Chương 6
CON NHÍM ĐIỆN BIÊN PHỦ

THỜI gian đầu, việc xây dựng công trình phòng ngự ở Điện Biên Phủ do đại đội công binh của binh đoàn không vận số 2 chịu trách nhiệm. Công việc chủ yếu của linh công binh là sửa chữa đường băng sân bay và bắc cây cầu gỗ qua sông Nậm Rộm nối liền sân bay với làng Mường Thanh và đường 41. Năm ngày sau khi quân Pháp nhảy dù, chiến đakôta đầu tiên hạ cánh xuống sân bay. Những tiểu đoàn dù tự xây dựng công sự phòng thủ bịt con đường phía bắc, tử Lai Châu xuống, cũng như phía tây - nam, từ Lào sang, ngăn không cho bộ đội ta tiếp cận sân bay, và trên những mỏm đồi phía đông sau này là trung tâm đề kháng êlian (Eliane). Cấu trúc tập đoàn cứ điểm mới được phác họa trên những nét lớn.
Việc xây dựng công trình phòng ngự lâu dài chỉ thực sự bật đầu khi bộ chỉ huy Pháp biết tin những đại đoàn chủ lực của ta đang vận động lên Tây Bắc. Ngày 4 tháng 12 năm 1953, tiểu đoàn công binh số 31 được đưa lên Điện Biên Phủ thay thế đại đội công binh dù. Công việc trước tiên của tiểu đoàn là dùng ghi sân phủ toàn bộ 6.000 m2 đường băng cho máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh. Những tấm ghi này có thể thay thế hữu hiệu đường băng bê tông trong một thời hạn nhất định.
Những ngày sau đó là cuộc không vận tăng viện Ồ ạt cho Điện Biên Phủ. Một số đơn vị dù được đưa về Hà Nội làm lực lượng dự bị và thay thế bằng những đơn vị lê dương thích hợp với cuộc chiến đấu phòng ngự hơn. Pháo không giật và những khẩu pháo 105 kém chất lượng chuyển từ Lào sang thời kỳ đầu cũng được thay thế bằng pháo 105, 155 và cối 120, nhiều khẩu mới nhận của Mỹ.
Ngày 16 tháng 12 năm 1958, Đờ Cát ra lệnh cho tất cả các đơn vị phải củng cố vị trí chống được pháo 105 của đối phương. Muốn vậy, nắp hầm phải có hai lớp khúc gỗ đường kính 15 xăngtimét cánh _nhau một mét đất được lèn nhặt, bên trên co những bao tải đất để chống mảnh nổ. Việc bảo vệ một tiểu đội chiến đấu chống lại pháo 105 cần tới 30 tấn nguyên liệu. Xuyđơra (Sudrat), chỉ huy tiểu đoàn công binh, tính toán muốn xây dựng một công trình phòng ngự cho 12 tiểu đoàn ở Điện Biên Phủ phải có 36.000 tấn vật liệu.
Quân Pháp ra lệnh phá nhà sàn của dân thu được 2.200 tấn gỗ tốt. Cuộc không vận tăng viện cho Thượng Lào thu hút phần lớn máy bay vận tải. Cuối cùng, bộ chỉ huy Pháp chỉ đáp ứng được con số tối thiểu: 8.000 tấn; trong đó, có 3.000 tấn dây thép gai, 510 tấn ghi lát cho sân bay chính ở Mường Thanh và sân bay dự bị ở Hồng Cúm, 44 tấn cấu kiện xây dựng một chiếc cầu Bailey, 70 tấn gồm 5 chiến xe ủi đất, 4,5 tấn thép, 130 khối gỗ và 30.767 trái mìn các loại. Theo Xuyđơla, số vật liệu này chỉ đủ cho trận địa phân khu trung tâm, trung tâm truyền tin và phòng X quang trong bệnh viện dưới lòng đất, số còn lại phải do các đơn vị tự xoay xở bằng cách thu thập tại chỗ! Tập đoàn cứ điểm hình thành với ba phân khu: phân khu trung tâm, phân khu bắc, và phân khu nam.
Phân khu trung tâm nằm chung quanh sân bay Mường Thanh, co năm trung tâm đề kháng: Huy ghét (Huguettc gồm một số cứ điểm nằm ở tây sân bay, hữu ngạn sông Nậm Rộm; Clôđin (Claudine), gồm những cứ điểm nằm ở nam sân bay, hữu ngạn sông Nậm Rộm; êlian (éliane), gồm những cứ điểm ở phía đông phân khu trung tâm, tả ngạn sông Nậm Rộm; đôminích (Dominique), gồm những cứ điểm ở đông sân bay, tả ngạn sông Nậm Rộm; và êpéeviê (Epervier), cơ quan sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm.
Hai phần ba quân địch cùng với trên 30 cứ điểm liên kết với nhau thành một khối rắn chắc quanh sân bay và dãy đồi ở phía đông cánh đồng. Đây sẽ là nơi quyết định thành bại của trận đánh.
Một trung tâm đề kháng không nằm trong phân khu trưng tâm nhưng lại gắn liền với nó là Bêatơtixơ (Béatrice), gồm những cứ điểm ở bằc phân khu 2,5 kilômét, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta từ Tuần Giáo tiến vào theo đường 41.
Để bảo vệ cho phân khu trung tâm từ xa ở hướng bâc trên con đường tử Lai Châu về, có phân khu bâe, gồm hai trung tâm đề kháng: Gabơrien i ư urielle), nằm cách xa phân khu trung tâm 4 kilômét, và An nơ Mai (An nc Marie), nằm gần sân bay Mường Thanh.
Để bạo. vệ phân khu trung tâm ở phía nam có phân khu Idaben (Isabelle) nằm cách phân khu trung tâm 5 kilômét trên con đường sang Thượng Lào. Idaben với trên hai ngàn quân và một sân bay cùng với phân khu trung tâm Mường Thanh co thể ứng cứu, chi viện cho nhau bằng hỏa lực và bộ binh khi bị tiến công.Bộ chỉ huy Pháp đưa tới sân bay Mường Thanh 6 máy bay trinh sát và một phi đội máy bay ném bom - tiêm kích, do thiếu tá Ghêranh (Jacques Guérin) chỉ huy. Quân Pháp đã xây dựng những nơi trú ẩn cho máy bay khi không làm nhiệm vụ.
Đấu tháng Mười hai, Đờ Cát thấy cần phải có những xe tầng hạng nhẹ cho Điện Biên Phủ, 10 trong số 18 thiếc M.24 Chaffec của Hoa Kỳ mới viện trợ, được chuyển tới Điện Biên Phủ bằng một cầu hàng không đặc biệt gồm năm chiến máy bay C.47 và hai máy bay vận tải Bristol của Anh.
Mặc dù biết ta không có máy bay, nhưng thiếu tá Vôn (Vaughn), cố vấn Mỹ ở tập đoàn cứ điểm, khuyên ĐỜ Cát nên yêu cầu Hà Nội chuyển cho mình loại trọng liên cao xạ 12,7 ly bốn nòng; anh ta nói mình đã chứng kiến những khẩu súng này biến những đợt tiến công của quân địch thành những mảnh vụn trên chiến trường Triều Tiên. Và Đờ Cát đã được đáp ứng.
ĐÃ tới lúc nên điểm diện những nhân vật và những đơn vị liên quan trực tiếp đến sự thành bại ở Điện Biên Phủ.
Nhiều người trong cơ quan chỉ huy Pháp ở Đông Dương gọi Điện Biên Phủ là "trận đánh của Tổng chỉ huy" (la bataillc du Généchef). Đúng là không có Nava thì không có việc đưa quân lên Tây Bắc trong đông Xuân 1953-1954. Nava cũng tự nhận là tác giả con nhím Điện Biên Phủ và mình chịu trách nhiệm về nó. Do đó, mọi quyết định lớn ở Điện Biên Phủ đều thuộc quyền tổng chỉ huy. Theo bảo Time, một quan chức cao cấp ở Oasinhtơn đánh giá "Nava là một người can đảm, kiên quyết và giấu tưởng tượng. ông ta biết nghề nghiệp cửa mình, có bản lĩnh quân sự và chính trị hạng nhất... ông ta đứng đầu một kíp mới có vẻ như xuất sắc".
Cônhi là người trực tiếp với trận đánh. Cônhi lúc đầu không tán thành cuộc hành binh Castor, sau đó lại rất đồng tình với việc.xây đựng ở đây một tập đoàn cứ điểm "kiểu Nà Sản" để giành chiến thắng. Lực lượng ở Điện Biên Phủ, trừ ba tiểu đoàn ở Lai Châu chuyển về, đều lấy từ đồng bằng Bắc Bộ. Cônhi đã làm tất cả những gì có thể làm được cho canh bạc này.
Tướng Gin là người đã chỉ huy tập đoàn cứ điểm Nà Sản và đánh chiếm Điện Biên Phủ nhưng không có vai trò gì lớn trong trận đánh. ông ta đã khôn ngoan viện lý do mình là sĩ quan dù không thích hợp với nhiệm vụ để sớm rút khỏi sân khấu. Một số người được gợi ý đảm đương trọng trách này đã từ chối, vì không muốn sự nghiệp của mình sẽ tiêu ma, Cuối cùng, cả Cônhi và Nava thống nhất chọn Đờ Cát. Sau cuộc chiến, qua lời khai của tù binh cũng như qua sách báo phương Tây, chúng ta có điều kiện hiểu thêm về những nhân vật chủ chốt của tập đoàn cứ điểm.
Đờ Cát (Christian Maric Ferdinand de la Croix de Castries), chỉ huy trưởng, 52 tuổi, được biết đến trong quân viễn chinh vì nguồn gốc quý tộc của mình và lòng dũng cảm. Đờ Cát tham gia nhiều trận đánh ở Pháp, Đức, Ý, và Đông Dương. Tháng 4 năm 1940, với 60 binh lính, Đờ Cát đã cầm cự suốt ba ngày với một tiểu đoàn quân Đức và chỉ chịu trở thành tù binh khi đã bị thương và bắn hết đạn. Đờ Cát ba lần trốn khỏi trại giam, và thành công lần cuối bằng cách cùng với hai mươi sĩ quan khách đào một đường hầm. Đờ Cát đã vượt một chặng đường dài đầy khó khăn từ Đức trở về Pháp rồi đến với lực lượng kháng chiến Pháp ở Bắc Phi.
Riêng với những thành tích này Đờ Cát đủ xứng đáng được lựa chọn làm người chỉ huy một công trình phòng ngự quan trọng. Đờ Lát đờ Tátxinhi đã chỉ định Đờ Cát sang Đông Dương lần thứ hai, và trao nhiệm vụ chỉ huy Khu Nam đồng bằng Bắc Bộ. Nava đã biết Đờ Cát trước đó hai mươi năm ở tập đoàn quân 1, khi Đờ Cát còn là sĩ quan hậu cần, và sau đó là đại đội trưởng trong binh đoàn thiết giáp Ma rốc thứ ba (3è Spahis Marocain) của Nava trong chiến dịch Alsace.
Có người hỏi Nava vì sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá? Nava trả lời: cả tôi lẫn Cônhi đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lâm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định: trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Đờ Cát?".
Một nhân vật thứ hai giữ vai trò quan trọng tại tập đoàn cứ điểm là Lănggơle. Sau cuộn chiến, nhiều người nói Lănggơle mới thực sự là người chỉ huy ở Điện Biên Phủ, tuy về chức vụ, ông ta chỉ là phó của Đờ Cát.
Lănggơle được coi là dũng cảm và quyết đoán trong chỉ huy, đã cùng với binh đoàn không vận số 2 của mình nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Hai nhân vật này đều là những sĩ quan chuyên nghiệp khá điển hình trong quân đội Pháp, nhưng lại có những xuất xứ và cá tính trái ngược nhau.
ĐỜ Cát thuộc một dòng họ có quá trình binh nghiệp lâu đời, ông cha đã nhiều người làm tướng, có người làm tới thống chế, bộ trưởng hải quân. Lănggơle chỉ là một người dân của xứ Brơtanhơ (Bretagne) nghèo nàn ở miền tây nước Pháp. Nhưng Đờ Cát lại xuất thân từ một lính ky binh thực thụ, sau đó được đưa đi đào tạo thành sĩ quan Lănggơle trái lại, là một sĩ quan được đào tạo cơ bản từ đầu tại trường quân sự Saint Cyr nổi tiếng. Đờ Cát luôn luôn tỏ ra nhẹ nhàng, lịch thiệp, sống cách biệt với cấp dưới. Lănggơle thính sống cô độc, nói năng cục cằn, hay cáu kỉnh, nhưng lại rất gắn bó với binh lính.
Bigia (Marcel Mauricc Bigeard), chỉ huy tiểu đoàn dù thuộc địa số 6, có lẽ là nhân vật tiêu biểu nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bigia nổi tiếng là một viên chỉ huy bất trị, hay cãi khi cấp trên ra mệnh lệnh không hợp ý mình, nhưng lại biết ứng phó khi gặp khó khăn trong chiến đấu. Bigia thường nói với binh linh:
"Hãy tập nhìn thẳng vào cái chết. Người ta sinh ra anh để mà chết. Hãy đi đến nơi cái chết đang chờl. Nhiều bạn bè không chịu được Bigia, nhưng y lại được binh lính mến phục. Bigia nhanh chóng trở thành chỉ huy phó của khu trung tâm tập đoàn cứ điểm. Bigia và tiểu đoàn dù 6 không xa lạ với bộ đội ta. Ở Nghĩa LỘ trong chiến dịch Tây Bầe, trung đoàn 165 đã đánh đuổi tiểu đoàn này đến bờ sông Đà, sau đó nó phải trở về Hà Nội để củng cố. Bigia là nhân vật nhl u lấn trực tiếp chạm trán với bộ đội ta ở Điện Biên Phủ trong những trận phản kích quyết liệt. Một thời gian sau Điện Biên Phủ, Bigia trở thành bộ trưởng Quốc phòng Pháp.
Cả ba viên sĩ quan này đều tới Đông Dương rất sớm.
Đờ Cát có mặt từ năm 1946, chỉ huy một đơn vị cơ giới nhẹ, co tiếng là sục sạo giỏi. Lănggơle đã chiến đấu với vệ quc đoàn và tự vệ trên đường phố Hà Nội mùa Đông năm 1946, đã ở biên giới Việt - Trung, Trung Bộ, Thượng Lào. Bigia tới Sài Gòn từ thời tướng Lơeléc, tháng 10 năm 1945, và suốt tám năm chưa hề rời chiến trường. Bi gia đã dành nhiều thời gian tìm hiểu cánh đánh của ta. Sau khi nhận chức ngày 8 tháng 12 năm 1953, Đờ Cát đã bật tay vào việc, xây dựng công trình phòng ngự lâu dài, và yêu cầu nâng quân số tập đoàn cứ điểm lên 12 tiểu đoàn gồm những đơn vị co chất lượng. Cônhi đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu này Trừ 2 tiểu đoàn bộ binh Thái và 1 tiểu đoàn dù ngụy là người bản xứ, do những sĩ quan Pháp chỉ huy, số còn lại đều là những đơn vị âu Phi được lựa chọn trong các binh.đoàn cơ động, gồm 5 tiểu đoàn bộ binh và dù lê dương, 4 tiểu đoàn Bắc Phi. Tất cả đều là những đơn vị. có truyền thống lâu đời hoặc đã được thử thách nhiều trong chiến đấu và có chỉ huy tốt.
Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 của bán lữ đoàn lê dương thứ 13 (13è DBLE) được coi là một trong những đơn vị huyền thoại của quân đội Pháp, chưa hề thua trận kể cả những ngày đen tối trong đại chiến thế giới lần thứ hai.
Bộ đội ta đã từng chạm trán với bán lữ đoàn này trong chiến dịch HOÀ Bình và những trận càn quét lớn ở đồng bằng Bắc Bộ. Tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh lê đương số 2 (112 REI), tiêu đoàn 3 trung đoàn bộ binh lê dương số 3 (313 BEI) là những tiểu đoàn mạnh gồm phần lớn binh linh người Đức nhưng cũng có cả người ý, người Tây Ban Nha, người Nam Tư.
Tiểu đoàn dù lê dương số 1, tiểu đoàn dù xưng kích số 8 thuộc binh chúng con cưng mà người Pháp rất tự hào, vẫn được dùng để quyết định chiến trường. Chúng được chọn làm lực lượng phản kích của tập đoàn cứ điểm..
Các đơn vị lê dương vốn được coi là nòng cốt của quân đội viễn chinh.
Tiểu đoàn 2 trung đoàn bộ binh Angiêri số 1 (2/1 RTA), tiểu đoàn 3 trung đoàn bộ binh Angiêri số 3 (3/3 RTA), tiểu đoàn 5 trung đoàn bộ binh Angiêri số 7 (5/7 RTA), tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh Marốc số 4 là những đơn vị tin cậy từng tham gia những trận đánh ở Nam Bộ, Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và ở Lào. Tiểu đoàn Thái số 2 (BT 2), tiêu đoàn Thái số 3 (BT 3) là những lực lượng đã được thử thách tại Nghĩa LỘ và Nà Sản.
Xuất thân từ pháo binh, Cônhi rất coi trọng hỏa lực.
Từ thời Napôlêông, nước Pháp đã tự hào về pháo binh. Người ta quyết định chọn cho Đờ Cát một viên phó chỉ huy đặc trách pháo binh. Đó là đại tá Pirốt (Charles Piroth). Pirốt đã mất cánh tay trái trong một trận đánh tại Ý năm 1943, và vẫn được giữ lại trong quân đội vì những kinh nghiệm chuyên môn giỏi của mình. Theo ý kiến của Công, chàng pháo thủ Pirốt là sự bổ sung tuyệt vời cho những ky sĩ Đờ Cát.
Những đơn vị pháo binh giỏi được điều lên Điện Biên Phủ. Đó là tiểu đoàn 3 trung đoàn pháo thuộc địa thứ 10 (3110è RAC), một đơn vị pháo phối thuộc với bán lữ đoàn lê dương thứ 13. Tiểu đoàn thứ hai thuộc trung đoàn pháo thuộc địa thứ tư (4è RAC), trung đoàn pháo kỳ cựu nhất của Pháp ở châu á, đã có mặt tại Bắc Kỳ từ những năm 1883-1885 và trong- cuộc xâm lăng vào Trung Quốc năm 1890 ở Thiên Tân, Bắc Bình. Trọng pháo 155, loại pháo lớn nhất của quân đội Pháp tại Đông Dương, được đưa lên Điện Biên Phủ. Ngoài hai tiểu đoàn pháo rất đáng tin cậy, còn có ba đại đội cối hạng nặng 120, mặc dù bắn không xa và không thật chính xác, nhưng với cách bắn cầu vồng co thể phá hoại các giao thông hào của đối phương. Loại pháo này được trang bị cho các trung tâm đề kháng trọng yếu.
Theo cách đánh giá của phương Tây thì khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng.2,5 kilômét vuông đã có tới 12 khẩu 105, 4 khẩu 155, 24 khẩu cối 120 và 81 và một số dự trữ đạn dược đồ sộ (tương đương từ 6 đến 9 cơ số đạn trước trận đánh) là quá mạnh.
MỘT điều chúng ta còn ít chú ý là ngay từ đầu bộ chỉ huy Pháp đã không coi căn cứ bộ binh - không quân Điện Biên Phủ là một điểm ngăn chặn đơn thuần; quân Pháp không phòng ngự một cách bị động chờ bộ đội ta tới tiến công. Mười ngày sau khi nhảy dù xuống Mường Thanh, ngày 30 tháng 11 năm 1953, Cônhi chỉ thị cho binh đoàn đồn trú phải tiến hành ngay những cuộc hành binh thọc sâu vào phía sau đối phương, bắt liên lạc với những đơn vị biệt kích tại Tây Bắc, hỗ trợ cho lực lượng này đẩy mạnh các hoạt động quấy rối. Pháp chủ trương đưa cuộc chiến vào hậu phương ta để bảo vệ cho khu vực mới chiếm đóng.
Bécna Phôn đã ghi lại một cách khá đầy đủ những hoạt động giải tỏa của Đờ Cát trong thời gian này. Đầu tháng 12 năm 1954, tiểu đoàn dù xung kích số 8 do Tua rê chỉ huy, được tăng cường một đại đội ngụy Thái tiến lên phía bậc. Chúng hành quân hai ngày lên tới Mường Pồn và dãy núi Pha Thông không gặp trở ngại.
Trong khi đó, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 của Xukê (Souquet) và một bộ phận của tiểu đoàn 2 trung đoàn dù tiêm kích số 1 (211 RCP) của Brêsinhắc (Bréchignac) tiến thẳng theo đường 41 về.phía đông. Những tên lính dù đi nghênh ngang, không đề phòng gì nhiều vì chúng tin là chưa đơn vị nào của ta kịp có mặt ở vùng này. Ra khỏi Mường Thanh chưa đầy 5 kilômét, bất thần một loạt đạn súng cối và lựu đạn giáng xuống giữa đội hình đại đội 1. Chỉ trong ít phút trung đội đi đấu bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tiếp đó là những đợt xung phong liên tiếp của bộ đội ta. Đôi bên chiến đấu giáp lá cà bằng lưỡi lê dao găm, lựu đạn. Nhờ co nhưng loạt đạn pháo từ Mường Thanh, đại đội 1 thoát khỏi bị tiêu diệt 14 lính dù chết, 26 người khác bị thương nam la liệt trên mặt đất.
Cuối cùng, quân địch phát hiện ra kẻ gieo tai họa là tiểu đoàn 888 của trung đoàn 176 đại đoàn 316. Cônhi tới xem xét, quyết định lập ngay một cứ điểm trên mỏm 506 bên đường 41, phía tây bản Him Lam 300 mét.
Những ngày tiếp theo, những cuộc hành binh khác lại tiếp tục với quân số lớn hơn. Nhưng chúng vẫn rơi vào những trận địa phục kích của ta, buộc phải rút lui sau khi binh đoàn biệt kích không vận hỗn hợp của Tây Bắc từ Lai Châu rút chạy về Điện Biên Phủ bị tiêu diệt, Đờ Cát quyết định phải bắt liên lạc với lực lượng của Crevơcơ từ Lào tiến sang. Cánh quân này bị những đơn vị của trung đoàn độc lập 148 chặn đánh đã dừng lại ở Sốp Nạo.
Ngày 21 tháng 12 năm 1953, binh đoàn không vận số 2, do chính Lănggơle chỉ huy, tiến về phía tây Điện Biên Phủ. Tới Mường Khoa, lực lượng này chạm phải tiểu đoàn 920 của 148. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt ngày.. Và nó còn tiếp diễn gay gắt hơn trên đường đi.
Ngày 23 tháng 12, hai cánh quân của Lănggơle và Crevơcơ gặp nhau tại Sốp Nạo sau đó, Lănggơle quay về Điện Biên Phủ. Sợ vấp trung đoàn 148 một lần nữa, Lănggơle phải mở một con đường mới xuyên rừng. Để giữ bí mật, máy bay không thả dù tiếp tế dọn đường.
Mặc dù đã vứt bỏ lại tất cả những trang bị nặng, binh lính vẫn phai trải qua một cuộc hành quân cực kỳ bi đát vừa đói vừa khát, chui lủi giữa rừng sâu rậm rịt, đầy muỗi vắt. Ngày 26 tháng 12, cả bọn reo lên khi nhìn thấy Điện Biên Phủ. Nhưng vẫn chưa kết thúc. Một phát súng lẻ loi không biết từ đâu xuất hiện, quật ngã vĩnh viễn một tên lính dù... Lănggơle rút ra kết luận: không thể có ảo tưởng thiết lập quan hệ thường xuyên giữa vùng rừng núi cực kỳ hiểm trở với bất cứ một vị trí nào ở gần nhất trên đất Lảo. Chiến thuật thọc sâu vào hậu phương ta đã chấm dứt với cuộc hành binh sang Thượng Lào của Lănggơle.
Đờ Cát vẫn trung thành với chủ trương đẩy những hoạt động của bộ đội ta ra xa tập đoàn cứ điểm chừng nào hay chừng ấy, chuyển sang những cuộc hành binh tuần tiễu ở phạm vi hạn chế chung quanh Mường Thanh nhằm phát hiện sự hiện diện của quân ta, những vị tri trú quân, đặc biệt là những trận địa pháo.
Cuối tháng Mười hai có những dấu hiệu đối phương đã tiến đến quá gần. Ngày 28, viên trung tá tham mưu trưởng của tập đoàn cứ điểm chết vì một tràng đạn tiểu liên cách Bản Kéo vài trăm mét. Ngày 29, tiểu đoàn 3 của bán lữ đoàn lê dương thứ 13 vừa ra khỏi bản Him Lam đã bị hỏa lực của ta chặn lại. Cùng lúc, một tiểu đoàn bộ binh Bắc Phi từ Hồng Cúm đi ra khỏi khu trung tâm đề khảng vài kilômét cũng vấp phải một trận địa của ta.
Đờ Cát biết mình đã bị đối phương bao vây khá chặt, cần gấp rút chuẩn bị cho trận đánh phòng ngự, và phải tiến hành ngay những cuộc hành binh giải tỏa.
Ngày 31 tháng 1 năm 1954, lần đầu đường băng sân bay và những cứ điểm ở êlian vả đôminích bị oanh tạc bằng những trái đạn sơn pháo 75. Một máy bay nằm trên đường băng bị trùng đạn. Quân địch phát hiện có ít nhất hai trận địa pháo nằm trên những cao điểm ở ngay bên trong thung lũng. Tiểu đoàn Angiêri số 5 và tiểu đoàn ngụy Thái số 3 đượm lệnh xuất phát từ Gabơrien tiến về cao điểm 633, nằm cách đồi Độc lập không đầy 1 kilômêt về phía bắc.
Quân địch bị đặt trước hai luồng đạn liên thanh bân chéo cánh sẻ của những lực lượng ẩn náu ngụy trang rất ky buột phải lùi xuống. Buổi sáng địch mở liên tiếp nam đợt tiến công nhưng đều thất bại. Chúng gọi pháo bắn và máy bay thả bom xuống trận địa của ta. Buổi chiều, quân địch lại mở tiếp hai đợt tiến công. Tại đây ta chỉ có một trung đội của đại đội 915 thuộc tiểu đoàn 542 trung đoàn 165 (312), với 27 người do trung đội trưởng Trần ĐỘ chỉ huy. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm đánh phòng ngự, nhưng với quyết tâm không để quân địch lọt vào khu vực trận địa pháo và sở chỉ huy trung đoàn ở gần đó, nhiều chiến sĩ đã bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu đánh lui quân địch. Buổi chiều chúng phải rút lui với những thiệt hại nặng nề. Trung đội được Bộ chỉ huy chiến dịch tặng huân chương. Cao điểm 633 từ đó được gọi là đồi 75.
Ngày hôm sau, tiểu đoàn dù lê dương số 1 tiến về phía đông Mường Thanh, tới dãy cao điểm nằm cách tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 5 kilômét. Chúng tiến lên cao điểm 781, một trong những trái đồi được bộ đội ta đặt tên là Đồi Xanh vì màu co cây xanh mướt. Chúng vấp phải trận địa phòng ngự của đại đội 925 tiểu đoàn 255 trung đoàn 174 (316). Hỏa lực mạnh của ta làm cho đại đội đi đầu chết và bị thương một số tên phải lùi xuống địch dùng pháo 105 và cối 120 ly bắn dồn d.ập, và cho một đại đội men theo sườn phía nam tiến lên đỉnh đồi. Ở đây có trận địa một tiểu đội do tiểu đội trưởng Đinh Văn Niết chỉ huy. Tiểu đội dùng tiểu liên và súng trường chống cự với quân địch. Những tên lính dù đầu tiên tới gần mép hào bị tiểu liên của Niết bắn gục. Số đi sau dính lựu đạn của tiểu đội. Tuy nhiều tên bị thương vong, nhưng thấy lực lượng ta ít, địch tiếp tục từ hai phía xông lên. Trong lúc trận địa có thể bị mất, Hoàng Văn Nô, một chiến sĩ người Nùng mới hai mươi tuổi nhảy khỏi giao thông hào dùng lưỡi lê đâm chết một tên địch, và đâm tiếp một tên khác. Hành động của NÔ cổ vũ cả tiểu đội. Tất cả các chiến sĩ khác cùng nhảy vọt ra khỏi hào lao vào quân địch với những chắc lưỡi lê tuốt trần. Hoảng sợ trước lối đánh quyết liệt của ta, địch quay đầu tháo chạy. Tiểu đội Niết đuổi theo. Hoàng Văn NÔ lần thứ năm lao tới một tên địch to lớn gấp rưỡi mình. Một tên chạy phía trước ngoái lại nhả một băng tiểu liên ngăn chặn những người truy đuổi. NÔ ngã xuống với thiếc lưỡi lê đã cắm sâu vào ngực tên địch khi trận đánh đã kết thúc.
Trong trận này, một tiểu đội của ta đã đánh lui một đại đội địch. Chúng bỏ lại trên Đồi Xanh gần hai chục xác chết. Ta đã bắt địch phải chịu đựng cái chết mà không sợ nhất: chết vì lưỡi lê! Chiến sĩ Hoàng Văn NÔ được Bộ chỉ huy chiến dịch truy tặng danh hiệu duy nhất trong chiến tranh: "Dũng sĩ đâm lê".
Quân địch đã phát hiện ra pháo ta không nằm ở sườn núi phía sau như dự đoán, mà nằm một cách thách thức ở sườn núi đối diện với Điện Biên Phủ, trực tiếp đe dọa nhiều cứ điểm bằng đạn bắn thẳng. Những khẩu pháo này đã được ngụy trang rất kỹ. Những trận phản pháo cũng như các loại máy bay B.26, Bearcat đã tỏ ra bất lực trong việc loại trừ chúng. Bộ chỉ huy Pháp trao nhiệm vụ cho tất cả các đơn vị tiến hành những cuộc hành binh trinh sát phải làm bằng được việc này.
Ngày 6 tháng 2 năm 1954, Lănggơle chỉ huy một lực lượng gồm binh đoàn không vận số 2, tiểu đoàn Thái số 2, tiểu đoàn bộ binh Ma rốc số 1, một đơn vị lê dương súng phun lửa và một tnmg đội công binh mang theo rất nhiễu chất nổ, tiếp tục mở cuộc tiến công lên cao điểm 781.
Địch tiến quân rất thận trọng. Chúng đi theo đường 41 về phía đông, tới bản Him Lam, bố trí tiểu đoàn dù lê dương 1 ở đây làm lực lượng dự bị và bảo đảm đường rút lui, rồi cho toàn bộ lực lượng vòng lại theo hướng đông nam mở cuộc tiến công. Chúng không gặp trở ngại gì dọc đường. 11 giờ 15, tiểu đoàn Ma rốc đi mở đường lên gần tới đỉnh đồi cháy, nằm trước cao điểm 781, báo cáo Về Vẫn không thấy bóng dáng Việt Minh. Chúng thưa biết đã tới gần trận địa của tiểu đoàn 439 trung đoàn 98 (316). Tiểu đội tiền tiêu chờ những tên lính Ma rốc đến cách 30 mét mới bất thần nổ súng. Mười tên địch bỏ xác tại chỗ. Tiểu cuội tiếp tục đánh lui hai đợt xung phong nữa của địch rồi mới rút về trận địa chính trên cao điểm. 13 giờ, đại đội 3 và đại đội 4 Marốc bị tiến công. 13 giờ 45, đến lượt tiểu đoàn Thái. Các đơn vị này bị đóng đinh tại chỗ. Riêng đại đội Ma rốc số 1, nhiều lần liều chết vượt qua những luồng đạn súng máy dày đặc xông lên cao điểm 781. Nhưng phòng bị liên tiếp đánh lui. 16 giờ 30, Lănggơle phải ra ''lệnh rút lui về Him Lam. Cả đoàn quân kiệt sức khi trở lại vị trí.
Theo báo cáo của tiểu đoàn 439 thì ngày hôm đó ta diệt được hơn 60 tên địch. Nhật ký hành quân trong ngày của Pháp ghi cụ thể hơn: ''93 người chết, trong đó có 3 sĩ quan và 12 hạ sĩ quan. Riêng tiểu đoàn Ma rốc chết 1 người, bị thương 50 người, trong đó có những người bị trúng đạn pháo của Pháp bắn yểm hộ quá gần, mất tích 5 người. Đại úy Phaxti (Faisti) bị thương và chết ngay 11 tháng 21''.
Những cuộc không vận tăng viện cấp tốc cho Thượng Lào đã thu hút hầu hết khả năng của không quân vận tải. Số lượng đồ tiếp tế hàng ngày cho Điện Biên Phủ giảm sút ghê gớm. Đờ Cát dằn dỗi với Cônhi là với tình hình đạn dược, lương thực như hiện nay, cấn đình hoãn những cuộc tiến công thăm dò ra vùng phụ cận tập đoàn cứ điểm. Cônhi coi đó là điều không thể chấp nhận. Nava không biết giải quyết ra sao. Ngày 2 tháng 2 năm 1954, Nava gợi ý Cônhi nên rút quân số của tập đoàn cứ điểm từ 12 xuống 9, thậm chí 6 tiểu đoàn.
Cônhi kịch liệt phản đối, với lý do dù 308 đã sang Lào nhưng ở Điện Biên Phủ đối phương vẫn còn một số lực lượng gấp đôi quân đồn trú, những hoạt động giải tỏa trong thời gian qua của Đờ Cát ra vùng chung quanh đều bị chặn đứng. Cônhi cho rằng nếu muốn giảm bớt lực lượng quân đồn trú thì tốt hơn cả là rút hết khỏi thung lũng Mường Thanh!..
Đờ Cát một mặt ra sức củng cố trận địa phòng ngự, một mặt tiếp tục huy động lực lượng bộ binh, có pháo binh và xe tăng yểm hộ, tiến hành liên tiếp những cuộc hành bỉnh trinh sát ra vùng chung quanh cố tìm cách loại trừ những 1 khẩu sơn pháo đã xuất hiện.
Về phía chúng ta, điều quan trọng là phải giữ bí mật công tác xây dựng trận địa đang khẩn trương triển khai không xa quân địch, đồng thời sẵn sàng đánh địch nếu chúng rút lui Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định chỉ sử dụng những đơn vị nhỏ, lợi dụng địa hình, địa vật và công sự, kiên quyết đẩy lùi những cuộc tiến công.
Đại đoàn 316 đã biến khu vực Đồi Xanh gồm nhiều cao điểm 781, 754, 518, 502... thành một bức thành ngăn cảnh đồng Mường Thanh với dãy núi Tà Lũng ở phía trong, nơi bộ đội ta đang triển khai xây dựng trận địa.
Các đơn vị phòng ngự rút kinh nghiệm những trận đầu tiên, xây dựng trận địa theo thế liên hoàn, củng cố công sự chắc chắn có mái chc chống lại pháo địch. Về mặt chiến thuật không dàn mỏng lực lượng, chỉ để một bộ phận phòng ngự ở phía trước kết hợp với lực lượng cơ động mạnh sẵn sàng phản kích..
Ngày 11 tháng 2, Lănggơle tung ra một cuộc hành binh nhằm mục đích quét sạch tuyến cao điểm ''ở phía đông, nơi bị nghi là có những trận địa pháo binh và cao xạ của ta. Lực lượng gồm ban tham mưu của binh đoàn không vận số 2, tiểu đoàn dù lê dương số 1, tiểu đoàn 3 trung đoàn lê dương số 3, tiểu đoàn 3 trung đoàn Angiêri số 3, hai trung đội xe tăng, một bộ phận công binh, một đại đội của tiểu đoàn dù xung kích số 8 và một đại đội ngụy.
Tiểu đoàn bộ binh Angiêri sô 3 đi theo đường 41 vòng về phía con đường mòn ở phía đông chiếm cao điểm 477 và tiến đến cao điểm 781. Tiểu đoàn lê dương dù 1 chiếm cao điểm 670 để có thể tiến sang cao điểm 781 tiếp theo tiểu đoàn Angiêri số 3. Tiểu đoàn 3 lê dương tiến lên cao điểm 700.
ở các hướng quân Pháp đều bị chặn đánh bằng những hỏa lực rất mạnh hoặc những trận phản kích tạt sườn. Bản tổng kết của Pháp trong ngày 11 tháng 2:
"Phía Pháp: chết 5, bị thương 40, mất một khẩu súng; phía Việt Minh: chết 2".
Ngày 12, lúc 7 giờ, cuộc hành binh tiếp tục với những chiến xa mở đường. Một mũi tiến công hướng lên phía đông bắc nhắm vào trận địa phòng ngự của 312.
Sự yểm trợ của những máy bay ném bom B.26 đã cổ vũ tinh thần của đoàn quân. 10 giờ, đại đội 2 Angiêri tới được sườn phía đông cao điểm 674, nhưng nó đã bị chặn đứng tại chỗ cho tới buổi chiều. Mặc dù bị pháo bắn phá rất dữ dội, đối phương vẫn trụ vững trong những công sự trên đồi 674 ngăn chặn có hiệu quả mọi đợt tiến công. 15 binh lính chết và bị thương. 16 giờ, tiểu đoàn 3 Angiêri đóng ở bản Khe Chít được lệnh đưa đại đội 10 đi đón những lực lượng tham chiến quay về...
Trong thực tế, ngày hôm đó trên cao điểm cao 674 ta chỉ có một tiểu đội do đồng chí Mai chỉ huy cùng với năm chiến sĩ quân báo của trung đoàn 141. Họ đã đánh lui bốn đợt xung phong của quân địch.
Theo Bécna Phận thì từ ngày 6 tháng 12 năm 1953 đến 13 tháng 3 năm 1954, Đờ Cát đã huy động già nửa lực lượng của tập đoàn cứ điểm vào những cuộc hành binh giải tỏa.
Tác giả viết: "Chiều ngày 5 tháng 2 năm 1954, tại sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm cũng như ở Hà Nội, người ta tiến hành một bản thống kê nặng nề. Theo những bản kê mới nhất từ Điện Biên Phủ gửi về, thiệt hại của binh đoàn đồn trú từ 20 tháng 11 đến 15 tháng 2 đã lên tổng số 32 sĩ quan, 96 hạ sĩ quan và 836 binh lính, tương đương với 10% số sĩ quan và hạ sĩ quan và 8% binh lính ở thung lũng.
Nói cách khác, số tổn thất của người Pháp tương đương với một tiểu đoàn bộ binh nhưng số cán bộ là của hai tiểu đoàn. Trong tổng số này còn chưa tính đến số thiệt hại của các đơn vị trong cuộc hành binh “Pollux".
Người Pháp đã thất bại trong chủ trương đưa cuộc chiến ở Tây Bắc vào sâu trong hậu phương ta và đẩy nó ra xa tập đoàn cứ điểm. Nava đã thú nhận trong cuốn hồi ký của mình: "Trong thời gian này, đại tá Đờ Cát thực hành những trận chiến đấu mạnh mẽ có tính thăm dò xung quanh Điện Biên Phủ. Ở khắp nơi, quân Pháp đều vấp phải những đơn vị bộ đội vững vàng và phòng ngự rất giỏi của địch. Chúng ta bị thiệt hại khá nặng nề. Rõ ràng là vòng vây chung quanh tập đoàn cứ điểm không hề bị rạn nứt".
Từ thắng lợi của những Phân đội nhỏ và rất nhỏ của ta trong chiến đấu phòng ngự có công sự ở vùng rừng núi chống lại quân địch đông hun gấp bội, có thể dự đoán trước khó khăn trong những trận đánh vào các cao điểm của địch sau này. Tuy nhiên, từ cuối tháng Hai, con nhím Điện Biên Phủ đã sấn sàng đi vào trận đánh quyết định.
Điện Biên Phủ đã thực sự trở thành một tập đoàn cứ điểm khổng lồ. Màu xanh của cây cỏ, đồng lúa đã hoàn toàn biến mất nhường chỗ cho màu đỏ sậm nhức nhối pha với màu chì dữ dội của đất và dây thép gai, nhung nhúc những hầm hào, ụ súng chuẩn bị khạc lửa. Những con đường mới xuất hiện, trên đó hàng ngàn con người, xe vận tải, xe tăng, xe ủi đất luôn luôn qua lại làm vẩn lên những đám bụi mầu hồng. Những trung tâm đề kháng có bãi mìn bao quanh, gồm mìn "cổ điển", mìn "nhảy” sẵn sàng tiêu diệt những đợt xung phong của bộ binh khi họ vừa chạm tới hàng rào. Hơn thế, công binh đã chôn giấu bên sườn núi dựng đứng những thùng đựng bốn mươi lít "nagel", khi chảy ra sẽ thành những làn sóng lửa biến những người tiến công thành bó đuốc sống. Những vị trí chủ yếu đều được trang bị súng có kính ngắm điện tử (fusils à lunette électronique) có thể phát hiện kẻ địch đang tiến gần trong cả những đêm trời tối đen. Binh đoàn đồn trú vẫn tin rằng sức mạnh của con nhím Điện Biên Phủ cùng với sức mạnh không quân Pháp, những tàu sân bay Mỹ trên biến Đông, sẽ phát huy toàn bộ hiệu lực tàn phá khi những người lính Việt Minh bé nhỏ ẩn náu trong rừng xanh bắt đầu xuất hiện..
Nava và Cônhi không ngừng có mặt ở Điện Biên Phủ. Từ sau khi mở cuộc hành binh Caxto, Nava đã lên Điện Biên Phủ 9 lần, Cônhi 11 lần. Người ta nói rất hiếm có một vị trí nằm sâu trong trận tuyến của đối phương lại thu hút sự chú ý của nhiều nhân vật dân sự và quân sự quan trọng đến như vậy Từ tháng 1 năm 1954, cuộc thăm viếng Điện Biên Phủ bát đấu. Khi thì Nava, khi thì Cônhi, có lúc cả hai người phải tháp tùng khách. Đó là Bộ trưởng Quốc phòng Plêven (Pléven), Bộ trưởng các quốc gia liên kết Mác Giảckê, Bộ trưởng Chiến tranh Đờ Sơvinhê (De Che igné), Tổng tham mưu trưởng Êly... và các tham mưu trưởng Lục quân, Không quân, Hải quân...
Không chỉ có người Pháp. Trong số khách nước ngoài, thì người Mỹ có mặt sớm nhất. Đó là trung tướng Tơrapnen (Trafnell). Ông ta đến ngày. 14 tháng 1 năm 1954, là nhân vật thứ ba tới thăm Điện Biên Phủ. Điều đó nói lên sự quan tâm của Mỹ đối với Điện Biên Phủ không kém gì Pháp. Ngày 2 tháng 3, một nhân vật Mỹ quan trọng có mặt: đó là đại tướng Ô đanien, chỉ huy lực lượng bộ binh Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng là người cầm đầu phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ ở Đông Dương. Tổng thống Mỹ Aixenhao đã nhận được từ Ô đanien những lời báo cáo ấm lòng.
Còn có cả những quan chức người Anh: Sác Lôoen (Charles Loewen), Tư lệnh - quân đội Anh - ấn ở Viễn Đông, Mắc đônan (Mc Donald), Tổng cao ủy Đông Nam Á Xia Xtiuớt (Sir Stewart cố vấn. Mắc đônan. tới Điện Biên Phủ ngày 6 tháng 3 khi đường băng sân bay đã bị đc dọa. Người Anh muốn tỏ ra không thờ Ơ với cục diện Điện Biên Phủ.
Đờ Cát biết cách đón tiếp khách. Hàng rào danh dự tại sân bay là những'' người lmh Ma rốc quấn khăn tràng toát lạ mắt. Đờ Cát tự mình lái xe đưa khách đi thăm những trung tâm đề kháng ngoại vi, thường là Bêatơrixơ, nơi có những người lmh lê dương của bản lữ đoàn lê dương thứ 13 lừng danh. Khách được mời chứng kiến một vài hình ảnh của Điện Biên Phủ trong chiến đấu: khi là sự thao tác thành thạo của những pháo thủ Angiêri tại một trận địa pháo, khi là một cuộc tuần tra của một đơn vị lê dương dù, khi là sự khởi động những chiếc xe tăng M.24 Mỹ mới ra lò...
Niềm tin vào chiến thằng ở phương Tây được nhân lên qua những chuyến thăm viếng, thực sự là những lần kiểm tra. Dường như muốn làm dịu sự lạc quan quá sớm này, ngày 2 tháng 3, trong một cuộc họp kín tại Sài Gòn, tướng Băng đã lưu ý cấp trên của mình là Plêven và Đờ Sơvinhê không nên có "ảo tưởng thuần túy" Điện Biên Phủ là nơi tiêu diệt quân đoàn tác chiến Việt Minh trong nay mai, vì từ nay tới 15 tháng 4, tập đoàn cứ điểm sẽ trở thành một đấm lầy bị những trận mưa do gió mùa nhấn chìm. Mối bận tâm của người Pháp lúc này chỉ là lúc nào con nhím Điện Biên Phủ sẽ nghiền nát được đội quân chủ lực của đối phương!
Cuộc kiểm tra của Ô đanien mở đầu cho hàng loạt cuộc kiểm tra khác của nhiều sĩ quan Mỹ. Một sĩ quan không quân và hai sĩ quan bộ binh Mỹ đã ở ngay tại Điện Biên Phủ cho tới khi trận đánh bắt đầu. Đại úy phi công Rôbớc Loi (Robert M. Lloyd) nhận nhiệm vụ của không lực Thái Bình Dương nghiên cứu ảnh hưởng pháo cao xạ Việt Minh đối với không quân Pháp. Hai trung tá Unơ (M. Wohner) và Ria Hiu (Richard F.Hill) theo dõi việc chuẩn bị chiến đấu ở đồn tiền tiêu Bêatơrixơ. Từ đầu tháng 3 năm 1954, sau cuộc viếng thăm của những nhân vật cao cấp là cuộc viếng thăm của các chuyên gia cấp dưới nhằm hoàn tất việc chuẩn bị đối phó với trận đánh sắp bắt đầu.
Sau này, qua các sách báo phương Tây, xuất hiện nhiều lời chê bai đề cập tới những thiếu sót của công trình phòng ngự Điện Biên Phủ, nhưng trước khi trận đánh nổ ra thì chỉ có những lời khích lệ. Nhiều người gọi Điện Biên Phủ là Vécđoong (Verdun) của Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Chính Na va đã viết: "Chưa có một quan chức dân sự hoặc quân sự nào đến thăm (bộ trưởng Pháp và nước ngoài, những tham mưu trưởng của Pháp, những tướng lĩnh Mỹ) mà không kinh ngạc trước sự hùng mạnh của nó cũng như không bày tỏ với tôi tình cảm của họ".