Nếu biết khai triển tình trạng hiện giờ của những nguồn tài nguyên trên thuộc địa cùng với những môi trường mà lãnh thổ nầy cung ứng cho nền thương mại thì chúng ta có thể hy vọng rằng vận mệnh của lãnh thổ thuộc địa nầy sẽ rất thịnh vượng và phong phú. Tuy nhiên, ngoài sự màu mỡ phong phú riêng của lãnh thổ thuộc địa hiện nay lại còn những thứ màu mỡ phong phú khác mà tôi chưa nói đến, và với đà chiến đấu đang gia tăng từ từ của quân ta hướng về các miền xa xôi thì sớm muộn gì các thứ ấy sẽ được lôi kéo vào vòng quỹ đạo sinh hoạt của chúng ta: thật vậy, chúng ta thử dành ít phút để xem xét vị thế của Sài Gòn với những ngòi rạch giao thông nối liền những nguồn mạch nước quan yếu chảy qua các nước nằm trên bán đảo Ấn-Hoa và hàng hàng lớp lớp thị trường thiên nhiên rộng mỡ cho các sản phẩm của vùng đất rộng lớn mênh mong nầy; hãy điều tra dòng lưu hành của những con sông lớn bắt nguồn từ cao nguyên nước Tây Tạng chảy xuyên qua các phần đất đông dân cư của Trung Quốc; hãy thử đo lường sự phong phú của những tài nguyên chưa được khai thác nơi các vùng đồi núi dọc quanh các con sông lớn đó. Nếu nghe theo những truyện kể của các người du hành thì các vùng đồi núi nầy có những cư dân cần cù khéo léo đang làm ăn giao dịch với Thiên Quốc Trung Hoa. Có một điều chắc chắn là tỉnh Vân Nam của Trung Quốc hằng năm gởi đi rất nhiều công nhân xuống vùng thượng nguồn sông Mê Kong ở trên lãnh thổ Cao Miên để khai thác các loại hầm mõ hổ phách, cẩm thạch trắng, kẽm, vàng, bạc. Rất nhiều bộ tộc người Lào sản xuất rất nhiều lúa gạo, bông vải, tơ sợi bán cho Trung Quốc và mua lại những sản phẩm công nghiệp. Phẩm chất cao cấp của các loại sơn, sáp, cây đại hoàng mà Trung Quốc xuất cảng sang các nước Âu Châu với giá thật đắt đều được khai thác từ vùng đất chưa khai phá nầy, một nơi mà vạn vật thiên nhiên được cấu thành không khác gì nếu so sánh với tất cả những vùng đất thực vật sung túc ở dãy núi Hi Mã Lạp Sơn. Ngoài ra còn có loại cây nhựa kết, mộc hương, cây bồ đề (an tức hương) để chế biến các loại dầu bay hơi và dầu cánh kiến (để pha chế sơn vẹt ni đánh bóng đồ gỗ), cây lấy hạt anit, cây nhân sâm để lấy củ và rể dùng trong ngành Đông y, nhiều loại cây quý để lấy tinh dầu, vân...vân..., tất cả đều có thể tìm thấy tại vùng đất được thiên nhiên ưu đãi nầy, một nơi mà người ta có thể nhận thấy được nhiều ngành thương mại phát sinh từ những tài nguyên nầy giống như ở những nơi khác. Cho đến bây giờ vì phải bận rộn với cuộc chiến tranh và công tác tạo dựng cơ sở của chúng ta ở Nam Kỳ hạ cho nên chưa có thể nghiên cứu về mặt địa hình và thống kê những nước lạ lân cận. Sát gần những đường ranh biên giới lãnh thổ của chúng ta hiện nay, mạn phía Bắc không còn có thể thu thập được một tin tức nào nữa và tình trạng mù mịt lớn lao dang ngự trị ở phía đó. Không có gì gọi là ảo tưởng để giả định rằng ngày mà chúng ta đã xâm nhập được vào nơi hỗn độn và tạo dựng được những mối dây liên hệ hòa bình với các vùng sung túc phì nhiêu nầy thì con đường thuận lợi và an toàn từ nước Cao Miên sẽ mang đến cho cơ sở của chúng ta những sản vật mà hiện nay nước đó đang chở sang Trung Quốc. Một trung tâm thương mại to lớn luôn luôn tạo ra một sức thu hút rất hiệu nghiệm, và do đó các sản phẩm từ các nước Âu châu sẽ lấn lướt thay thế các sản phẩm của Thiên triều Trung Quốc trong các ngành giao thương. Như vậy, có thể xem như đã trả lời những câu hỏi của một nhân vật ngoại giao (Dubois de Jancigny) công du các nước thuộc vùng biển Trung Quốc vào năm 1850 và nhất định là ta sẽ không phí công để đọc lại những câu hỏi đó. Ông ta viết: "Hiện nay có những bộ tộc nào sống rải rác dọc theo hai bên bờ của dòng sông Mékong? Những người dân thuộc các bộ tộc nầy từng chịu áp bức từ bây lâu nay thì tương lai của họ sẽ ra sao khi mà chỉ có sự giao tiếp với người Âu Châu mới có thể mang đến cho họ những lợi ích văn minh và thương mại?" Ông ta viết tiếp: "Những thắc mắc cần được giải quyết nầy hình như chỉ đặt ra cho nước Anh vì rằng những cơ sở của họ trong vùng sông Ténasserim ở Miến Điện và vùng bán đảo Mã Lai chỉ đạt được tới một mức độ phát triển và thịnh vượng mà động lực là những nhu cầu bức thiết gặt hái từ những sự thể xảy ra ngoài ý muốn. Con sông Dương Tử rộng lớn, một con sông huyết mạch của Trung Quốc (còn gọi là Thanh giang) cùng phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng giống như con sông Cam-Bốt (tức là sông Mê Kong. Hai con sông lớn nầy cùng chảy song song và gần sát với nhau mà chỉ cần một con kinh đào cũng khiến cho chúng có thể thông thương được với nhau. Chỉ nhìn lên bản đồ thì cũng có thể đánh giá được tầm mức quan trọng của đường sông thông suốt nầy luân lưu liên tục trong nội địa của một đế quốc giàu có trên địa cầu với một chiều trải rộng gần 1,500 dặm (1 dặm đường bộ = 4 km; 1 dặm đường biển = 5.5 km). Phải thấy được những công trình nghiên cứu thuộc bản chất nào cần phải thực hiện để ước lượng một cách toàn vẹn giá trị vị trí hàng đầu của Sài Gòn trên một mạng lưới thương mại vô cùng kỳ diệu và chính quyền sẽ không chần chừ để thực hiện những công trình nghiên cứu theo chiều hướng đó. Tuy nhiên, ngoài phần giả định của vấn đề, lại còn có sự gia tăng của những nguồn thông tin chắc chắn về vị trí quan yếu của Sài Gòn, xem Sài Gòn như là một nhà kho trung gian chứa những sản phẩm của một số vùng ở Á Châu. Vùng vịnh biển Xiêm La (Thái Lan) không có được một bến cảng nào có thể so sánh với bến cảng Sài Gòn; ngoại trừ được dùng như là con đường biển giao lưu để đi sang Trung Quốc, các vùng cận duyên của vịnh Xiêm Lan rất nguy hiểm và khó khăn cho cho tàu thuyền vào sát bờ biển. Ở phía bên kia thì những kinh rạch trong nội địa là những tiện ích lớn lao cho việc chuyển vận hàng hóa từ khắp nơi đưa vào bến cảng Sài Gòn và có thể không ngần ngại mà nói rằng đây mới chính là nơi mà ngành thương mại chọn làm điểm bốc dở hàng hóa xuất nhập bến cảng.. Gạo, bông vải, gỗ đóng thuyền buồm, ngà voi từ nước Cam Bốt (Cao mIên), quế hương từ các tỉnh miền Trung (Trung Kỳ), kim loại quý, tơ sợi từ miền Bắc (Bắc Kỳ) sẽ đổ vào thêm cho nguồn tài nguyên địa phương của Nam Kỳ hạ và sẽ biến lãnh thổ thuộc địa của chúng ta trở thành một trọng lực mạnh mẻ đối kháng với ảnh hưởng lan tràn của người Anh ở Miến Điện. Chỉ cần một ít khôn khéo chinh phục và đưa vương quốc Xiêm, đế quốc Ava (hay đế quốc Miến Điện) liên minh với chúng ta. Vì lý do địa thế mà nước Cam Bốt đã chịu đặt dưới sự đô hộ của chúng ta và các điều kiện thi hành chính sách bảo hộ vừa được chuẩn phê từ nước Pháp. Đã có thể nhìn thấy trước được một cuộc hành trình nhanh chóng và cấp thiết của quân đội chúng ta vào vùng bán đảo sung túc phì nhiêu nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Tôi nói ngay thêm rằng quá trình chinh phục nầy luôn luôn cần phải theo phương cách hòa bình ngay từ lúc chúng ta đã chiếm hữu được một vị thế yên ổn và bình thường ở An Nam. Với một chút nhận định về tình hình hiện nay của đế quốc Trung Hoa mênh mông đang bị đe dọa phân hóa trong tương lai thì người ta sẽ không khỏi bàn hoàng về sự kiện 400 triệu con người hòa nhập vào với cuộc sống của nhân loại. Chỉ cần nghĩ tới những nguồn tài nguyên bao la và nền công nghiệp lớn lao của dân tộc nầy thì người ta đồng ý một cách dễ dàng rằng những thành tố mới mẻ mà đất nước đó mang đến cho sự giao lưu sẽ tạo ra một sự thay đổi toàn diện những điều kiện về trao đổi, về các định mức, về lao động, những điều mà các nước văn minh hiện đang bị bế tắt. Bởi thế cho nên cần để mắt theo dõi một cách chi li tiến trình và những đột biến của cuộc chiến đang diễn ra trên nước Trung Hoa để tùy theo đó mà hướng dẫn cuộc viễn chinh của người Pháp đạt được những thành quả tốt nhứt đối với những cuộc xâm chiếm mới. Cuộc khủng hoảng nhứt thời nầy gây ra một đối lực đen tối trên các thị trường của người Âu châu trên lãnh thổ Trung Quốc: tỉnh Thượng Hải sau khi dã vương lên tới một mức kỳ diệu thì bị khựng lại vì những ảnh hưởng của những biến cố chính trị. Nếu đế quốc Trung Hoa bị suy sụp thì những tàn dư tác hại sẽ bao trùm khắp tràn và chận nghẽn trong một thời gian những những đường mạch thương mại của nước đó. Có ai mà lại không thấy được rằng khi sự xáo trộn toàn diện xảy ra thì Sài Gòn chính là một bến cảng an toàn của người Âu Châu trú ẩn an toàn và được xử dụng như là địa điểm để tiếp nhận cứu vớt những suy sụp do sự xáo trộn đó gây ra và cũng là nơi để tăng tiến những gì mà kẻ khác bị tiêu mất. Khi đã giao thương được với lục địa Trung quốc thì một thị trường tiêu thụ hầu như là có một không hai sẽ được mở ra ngay và sự buôn bán trong thị trường nầy nhất định sẽ lên tới những mức tỷ lệ khó thể lường đoán trước được. Sau cùng, khi đề cặp về những hạn chế cực đoan quá mức của vùng đất Á Châu nầy đã từ lâu chống đối sự kết nạp ảnh hưởng của người Âu châu thì hiện nay vẫn còn có một đế quốc giàu có sung túc không thua gì Trung Quốc: đó là nước Nhật Bản. Quốc gia nầy khăng khăng chủ trương chính sách bế quan tỏa cảng từ xưa tới nay nhưng bây giờ thì họ đang nghĩ tới việc giải tỏa chính sách nầy để mở cửa khẩu tiếp nhận các nền thương nghiệp và văn minh của Âu Châu. Một đoàn sứ thần của quốc gia nầy trên bước đường hướng về phía Âu Châu hiện đang tiếp xúc với Sài Gòn và nhất định là phải có kết quả. Quá bị sửng sốt về tính cách nghiêm trọng của việc chiếm hữu lãnh thổ và ảnh hưởng của người Pháp trên những phần đất nầy, các sứ giả người Nhật đã hồi nhớ lại vào một thời kỳ trước đây không lâu lắm đất nước của họ đã để tâm tới tương lai thương mại của miền Nam Kỳ hạ và đã từng manh nha thiết đặt những khu thuộc địa trên phần đất nầy. Cũng có những dư luận đang bàn tán về một ấn tượng thông thương đều đặng và trực tiếp sẽ được mở ra trong một ngày nào đó giữa Nhật Bản và Nam Kỳ hạ; điều nầy sẽ coi như là một phương cách nhanh chóng chất và hữu hiệu nhất để du nhập vào thị trường tiêu thụ Âu Châu những sản phẩm của người Nhật để tránh được sự cạnh tranh với các thị trường hiện có tại Thượng Hải và Hồng Kong. Như vậy, về mặt kinh tế, nếu được xét một cách tổng quát nơi vùng đất đang chiếm cứ thì vị thế tuyệt hảo lãnh thổ thuộc địa của chúng ta sẽ biến Sài Gòn trở thành một bến cảng có tầm cỡ hạng nhứt vùng Á Châu. Cùng với sự phát triển Sài Gòn thành một trung tâm điểm thương mại của Viễn Đông, chúng ta có thêm động lực thúc đẩy sự giao lưu giữa Âu Châu và Trung Hoa do con kinh đào Suez ở Trung Đông tạo rạ. Với công trình kinh đào vĩ đại nầy, bến cảng Marseille của nước Pháp sẽ là nơi quy tụ nền thương mại của các nước Đông phương đồng thời cũng là địa điểm xuất phát sản phẩm của các nước Tây phương tỏa ra trên các vùng biển Á Châu. Với 2 đầu cực là cảng Marseille và cảng Sài Gòn, tuyến đường giao thương mênh mông nầy đi ngang qua các miền lãnh thổ sung túc đứng vào hàng bậc nhứt trên thế giới, nối liền màn lưới bưu chính giữa Bombay với Melbourne (Úc), Calcutta với Manila, Batavia với Thượng Hải; trung điểm của tuyến đường giao thông nầy là một vùng đất do tài trí khéo léo của người Pháp tạo ra, đó là vùng con kinh đào Suez ở Trung Đông. Một này nào đó, người ta có thể khẳng định rằng, cờ hiệu, cùng với nền công nghiệp, nền thương mại của nước Pháp sẽ đạt được tới ưu thế vô song trên một thị trường quan trọng nhất của hoàn vũ: thị trường của những quốc gia trong vùng biển Trung Quốc; ngày đó tổ quốc của chúng ta sẽ không còn gì để phải đố kỵ với các nước có nền hàng hải và thương nghiệp hùng mạnh phát đạt nhứt. Nước Pháp sẽ thực hiện một cách hoàn toàn lâu đài huy hoàng ở phương Đông mà Dupleix đã mơ ước và chính quyền của triều đình vua Louis XV đã hèn kém buông trôi để cho một nước cạnh tranh với nước Pháp thủ lợi. ° Tuy nhiên tôi phải ngừng nghĩ tới những ước mơ sáng lạng nầy bởi vì giàn khung của những giấc mơ nầy hình như đang sắp phải sụp đổ. Những tiếng kêu la giận dữ mà tôi đã nhiều lần ám chỉ trong bài nghiên cứu nầy không phải là không có căn bản xác thực. Một sự dự định rút lui ra khỏi 3 tỉnh vừa mới được đưa ra ở triều đình Huế và sứ thần của Pháp (Aubaret) thương thảo về việc nầy đã đến nước Xiêm La (Thái Lan). Tôi biết rằng dư luận ở Pháp đã tỏ ra chống đối những cuộc hành quân viễn chinh; tuy nhiên, dư luận nầy mù tịt về tình hình tổng quát xảy ra nơi các vùng lãnh thổ hải ngoại cho nên chỉ biết đánh giá một cách vô ý thức về tầm mức quan trọng vị thế của miền Nam Kỳ hạ. Một vài diễn giả, nơi nghị viện, họ chỉ biết khư khư đeo đuổi một cương lĩnh chính trị đã được ấn định mà không cần bàn luận tới tầm mức quan trọng của Nam Kỳ; tệ hơn nữa là có những bài viết trên những tờ báo lớn đã lên án cuộc viễn chinh và dựa trên những sự kiện sai lầm, những đánh giá thiên vị không khách quan để bàn tán tranh luận. Một trong những tờ báo lớn nầy là tờ La Patrie, vào năm 1864 đã đăng tin rằng Huế cách Sài Gòn 60 cây số, rằng nhiệt độ ở Nam Kỳ hạ từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch không bao giờ lên quá mức 26o bách phân. Nếu tờ báo nầy từng tiếp nhận được những nguồn thông tin chính xác thì người ta ngạc nhiên ít hơn về việc nó ủng hộ chủ trương di tản. Miền Nam Kỳ hạ đã gây tốn hao tiền bạc rất nhiều - tôi biết vậy. - Sẽ thâu hồi lại được sự tiêu hao đó không? - Chắc chắn là không - Lại còn phải hao tốn thêm nữa - tôi dám đoan chắc với mọi người rằng thuộc địa của chúng ta từ nay có thể tự túc một mình. Số thâu vào năm 1863 là 1 triệu 800 ngàn quan phật lăng (francs). Dự thảo ngân sách năm 1864 là 3,012,719 quan phật lăng, ngang bằng với các chi phí đặc biệt địa phương kể từ lúc nầy. Và có điều lạ là các chi tiêu trong bản ngân sách lại được dự trù quá lố trong khi mức thu nhập lại được dự trù ít đi. Cứ xem xét từng chương mục của bản ngân sách thì sẽ thấy. Nếu việc phát triển liên tục không bị ngưng trệ vì một biến động nào đó thì có thể xác định được số thu nhập cho năm 1865 sẽ là 5 triệu quan phật lăng. Vậy thì hãy để cho thuộc địa của ta có thời giờ làm sáng tỏ công việc trước khi đánh giá một cách xác quyết. Người ta dự trù phải tốn 30 năm cho xứ Algérie (thuộc Bắc Phi Châu) để có thể đòi hỏi máu xương, vàng bạc của xứ nầy vậy mà lại không cho miền Nam Kỳ hạ được 3 năm hay sao nếu đem so sánh với thuộc địa của ta ở phi châu? Xét giá trị về mặt thương nghiệp thì Nam Kỳ hạ vượt trội. Về vị trí, thì ảnh hưởng của Nam Kỳ hạ đối với một môi trường hoạt động xa xôi lại không cần chú tâm cứu xét hay sao? Có thể sẽ được trả lời rằng: cho dù có thể thanh thỏa các kinh phí hiện nay cho những vùng địa phương của Nam Kỳ mình thì không vì thế mà tổn phí dùng cho các lực lượng quân sự thủy bộ tại Nam Kỳ được giảm bớt đi. - Nói như vậy thì phải chăng người ta chối từ sự hậu thuẫn của cơ sở quân sự được dùng để bảo vệ những quyền lợi quan yếu của người Pháp? Phải chăng không cần phải có những căn cứ hải quân để bảo vệ những sự phát triển thương mãi non kém sao? Để phòng ngừa những biến cố đột phát có thể xảy ra nơi vùng biển Trung Hoa, thì việc có được trong tay những lực lượng chống lại ảnh hưởng của những lực lượng thuộc nhiều quốc gia khác trong vùng đó phải chăng không phải là một chính sách lành mạnh? Một dấu chỉ cho thấy giá trị và tương lai cho việc chúng ta chiếm hữu miền Nam Kỳ là sự đánh giá của người Anh Cát Lợi về sự chiếm hữu nầy. Không có cách nào sáng tỏ hơn bằng cách nghe đối thủ đưa ra những lời phê phán về sự chinh phục miền Nam Kỳ của chúng ta. Ngoài ra còn có thể đọc những đầu đề do các thông tấn viên nơi những vùng biển Trung Hoa đăng trên báo chí của người Anh đã kích việc xâm chiếm Sài Gòn và tham vọng thả cửa của người Pháp - Đó chỉ là những cái lỗ miệng nhai đi nhai lại những lời kêu ca đơn lẻ giống nhau. Tuy nhiên những lời kêu ca đó ít ra cũng làm cho chúng ta phải mở mắt ra. Tôi sẽ không nói tới nỗi đau khổ do sự tuyên bố tháo lui khỏi Nam Kỳ gây ra cho những người vô vị lợi cùng đang nhất trí tin tưởng vào tiền đồ thuộc địa của chúng ta. Hối tiếc sẽ nhẹ bớt đi về những chết chóc đau thương cùng với những mất mát nhạy cảm khi người ta nghĩ rằng những điều đó làm cho tương lai được màu mỡ. Cay đắng thay nếu bây giờ lại nghĩ rằng cứ để cho máu đổ lan tràn vô sinh. Tôi biết rằng nơi chính trường người ta không cảm nhận mà chỉ biết lý sự. Vậy thì tôi sẽ thử dùng lý lẽ để chống lại chủ trương di tản sai lầm tai hại nầy, và dù rằng đã có những con số mà tôi đã nêu ra ở phần trên, những con số mà tôi thách thức có sự tranh cải đúng đắn bằng những chứng cớ tốt nhứt, tôi sẽ khảo sát mọi chi tiết bản dự thảo sắp được đưa ra bàn luận nơi triều đình Huế. Trong bản dự thảo đó có điều khoản giao trả lại cho người An Nam lãnh thổ đã bị xâm chiếm, ngoại trừ một vài địa điểm mà Sài Gòn và Mỹ Tho 2 địa điểm chính cùng với một vài vùng lân cận. Điều khoản bồi thường hàng năm 3 triệu, điều khoản ấn định việc bảo hộ 6 tỉnh, điều khoản ấn định về quyền tuyệt đối tự do đi lại cho những kiều bào của chúng ta, điều khoản bắt buộc về đặc quyền ngoại thương tại hai thành phố, tất cả những điều khoản nầy nếu tôi không bị sai lầm thì đó chính là những điều kiện chính yếu cho bước thối lui nầy (Tôi không có ý khẳng định đây là ý nghĩa của những điều khoản chính xác được viết ra trong bản dự ước cho tới lúc nầy vẫn còn giữ kín; tuy vậy tôi tin chắc rằng từ những sắc thái gần như vô nghĩa, tôi nêu ra tầm mức và tinh thần của văn bản ngoại giao nầy). Dù cho diễn tiến ngoại giao xảy ra thế nào đi chăng nữa, thông thường chứa đựng nhiều điều lừa phỉnh, người ta không nên tin tưởng một cách tuyệt đối vào giá trị và tính cách chân thật của một bản hòa nghị được ký kết với bất cứ một triều đình nào ở Đông phương. Dựng ra được những điều khoản lừa dối trong bản hòa nghị tức là họ đã thắng thế, và khi đã quyết định dứt khoát để ký kết thì sẽ đi đến tình trạng dẫn giải gò ép bản văn để thi hành một cách trái ngược hoàn toàn với tinh thần của bản văn. Đó chính là những thắng lợi mà giới sĩ phu và quan lại người An Nam nghĩ rằng họ có thể có thu hái được. Trước hết, liệu rằng hiện tình mới nầy sẽ đạt được mục tiêu kinh tế như người ta đề xướng hay không? Tôi cho rằng không. - Những đường ranh giới cần được bảo vệ sẽ toả rộng gắp ba hoặc bốn lần nếu so sánh với việc bảo vệ những đường ranh giới của 6 tỉnh nếu 6 tỉnh nầy do ta làm chủ. Sự phân tán và tình trạng cô lập của các đồn bót gây thêm tốn hao vì phải cung ứng tàu thuyền để phục dịch cho các địa phương. Lợi tức thu hoạch trong lãnh thổ của chúng ta vì thế sẽ bị giảm sút xuống ngang với định mức bồi thường chiến phí hằng năm tức là sẽ ít hơn số lợi tức thu nhập hiện nay. Người ta chỉ tiết kiệm được số chi phí dùng cho việc điều hành cai trị dân bản xứ, được ấn định là 721,594 đồng quan phật lăng mà hiện nay mẩu quốc không còn phải gánh vát nữa. Về mặt tài chánh, chúng ta không không được lợi lộc gì mà còn sẽ bị thiệt thòi nhiều về mặt thương mại. Sai lầm của những tác giả bản dự ước mới chính là điểm họ cho rằng với sự trù tính mới mẻ trong bản dự ước thì nền thương mại của Sài Gòn sẽ không thua gì nền thương mại của toàn cõi Nam Kỳ hạ. Nghĩ như vậy là không đếm xỉa gì đến bản chất của người dân bản xứ mà chúng ta đang giao dịch. Mơ tưởng biến Sài Gòn thành một trung tâm thương mại giống như Hồng Kong là tự tạo cho mình những sai lầm nghiêm trọng trong tương lai. Những điều gì hợp với ý hướng hiển nhiên chuyên hành nghề thương mại của người Hoa lại trở thành ảo tưởng viễn vong khắp nơi trong nước An Nam, nơi mà những sáng kiến thương mại đều bị vùi dập và những sự giao dịch đều do những người cai trị hám của tham lam độc quyền nắm giữ. Vả chăng, trước đây thì có thể thử mà không gây nguy hại cho tương lai cho nên chỉ cần chiếm cứ Sài Gòn mà thôi, nhưng ngày nay thì không còn có thể thử giống như thế mà không phải hứng lấy những hậu quả khốc liệt nặng nề. Ở vào thời kỳ đó, từ lúc khởi đầu cuộc chinh phục, chúng ta có được một uy thế vang lừng để đối xử với dân chúng quanh vùng và thu hút sản phẩm của họ về phía ta; bây giờ thì chúng ta chỉ còn lại có một ít ảnh hưởng nhỏ nhoi của một kẻ chinh phục đang rút lui dưới sự nghi kỵ và hận ghét của số dân chúng bị ta bỏ rơi. Hãy hình dung việc để cho chế độ của người An Nam khai mạc trở lại trong 3 tỉnh của chúng ta, hãy suy xét lại về đIều lợi mà chính quyền của triều đình Huế sẽ có được để tách rời chúng ta ra khỏi mọi sự giao thương và mọi phương tiện thuận lợi hầu đạt tới kết quả như hiện tại với tình trạng bất động của dân chúng vì họ run sợ phải gánh lấy một phản ứng khủng khiếp, và người ta sẽ tin rằng vì được một khởi xướng nhượng bộ rộng lớn cổ xúy, chính quyền đó chỉ cần làm sao để có được một cuộc di tản toàn diện bằng cách làm cho chúng ta chán nản với những mưu toan thương mại vô ích của chúng ta, chán nản vì khoảng trống sâu thẩm mà họ sẽ biết cách gây ra chung quanh chúng ta. Sẽ vô ích để mà viện dẫn bản hòa ước: sự khôn khéo của quan chức triều đình Huế sẽ thách thức chúng ta trưng dẫn bằng chứng mọi sự vi phạm trực tiếp bản hòa ước. Vả chăng, tôi lập lại lần nữa, có còn được một tình cảm nào khác ngoài tình cảm ghê tởm mà chúng ta sẽ gây ra cho đám dân chúng đã theo về với chúng ta vì họ đã tin tưởng vào những hứa hẹn long trọng của chúng ta, những hứa hẹn chỉ được một sớm một chiều để rồi bị lờ quên và phản phúc? Uy tín của chúng ta còn gì dưới mắt họ để nhờ đó mà họ có thể hóa giải những mối đe dọa bí ẩn cùng với những sự báo thù hữu hiệu của những hàng quan lại triều đình cai trị của họ? Chúng ta sẽ chỉ còn thống trị hai tỉnh Sài Gòn, Mỹ Tho hoang vắng như sa mạc cùng với các đồn bót đặt trọng pháo, chúng ta sẽ có những được những xưởng quân giới tuyệt hảo nhưng chúng ta đừng mông có được những bến thương cảng và chúng ta sẽ phải đưa gạo thóc cần thiết từ nước Pháp đến để nuôi sống chúng ta. Bất hạnh thay, tôi không lý luận bằng cách dựa trên những giả thuyết nhưng là đặt trên những sự kiện thực tế. Vào năm 1860, khi chiếm đóng Sài Gòn một cách giới hạn thì ngày trước ở đây có 40 ngôi làng nhưng chỉ còn lại có một làng người gia tô giáo sau khi Sài Gòn bị chiếm đóng. Kiểu thống trị bấp bênh của chúng ta cũng đủ để người dân An Nam chạy trốn khỏi thành phố Sài Gòn. Vào lúc chúng ta đã chiếm cứ tỉnh Vĩnh Long thì sự giao dịch thương mại lớn lao trước đây được thực hiện tại một vị trí cách thành phố Sài Gòn 10 dặm để chở sang thị trường Jadée (sic!) (Ghi chú của người dịch: có thể F.Garnier muốn nói tới thị trường Trung Quốc chăng? Vào thời nầy, Trung Quốc có lẽ được coi như là nơi sản xuất nhiều loại đá quý gọi là Jade/ ngọc thạch cho nên F.Garnier gọi nước nầy là Jadée?) thì nay đã chuyển hướng sang một nhánh sông khác hướng về phía tỉnh Châu Đốc và kể từ lúc đó nơi nầy trở thành quan trọng gắp đôi. Bất cứ lúc nào, ở khắp nơi, phương thức cô lập được xử dụng để chống lại chúng ta. Ngay cả khi chấp nhận rằng cứ kiên trì rồi những hoạt động trung gian của người Hoa cũng sẽ tạo được một nguồn giao lưu lúa gạo đến Sài Gòn thì người ta vẫn phải nhớ tới những thành quả mà các quan lại mục nát của triều đình sở tại thu nhập được và con số 3 triệu đồng phật lăng ($3,700,000 frc) mà tôi đã nêu lên ở trên (trang 1876) như là tổng số mức nhập và xuất của cả nước An Nam riêng trong năm 1841. Ngoài ra, nhu cầu thương mại sẽ dẫn đưa chúng ta đến tình trạng nguy hại là cứ nhắm mắt làm ngơ những sự lấn lướt của các quan lại triều đình và thừa nhận sự hiện diện của họ. Cứ mỗi chuyến hàng gạo thóc mong đợi được tải đến thì chúng ta lại phải phó thác hoàn toàn vào sự ân huệ của họ, rồi thì từ nhân nhượng nầy đến nhân nhượng khác, chúng ta sẽ không tránh khỏi tuột dốc rơi xuống hàng thấp kém ô nhục mà người Anh và người Bồ Đào Nha đã từng phải gánh chịu lâu dài khi đối đầu với nước Trung Hoa chỉ vì họ muốn sự giao thương của nước họ với nước nầy không bị gián đoạn.(Chú thích của F.Garnier: tham chiếu vấn đề nầy trong bài La Question de Chine, đăng trong tập chí Revue des Deux Mondes, số tháng 6 năm 1857 và bài viết Le Voyage en Chine của tác giả M. Jurien de la Gravière. Trong bài kể chuyện nầy có đầy dẫy những điều ô nhục khó thể tưởng tượng mà hai nước đó phải gánh nhận, cho tới khi người Anh quyết định gây ra cuộc chiến tranh đầy tiếng tâm vào năm 1840. Ngoài ra còn phải nhớ lại vụ ám sát thống đốc Amaral ở Macao vào năm 1848 mà hầu như không bị trừng phạt). Mặt khác, xét trên một mức độ cao hơn, một nước như nước Pháp khi đặt gót chân lên một vùng đất xa lạ và man dã thì có cần phải nhắm vào một mục tiêu duy nhứt là nới rộng nền thương mại của mình và hài lòng với động cơ duy nhứt là miếng mồi hám lợi? _ Một nước Pháp nổi tiếng là hào hiệp đối với các nước tiến bộ ở Âu Châu và có những ý tưởng được truyền bá khắp thế giới, đã được thượng đế giao cho một trọng trách cao vọng hơn, trọng trách khai phóng các dân tộc để lôi kéo họ ra khỏi vòng nô lệ u mê tăm tối và tai ách chuyên chế. Có lý nào nước Pháp tự tay mình dập tắt nguồn ánh sáng văn minh mang đến cho người An Nam đang bị chìm đắm trong bóng tối mù mịt? Có lý nào nước Pháp lại tai điếc mắt ngơ đối với những thống khổ triền miên của họ? Nước Pháp phải bôi bỏ cái phần đẹp nhứt trong tác phẩm của mình hay sao? Để rồi phải gánh chịu một tình trạng khốc hại do chính mình sẽ gây ra cho mình, thay vì tạo dựng lại khối dân chúng, thì lại theo gương người Anh dùng võ lực để ép buộc dân chúng (Trung Hoa) phải nuốt độc dược nha phiến? Ở đây người ta thấy rằng phẩm giá và quyền lợi của chúng ta hài hòa với nhau và đẩy lùi mọi ý nghĩ hạ giảm uy thế của chúng ta ở An Nam. Không những ảnh hưởng và uy thế của ta ở Nam Kỳ hạ bị tan biến luôn sau khi phương sách nầy (di tản) được áp dụng, một phương sách khiến cho dân cư sẽ bỏ di hết, chúng ta lại còn phải gánh chịu từ các triều đình lân cận (của các triều đình ở Âu Châu) những tai tiếng thất trận và giá trị chúng ta bị hạ thấp.Chúng ta đang giao tiếp với các chủng tộc Á châu chỉ biết phô trương bạo lực và như vậy thì để đối lại với những cách phô trương như thế mà lại dùng những tính toán ngoại giao để đối xử tế nhị thì thật là xuẩn động. Để có một bằng chứng về điều nầy, tôi xin nêu ra câu chất vấn của vua nước Cambodge (Cao Miên) khi biết được ta đầu hàng chịu giao nạp trở lại tỉnh Vĩnh Long cho người An Nam, hỏi rằng người Pháp chúng ta đã thất bại ở chỗ nào và ai lại có thể lấy một loại quyết đinh triệt thoái kiểu như vậy. Cũng vậy, người ta thấy sự tổn hại gì đã xảy đến cho uy tính của đạo binh của chúng ta khi tin tức di tản được loan truyền đến khắp các triều đình vương quốc ở Viễn Đông. Có thể là chúng ta đã chiếm giữ 3 tỉnh vào một thời điểm chưa thích hợp và đầy xáo trộn; nhưng sau đó nhất định sẽ là một lỗi lầm to tát nếu ta bỏ rơi 3 tỉnh đó. Sau cùng, tôi giả định xem nếu bước thụt lùi nầy trở thành hiệu lực thì số dân chúng người An Nam đã một thời đã theo về với người Pháp, một thời tin tưởng vào lời hứa và sự che chở của người Pháp, họ sẽ ra sao khi bị trả về cho những chủ nhân cũ của họ. Với những việc đã làm của mình liệu rằng số dân chúng này có thể tránh khỏi một sự trừng phạt nào khác khủng khiếp hơn là hình phạt phân thây xẻ thịt hay không? Người ta có thể hình dung được hay không những cuộc trả thủ sẽ áp dụng không riêng gì cho các xã trưởng, lính mã tà (Ghi chú: Mã tà hay cảnh vệ do người Pháp tuyển và huấn luyện), những nhân công bản xứ làm việc cho chúng ta mà cũng áp dụng luôn cho tất cả số dân cư trong các làng mạc bị nghi ngờ là đầu phục chúng ta một cách dễ dàng hoặc tỏ ra quá trung thành với người Pháp? Chúng ta tự động trao cho họ sự bảo đảm hão huyền trong bản hòa ước hay sao? Ngoài sự đối đầu với những hăm dọa, những sự khiêu khích nặng nề, những hành động ám sát gây ra cho những ai muốn mang hàng hóa vào Sài Gòn thì còn có thêm cả một đoàn ngũ gớm ghiếc những kẻ phản kháng, trả thù cá nhân, thanh toán chính trị cùng với các hành vi tịch thu tài sản, cảnh huống khốn cùng và nỗi kinh hoàng khó tả kèm theo. Xứ nầy đã từng chịu khổ đau cùng cực nay được chúng ta lại sẽ giao cho họ một tình trạng vô vọng tồi tệ đến mức mà người An Nam phải thốt lên rằng thà chết còn hơn; chúng ta sẽ gây ra cho xứ nầy một vết thương không bao giờ có thể chữa lành được. - Và cớ sự xảy ra như vậy chỉ vì xứ nầy đà mù quáng tin tưởng vào một lời hứa hẹn của nước Pháp! Người ta sẽ thấy thế nào khi dòng máu đào nầy tuông rơi lên đầu của chúng ta? Đợi cho đến khi đó thì sẽ tìm một viên thống đốc người Pháp trơ lì để trợ giúp cho những cảnh hành quyết đó hay sao? Phần tôi thì lại không nghĩ như vậy. Sẽ đến lúc mà sự phẫn nộ sẽ đầy tràn và phá vỡ mọi bờ ngăn chận do các nhà ngoại giao khôn ngoan đã dựng lên. Người ta sẽ nhận biết được vị thế phụ thuộc, con đường cụt không lối thoát ở tại nơi mà người ta sẽ được đặt vào và rồi người ta sẽ đòi lấy lại hết những gì mà người ta đã nhân nhượng. Nhưng lúc đó thì đã quá trễ: cái lỗi di tản là một trong những trong những lỗi lầm không có cái gì đền bù. Dân chúng một lần bị lừa gạt tàn nhẫn sẽ không còn để cho mình bị lừa gạt như thế một lần thứ nhì và rồi thì dân cư khắp nơi trên cái xứ sở tươi tốt phì nhiêu nầy sẽ trở thành hoang vắng ngay trước trước khi bước chân chúng ta đặt tới. Một lần bất tín thì không bao giờ có thể tạo lại được niềm tin, và tới chừng đó cho dù chúng ta có thành thật cách mấy đi chăng nữa thì thì lời nói của chúng ta vẫn bị nghi ngờ: những lời nói không còn có thể thuyết phục được ai. Cũng vậy, nhờ vào một sự cảm nhận may mắn và phong phú, sau khi chúng ta đã đã chiếm được một vị thế kính phục trên lục địa Á Châu, sau khi chúng ta đã có một lúc thấy được một tương lai tươi đẹp do chính sách thuộc địa tạo ra cho chúng ta cùng với một đế quốc mới ở Đông Ấn phát sinh dưới bóng quân kỳ của chúng ta thì nay chỉ vì một giờ mất kiên nhẫn, vì một sự khủng hoảng nhất thời, chúng ta lại sắp phải hy sinh tất cả, phải tự ý rút lui từ bỏ mà không hy vọng gì quay trở lại để nhìn thấy ảnh hưởng và nền thương mại của nước Pháp trong vùng biển Trung Quốc được vung trồng từ những vùng đất nghèo mạc khô đét cổ xưa. Nếu cho rằng đừng hy vọng gì chính phủ khi hiểu rõ tình thế sẽ trở về giải pháp đã được quyết định (hòa ước 1862) thì đây là một ý tưởng rất nản lòng. Tuy nhiên, chính phủ phải hành động một cách khẩn cấp để sự tai hại do chính phủ tạo ra không trở thành nghiêm trọng hơn. Cứ mỗi tháng trôi qua trong tình trạng vô định thì tương đương với một năm mất mát cho chính sách thuộc địa. Các ngành kinh doanh dự trù đã được giao trả lại, các thử nghiệm nông nghiệp đã bị đình trệ, cư dân quá lo âu rời xa chúng ta. Vậy thì hãy đưa ra một sự cải chính vang dội để làm yên lòng quần chúng, để tạo ra một xung lực mới cho nền móng vừa mới chớm nở và hãy để cho mọi phạm vi nào cho nền móng vừa mới chớm nở và hãy để cho mọi phạm vi nào có tích cách quyết định được cứu xét kỹ lưỡng khiến cho họ có thể an tâm. Sài Gòn, ngày 19 tháng 4 năm 1864 Câu hỏi đặt ra là F.Garnier có hay không có tạo ảnh hưởng lên quyết định của chính phủ Pháp về những đường lối chính sách mà họ áp đặt trên các vùng lãnh thổ do đoàn quân xâm lược của họ chiếm đóng ở Nam Kỳ? Một bài viết gần đây đăng trên mạng lưới điện tử Internet: http://www.netmarine.net/bat/batral/fgarnier/celebre.htm nơi bản mục lục phần HISTOIRE ET PATRIMOINE đã tôn vinh Francis Garnier như sau: Depuis un siècle, la Marine nationale baptise régulièrement l'une des ses unités du nom de cet officier, rendant ainsi hommage à son courage et à son ardeur à porter à l'autre bout du monde les couleurs de la France. Voici bientôt cent dix ans, le 1er décembre 1873, qu'il tomba au terme d'un combat héroïque sous les lances des "Pavillons Noirs" en défendant la citadelle de Hanoï. Mais qui était cet homme, qui avec le Commandant Doudart de Lagrée fut l'un des moteurs de la mission française de 1866 en Extrême-Orient, mission marquant le début de la présence coloniale de notre pays dans ce qui devait devenir l'Indochine. C'est à Saint-Etienne le 25 juillet 1835 qu'il naît. Après ses études au lycée de Montpellier, il est admis à l'Ecole Navale en 1855. Une première campagne l'emmène vers les mers du sud, puis il s'aventure en 1859 sur le Duperré qui part pour la Chine. C'est au cours de cette traversée qu'il se jette à l'eau en pleine nuit pour sauver un camarade emporté par une lame. Il a vingt-et-un ans avec le grade d'enseigne de vaisseau lorsqu'il découvre la Chine, pays qui ne cessera plus de le fasciner. Sous les ordres de l'amiral Charner, il participe à la prise de Pékin et au sac du Palais d'Eté par les troupes franco-britanniques. En 1863, il rentre dans le corps de l'Inspection des Affaires indigènes. Il est nommé administrateur à Cholon, ville proche de Saïgon. Le contact et la richesse de la civilisation chinoise le passionnent et c'est à cette époque qu'il publie ses premiers ouvrages documentaires: "La Cochinchine" et "De la colonisation de la Cochinchine" où apparaît l'idée de l'exploration du Mekong au cours encore inconnu. Cette expédition qui devenait une réalité, part de Saïgon le 5 juin 1866 sous les ordres du Commandant Doudart de Lagrée ; Francis Garnier en est le second. La mission a trois buts: scientifique, politique et diplomatique. En novembre 1867, une révolte locale oblige Francis Garnier à s'écarter du Mékong avec une partie de sa troupe, laissant en arrière Doudart de Lagrée, malade. Il explore inlassablement toute la région. Au retour, il apprend la mort de son supérieur et devient alors le Commandant de l'expédition qui atteint la vallée du Yang-Tsé-Kiang puis la redescend jusqu'à Shangaï avant de regagner Saïgon le 29 juin 1868. Au terme de cette expédition, il rentre en France, est affecté au "dépot des cartes et plans de la Marine" et y rédige le rapport de sa campagne en Cochinchine. Il devient membre de la société géographique où il fait cet éloge de son chef disparu: "L'exploration du Mékong, que le Commandant de Lagrée avait comprise si grande, et qu'il a réalisée si complète, restera sienne; ses glorieux et féconds résultats sont à jamais inséparables du nom d'Ernest Doudart de Lagrée." En 1871, Francis Garnier reçoit la Médaille d'Honneur du Congrès de Géographie, médaille qu'il partage avec Livingstone. Pendant la guerre de 1870, il reste à Paris comme Chef d'Etat-Major de l'Amiral Mequet. Ayant remis en 1872 son rapport de campagne, il sollicite un congé de trois ans sans solde afin de repartir à titre personnel pour la Chine. Il quitte donc la France avec sa femme, qu'il a épousée en 1870, et s'installe à Shangaï. Son but est de poursuivre l'oeuvre géographique de l'expédition de Doudart de Lagrée, de reconnaître jusqu'au Tibet le cours supérieur du Mékong mais aussi d'essayer de jouer le médiateur entre le pouvoir impérial chinois et les rebelles musulmans qui épuisent le pays. Un officier en congé à la tête de 200 hommes! C'est en solitaire qu'il explore ces régions pendant six mois, avant d'être rappelé par l'Amiral Dupré, gouverneur de la Cochinchine. Celui-ci lui donne les pleins pouvoirs pour régler au Tonkin un différend qui oppose quelques colons français aux rebelles. Francis Garnier, officier en congé, se voit confier le commandement d'une troupe de deux cent hommes et quatre canonnières. Il arrive à Hanoï en novembre 1873 et, ne parvenant pas à régler par la voie diplomatique le conflit, s'empare sans coup férir de la citadelle puis envoie des détachements occuper les principales places du delta. Le 21 décembre, alors que les négociations étaient sur le point d'aboutir, la citadelle est attaquée par les "Pavillons Noirs". Les Français résistent courageusement aux assaillants et les obligent à se replier. C'est alors que Francis Garnier sort de la citadelle avec plusieurs hommes et un canon à la poursuite de l'ennemi. A six cent mètres de là, il abandonne le canon et continue sa course avec trois hommes. En tentant de passer une digue dans les rizières, il trébuche et, se trouvant isolé, est mortellement frappé par les "Pavillons Noirs". Ne le voyant plus, ses compagnons se rapprochent et trouvent son corps décapité. Sa dépouille est ramenée à Saïgon où il est inhumé en 1875 aux côtés de Doudart de Lagrée. Telle fut la vie de ce pionnier de la présence française en Asie. Par le rôle essentiel qu'il joua dans le succès de la mission d'exploration du Mékong, par les réflexions que lui inspirèrent ses voyages en Chine et sa parfaite connaissance de l'Empire du Milieu, par les oeuvres qu'il publia au retour de ses expéditions, Francis Garnier demeure l'un des artisans de l'ouverture de l'Asie au monde occidental. Le retour des cendres de Francis Garnier Dépôt des cendres de Francis Garnier Le jeudi 23 avril 1987, une brève mais émouvante cérémonie au cours de laquelle l'urne contenant les cendres de Francis Garnier était confiée par le capitaine de vaisseau (H) Besancon, descendant de l'illustre marin, à la ville de Paris pour être enchassée dans le socle d'un monument, situé à la rencontre du boulevard Saint-Michel et de la rue d'Assas. Etaient présents notamment les membres de la famille de Francis Garnier dont le capitaine de corvette Besancon, ancien commandant de l'aviso Premier maître L'Her, le vice-amiral d'escadre Denis représentant le Chef d'Etat-Major de la Marine, le capitaine de vaisseau Cottin Commandant la Marine à Paris. La section d'honneur de la Marine à Paris rendait les honneurs. Monsieur Didier Bariani, adjoint au maire de Paris, Secrétaire d'Etat auprès du Ministre des Affaires Etrangère et représentant Monsieur Jacques Chirac présidait cette cérémonie. Les cendres de Francis Garnier ont désormais quitté la nuit indochinoise pour retrouver le sol de Paris. Tạm dịch: Từ một thế kỷ qua, Hải Quân Quốc Gia vẫn tiếp tục làm phép rửa cho một trong các đơn vị hải quân của mình bằng cách lấy tên của viên sĩ quan nầy đặt tên cho, khiến cho sự vinh danh về lòng can trường đầy nhiệt quyết của ông đước loan truyền khắp cùng thế giới dưới lá cờ của nước Pháp. Đến nay, đã gần 110 năm, kể từ ngày 1 tháng 12 năm 1873, ngày ông ngả xuống dưới những ngọn giáo nhọn của Giặc Cờ Đen để chống giữ thành Hà Nội. Cũng chính ông đã cùng với thiếu tá Hải quân Doudart de Lagrée kết tạo thành một trong những động cơ thúc đẩy cho bộ công tác của Pháp tại Viễn Đông, một công tác đánh dấu bước khởi đầu của sự hiện diện chính sách thuộc địa của đất nước chúng ta tại một nơi mà sau đó trở thành bán đảo Đông Ấn (Đông Dương). Ông sinh ra tại Saint Étienne ngày 25 tháng 7 năm 1835. Sau khi tốt nghiệp trung học từ một trường trung học ở Motpellier, ông được tuyển nhập vào trường Hải Quân vào năm 1855. Chuyến công tác đầu tiên trong ngành hải quân đã đưa ông đi vào các vùng biển ở phía Nam và tiếp theo là theo tàu Duperré vào năm 1859 để thám hiển nước Trung Hoa. Trong cuộc hành trình mạo hiểm nầy, ông đã nhảy xuống biển sâu trong màn đêm tối đen để cứu mạng sống người đồng đội bị một đợt sóng lớn phủ chụp lên tàu và cuốn lôi anh ta xuống biển. Vào lúc hiểu biết được nước Trung Hoa, ông là một sĩ quan hải quân 21 tuổi và Trung Hoa là một nước không ngừng tạo cho ông thích thú. Theo lệnh của đề đốc Charner, ông tham dự chiến dịch đánh chiếm thành Bắc Kinh và cung điện Mùa Hạ của Trung Quốc do liên quân viễn chinh Anh-Pháp chủ động. Cuộc Thám hiểm dòng sông Mê-kong lần thư nhất Năm 1863, ông được chọn nhận vào cơ quan Thanh Tra Bản Xứ Sự Vụ. Ông được bổ nhiệm vào chứ vụ Thị trưởng thành phố Chớ Lớn, một thành phố tiếp cận với Sài Gòn. Ông đã say mê khi tiếp xúc với người Trung Hoa và hiểu biết được về nền văn hóa phong phú của người họ và chính vào thời điểm nầy ông đã phát hành 2 tác phẩm tham khảo của ông "Xứ Nam Kỳ" và "Chính Sách Thuộc Địa ở Nam Kỳ" và ý nghĩ thám hiểm dòng sông Mê-Kong hoang dã chưa từng được ai biết tới đã được tác giả đề cặp trong hai tác phẩm đó. Ý nghĩ về một cuộc thám hiểm như thế đã trở thành thực tế, đoàn thám hiểm dưới quyền chỉ huy của thiếu tá hải quân Doudart de Lagrée đã khởi hành từ Sài Gòn vào ngày 5 tháng 6 năm 1866; trong đoàn thám hiểm nầy Francis Garnier là chỉ huy phó. Đoàn thám hiểm có 3 mục tiêu nghiên cứu: khoa học, Chính trị và ngoại giao. Tháng 11 năm 1867, vì một cuộc nổi loạn địa phương khiến cho Francis Garnier phải tránh xa vùng sông Mê-Kong với một nhóm nhỏ của đoàn thám hiểm, còn Doudart de Lagrée đang bị nhiễm bệnh thì phải bỏ lại phía sau. F.Garnier thám hiểm không biết mệt mỏi cả vùng. Khi quay trở lại thì ông hay tin rằng người thượng cấp của ông đã chết và ông trở thành đoàn trưởng chỉ huy đoàn thám hiểm thám sát cả một vùng thung lũng sông Dương Tử (hay Thanh Giang) rồi lại xuôi dòng đến vùng Thượng Hải trước khi trở về Sài Gòn vào ngày 29 tháng 6 năm 1968. Theo quy định về cuộc thám hiểm nầy thì O6ng phải trở về Pháp và được bổ nhiệm đến "căn cứ tồn trữ các bản đồ địa dư và bản vẽ hàng hải " để soạn thảo bản phúc trình về chiến dịch thám hiểm của ông ở Nam Kỳ. Ông trở thành một hội viên của Hội Địa Dư và ông đã tuyên xưng với hội nầy về sự hy sinh của người thượng cấp của ông như sau: "Cuộc thám hiểm dòng sông Mê-Kong mà thiếu tá de Lagrée đã thấu suốt một cách tường tận và dã thực hiện được một các vẹn toàn luôn luôn vẫn là phần công trạng của riêng thiếu tá; những thành quả vẻ vang và và sinh sôi do ông tạo ra sẽ luôn luôn dính liền với danh xưng Ernest Doudart de Lagrée". Năm 1871, F.Garnier được ban thưởng huy chương danh dự bội tinh của Hiệp Hội Địa Dư cùng với Linvingstone. Trong trận chiến 1870 ở Pháp, ông ở lại Paris giữ chức vụ tham mưu trưởng dưới quyền của đề đốc Mequet. Sau khi hoàn tất bản phúc trình của mình, ông được nghỉ giả hạn 3 tháng không được trả lương để trở qua Trung Quốc với tính cách cá nhân. Ông rời nước Pháp với vợ cưới từ năm 1870 và đế ở Thượng Hảị Mục tiêu của ông là tiếp tục nghiên cứu về địa dư công trình thám hiểm của Doudart de Lagrée, để thám sát lên đến vùng Tầy Tạng nơi thượng nguồn phát nguyên dòng sông Mê-kong đồng thời cố gắng đóng vai trò trung gian hoà giải giữa các quyền lực của hoàng triều Trung Quốc với những lực lượng nổi dậy người Hồi Giáo đang làm kiệt huệ đất nước. Viên sĩ quan nghỉ phép không lương cầm đầu chỉ huy 200 binh sĩ! Ông đã đơn độc tiến hành công tác thám sát những vùng nầy trong vòng 6 tháng trước khi được Thống đốc Nam Kỳ đề đốc Dupré triệu vời. Viên Thống đốc nầy đã trao toàn quyền quyết định cho F.Garnier ra Bắc kỳ để giải quyết việc khiếu nại liên quan tới vài vụ tranh chấp giữa một vài kiều dân người Pháp với bọn nổi loạn. Sĩ quan đang nghỉ phép không lương Francis Garnier được giao phó nhiệm vụ chỉ huy một đội binh 200 người và 4 pháo hạm. Ông đến Hà Nội vào tháng 11 năm 1873 và, không cần dùng đến đương lối ngoại giao để giải quyết sự tranh chấp, ông tự ý tiến quân đánh chiếm thành (Hà Nội) rồi tung quân của ông đánh chiếm nhiều khu vực chính yếu thuộc vùng châu thổ. Ngày 21 tháng 12, trong khi cuộc thương thảo sắp khởi đầu thì thành Hà Nội bị Giặc Cờ Đen tấn công. Quân binh Pháp chống trả mãnh liệt và đẩy lui được giặc. Chính vào lúc đó, Francis Garnier đem một số quân binh cùng với một khẩu đại pháo ra khỏi thành để truy kích địch quân. Khi ra khỏi thành khoảng 600 mét, ông bỏ lại khẩu đại pháo để tự mình cùng với 3 binh sĩ truy kích quân giặc. Khi đi ngang qua một đầm lầy ruộng lúa, ông bị lún sình kẹt lại một mình và bị bọn Giặc Cờ Đen đâm chết. Không thấy ông quay về thành, đồng đội của ông đi tìm và gặp thấy thân xác cụt đầu của ông. Xác của ông được mang về Sài Gòn và được chôn cất vào năm 1875 bên cạnh ngôi mộ của Doudart de Lagrée. Đó là cuộc đời của một nhà thám hiểm tiền phong tạo lập sự hiện diện của người Pháp trên vùng đất Á Châu. Với vai trò đóng góp của ông trong cuộc thám hiểm dòng sông Mê-kong, với những phản ảnh của ông về những chuyến du hành ở Trung Quốc và tầm hiểu biết sâu rộng của ông về đất nước nầy cùng với với những tác phẩm của ông kể lại những chuyến thám hiểm, Francis Garnier luôn luôn được xem như là một trong các nhà thợ kiến tạo lối đi vào vùng Á Châu cho người tây phương. Vào đêm 1 và 2 tháng 3 năm 1983, hài cốt của Francis Garnier được bốc mộ và hỏa thiêu (cùng một thời điểm hỏa thiêu hài cốt của Doudart de Lagrée). Hai hủ cốt tro đã được Tổng Lãnh Pháp ở Sài Gòn tiếp nhận vào ngày 2 tháng 3 năm 1983. Tàu chiến Jeanne d'Arc do hạm trưởng Merveileux du Vignaux đã đưa cốt tro của hai nhà thám hiểm về Pháp. An vị cốt tro của Francis Garnier Vào ngày thứ năm 23 tháng 4 năm 1987, trong một buổi lễ đơn sơ và cảm động. hủ đựng cốt tro của Francis Garnier đã đực giao phó cho hạm truởng hộ tống hạm (H) Besancon, con cháu nối dõi của người lính thủy vang danh, mang đến thành phố Paris để được đặt an vị vào một tượng đài kỷ niệm được xây cất tại ngả tư đại lộ Saint Michel và đường d'Assas. Hiện diện trong buổi lễ an vị, ngoài những người thân thuộc trong gia tộc của Francis Garnier trong đó có hạm trưởng hộ tống hạm Besancon, cựu thiếu tá hạm trưởng chiến hạm thám báo Premier maître L' Her, phó đề đốc đội tàu chiến Denis đại diện tham mưu trưởng Hải quân, đại úy hạm trưởng tàu Cottin chỉ huy trưởng hải quân vùng Paris. Một đội hải quân của vùng Paris dàn chào danh dự. Ông phó thị trưởng thành phố Paris, ông tổng trưởng bộ ngoại giao và đại diện của tổng thống nước Pháp chủ trì buổi lễ an vị. Cốt tro của Francis Garnier từ ngày đó đã rời bỏ màn đêm Đông Dương để trở về với lòng đất của Paris.