Chương 4
I/- PHAN THANH GIẢN 潘 清 簡(1796-1867)

Tự là Tĩnh Bá và Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, người xã Bảo Thạnh, Bảo An, trấn Vĩnh Thanh (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trước năn 1975), đỗ tiến sĩ vào niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826), trải qua 3 đời hoàng đế Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, chức quan cao Hiệp Biện Đại Học Sĩ. Năm 1862 được cử làm trưởng đoàn thương thuyết và ký hoà ước Nhâm Tuất với đoàn quân xâm lược Pháp ở Sài Gòn. Năm 1863 được cử làm khâm mạng đại thần chánh sứ sang nước Pháp để điều đình hủy bỏ hòa ước Nhâm Tuất (1862) và chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ của nước Đại Nam đang bị mất vào tay đoàn quân xâm lược Pháp.
Năm 1864 thương thuyết với đặc sứ Pháp Aubaret về việc hủy bỏ hòa ước Nhâm Tuất 1862 để ký kết một hoà ước mới (thường gọi là hòa ước Aubaret 1864) nhưng vì Tự Đức và triều đình Huế cứ tiếp tục chính sách trả giá kéo dài thời gian thương lượng để chờ thời cơ phản công đánh chiếm lại các tỉnh bằng võ lực. Cùng một lúc, dư luận Pháp, chính phủ Pháp đã đổi ý ngả theo chủ trương chiếm đất làm thuộc địa của nhóm chính quyền quân nhân của họ ở Sài Gòn cho nên họ đã yêu cầu Aubaret ngưng thương thuyết, tuyên bố không có hoà ước 1864, hoà ước Nhâm Tuất 1862 đã được hai nước phê chuẩn có hiệu lực chấp hành.
Nhóm quân phiệt Pháp ở Sài Gòn chuẩn bị gây hấn. Phan Thanh Giản lại được giao trọng trách Kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ để đối phó. Năm 1867, quân binh và tàu chiến của đoàn quân xâm lược Pháp kéo xuống miền Tây, bao vây tỉnh thành Vĩnh Long. Từ soái hạm l' Ondine, đề đốc La Grandière cử người đưa thư buộc nộp thành. Sau khi viết thư yêu cầu La Grandière ra lệnh cho đoàn quân xâm lược Pháp không được nhiễu hại dân chúng và sau khi để lại lời trối cho con cháu không được hợp tác với người Pháp, ông ra lệnh quan binh dưới quyền ngưng chống cự, rồi nhịn đói, uống độc dược tự xử.
°Năm 1856 Ông được cử nhận lãnh chức Tổng Tài để trông coi việc biên soạn bộ sử Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.
°Ông là tác giả của tập Lương Khê Thi Văn Thảo 梁 溪 詩 文 艸.
Đi sứ nước Pháp
Chín tầng lồng lộng giữa trời thinh,
Phụng chỉ ra đi buổi sứ trình.
Lo nỗi nước kia còn phiến biến,
Thương bề dân nọ cuộc giao chinh.
Nghìn trùng biển cả sang tây địa,
Muôn dặm đường xa thẳng đế kinh.
Mây nước sang qua cùng Pháp quốc,
Rước đưa mừng rỡ cuộc hòa minh.
°
Tuyệt cốc (1)
Trời thời, đất lợi, lại người hòa,
Há để ngồi coi phải nói ra.
Lăm trả ơn vua, đền nợ nước,
Đành cam gánh nặng, ruổi đường xa.
Lên ghềnh xuống thác, thương con trẻ,
Vượt biển trèo non, cám phận già.
Cũng tưởng một lời an bốn cõi,
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba(2)
.
(Dương Quảng Hàm, Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển,
Bộ Giáo Dục xuất bản, Sài Gòn 1968)
(1) Tuyệt cốc: không ăn thóc, nhịn đói.
(2) Ba tỉnh lại chầu ba: chầu có nghĩa là thêm vào. Có ý nói rằng quân xâm lược đã được 3 tỉnh miền Đông bây giờ lại đánh chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây.

Cette nouvelle, dit Pallu, consterna les Annamites. Même après la prise de Mỷ Tho, ils avaient continu d' espérer que les rigueurs de la guerre ne les atteindraient pas dans un approvisionnement qui, pour eux, est la première condition de la vie. Le Kinh lược se récria sur tant de dureté, sur les faits accomplis, sur l' inflexibilité des conditions qui lui étaient transmises, enfin sur cette nouvelle calamité (3 mai 1861). "Depuis trois ans que vous nous faites la guerre, rien dans ce malheureux empire n' a échappé aux coups que vous avez portés. Nos magasins ont été incendiés, nos forteresses prises et démantelées, nos bâtiments de guerre brûlés, notre commerce ruiné; nos jonques chargées d'étoffes précieuses ont été coulées, nos soldats tués, nos maisons détruites. Vous nous demandez de l' argent; nous sommes devenus pauvres. Est-ce donc un spectacle agréable au Maîttre du ciel que celui de tant de calamités donc vous êtes cause? Maintenant vous arrêtez les riz; nos peuples mourront donc de faim." Et à la fin, non sans fierté: "Puisque c' est la dernière ressource que votre Excellence nous laisse, eh bien! nous trouverons encore des armes et nous vous combattrons."
Le vice-amiral répondit (7 mai 1861) "qu' il ferait ses efforts pour repousser les armes par les armes.
Tạm dịch: Tác giả Pallu nói rằng sự kiện mới mẻ nầy khiến cho người An Nam bị sửng sốt. Ngay cả vào lúc tỉnh Mỹ Tho đã bị chiếm cứ, họ vẫn còn tiếp tục hy vọng rằng chiến tranh khắc nghiệt sẽ không đụng tới nguồn thực phẩm mà đối với họ là điều thiết yếu số một cho cuộc sống. Viên quan kinh lược cực lực phản đối về những chuyện đã rồi, về tính cách không co dãn của những điều kiện gởi tới cho ông và nhất là tai họa mới nhận được (3 tháng 5 dl năm 1861). "Kể từ sau 3 năm các ông gây chiến với chúng tôi, không có một cái gì trong đất nước bất hạnh nầy thoát khỏi được những trận đánh đấm của các ông mang tới cho chúng tôị kho lẫm của chúng tôi bị thiêu rụi, thành quách bị đánh chiếm và giựt sập, tàu chiến bị đốt cháy, việc buôn bán của chúng tôi bị sụp đổ, ghe thuyền chở hàng tơ lụa quý hiếm của chúng tôi bị đánh chìm, quân binh của chúng tôi bị giết hại, nhà cửa bị thiêu đốt. Các ông đòi tiền; chúng tôi trở thành bần cùng. Như thế phải chăng là một cảnh tượng thú vị dâng lên cho đấng tạo hóa với bao nhiêu tai họa do các ông gây ra? Nay các ông lại chận ngăn lúa gạo và người dân của chúng tôi sẽ bị chết đói." Và cuối thư, với lời lẽ không kém phần tự phụ: "Và bởi vì đó là nguồn mạch cuối cùng mà quan soái để lại cho chúng tôi, vậy thì chúng tôi còn có có súng đạn, chúng tôi sẽ chiến đấu."
Viên Phó đề đốc viết thơ trả lời (ngày 7 tháng 5 dl năm 1861) rằng: " ông ta sẽ cố gắng đẩy lui súng đạn bằng súng đạn ".
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: VNTT
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 14 tháng 7 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--