Chương 5
MƯỜNG PHĂNG

Ngày 31 tháng 1 năm 1954, sở chỉ huy chiến dịch chuyển từ Nà Tấu vào Mường Phăng, rặng núi cao nằm ở phía đông cánh đồng Mường Thanh. Sở chỉ huy đóng tại Mường Phăng cho tới kết thúc chiến dịch. Những cuộc họp có tính quyết định trong quá trình tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đều diễn ra ở đây. Mặc dù mọi người còn những băn khoăn, suy nghĩ khác nhau, nhưng mệnh lệnh lui quân đã được triệt để chấp hành, biểu thị một niềm tin, một tinh thần kỷ luật tuyệt vời. Công việc kéo pháo vào đã vất vả, nhưng đưa pháo ra còn gian nan hơn.
Cuộc tiến công chiều ngày 25 tháng 1 năm 1954 không diễn ra khiến địch chăm chú theo dõi và có lẽ đã phát hiện ta đang chuyển pháo khỏi trận địa. Chúng không bỏ lỡ thời cơ loại trừ một hiểm họa luôn luôn ám ảnh từ khi chấp nhận trận đánh ở Điện Biên Phủ. Máy bay trinh sát săm soi tìm mục tiêu cho những chiếc khu trục lao xuống trút bom phá, bom napan. Đại bác địch bắn phá ngày đêm những nơi chúng nghi ngờ. Những đỉnh đèo, khu rừng nham nhở hố bom, hố đại bác, cây cối đổ gãy, xơ xác như vừa trải qua một cơn lốc xoáy.
Các chiến sĩ xông vào giữa đám cháy chiến đấu với lửa không để lan tới nơi đặt pháo. Ở những đoạn đường trống, việc chuyển pháo phải tiến hành ban đêm. Bất thần xuất hiện những ánh chớp giật, tiếp theo là tiếng nổ ầm ầm, mảnh đạn cháy bỏng chém gãy những cành cây cắm vào vách núi. Chính trị viên hô to: "Các đồng chí! Quyết không rời pháo!" Các chiến sĩ gan dạ bám chặt dây kéo, chân như đóng xuống đất, nghiến răng ghìm pháo. Bài "Quốc tế ca" trầm hùng vang lên như tiếp thêm một sức mạnh nhiệm máu giúp họ vượt qua giờ phút hiểm nghèo.
Lại thêm một lần dây kéo pháo đứt, một khẩu pháo cao xạ có nguy cơ lo xuống vực sâu. Khẩu đội trưởng TÔ Vĩnh Diện không ngần ngại, ôm chèn lao vào bánh xe mong chặn khẩu pháo cao xạ nặng hai tấn rưỡi lại. Đây không phải lần đầu có người làm việc này. Chiến sĩ pháo thủ Nguyễn Văn Chức ở lựu pháo đã từng làm như vậy khi kéo pháo vào. Các anh cùng đồng đội cứu được khẩu pháo khỏi lao xuống vực, nhưng đã trở thành liệt sĩ.
Đại đoàn 312, trung đoàn 57 cùng với các chiến sĩ pháo binh được lệnh cố gắng bằng mọi giá đưa pháo trở về vị trí xuất phát an toàn. Chúng ta sẽ không quên bài "Hò kéo pháo" củá Hoàng Vân ở 312 ra đời trong dịp này:.
Hò dô ta... nào!
Kéo pháo ta vượt qua đèo
Hò dô ta... nào!
Kéo pháo ta vượt qua núi
Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi
Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù...
Đúng lúc bộ đội ở Điện Biên Phủ bật đầu kéo pháo ra, tiếng súng chiến dịch bật đầu nổ ở Bậc Tây Nguyên.
Tây Nguyên nằm ở Nam Trung Bộ nối liền hai miền đất nước, tiếp giáp với Hạ Lào và Bắc Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Đông Dương. Nếu còn tham vọng chiếm Đông Dương, địch không thể để mất địa bàn chiến lược cực kỳ lợi hại này. Từ lâu, Tây Nguyên vẫn được quân Pháp coi là một hậu phương an toàn.
Chúng ta đã nhận định chừng nào Tây Nguyên còn bị địch khống chế thì cục diện chiến đấu ở Nam Đông Dương còn khó được cải thiện. Và nếu Liên khu 5 không mở rộng vùng tự do về phía tây thì cũng khó giữ vững được các tỉnh ở đồng bằng hiện nay. Đảng ta đã trao nhiệm vụ quân sự cho Liên khu 5 trong Đông Xuân này là "tranh thủ thời gian, tích cực tăng cường lực lượng võ trang của liên khu về số lượng và chất lượng, phát triển mạnh về hướng Tây Nguyên và Hạ Lào, chủ yếu hiện nay là hướng Bắc Tây Nguyên để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng căn cứ địa (kể cả vùng tự do hiện nay) về phía táy, củng cố vùng hành lang Bắc Tây Nguyên nối Liên khu 5 và Hạ Lào và phát triển rộng ra, phá âm mưu của địch củng cố Tây Nguyên và chiếm rộng ra vùng ven biển".
Nghiêm chỉnh chấp hành kế hoạch Đông Xuân, Liên khu ủy 5 đã quyết định trao nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do cho lực lượng địa phương, tập trung bộ đội chủ lực tiến công lên Tây Nguyên. Nhiệm vụ của vùng tự do liên khu được quy định: địch đánh đến địa phương nào thì nơi đó tự tìm mọi cách đối phó, tiêu hao, tiêu diệt địch, kìm chân không cho chúng nhanh chóng mở rộng phạm vi kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do địch gây ra. Địa phương nào địch chưa đánh tới, phải tích cực động viên, tổ chức nhân dân phục vụ tiền tuyến. Nhiệm vụ của bộ đội chủ lực liên khu gồm hai trung đoàn 108, 803 và hai tiểu đoàn chủ lực độc lập là phối hợp với các lực lượng địa phương mở chiến dịch bắc Công Tum. Cuộc tiến công địch ở Tây Nguyên dự kiến sẽ tiến hành theo hai bước. Bước một, trên hướng chủ yếu, sử dụng trung đoàn 108 và liên đội đặc công diệt hai cứ điểm Măng Đen, Măng Bút, kéo quân tiếp viện của địch từ Công Tum ra cho trung đoàn 803 đánh viện trên đường Công Trây - Măng Đen; tiếp đó tiêu diệt Công Trây, uy hiếp thị xã Công Tum, đánh quân cứu viện trên đường Công Tum - Công Trây. Bước hai, tiến công tiêu diệt hoàn toàn hệ thống cứ điểm của định từ Đắc TÔ đến Đắc Lây, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Bậc Công Tum. Trên hướng thứ yếu của chiến dịch, đường 19 - An Khê, trung đoàn địa phương 120 cùng một tiểu đoàn chủ lực tiêu diệt các cự điểm KÀ Tưng, Ba Bả - KÀ Tu cắt đường giao thông, tiêu diệt sinh lực địch, thu hút giam chân một bộ phận lực lượng của chúng.
Bộ chỉ huy chiến dịch được thành lập do đồng chí Nguyễn Chánh, bí thư liên khu ủy trực tiếp làm bí thư đảng ủy, tư lệnh kiêm chính ủy chiến dịch. Trước đó, bộ đội Liên khu 5 đã được tăng cường vũ khí, đặc biệt là SKZ (súng không giật) để làm nhiệm vụ công đồn. Những con đường 19, 21, 7, 11 tử đồng bằng Liên khu 5 lên Tây Nguyên đều bị địch kiểm soát chặt chẽ.
Bộ tư lệnh Liên khu quyết định tổ chức một tuyến đường hành lang bí mật từ đồng bằng lên Tây Nguyên để bảo đảm tình huống bất ngơ. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đều lập kho dự trữ gạo, muối cho chiến dịch. Riêng trong đợt l, liên khu đã huy động 100.000 dân công làm công tác hậu cần.
Đêm ngày 26 háng 1 năm 1954, trên hướng thứ yếu của chiến dịch, bộ đội ta tiêu diệt các vị trí KÀ Tung, Ba Bả - Ka TÚ, Búp Bê. Đêm hôm sau, 27 tháng 1, trên hướng chủ yếu của chiến dịch, trung đoàn 108 và tiểu đoàn đặc công tiến công ba vị trí: Măng Đen, Măng Bút, Công Trây trong hệ thống phòng ngự Bâc Tây Nguyên. Cứ điểm Măng Bút bị diệt gọn trong vòng 30 phút. Tại Công Trây, tiểu đoàn 59 hành quân theo đường vòng tới chậm khi ở những nơi khác đã nổ súng, bị mất thế bất ngờ. Quân địch kéo ra ngoài đồn bố trí phụt kính bộ đội tới tiến công. Tiểu đoàn 59 kiên nhẫn chờ tới khi quân địch kéo về đồn, bất ngờ nổ súng tiêu diệt, kết thúc trận đánh lúc 6 giờ 35 phút ngày 28. Riêng trận Măng Đen diễn ra rất quyết liệt. Măng Đen là cứ điểm then chốt trong hệ thống phòng thủ Bắc Tây Nguyên, nằm trên một quả đồi hình yên ngựa, được bố trí thành hai khu A và B, ở giữa có một sân bay nhỏ. Mỗi khu có những lô cốt bê tông nối liền với nhau bằng một hệ thống giao thông hào ngầm, xung quanh co hàng rào dây thép gai rộng từ 30 đến 90 mét. 23 giờ 30 phút, bộ đội ta nổ súng. Tiểu đoàn 19 đánh khu A, bị quân địch dựa vào hầm ngầm đối phó. Cuộc chiến đấu diễn ra giằng co suốt đêm. Ở khu B, sau sáu giờ chiến đấu, tiểu đoàn 79 hoàn toàn làm chủ trận địa. Tiểu đoàn trưởng 79 đề nghị trung đoàn cho đơn vị bí mật vượt qua sân bay đánh vào phía sau lưng địch. Bị kẹp giữa gọng kìm tiến công của tiểu đoàn 19 va 79, các ổ đề kháng của địch ở khu A lan lượt bị tiêu diệt. 7 giờ ngày 28 tháng 1, trận đánh kết thúc.
Chỉ sau một đêm những cứ điểm mạnh nhất trong hệ thống phòng ngự Bắc Tây Nguyên của địch bị san phẳng. Bộ đội Liên khu 5 đã trưởng thành vượt bậc tương tác chiến công kiên..
Đường vào Công Tum để ngỏ. Bắc Tây Nguyên đứng trước nguy cơ tan vỡ. Quân địch ở miền Trung rung động. Chiến dịch Tây Nguyên đã nổ ra cực kỳ đúng lúc.
Rạng sáng ngày 30 tháng 1, tiếng súng phối hợp trên chiến trường Hạ Lào xa xôi cũng bắt đầu. Trong kế hoạch Đông Xuân 1958-1954, ta chủ trương đưa một trung đoàn của đại đoàn 325 thọc sâu xuống Hạ Lào, tạo thêm cho địch một bất ngờ nữa về chiến dịch, đồng thời mở ra một địa bàn cho chủ lực phát triển xuống phía nam. Một khó khăn rất lớn ở hướng này là đường tiếp tế quá xa và hầu như không có dân. Từ vùng tự do Thanh Hóa, Nghệ An đến Hạ Lào, bộ đội phải vượt 1.200 kilômét đường rừng hiểm trở dọc Trường Sơn, cuộc hành quân phải kéo dài khoảng hai tháng. Trong chiến dịch nếu tiêu thụ hết số đạn mang theo, chỉ còn cách duy nhất là ướp súng đạn của địch để tiếp tục chiến đấu Sau khi bàn bạc với bạn Lào và đại đoàn, Bộ Tổng tư lệnh quyết định chỉ đưa tiểu đoàn 436 thuộc trung đoàn 101 của 325, do trung đoàn phó Lê Kích chỉ huy; xuống Hạ Lào cùng phối hợp với 1 đại đội quân tình nguyện Liên khu 5 và bộ đội, du kích Pa thét Lào tiêu diệt quân địch. Đơn vị được Bộ tăng cường quân số, hỏa lực, biên chế lên tới 760 người, gồm 5 đại đội bộ binh, 2 đại đội hỏa lực. Các tỉnh Nghệ An, Hà Ĩ nh, Quảng Trị, Thừa Thiên và Liên khu 5 sẽ lo việc tiếp tế, huy động dân công chuyển đạn, gạo tới khu vực tập kết, là một căn cử du kích của bạn ở tỉnh Atôpơ. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm vận động chiến đấu với đơn vị tiểu đoàn và hiểu rõ ràng những hoàn cảnh cụ thể, mũi thọc sâu của một tiểu đoàn tăng cường vào một hướng hiểm yếu của địch co sức mạnh không kém một cánh quân.
Cuối tháng Mười một, đồng chí Đồng Sĩ Nguyên được cử làm đặc phái viên của Bộ Tổng tư lệnh vào Liên khu 4 trao nhiệm vụ cho đơn vì, mang theo ba lá thư của tôi gửi đảng ủy tiểu đoàn, gửi toàn bộ cán bộ và chiến sĩ, gửi Ban cán sự Đảng ở Hạ Lào. Phương châm hoạt động của đơn vị được xác định là:
- "Quân sự và chính trị song song, Tác chiến và dân vận song song, Phát triển và củng cố song song, - Chiến trường không hạn định,: - Thời gian không hạn chế, Tự lực, tụ cường, tụ túc, Chịu đựng gian khổ,.
Khác phục khó khăn, Nêu cao tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế dể hoàn thành nhiệm vụ.
Tiểu đoàn 486 bát đầu rời Nam Đàn, Nghệ An. Sau gần hai tháng hành quân dọc Trường Sơn, 436 có mặt tại căn cứ của bạn ở tỉnh Atôpơ, cực nam Lào.
Lực lượng quân địch ở đây có một tiểu đoàn tăng cường, gồm một ngàn tên. Chúng bố trí thành hai cụm phòng ngự. Cụm thứ nhất là khu vực thị xã Atôpơ và sân bay, có bốn đại đội. Cụm thứ hai là cứ điểm Pui, phía tây - nam thị xã Atôpơ 19 kilômét, có một đại đội xung kích và một trung đội pháo. Đại đội xung kích này là đơn vị thiện chiến nhất trong khu vực, được đặt ở Pui nhằm án ngữ cửa ngõ khu du kích của bạn.
Kế hoạch của ta và bạn gồm hai bước. Bước một, tập trưng toàn tiểu đoàn 436 đánh cứ điểm Pui, đại đội quân tình nguyện Liên khu 5 và bộ đội, du kích Lào bao vây khu vực thị xã. Bước hai, tiểu đoàn 436 cùng các đơn vị bạn tiến công giải phóng toàn vùng Atôpơ.
Đêm ngày 29 tháng 1 năm 1953, tiểu đoàn 436 tiến công vị trí Pui. Chỉ sau 30 phút chiến đấu, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn vị trí. Quân địch ở thị xã Atôpơ hoảng hốt, tưởng có một cánh quân lớn của ta đang tràn xuống Hạ Lào, vội vã tháo chạy vế Pac Xế. Tình hình Pằc Xế cũng trở nên hoảng loạn. Quân địch đốt cháy kho tàng, phá huy vũ khí nặng chuẩn bị rút lui. Khi tiểu đoàn 436 vận động tới Pắc Xế, thấy trong thị xã có nhiều đám cháy, lập tức cùng bộ đội bạn tiến công thẳng vào thị xã. Quân địch không dám chống cự, bỏ Pắc Xế, chạy về Xaravan.
Cuộc tiến công của ta ở Trung Lào đã khiến báo chí ở Pa ri la ó: "Đông Dương đã bị cắt làm đôi?". Đòn bồi tiếp chắc chắn sẽ làm cho Nava thêm đau đầu. Không loại trừ khả năng Nava sẽ đưa một lực lượng cơ động về hướng này.
Tại Thượng Lào, sau khi ném quân xuống thung lũng Mường Thanh, Nava đã lệnh cho Crevơcơ, tư lệnh lực lượng ở Lào, huy động một binh đoàn, gồm sáu tiểu đoàn bộ binh do Vôđrây (Vaudrey) chỉ huy, càn quét lưu vực sông Nậm Hu, mở một đường hành lang nối Luông Phabăng với Điện Biên Phủ. Bị một số đơn vị của trung đoàn độc lập 148 chặn đánh, địch mới tới Mường Khoa.
Việc điều một đơn vị lớn nằm trong đội hình chiến dịch sang Lào lúc này có những điều phải cân nhắc. Địa hình chiến trường chưa được chuẩn bị. Đại đoàn 308 chỉ có trung bình mỗi người hai ngày gạo dự trữ! Mặt khác, muốn đưa pháo ra nhanh chóng, an toàn, cần phải tập trung lực lượng. Nếu địch phát hiện ta ngừng tiến công rút ra khỏi trận địa, huy động tất cả quân cơ động cùng với pháo binh và không quân đánh vào đường kéo pháo trong khi 308 không có mặt, ta sẽ gặp khó khăn.
Đảng ủy chiến dịch quyết định đưa 308 sang Lào vì thấy đây là cách ứng phó tốt nhất trước hiện tình. Sự xuất hiện của "sư đoàn thép" ở Thượng Lào sẽ thu hút không quân và lực lượng cơ động địch, tạo điều kiện cho ta đưa pháo ra an toàn. Để chuyển sang "đánh chác tiến chắn", cần có một thời gian dài chuẩn bị. Đòn tiến công kịp thời nhắm vào một hướng xung yếu của địch, buộc Nava phải đối phó. 308 sẽ vừa thực hiện nhiệm vụ nghi binh chiến dịch làm sai lạc sự phán đoán của địch, vừa tiêu diệt một bộ phận sinh lực, đập tan con đường hành lang nối liền Luông Phabăng với Điện Biên Phủ, thiết thực chuẩn bị cho trận đánh sắp tới. Nếu Nava tưởng là ta đã bỏ ý định tiến công Điện Biên Phủ thì y càng mắc thêm sai lầm. Ta sẽ có kế hoạch đề phòng địch đánh ra.
Và cơ quan chỉ huy chiến dịch cũng sẽ tìm cách tạo điều kiện cho đơn vị làm nhiệm vụ. Đây là một quyết định quả cảm.
Đồng thời với việc đưa 308 sang Thượng Lào, Bộ chỉ huy chiến dịch cũng ra lệnh cho trưng đoàn 148 nhanh chóng tiến về Phông Xa Lỳ, một tỉnh ở cực bắc Lào tiếp giáp với biên giới Trung Hoa, cùng với lực lượng vũ trang Pa thét Lào tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai. Chủ trương sử dụng trưng đoàn 148 giải phóng Phông Xa Lỳ đã được đề ra từ đầu trong kế hoạch đánh địch ở Tây Bắc.
Tuy nhiên, biết khó khăn của 308 nên khi trao nhiệm vụ, tôi nói "có thể sử dụng lực lượng từ một tiểu đoàn đến cả đại đoàn". Anh Vương Thừa Vũ họp đảng ủy quyết định cho cả đại đoàn lên đường. Cán bộ và chiến sĩ 308 đã nhiều lần nghe đại đoàn trưởng nói:
"Quân lệnh như sơn". Đúng lúc đơn vị xuất phát, pháo địch cấp tập vào khc Hồng Lếch, nơi đóng sở chỉ huy đại đoàn. Ta biết vị trí đóng quân của 308 đã phần nào bị lộ.
Ngay chiều ngày 26, tôi gọi điện cho anh Nguyễn Thanh Bình tới gặp. Anh Bình là Phó chủ nhiệm Cung cấp chiến dịch, đặc trách công tác hậu cần hỏa tuyến.
Tôi phổ biến vắn tất chủ trương thay đổi cách đánh và việc đưa 308 sang Lào, hỏi tình hình tổ chức kho tàng của ta ở phía tây và phía nam, rồi nói:
- Bộ chỉ huy chiến dịch đã nói với 308 tự túc về hậu cần, nhưng ta phải tìm mọi cách để giúp đỡ đơn vị.
Đồng chí tổ chức một bộ phận đuổi theo, liên lạc với bạn và bộ đội tình nguyện vận động nhân dân, huy động lương thực tại chỗ, tận dụng những kinh nghiệm trong chiến dịch Sầm Nưa. Quyết không để cho bộ đội thiếu ăn như ở Khâu Vác. Bộ đội đã đi một ngày đường, theo kịp cũng vất vả đấy. Chúng tôi cùng ăn một bữa cơm trước khi chia tay.
Ngay buổi tối, anh Bình và mười cán bộ hậu cần lên đường; cùng đi có cả một đội dân công gánh gạo đuổi theo đơn vị. Trước đó, cơ quan tham mưu chiến dịch cũng kịp thời đưa một đại đội trinh sát của Bộ đi nắm tình hình địch ở Mương Khoa, hỗ trợ cho đại đoàn.
Chiều ngày 26 tháng 1 năm. 1954, đại đoàn 308 rời trận địa với mỗi người một túi gạo rang trên vai, đi về hướng tây nam Điện Biên Phủ, nhắm vào phòng tuyến sông Nậm Hu. Tham mưa phó đại đoàn Mai Hữu Thao được cử đi trước cùng với một phán đội quân báo và một số cán bộ hậu cần, vừa dò đường vừa chuẩn bị lương thực.
Ngày 29 tháng 1, đại đoàn a08 hành quân tới Sốp Nạo. Tại đây, đại đoàn được Bộ chỉ huy chiến dịch thông báo, theo tin kỹ thuật, địch đã phát hiện 308 tiến về hướng này, số quân đóng ở Mường Khoa và vùng lân cận bắt đầu rút chạy về hướng Mường Sài, Luông Phabăng. Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho đại đoàn lập tức truy kích.
308 quyết định chia làm hai cánh đuổi theo quân địch. Đại đoản trưởng Vương Thừa Vũ và anh Lê Quang Đạo (được Bộ chỉ huy chiến dịch cử xuống thay anh Song Hào bị mệt không đi chiến dịch) cùng các trưng đoàn 36, 88 đi theo hướng Luông Phabăng. Đại đoàn phó Cao Văn Khánh, và một sở chỉ huy nhẹ của đại đoàn, đi với trung đoàn 102 về hướng Mường Sài. Cán bộ, chiến sĩ 308 đã có kinh nghiệm ở Thượng Lào mùa xuân năm trước, biến truy kích địch đường dài thành một cuộc chạy đua nước rút, bất kể đơn vị nào, người nào có sức khỏc là vượt lên trước, thấy địch là đánh, gặp đơn vị bạn là chủ động phối hợp. Họ quyết không bỏ lỡ cơ hội.
Lúc này ta chưa biết Vôđrây đã quyết định rút thật nhanh toàn bộ binh đoàn đóng dọc phòng tuyến sông Nậm Hu về Mường Sài. Ngày 30 tháng 1, trung đoàn 102 truy kích địch ở hướng này, tới sông Nậm Hu.
Thuyền, mảng huy động được ít, chỉ đủ để chở vũ khí trợ chiến. Bộ đội chặt bươllg, dùng vải nhân gói ba lô làm phao, dìu nhau bơi qua sông theo đội hình từng tổ chiến đấu. Nửa đêm, mọi người vừa ngồi nghỉ trên dọc đường nhai mấy nhúm gạo rang lót dạ thì quân báo tử phía trước quay lại cho biết chỉ còn cách địch 10 kilômét. Tất cả đều bật dậy. Trung đoàn trưởng Hùng Sinh dẫn đầu trung đoàn đuổi theo. Rạng sáng ngày 31, bật kịp địch. Phân đội quân báo do tham mưu phó đại đoàn Mai Hữu Thao chỉ huy, nhanh chóng tìm đường vượt lên phía trước làm một "cái nút" kiên quyết nổ súng chặn địch lại. Một đại đội Pa thét Lào đang trên đường hành quân, nghe tiếng súng nổ cũng tới phối hợp.
Binh đoàn Vôđrây bị chia cắt làm đôi. Vôđrây nắm cụm quân thứ nhất gồm tiểu đoàn Tabo số 5 và ba đại đội ngụy. Thiếu tá Cabari (Cabari) và đại úy Lăm đe (Ln.mbert) nắm cụm quân thứ hai với ba đại đội thuộc tiểu đoàn lê dương số 2 và một đại đội ngụy. Chúng chiếm giữ một số điểm cao tổ chức chống cự, hy vọng sẽ có máy bay tới yểm hộ.
Tiểu đoàn 18 đi đầu trung đoàn nghe tiếng súng nổ phía trước, biết quân địch đã bị chặn lại, lập tức lao lên như một cơn lốc. Trung đoàn trưởng Hùng Sinh chia tiểu đoàn thành hai cánh đi theo hai con đường mòn cùng tiến công quân địch. Đại đội 261 phát hiện tiểu đoàn Tabo đang cụm lại trên mấy quả đồi. Biết tinh thần bạc nhược của những tên lính rút chạy, không đợi tiểu đoàn tới đủ, đại đội chia làm hai mũi dùng tiểu liên, lựu đạn và lưỡi lê nhất tề xung phong. Binh lính Tabo bỏ những công sự đang đào dở chạy vào rừng.
Cùng lúc, đại đội 259 nghe tiếng súng cũng lập tức tiến đánh tiểu đoàn lê dương số 2. Binh lính lê dương thấy lực lượng ta không đông, ra sức chống cự. Trận đảnh kéo dài. Đại bộ phận trung đoàn 102 đã tới khu vực tác chiến. Trung đoàn trưởng Hùng Sinh quyết định đưa tiểu đoàn 79, tiểu đoàn 54 phối hợp cùng tiểu đoàn 18 tiến công quân địch. Lợi dụng trời tối, bốn đại đội do Cabari và Lăm đe chỉ huy luồn qua một khc núi rậm tẩu thoát.
Những đơn vị của ta và địch đan vào nhau trên đường truy kích.
Tiểu đoàn 18 vượt lên bám riết toán quân của Vôđrây đã tẩu thoát từ trước. Chiếu ngày 31, tiểu đoàn 18 đuổi kịp toán quân của Vôđrây. Chờ lúc quân địch xuống núi, tiểu đoàn lợi dụng thế cao vừa tiêu diệt địch bằng hỏa lực vừa nhanh chóng xung phong diệt hàng trăm tên, bắt sống 54 tên. Phía sau tiểu đoàn 18, toán quân của Cabari và Lăm đe cũng đang bị hai tiểu đoàn 79, 54 đuổi gấp Quân địch thấy phía trước có tiếng súng nổ vội tạt vào rừng. Các đơn vị 79, 54 lội suối, luồn khc truy tìm quân địch suốt đêm. Mờ sáng ngày 1 tháng 2, tiểu đoàn 79 phát hiện binh lính lê dương đang tụ tập trong một khu rừng. Tiểu đoàn lập tức chia làm hai cánh, một cánh chốt chặn ở ngã ba suối chặn đường rút lui, một cánh đánh thẳng vào quân địch. Những tên lính lê dương sau một đêm mò mẫm trong rừng vừa mệt vừa đói không còn nghĩ đến chuyện chống cự, hoặc vứt súng đầu hàng, hoặc mạnh ai nấy chạy.
Trung đoàn 102 nhanh chóng tổ chức vây quét những binh lính địch tản mác trong rừng. Sau một ngày chiến đấu tiểu đoàn 2 trưng đoàn lê dương số 4 (214 REI) bị xóa sổ, tiểu đoàn Tabo bị thiệt hại nặng. Trong số tù binh ta và bạn bắt được có viên thiếu tá Cnhari và viên đại úy Lăm be. Trung đoàn 102 tiếp tục truy kích địch về tới Mường Sài. Tại đây địch đã nhanh chóng lập nên một con nhím với năm tiểu đoàn. Trên hướng Nậm Bạc, Luông Phabăng, trung đoàn 36 dẫn đầu mũi tiến quân. Trung đoàn 88 đang làm nhiệm vụ kéo pháo xuất phát chậm, phải đuổi theo. Bộ đội hành quân hết lên đèo lại xuống dốc không gặp một quãng bằng. Những rừng tre, vầu khô xác tiếp nối những rừng đại ngàn.
Trưa ngày 29 tháng 1 năm 1954, tiểu đoàn 89 đi đầu, vừa dừng chân bên một nương thuốc phiện nở đầy những bông hoa trắng, hoa tím chợt nghe tiếng súng. Đại đội đi phía sau dẫn lên hai tên phỉ. Chúng khai thuộc toán biệt kích được quân Pháp trao nhiệm vụ quấy rối bộ đội trên đường tiến quân. Chúng bị bắt khi đang nổ sửng nhắm vào những người cưỡi ngựa. Đó chính là trung đoàn phó Ngọc Dương và phó chính ủy Hồng Cư được phán công đi với tiểu đoàn. Ta biết quân địch đã phát hiện cuộc tiến quân, chúng sẽ tăng cường phòng ngự hoặc rút chạy khỏi Mường Ngòi, cần phải tăng thêm tốc độ hành quân.
Chiều ngày 30, tiểu đoàn 89 tới bản Buổi Sen, cách đôn Mường Ngòi 5 kilômét. Trời sắp tối, bộ đội dừng lại chuẩn bị chiến đấu. Bất thần một toán lính mặc áo vàng khá đông lao vào giữa đội hình. Ta tiêu diệt một số tên chống cự và bắt sống hai chục tên. Bọn địch khai chúng từ phía Mường Khoa bị đuổi đánh rút chạy về đây. Các đồng chí chỉ huy trung đoàn phán đoán địch ở Mường Ngòi có thể rút chạy. Trung đoàn phó Ngọc Dương, người đã chỉ huy tiểu đoàn 79 trong trận truy kích Sầm Nưa, lập tức ra lệnh cho bộ đội tiến quân thật nhanh mặc dù anh em chưa kịp ăn cơm. Nhưng khi họ tới Mường Ngòi thì !!!5683_4.htm!!! Đã xem 204708 lần.


Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 21 tháng 6 năm 2005