Biên Phủ. ông ta cho rằng: "Ở đất nước này, không thể ngăn chặn một hướng đi. Đó là một khái niệm châu âu không có giá trị gì ở đây. Người Việt đi kháp nơi. Ta thấy rõ điều đó ở đồng bằng". Tướng đờ xô (Dechaux), tư lệnh không quân Bắc Bộ, đặc biệt lưu ý những khó khăn về bảo đảm tiếp tế cho Điện Biên Phủ, vì thời tiết thất thường ở Tây Bắc Việt Nam trong mùa đông. Và chính Cônhi, người đã đánh giá Điện Biên Phủ là chiếc chìa khóa bảo vệ Thượng Lào, sẽ hỗ trợ cho Lai Châu khi bị tiến công, lúc này cũng phản đối đánh chiếm Điện Biên Phủ. Sự thay đổi của Cônhi là điều dễ hiểu. Cônhi lo chiến dịch đánh chiếm ba tỉnh tự do ở Liên khu 5 của tổng chỉ huy sẽ lấy đi ở đồng bằng nhiều tiểu đoàn, không muốn mất thêm một số tiểu đoàn nữa vào Điện Biên Phủ, trong khi bốn đại đoàn chủ lực của đối phương vẫn thưa rời những cửa ngõ chung quanh đồng bằng.
Ngày 17 tháng 11 năm 1953, Nava từ Sài Gòn ra Hà Nội cùng với Mác Giắckê (Marc Jacket), Bộ trưởng chịu trách nhiệm về điều hành chiến tranh, và Mô rít đờ giăng (Mauricc De)ean), Cao ủy, để quyết định lần cuối về cuộc hành binh Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ. Các tướng trực tiếp thi hành nhiệm vụ: Giền, đờ xô, Mát xông (Masson) vẫn tiếp tục nêu những lý do về chiến thuật, kỹ thuật phản đt)i cuộc hành binh. Riêng Cônhi, trước đó đã trình riêng với Nava một tập những phiếu phản đối của cơ quan tham mưu dưới quyền mình, giữ im lặng. Cuối cùng, Nava vẫn giành quyền quyết định.
Trong các ngày 20, 21, 22 tháng 11 năm 1953, sáu tiểu đoàn dù được ném xuống Điện Biên Phủ. Cuộc hành binh mà bộ tham mưu của Cônhi lo lâng đã không gặp trở ngại lớn, mặc dù cuộc đọ súng với những đơn vị của trung đoàn 148 đang luyện tập trên cánh đồng Mường Thanh đã diễn ra suốt một ngày, làm quân dù chết và bị thương trên một trăm người.
Ngày 26 tháng 11, Cônhi công bố ý định "tiến hành chiến đấu phòng ngự chống lại kẻ thù trong khu tam giác Điện Biên Phủ - Lai Châu - Tuần Giáo, trung tâm đề kháng sẽ là Điện Biên Phủ''. Với những kinh nghiệm thực tế trên chiến trường, Cônhi đã có lý khi sớm nghĩ tới một trận đánh phòng ngự sẽ diễn ra ở Tây Bắc.
Cuộc hành binh Hải ly không giúp cho Lai Châu đứng vững, cũng không cứu vãn được số phận binh đoàn biệt kích không vận hỗn hợp. Binh lính Pháp đã quen với những công việc phải làm khi đứng chân trên một vùng đất thù địch. Sân bay Mường Thanh được lập thêm những tấm ghi sắt cho máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh. Những trung tâm đề kháng nối nhau mọc lên. Một tập đoàn cứ điểm mới đã nhanh chóng hình thành.
Nhưng hai đại đoàn chủ lực của ta cũng nhanh chóng xuất hiện chung quanh Điện Biên Phủ.
Ngày 3 tháng 12 năm 1953, Nava tuyên bố chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ.
Ngày 5 tháng 12, Cônhi quyết định lực lượng ở Điện Biên Phủ và ở Lai Châu rút về sẽ được thống nhất thành "Binh đoàn tác chiến ở Tây Bắc" (G.O.N.O.)I dưới một sự chỉ huy chung. Giền, chỉ huy cuộc hành binh Hải ly vốn là một sĩ quan dù, thấy mình không thích hợp vơrí thành hai căn cứ: một ở Mường Thanh, một ở Hồng Cúm, có thể yểm trợ lẫn cho nhau, và cho tất cả các cứ điểm khác mới khi bị tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trưng tâm đề kháng còn có hỏa lực riêng, bao gom nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa, và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những cứ điểm chung quanh.
Điện Biên Phủ có hai sân bay. Sân bay chinh ở Mường Thanh, và sân bay- dự bị ở Hồng Cúm, nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiến máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 - 150 tấn.
Cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ sẽ điện ra trên cả địa hình đồi núi và đồng bằng. Những cứ điểm nằm trên dãy đồi phía đông, tạo thành bức bình phong chc chở vững chắc cho khu trung tâm.
Từ lâu, người ta đã nói tới vai trò của một đồn nhỏ bé đặt ở một vị trí hiểm trở, cũng như nhiều đồn như vậy được nối liền với nhau ở vùng rừng núi trong chiến tranh. Claudơvít, nhà lý luận quân sự kinh điển, mặc dù đã nhấn mạnh vào những nhược điểm cơ bản của một cuộc chiến tranh phòng ngự tuyệt đối, ở vùng rừng núi, cũng đã viết: "Đương nhiên, phải thấy là một số lớn những đồn như vậy được xây dựng sát bên nhau, tạo thành một mặt trận co sức mạnh to lớn, hầu như không thể công phá được" Mọi cuộc tiến công của bộ đội ta trên cánh đồng đều phải vượt qua hỏa lực máy bay, đại bác, xe tăng, và sự phản kích của quân cơ động, kể cả quân dù, trước khi đối đầu với hởa lực bần thẳng, hàng rào dây thép gai và bãi mìn của bản thân cứ điểm.
Nhiều nhân vật cao cấp của cả Pháp và Mỹ tới thăm Điện Biên Phủ, đều đánh giá đây là một “pháo đài không thể công phá".
Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. Ta cần tính đến trường hợp trận đánh kéo dài tới mùa mưa, hậu cần sẽ giải quyết thế nào? Nhưng trước mắt, vấn đề quyết định lả phải tìm ra cách đánh thích hợp với trình độ của bộ đội, khoét sâu vào những nhược điểm cơ bản của địch, hạn chế tới mức thấp nhất sức mạnh phi pháo, và phát huy tới mức cao nhất khả năng tác chiến của bộ đội và tính năng các loại vũ khí của ta. Chúng ta đã nhìn thấy hai nhược điểm lớn của "con nhím Điện Biên phủ.
Trước hết là tính cứng nhấc và thụ động của hệ thống phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm mà quân địch đã lựa chọn. Tập đoàn cứ điểm là một kết cấu chặt chẽ của nhiều cứ điểm, nhưng trong thực tế, vẫn là những cứ điểm tách rời. Quân địch ở đó tuy đông, nhưng khi một cứ điểm bị tiến công thì lực lượng đối phó chủ yếu vẫn là lực lượng của bản thân cử điểm, cộng thêm với sự yểm trợ hỏa lực từ xa, và sự can thiệp của một lực lượng quân ứng chiến không đông mà ta co điều kiện để hạn chế. Nhược điểm này cho phép ta tập trung sức mạnh tiêu diệt từng cứ điểm do ta lựa chọn, vào thời gian thích hợp.
Thứ hai là tính cô lập của bản thân "con nhím Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ nằm chơ vơ giữa vùng rừng núi mênh mông đã hoàn toàn giải phóng, rất xa những căn cứ hậu phương, nhất là những căn cứ không quân lớn của địch, mọi việc tăng viện và tiếp tế đều phải dựa vào đường không. Nếu đường không bị hạn chế hay cắt đứt nó sẽ nhanh chóng mất sức chiến đấu. Khống chế sân bay, hoặc cắt đứt sân bay Mường Thanh không còn là điều khó khăn với bộ đội ta hiện nay.
Do đó, ta đã nhọn cách "đánh chắc tiến chắc". Thay vì một cuộc tiến công vào toàn bộ tập đoàn cứ điểm, ta sẽ xây dựng trận địa bao vây, chia cắt quân địch, đưa pháo vào những vị trí an toàn, đặt các cứ điểm trong tầm bân, khống chế sân bay, tiếp đến sẽ tiến hành một loạt trận công kiên, tiêu diệt từng trung tâm đề kháng, bắt đầu từ tiêu diệt phân khu bắc, mở đường đưa bộ đội vào cánh đồng Mường Thanh, cắt đứt sân bay, tiến tới bóp nghẹt con nhím Điện Biên Phủ. Cách đánh này phù hợp với trình độ bộ đội ta, cho phép ta khoét sâu những nhược điểm của địch, biến ưu thế về binh khí kỹ thuật của địch trên chiến trường thành ưu thế áp đảo của ta trong từng trận đánh quyết giành thắng lợi.
Tôi trình bày bản báo cáo "Tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.
Đảng ủy dự kiến chiến dịch sẽ phát triển qua ba bước. Bước 1, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, gồm làm đường đưa pháo vào trận địa vững chắc, xây dựng trận địa bao vây và tiến công, chuẩn bị hậu cần chiến dịch. Lấy viện xây dựng trận địa pháo làm chuẩn về thời gian khi nào pháo đả chiếm lĩnh các trận địa bân, coi như công tác chuẩn bị cơ bản hoàn thành. Bước 2, tiêu diệt các trung tâm đề kháng ở ngoại vi, thắt chặt trận địa tiến công và bao vây, thu hẹp phạm vi chiếm đóng, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận quân địch, khống chế sân bay, hạn chế đi tới triệt hẳn nguồn tiếp tế và tiếp viện của tập đoàn cứ điểm. Bước 3, khi điều kiện đã chín muồi, chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.
Để tiến hành công tác chuẩn bị, Đảng ủy đề ra một số công việc phải thực hiện ngay:
- Tổ chức đường cơ động cho lựu pháo.
- Tổ chức trận địa lựu pháo thật kiên cố.
- Xây dựng trận địa tiến công và bao vây.
- Chuẩn bị sức khỏc cho bộ đội, quân số chiến đấu, chiến thuật, k thuật (nhất là xây dựng trận địa và hiệp đồng bộ pháo).
- Chuẩn bị công tác cung cấp.
Mọi công tác chuẩn bị cần hết sức giữ bí mật, tránh địch gây cản trở, và tạo thế bất ngờ khi chiến dịch mở màn. Trước mắt, phải tổ chức các chốt bảo vệ khu vực trú quân thật vững chắc, đề phòng địch đánh ra. Qua cuộc họp, tôi mới biết không phải mọi người đều thắc mâc khi được lệnh kéng phi đội máy bay chiến đấu ngay trên sân bay Mường Thanh, và sân bay Xiềng Khoảng chỉ cách Điện Biên Phủ 200 km. Tập đoàn cứ điểm sẽ phải có các loại pháo hạng nặng 105 và 155 ly. Nava ra lệnh cho Crevơcơ tư lệnh lực lượng ở Lào, phải càn quét dọc sông Nậm Hu, mở một đường hành lang nổ.i liền Luông Phabăng với Điện Biên Phủ Đây cũng chính là con đường rút lui khi cần..
Ngày 15 tháng 12, lực lượng địch ở Điện Biên Phủ tiếp tục tăng lên 11 tiểu đoàn.
Ngày 24 tháng 12, Nava tới Điện Biên Phủ dự. lễ Giáng sinh với quân đồn trú.. Hai chiếc xe tăng Chaffec đầu tiên vừa -được lắp xong, và đưa vào sử dụng. Bên kia biên giới Việt - Lào, những tiểu đoàn của Crevơcơ cũng tới Sốp Nạo. Nava lặp lại với cát sĩ quan những lời ông ta vừa đăng tải trên báo Caravelle: "Tình hình địa hình, những đặc điểm về khí hậu của khu lòng chảo Điện Biên Phủ làm cho nó trở thành một vị trí dễ phòng ngự, một trong những sân bay tốt nhất Đông Nam á, một đầu cầu hàng không tuyệt hảo. Trận đánh có thể được chúng ta chấp nhận tại đây trong những điều kiện hết sức thuận lợi". Sau khi vạch ra những khó khăn của đối phương về di chuyển lực lượng, tiếp tế bằng chân chậm chạp trên những khoảng cách quá dài, không có đường giao thông... Nava khẳng định: "Một chiến dịch khởi đầu trong những điều kiện như vậy chỉ có thể chuyển sang hướng có lợi cho chúng ta..., khả năng tập trung nhanh chóng trên những điểm bị uy hiếp, ưa thế về lực lượng so với kẻ thù, sự góp phần của biệt kích (maquis), không quân, nhất là những đơn vị nhảy dù, (...) chắc chắn mang lại cho chúng ta thắng lợi... Những điều kiện chiến thắng đã hội đủ. Tôi tin chắc những điều kiện chính trị cũng sắp tới".
Vì sao Nava đã quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ? Và chấp nhận trận đánh ở Tây Bậc, phải chăng Nava đã đi ngược lại chủ định của mình là duy trì thế phòng ngự chiến lược trên miền Bậc mùa khô 1953-1954?
Câu trả lời có thể như sau.
Từ khi nhậm chức, Nava cố tránh vệt xe đổ của nhiều người tiền nhiệm thụ động chạy theo mỗi hoạt động của đối phương. Nava đã thực hiện mục tiêu số 1 của mình là mang lại tính chiến đấu và tính cơ động cho quân viễn chinh. Những cuộc hành binh nối tiếp đều nhằm phá kế hoạch một cuộc tiến công mà Nava cho rằng đang hướng vào đồng bằng Bắc Bộ hoặc Thượng Lào. Nước "xuất xe" về phía tây - nam Ninh Bình không mang lại kết quả mong muốn.
Nava đã thấy rõ vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ ở miền bắc Đông Dương. Chiến dịch Sầm Nưa đầu năm 1953 báo hiệu kinh đô nhà vua Lào đứng trước sự đc dọa. Nhưng ở thời điểm Nava tung quân xuống Điện Biên Phủ chưa có dấu hiệu một cuộc tiến công trực tiếp nhảm vào Luông Phabăng: Và nếu sự đe dọa đó xuất hiện, Nava vẫn có cách để ngăn chặn như ta đã thấy tháng 2 năm 1954, khi 308 xuất hiện tại Thượng Lào. Lý do bảo vệ nước Lào được Nava nhấn mạnh sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, chỉ là cách làm nhẹ trách nhiệm.
Quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ liên quan đến những chủ trương lớn trong điều hành chiến cuộc của Nava. Nava đã tập trung một số quân cơ động quá đông ở đồng bằng. Viên tổng chỉ huy mới nhậm chức, rất nhiều tự tin, không thể để một lực lượng lớn như vậy nằm im, chờ đón một cuộc tiến công không nhất thiết sẽ diễn ra. Nava cần có một đòn tiến công khác trên chiến trường chính, nơi đối phương vẫn để các đoàn chủ lực nằm im, chưa bộc lộ ý đồ. Đưa quân lên Việt Bắc, nơi nhiều đại đoàn chủ lực đối phương đang chờ? Tái diễn việc đưa quân về phía Liên khu 4?... Tất cả đều là những việc không nên làm. Nava đã chọn một cách khác là ném một số tiểu đoàn dù xuống Điện Biên Phủ.
Trước hết, giải pháp này tỏ ra ít nguy hiểm. Cơ quan tham mưa của Nava ở Sài Gòn tin rằng: ''Việt Minh không thể duy trì ở thượng du quá 2 đại đoàn và 20.000 dân công, sự bấp bênh về giao thông không cho phép họ mang tới đó pháo trên 75 ly cùng với đạn pháo quá 7 ngày chiến đấu''. Tập đoàn cứ điểm Nà Sản hồi đầu năm đã vô hiệu hoá 2 đại đoàn Việt Minh? Việc đánh chiếm Điện Biên Phủ có khả năng ngăn chặn được một cuộc tiến công ở Tây Bắc, xa hơn nữa là Thượng Lào. Và nhất là nó có thể thu hút một số đại đoàn Việt Minh, giảm nhẹ áp lực đối với đồng bằng. Nava chỉ mong cuộc hành binh Hải ly thu hút được từ 1 tới 2 đại đoàn chủ lực của đối phương về hướng này, làm phân tán khối chủ lực Việt Minh, trì hoãn một cuộc tổng giao chiến trong mùa khô 1953-1954 trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Nava vẫn đặt trọng tâm vào hiệp đấu đầu tiên ở miền Trung, nơi có thể giành thắng lợi bằng một cuộc tiến công quy mô lớn. Vùng ba tỉnh tự do Liên khu 5, dải đồng bằng ven biển này đã tồn tại trong suốt cuộc chiến tranh, tạo thành một khu vực chia cắt hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Chiếm được vùng này, nước Việt Nam từ vĩ tuyến 18 trở vào chỉ còn là đối tượng của những cuộc bình định, về lâu dài sẽ do quân ngụy chịu trách nhiệm. Nó cũng sẽ có lợi khi buộc phải chấp nhận một giải pháp chính trị.
Khác với Cônhi và những cơ quan tham mưu, Nava không mong một cuộc đụng đầu ở Điện Biên Phủ. Trận đánh quyết định giữa đội quân viễn chinh với khối chủ lực Việt Minh sẽ nổ ra trên miền Bầc vào mùa khô năm tới, khi miền Nam từ Liên khu 5 vào đã bình định xong, và những binh đoàn cơ động đã tập trung đủ số lượng cần thiết.
Tới lúc này, quân đồn trú Ờ Điện viên Phủ vẫn có thể mở một con đường rút lui. Quân Pháp đã có những kinh nghiệm rút lui trong trường hợp bị bao vây như ở Hòa Bình, Nà Sản. Vì sao Nava đã không làm điều đó khi thấy nguy cơ một trận đánh sẽ xảy ra? Vì Nava vẫn muốn Điện Biên Phủ sẽ làm vai trò "chiếc nhọt tụ độc" trên miền Bắc; đó là cách giúp cho mình rảnh tay để triển khai cuộc tiến công chiến lược ở miền Trung theo đúng kế hoạch.
Trong khi mọi người đều tin vào chiến thang nếu có một trận đánh lớn ở Điện Biên Phủ, Nava tỏ ra dè dặt. Ngày 31 tháng 12, Nava đã bí mật chỉ thị cho Cônhi và Crevơcơ phải nghiên cứa một kế hoạch rút lui khỏi Điện Biên Phủ trộng trường hợp cần thiết, được mệnh danh là "cuộc hành. binh Xênôphôn" (opération Xénophon). Nhưng nó chỉ được thực hiện vào những ngày cuối cùng ở Điện Biên Phủ khi quân Pháp không còn điều kiện.
Ta thấy rõ sự lo ngại của Nava qua báo cáo gửi về Pan ngày 1 tháng 1 năm 1954: "... Tất cả đều cho cảm giát lúc này là kẻ thù quyết tâm dùng sức mạnh tiến công Điện Biên Phủ với những phương tiện rất lớn...
Trong trường hợp bị tiến công, cơ may chiến thang của chúng ta ra sao? Mới hai tuần lễ trước, tôi đánh giá nó là 100% Nhưng, trước sự xuất hiện những phương tiện mới... tôi không thể... bảo đảm chắc chắn thắng lợi... Dù sao đi nữa, Điện Biên Phủ sẽ giữ vai trò chiếc nhọt tụ độc và sẽ cho phép tránh cuộc tổng giao chiến ở đồng bang''. Nava tóm tắt những ý đồ của mình:
1. Điều hành một cuộc chiến có tính phòng ngự chiến lược (ở đồng bang Bắc Bộ, Trung Lào và bắc Trung Bộ, Thượng du và Bậc Lào).
2. Ngược lại, tiến hành tiến công ở miền Nam và Trung Trung Bộ để giải phóng các tỉnh nằm giữa Cạp Varella (vịnh Cam Ranh) và Touranc (Đà Nang) với 3 triệu dân do Việt Minh nam giữ từ năm 1945. Cuộc tiến công đó - bao giờ cũng là phần chính yếu của kế hoạch tôi đã đệ trình hồi tháng Bẩy với Hội đồng Quốc phòng: sẽ kéo dài từ tháng Giêng tới tháng Bẩy".
Đến cuối tháng 12 năm 1953, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã hoàn tất theo mẫu hình Xalăng đặt ra ở Nà Sản nhưng với quy mô rộng lớn hơn nhiều. Người đặt nền móng cho cả hai nơi này vẫn là Giền. Trưng tâm đề kháng cuối cùng ở phía nam Mường Thanh đã xây dựng xong. Những đơn vị ưu tú nhất của đạo quân viễn chinh Pháp đều có mặt. Để tránh một cuộc giao chiến lớn như Nava mong muốn, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải đủ mạnh.
Điện Biên Phủ không hiện diện trong kế hoạch Nava không có nghĩa nó chỉ là một việc làm mang tinh ứng phó nhất thời. Nava đã bỏ nhiều tâm lực cho quyết định này. Tình hình trên miền Bắc trong Đông Xuân 1953-1954 buộc Nava phải có một hành động, nếu cuộc hành binh Hải ly không diễn ra ở Điện Biên Phủ thì nó cũng phải diễn ra ở một nơi khoe. Tổng tham mưu trưởng Pháp Êly (Paul Ely) đã có lý khi viết:. "Tôi tin chắc nếu tôi là tổng chỉ huy vào thời điểm đó, tôi sẽ không có quyết định như tướng Nava [đưa quân lên Điện Biên Phủ], nhưng tới bây giờ tôi vẫn không thể nói sau đó tình hình Lào và Bậc Bộ sẽ ra sao". Trước sau Điện Biên Phủ chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong kế hoạch, nhưng vẫn là một nước cờ chiến lược đã được Nava tính trước những hệ quả một cách tỉnh táo. Công bằng mà nói, tới lúc này Nava không đáng chê trách như nhiễu người sau đó đã lên án.
Trong suốt mùa khô 1953-1954 Nava vẫn tuyệt đối trưng thành với kế hoạch chiến lược của mình.
Tôi cùng đi với những đơn vị cuối cùng lên Điện Biên Phủ. Một tháng qua, khu căn cứ cũng như vùng tự đo khá yên tĩnh. Tiếng máy bay không ngừng rên ri trên bầu trời, nhưng những con đường 13, 41 phía gần mặt trận đã thu hút phần lớn bom đạn. Chúng ta đã tung hầu hết bộ đội chủ lực ra các chiến trường, đại bộ phận tập trung vào Tây Bắc. Cách bảo vệ khu căn cứ lúc này lại chính là dồn thật nhanh các đại đoàn chủ lực của ta tới chung quanh Điện Biên Phủ. Chiến xe jeep, chiến lợi phẩm từ chiến dịch Biên Giới, đã ọc ạch, đưa chúng tôi qua Đèo Khế đi về phía Tuyên Quang.
Mùa đông kháng chiến đầu tiên, nhân dân ta vác cuốc phá đường. Bây giờ những con đường đã được hàn gắn lại, như vết thương bắt đầu lảnh lên da non. Chợt nghĩ mình đã qua những thời kỳ ra mặt trận bằng những phương tiện khác nhau: đi bộ, đi ngựa, và bây giờ đã đi xe jeep.
Xe chạy giữa những đoàn người đi cùng chiều, tuôn thảy như nước. Đồng bào vui YẺ hoan hô cán bộ đi xe Ô tô ra mặt trận, nhìn thấy qua đây dấu hiệu trưởng thành của quân đội, của kháng chiến. Đuốc dân công, đèn xe thồ như sao sa trên suốt dọn đường. Bến Bình Ca đầy ứ xe vận tải, hưng hực không khí chiến dịch. Tôi nhớ tới bản mệnh lệnh viết tay cho tiểu đoàn 2 ngày đầu chiến dịch Việt Bắc, Thu Đông 1947: "Tiểu đoàn 2 sống chết với con đường Bình Ca - Thái Nguyên", con đường dẫn tới nơi Bác ở, tại Tân Trào. Sau chiến dịch, tiểu đoàn 2 đã được tặng danh hiệu "Tiểu đoàn Bình Ca".
Qua Phú Thọ, tôi ghé thăm 304. Mùa khô này phấn lớn các đại đoàn đều đánh tập trung, riêng 304 sẽ phải chia ra hoạt động ở ba nơi rất xa nhau. Nhiệm vụ của bộ phận ở lại hậu phương cũng rất nặng. Tôi báo cho đơn vị biết Bộ đã quyết định điều trung đoàn 57 hành quân gấp bằng cơ giới lên Tây Bậc, và hỏi có thắc mắc gì không. Tham mưu trưởng Nam Long vui vẻ: "Báo cáo, không thắc mắc gì, mà còn rất phấn khởi. Đông Xuân này chỉ có 304 được làm cùng lúc cả ba nhiệm vụ: nhiệm vụ quốc tế ở Trung Lào, đánh địcủa tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hoàn toàn thất vọng ngay sau khi trận đánh bắt đầu Y đã tự kết liễu đời mình bằng một trái lựu đạn. Trong thời gian pháo thủ đánh vật với hầm hào, các chiến sĩ quan trắc, thông tin cũng lăn lộn với đèo dốc, sương mù, đêm tối và bom đạn để hoàn thành việc đo đạc, lập tọa độ các mục tiêu, và nối mạng dây thông tin dài hơn 60 kilômét của riêng trung đoàn lựu pháo. Có những đồng chí đã hy sinh trong thời gian chuẩn bị.
Để bảo đảm thực hiện phương châm "đánh chắc tiến chức" thành công, việc xây dựng trận địa bao vây và tiến công có tính quyết định. Công việc này rất mới mẻ. Trận địa chiến hào của ta không có vật chướng ngại bảo vệ, như dây thép gai, bãi mìn, nhưng nó phải bảo đảm điều kiện cho các hoạt động chiến đấu, cũng như mọi sinh hoạt bình thường và lâu dài của bộ đội. Nó không chỉ giúp cho bộ đội tiếp cận các vị trí địch dưới bom đạn, cả ban đêm và ban ngày, mà còn là nơi cơ động pháo, vận chuyển thương binh. Nó là cả một hệ thống hầm, hào lớn, nhỏ phức tạp vừa mang tính tiến công, vừa mang tính phòng ngự, đặc biệt là có chiều dài cả trăm kilômét. Trong đợt đầu, chúng ta xây dựng một đường hào trục chung quanh cánh đồng Mường Thanh) và đường hào tiếp cận những trung tâm đề kháng bảo vệ tập đoàn cứ điểm ở phía bắc.
Các cố vấn Trung Quốc giới thiệu với chúng ta kinh nghiệm của bạn trong chiến dịch Hoài Hải. Tại đây, giải phóng quân đã đào những đường hào cho pháo và Ô tô vận động dưới những trận oanh kích của địch. Các đồng chí cũng nhác đến kinh nghiệm chiến đấu đường hầm ở Triều Tiên. Quân chí nguyện Trưng Quốc và quân đội Triều Tiên đã kiến thiết những đường hầm trong lòng núi tuyệt đối an toàn trong những trận đấu pháo với địch.
Anh Thái tổ chức cho một đơn vị công binh đào thực nghiệm trên cánh đồng gần sở chỉ huy Mường Phăng để rút kinh nghiệm. Tôi cùng đồng chí Cố vấn Mai Gia Sinh trực tiếp theo dõi việc đào trận địa chiến hào của một tiểu đội theo những yêu cau Bộ chỉ huy Mặt tràn đã đề ra. Sau đó, Ban tham mưu Mặt trận ra chỉ thị hướng dẫn cho các đơn vị kích thước tiêu chuẩn cán loại hầm, hào và năng suất khối lượng đất đào trong một ngày.
Cơ quan tham mưu mặt trận cử cán bộ xuống các đại đoàn để chỉ đạo xây dựng trận địa.
Chung quanh Điện Biên Phủ bắt đầu xuất hiện một công trường khổng lồ. Những con đường cơ động pháo nhanh chóng hiện ra dưới rừng cây, hoặc dưới dàn ngụy trang không đổi màu. Rất nhiều chiến hào từ núi cao đổ xuống cánh đồng, không ngừng mọc thêm những nhánh mới, không ngừng lan rộng.
Từ đầu chiến dịch, công tác chính trị đã được tiến hành rất tốt. Dọc đường hành quân, chúng ta đã giải quyết cho bộ đội tư tưởng muốn về đánh đồng bằng, bằng cáeh giáo dục phương châm "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt của Trung ương. Những lúc bộ đội tưởng vc xuôi lại hóa lên ngược, đang đi được lệnh dừng, đang dừng được lệnh đi nhanh, anh em không thắc mắc nhiều. Cuối cùng, mọi người đều xác định: "Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi"I. Trên con đường dài tới mặt trận, mặc dù luôn luôn bị máy bay địch cản trở, tinh thần bộ đội không hề xao xuyến, rất ít người rơi rớt dọc đường. Đây là một cuộc hành quân chiến dịch tốt nhất từ xưa tới nay.
Công tác chính trị lúc này triển khai một cánh sâu rộng. Trước tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có, chúng ta đã xây dựng cho bộ đội một quyết tâm chiến đấu rất cao. Cán bộ, chiến sĩ đã thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, những điều kiện tất thắng của ta. Ý nghĩa to lớn của chiến dịch thấm tới từng người: "Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đập tan kế hoạch Na va, đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, mở ra một cục diện mới cho kháng chiến". Những khẩu hiệu của chiến dịch đã trở thành niềm quyết tâm của mọi người:
- Tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ!
Địch cố thủ, kiên quyết đánh!
Địch bỏ chạy, kiên quyết truy!
Địch tăng cường, kiên quyết diệt!...
Đợt học tập mới đã giúp mọi người nhận thấy sự chính xác của phương châm tác chiến "đánh chắc tiến châm" trên cơ sở so sánh mọi khó khăn, thuận lợi của ta và địch.
Tổng quân ủy gửi thư hiệu triệu toàn thể cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ Trung ương Đảng đã trao.
Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân 22 tháng 12 năm 1953, Bác đã trao cho mỗi đại đoàn, mỗi quân khu một lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" làm giải thưởng luân lưu. Các chi bộ đều mở hội nghị xác định thái độ đảng viên, kêu gọi đảng viên dẫn đầu trong chiến đấu, cắm bằng được lá cờ của Bác trên nóc sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng trong chiến dịch, ngọn đuốc dẫn đường đi tới chiến thắng trong mỗi trận đánh.