Chương Kết

GIAI ĐOẠN 1954-1975
Chính quyền miền BắcViệt Nam kể từ tháng 7 năm 1954 đã dùng chiến dịch tuyên truyền mạnh mẻ để chống đối chính quyền miền Nam đang được Pháp và Mỹ yểm trợ. Tất cả những nhân vật nào có dính líu dây dưa với người Pháp kể từ thời hoàng đế Gia Long đến hiện tại đều bị lên án là Việt gian bán nước, là tay sai của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, gọi chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam là ngụy quyền, ngụy quân. Trong khi đó miền Nam thì lại lên án Đảng Lao Động ở miền Bắc là tay sai, là nô lệ của 2 đế quốc Cộng sản Nga và Trung Quốc, tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai, áp dụng chính sách độc tài đảng trị, vô thần, vô gia đình, bần cùng hóa nhân dân miền Bắc.
° Đứng đầu bộ thông tin tuyên truyền của miền Bắc trước sau vẫn là ông Trần Huy Liệu. Tất cả mọi chiến dịch thông tin tuyên truyền đều phải theo chính sách và đường lối của đảng Lao Động (Cộng Sản) Việt Nam dựa trên lý thuyết Mark-Lênin làm phương chăm hành động và là căn bản để lập luận, giải thích mọi sự kiện vật chất cũng như tinh thần. Đường lối tuyên truyền của đảng Lao Động (Cộng Sản) và nhà nước miền Bắc trong giai đoạn từ 1954-1975 là hạ uy thế chính quyền miền Nam và đánh giá thấp tất cả những giá trị tinh thần, văn hóa, lịch sử, khoa học v.v...của nhân dân miền Nam kể từ sông bến Hải xuống tới mũi Cà Mau. Trong chiều hướng đó, bộ thông tin tuyên truyền miền Bắc do đảng viên đảng Cộng Sản là ông Trần Huy Liệu đã được đảng giao phó thành lập và chỉ đạo Ban Nghiên Cứu Văn Sử Địa (1953) rồi kế tiếp kiêm Phó ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Viện trưởng Viện Sử học, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Sau này, ông Trần Huy Liệu còn là Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, chủ tịch sáng lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Như vậy vai trò của ông Trần Huy Liệu cũng giống như vai trò biên tu của ông Ngô Sĩ Liên dưới triều đại phong kiến vua Lê Thánh Tông phụ trách việc biên soạn bộ chính sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và vai trò tổng tài của ông Phan Thanh Giản trong Quốc sử quán triều Nguyễn phụ trách biên soạn bộ chính sử Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Mà khi nói tới chính sử tức là lịch sử viết đi viết lại bởi bất cứ một chính quyền đương thời nào- nhất là các chính quyền ở vùng Á Châu- thì tính cách khách quan, vô tư rất có thể bị dị nghị vì các người được giao phó viết lại lịch sử thường thường phải viết theo ý muốn và đường hướng của người lãnh đạo làm chủ đất nước vào lúc đó.
Lần lược những năm 1956, 1959 và 1960, ông Trần Huy Liệu cho ra đời ba tập sách "Lịch sử 80 năm chống Pháp" viết lại quá trình đấu tranh của toàn dân Việt Nam từ khi quân xâm lược Pháp đánh chiếm nước ta đến tháng 8 năm 1945. Có thể nói đây là một bộ chính sử của chính quyền miền Bắc được viết theo tư duy lý luận Mác-xít và dĩ nhiên là nhằm mục tiêu chống Pháp và những người miền Nam đã và đang bị lôi kéo dính líu với người Pháp. Hậu thế có thể đánh giá như thế nào về ba tập sách của ông Liệu? Có lẽ không nên gọi 3 tập tài liệu của ông Liệu dùng trong chiến dịch tuyên truyền chống Pháp và "Việt gian tay sai" đang cầm quyền ở miền Nam là một bộ sử đúng nghĩa chăng?
"Năm 1953, "bỗng nhiên" ông được bổ nhiệm sáng lập Ban Nghiên cứu Sử - Địa - Văn ở Tân Trào; kéo Cao Xuân Huy, Lê Thước, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo về làm việc; đào tạo Nguyễn Công Bình, Văn Tạo vào nghề...................................................................................
Trần Huy Liệu không phải là người được trang bị vốn học một cách có hệ thống"
(Trích bài viết: Trần Huy Liệu-từ nhà cách mạng tới nhà Khoa học đăng trên mạn Internet www.vnn.vn/tulieu/2003/6/14139/ - 21k - Cached).
Có thể đây là biểu hiện của một dư luận trong nước ngạc nhiên và nghi ngờ về khả năng trí thức chân chính của người sáng lập viên Ban Nghiên cứu Sử-Địa-Văn.
  Bản án năm 1963
Là người đứng đầu bộ thông tin tuyên truyền vừa là chủ biên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử của đảng và nhà nước Cộng sản ở miền Bắc nước Việt Nam, ông Trần Huy Liệu đã dề ra việc bình luận một số nhân vật lịch sử như Hồ Quý Ly, Lưu Vĩnh Phúc, Nguyễn Trường Tộ và đặc biệt là ông Phan Thanh Giản qua một loạt bài viết đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử (viết tắt NCLS) từ số 48 đến số 55, phát hành trong năm 1963 ở Hà Nội nơi mục Bình Luận Nhân Vật Lịch Sử. Số bài viết được tạp chí NCLS cho đăng lên gồm có:
- "Phan Thanh Giản trong lịch sử cận đại Việt Nam" của Đặng Huy Vận và của Chương Thâu (Tạp san NCLS số 48, tháng 3 năm 1963.
- "Cần Nhận Định và Đánh Giá Phan Thanh Giản như thế nào?" của Đặng Việt Thanh.
- "Đánh giá Phan Thanh Giản như thế nào cho đúng?" một bài của Nguyễn Khắc Đạm, một bài của Trương Hữu Ký.
- "Cần nghiêm khắc lên án Phan Thanh Giản của Chu Quan Trứ.
- "Cần vạch rõ hơn trách nhiệm của Phan Thanh Giản trước lịch sử" của Nhuận Chi
- "Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản" của Trần Huy Liệu.
Mở đầu cho loạt bài bình luận nầy, tòa soạn Tạp Chí NCLS của Ông Trần Huy Liệu đã đưa ra những tiêu chuẩn để hướng dẫn cho những người muốn viết về ông Phan Thanh Giản như sau:
“Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật như Phan-thanh-Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích. Chúng ta có thể nhìn vào nhiều mặt nhưng bao giờ cũng phải nhắm vào mặt chính của nó. Nhất là không thể chiều theo tình cảm riêng hay chỉ nhìn vào đạo đức tư cách cá nhân mà phải nhìn vào sự việc cụ thể để đánh giá cho đúng. Một khi đã có những kiến giải rõ ràng rồi thì đối với đối tượng mà mình phê phán cần có thái độ dứt khoát.”(Tạp chí NCLS số 48, tháng 3 năm 1963; Hà Nội).
Gợi ý như thế, có thể là những người tham dự viết bài - lúc đó đang ở dưới chế độ Cộng Sản ở miền Bắc Việt Nam - chưa nắm vững được điều gọi là quan điểm chủ nghĩa Mác nếu không nói một cách quá đáng là họ không biết gì hoặc không muốn biết chủ nghĩa dài dòng rắc rối đó vì đa số họ xuất thân từ giới lao động bình dân không có đủ thời gian để ngồi nghiền ngẫm những tập sách lý thuyết "siêu phàm" phức tạp nhiêu khê của các ông trùm Cộng Sản ngoại quốc, và dù họ được gọi là những người Cộng Sản Việt Nam. Trên thực tế, có lẽ chỉ có một thiểu số rất ít đảng viên trung kiên đảng Cộng Sản Việt Nam là thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin. Dân chúng miền Bắc vào thời điểm năm 1963 chỉ cần có gạo và không biết ông Mác là ai. Không có ai có thể giải thích nổi cho tầng lớp dân chúng nông dân, thợ thuyền cùng khổ ở miền Bắc vào thời điểm đó hiểu thấu các tín điều Các-Mác-Lênin.
Do đó, lời gợi ý dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác cũng giống như một dụ chỉ của một ông vua hay của một hoàng đế thời phong kiến ban xuống cho các nho quan để họ chỉ cần hiểu rằng viết chính sử là phải viết theo ý của ông vua hay của ông hoàng đế. Trước đó, năm 1951, đảng Lao Động Việt Nam cũng ban hành xuống cho các đảng viên của mình một chỉ thị gọi là Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951) được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng thông qua, năm 1951. Nơi chương II dưới tiêu đề XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM, Tiết II nói về Cách Mạng Việt Nam, điều 1,2 và 5 viết như sau:
"II. Cách mạng Việt Nam
1.Hiện nay cách mạng Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam và những thế lực phản động, khiến cho chế độ ấy phát triển mạnh mẽ và thuận chiều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thế lực phản động chính đang ngăn cản sự phát triển của xã hội Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
Những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ. Do đó cách mạng Việt Nam có hai đối tượng. Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.
2. Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc. Cho nên lúc này phải tập trung lực lượng vào việc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược.
............................................................................................
5. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội. Do giai cấp công nhân lãnh đạo, liên minh chặt chẽ với nông dân và lao động trí óc, lại được sự giúp đỡ của Liên-xô và các nước dân chủ nhân dân, nhất là Trung Quốc, cách mạng Việt Nam không thể đi con đường nào khác ngoài con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trung tâm, phải nắm vững nhiệm vụ trung tâm đó để tập trung lực lượng vào đó mà thực hiện.
Trong giai đoạn thứ nhất, giai đoạn hiện tại, mũi nhọn của cách mạng chĩa vào đế quốc xâm lược. Đảng phải tập hợp mọi lực lượng dân tộc, lập Mặt trận dân tộc thống nhất, kháng chiến chống bọn đế quốc xâm lược và các hạng Việt gian. Đồng thời phải cải thiện đời sống cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động, để cho nhân dân hăng hái kháng chiến.
Sang giai đoạn thứ hai, mũi nhọn của cách mạng chĩa vào lực lượng phong kiến. Lúc đó Đảng phải tập trung lực lượng xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, triệt để thực hiện người cày có ruộng, đẩy mạnh việc kỹ nghệ hóa: hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân. Song, vẫn tiếp tục chống đế quốc thế giới bảo vệ độc lập của dân tộc.
Đến giai đoạn thứ ba, trọng tâm của cách mạng là phát triển cơ sở xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị thực hiện chủ nghĩa xã hội. Những bước cụ thể của giai đoạn này phải tùy theo điều kiện cụ thể của tình hình trong nước và ngoài nước khi đó mà quyết định.
......................................................................................................."
(Nguồn: Đối thoại sử học, nhiều tác giả, nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội 2000)
www.cpv.org.vn/details.asp?topic=2& - Cached
°
Như vậy, không cần phải đọc hết các bài tham luận về ông Phan Thanh Giản vừa kể trên, chỉ cần nhìn vào bài mở đầu của tòa soạn tạp chí NCLS và những nhan đề của những bài được chọn đăng người ta cũng có thể biết trước được những bài viết sẽ phải theo đúng đường hướng của bộ Thông tin tuyên truyền của ông Trần Huy Liệu và những bài viết nầy chỉ nên được xem như là những tờ truyền đơn không có tính cách khách quan vô tư, độc lập, khó thuyết phục cho người khác xem đó là những bài nghiên cứu về lịch sử được viết bằng bộ não và theo tinh thần khoa học nghiêm chỉnh.
Chỉ có Bộ Tuyên Truyền Thông Tin và nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử của ông Trần Huy Liệu vào năm 1963 tuyên bố rằng: "về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tội nhân của lịch sử ".
Sử sách dùng trong các trường học miền Bắc do Ủy Ban Khoa Học Xã Hội trực tiếp chỉ đạo phát hành vào năm 1971 dưới đề tựa LỊCH SỬ VIỆT NAM, Tập I (viết tắt là LSVN) cũng không ra ngoài đường hướng của bản Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951). Sang giai đoạn thứ hai, mũi nhọn của cách mạng chĩa vào lực lượng phong kiến. Lúc đó Đảng phải tập trung lực lượng xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến.
Kiểu viết trong LSVN nhằm mục đích tuyên truyền gieo mầm thù ghét hơn là giáo dục truyền đạt kiến thức cho học sinh: nơi chương VIII, từ trang 368 đến 386, Nguyễn Phúc Ánh Gia Long và các người tiếp nối kế nghiệp đế vương của dòng họ Nguyễn đã bị LSVN kết án không nhân nhượng trong khi dòng họ Hồ Văn Huệ Quang Trung được xưng tụng và vinh danh hết mức. Chỉ nhìn vào các tiêu đề trong bản mục lục của LSVN cũng có thể nhìn thấy điều đó:
MỤC LỤC:
Chương VIII: Giai đoạn suy sụp của chế độ phong kiến thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Phong trào cách mạng nông dân Tây-sơn và cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. trang 319
.................................................................................................
Sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở Đàng-trong. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trang 330
..................................................................................................
Tình hình khủng hoảng của chế độ phong kiến vào nửa đầu thế kỷ XIX. Chiến tranh nông dân phát triển liên tục, mạnh mẽ. trang 368
Nhà Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến phản động: 369. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan: 369. Tăng cường bộ máy đàn áp: 371. Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát: 372.- Chế độ áp bức bốc lột nặng nề: 373. - Chính sách kinh tế lạc hậu và phản động: 375; Chính sách ruộng đất: 375; Nông nghiệp sa sút: 376; Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và những chính sách lạc hậu của triều Nguyễn: 378.- Chính sách đối ngoại mù quáng: 379
 Năm 1975: thi hành bản án 1963
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thi hành bản án năm 1963, tất cả những gì có liên hệ dính líu với Phan Thanh Giản đều bị chính quyền mới ra lệnh hủy bỏ và đập phá: tên trường học và tên đường mang tên Phan Thanh Giản ở Sài Gòn bị xóa tên. Tại Đà Nẵng trường tư thục Phan Thanh Giản bị nhà nước tịch thâu và đổi tên là trương lê Hồng Phong. Trường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ bị đổi thành trường Châu Văn Liêm và bức tượng của ông Giản- "Tội nhân của lịch sử"- đã bị những người thi hành công luật của chế độ mới mắng nhiếc là kẻ phản quốc hèn nhát rồi đập phá tan nát.
 Bản án năm 1978
Năm 1978 ông Trần Bạch Đằng vẫn còn xác nhận sự nhất trí của nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Trần Huy Liệu qua 2 chữ "chúng ta" khi ông Đằng viết rằng "Chúng ta kết án một loạt chủ trương "cầu hòa" với Pháp "chuộc" các tỉnh đông Nam Bộ... của triều đình, những nhượng bộ của Phan Thanh Giản v.v... Chẳng có gì bào chữa nổi cho sự ương hèn. (Trích từ bài Tổng luận của Trần Bạch Đằng đăng trong sách Địa Chí Văn Hóa Thành Phố °°°°; xuất bản năm 1978; trang 436).
 Năm 2002
Ảnh hưởng của bản án Phan Thanh Giản từ thời Tự Đức cùng với với những bài "Nghiên Cứu Lịch Sử" từ năm 1963 phát xuất từ miền Bắc Việt Nam vào năm 1963 và từ sau năm 1975 trên toàn cõi nước Việt Nam đã trở thành "nhất trí" đối với những người cán bộ gốc miền Bắc đã từng theo và hiện vẫn đang sống với chế độ và chính quyền hiện nay ở Việt Nam.
Trong bài viết THƯ NGỎ GỬI TỔNG BÍ THƯ GIANG TRẠCH DÂN của ông Trần Khuê đăng lên mạng lưới internet ngày 23 tháng 2 năm 2002 có đoạn viết như sau:
(LÊN MẠNG THỨ BẢY 23 THÁNG HAI 2002)
..................................................
..................................................
Trân trọng đề nghị các đ/c công bố công khai nội dung hai bản hiệp định để nhân dân hai nước cũng như nhân dân thế giới đều được tỏ tường chính xác. Tuy nhiên, theo truyền thống văn hóa Việt Nam thì việc cắt đất nhượng cho ngoại bang dù chỉ một cây số vuông cũng là trọng tội, chứ đâu phải tới hàng trăm hay hàng ngàn cây số. Nhớ lại hồi phái đoàn Phan Thanh Giản vâng lệnh hoàng đế Tự Ðức ký hiệp ước 1867 nhượng ba tỉnh Nam Kỳ cho thực dân xâm lược Pháp đã bị dư luận nhân dân lên án dữ dội như thế nào: ''Phan, Lâm mãi quốc, Triều đình khí dân'' (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, còn Triều đinh Huế thì bỏ dân). Và Hoàng đế Tự Ðức đã phải làm hẳn một bài thơ giả đò xấu hổ để tránh búa rìu của dư luận, đồng thời hy vọng đánh lừa cả đương thời và hậu thế:
Khí dân Triều trữ cữu,
Mãi quốc thế gian bình,
Sử ngã chung thân điếm
Hà nhan nhập miếu đình.
(Tự Ðức - Ngự chế thi tập)
Tạm dịch:
Tội lũ bay: bán nước,
Tội triều đình: bỏ dân,
Khiến đời ta mang nhục,
Mặt nào gặp tiền nhân?
(Trần Khuê dịch)
(nguồn: Diễn Đàn Dân Chủ Forum http://danchu./net)
°
X/- TẠM KẾT
Câu hỏi đặt ra là: những cán bộ Cộng Sản gốc người miền Nam - nhất là đối với những người cán bộ được gọi là giới trí thức miền Nam - đã có thái độ nào, những phản ứng nào đối với chiến dịch tuyên truyền nhằm triệt hạ tên tuổi của ông Phan Thanh Giản kể từ 1954 đến năm 2004? Họ chỉ biết yên lặng có lẽ vì không muốn tạo rắc rối cho bản thân. Cho nên, nếu bây giờ họ - kể cả những người cựu đảng viên Cộng Sản cao cấp của miền Nam hiện còn đang ở trong nước hay đang ở nước ngoài - mới chịu tỏ bày quan điểm của mình về trường hợp của ông Phan Thanh Giản thì việc làm của họ cũng khó có thể thuyết phục những người Việt Nam ở khắp nơi tin rằng quan điểm của họ là vô tư và khách quan.
Còn nhân dân miền Nam Việt Nam kể từ sông Bến Hải thì sao? Cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, có thể nói là hầu hết nhân dân miền Nam không mấy quan tâm đến chính sách đấu tố và chiến dịch tuyên truyền tâm lý chiến tranh của chính quyền miền Bắc mặt dù chính quyền miền Nam ở bên nầy vĩ tuyến cũng đấu tố Cộng sản một cách quyết liệt. Dân chúng miền Nam chấp nhận tên đường Gia Long, nhưng họ vẫn cung kính chấp nhận tên đường Nguyễn Huệ mặc dù 2 nhân vật lịch sử nầy là hai kẻ thù đối nghịch không đội trời chung.
Người miền Nan kính trọng ông Hoàng Diệu ngang với sự kính trọng của họ đối với ông Phan Thanh Giản mà không cần thắc mắc ông nầy là gốc Quảng Nam miền Trung còn ông kia là gốc Vĩnh Long miền Tây. Dân chúng miền Nam biết rằng Trương Định chống đối Phan Thanh Giản nhưng đường phố ở Sài Gòn vẫn có tên của ông Định. Tại sao lại có tình trạng như thế? Bởi vì dân chúng Nam Kỳ chỉ cần nhìn vào một khía cạnh đơn giản: tất cả các nhân vật lịch sử vừa kể đều chết vì giặc Pháp xâm lăng Việt Nam và vì sự suy đồi bất lực của triều đình Tự Đức.
Từ năm 1945 đến 1975, tại miền Nam, sử sách dùng trong các trường học không có gì thay đổi: chính phủ miền Nam không tự mình đứng ra chỉ đạo viết lại lịch sử dân tộc theo nhu cầu chính trị của từng giai đoạn chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc. Nơi các trường trung học, các học sinh có chào cờ, có suy tôn tổng thống nhưng không có chương trình tố Cộng hay chiến dịch dạy học hạ bệ các nhân vật lịch sử thuộc các triều đại phong kiến trước năm 1945. Những sách vở, báo chí tuyên truyền chống Cộng do chính phủ miền Nam chủ xướng chỉ nhắm thẳng vào chế độ cai trị ở miền Bắc vào lúc đó mà thôi. Chưa được thấy có sách vở báo chí ở miền Nam vào lúc đó bêu rêu hai nói xấu một nhân vật lịch sử nào của các triều đại phong kiến Việt Nam được đảng và nhà nước ở miền Bắc lựa chọn làm mẫu mực tôn vinh và viết lại lịch sử dân tộc. Tại miền Nam vào lúc đó cũng chưa thấy có dư luận hoặc chiến dịch nào nhằm "hạ bệ" hay lên án những nhân sĩ trí thức của miền Bắc còn sót lại từ thời đại nhà Hậu Lê và trở thành hàng thần của nhà Nguyễn.
Trong thời kỳ quân xâm lược Pháp đánh phá Nam Kỳ, không thấy có một nhân sĩ nào ở Bắc Kỳ có ý kiến hoặc đứng ra tự động mộ nghĩa quân từ miền Bắc để đưa vào Nam tiếp viện cho ông Trương Định. Phải chăng họ là những nhân sĩ ăn gạo của nhà Nguyễn Gia Long nhưng vẫn ngấm ngầm hoài vọng về nhà Hậu Lê và nhà Hồ Tây Sơn, luôn luôn mong ngóng sự sụp đổ đến với dòng họ nhà Nguyễn dù nguyên cớ sụp đổ đến bất cứ từ đâu?
Khi đã làm chủ hoàn toàn đất nước Việt Nam, hoàng đế Gia Long đã thi hành một biện pháp bộc phát và thất sách "căn nọc đánh đít" hạ nhục các nhân sĩ của chế độ cũ ở miền Bắc cùng một lúc hạ cấp kinh đô Thăng Long "ngàn năm văn vật" để gọi bằng một cái tên "Bắc thành" cục mịch khiến cho họ uất ức căm hận không nguôi. Dù vậy, họ cũng không tự xử để tránh kẻ thù làm nhục mà vẫn đành lòng gánh chịu kiếp "hàng thần lơ láo, phận mình ra sao?" để rồi cứ giữ mãi mối uất giận trong lòng và giận lây qua cả dân chúng miền Nam nữa, kéo dài từ đời nầy qua đời khác, tiếp tục luôn cho đến sau năm 1975. Mặc cảm tự tôn tự đại của nhân sĩ miền Bắc được hung đúc bởi "truyền thống Nam tiến" mở rộng lãnh thổ Đại Việt: từ ngàn xưa đất nước chỉ có những trường hợp tiến bước từ Bắc xuống Nam, nhưng nay thì tình huống lại hoàn toàn khác, đất nước Đại Nam được thống nhất từ Gia Định ra Thăng Long. Niềm kiêu hãnh tự hào về truyền thống Nam tiến lâu đời bổng chốc bị tiêu tan chỉ vì một lần Bắc tiến của người miền Nam "không có văn hiến" khiến cho nhân sĩ miền Bắc tự cảm thấy mình bị hạ thấp giá trị để rồi oán hận âm thầm, oán hận thâm niên chờ đợi ngày họ nhà Nguyễn sụp đổ.
Kể từ triều đại Gia Long, gần như miền Bắc không còn thấy có xuất hiện nhân sĩ trí thức nào có tầm cỡ ngang với những ông Trịnh Hoài Đức, Trần Văn Học, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của và điều nầy cũng có thể là một nguyên cớ khác gây ra mặc cảm tự ti đưa đến những kiểu đấu tố hạ bệ những nhân vật lịch sử vừa kể.
°
Tóm lại, với âm mưu xâm lược rõ rệt của người Pháp, với một triều đình phong kiến chậm tiến, một quân đội yếu kém chưa đánh đã chạy của triều đình nhà Nguyễn cùng với sự làm lơ vô tình của người dân miền Bắc thì cho dù có một trăm ông Phan Thanh Giản, một trăm ông Nguyễn Tri Phương, một trăm ông Trương Định thì nước Việt Nam trước sau gì cũng phải rơi vào tay của bất cứ đoàn quân viễn chinh xâm lược tân tiến nào của phương Tây.
Lên án, hạ bệ, đập phá, xóa tên chỉ là những hành vi bộc phát nhất thời xảy ra trong bất cứ cuộc chiến tranh nào để tuyên truyền giành phần thắng và đoạt chính quyền nhưng những hành vi nầy không thể xóa bỏ được những sự thật lịch sử và vì vậy không cần phải biện bạch để đưa ra ánh sáng sự sai trái của những hành vi đó.
5giờ 45 sáng ngày 6 tháng 4 dl năm 2005

Xem Tiếp: ----