Chương 15

Sau đây là nội dung của định ước năm Nhâm Tuất (1862) do một tác giả Việt Nam là Lê Thanh Cảnh viết bằng chữ Pháp đăng trên tập chí Đô Thành Hiếu Cổ Tập San - BAVH vào năm 1937:
Voici les douze clauses de ce traité:
1) Ce traité inaugure une ère de concorde et d’amitié entre les trois pays: le grand Phú (la France), le Grand Y (l’Espagne) et le grand Empire du Sud Pacifié (l’Annam).
2) Le libre exercice du culte catholique sera promulgué surtout le territoire annamite, sans contrainte, ni entrave.
3) Les trois provinces orientales Biên-Hoà Gia-Định et Định Tường ainsi que l'Ile de Poulo-Condore, seront cédées à la France. En outre, aucune entrave ne sera faite aux bateaux de petit et de grand tonnage français qui, venant des mers, emprunteront les voies fluviales annamites pour aller commercer au Cambodge ; même liberté sera réservée aux canonnières et aux escadres françaises qui remonteront les cours d’eau d’Annam pour des explorations et des reconnaissances diverses.
4) Après la signature du traité, si des conflits éclataient entre l’Annam et une autre puissance, et qu e celui-ci, vaincu, désirât céder à la puissance étrangère quelques points de son territoire, il devrait d’abord en référer à la France dont le consentement en ce cas seraitindispensable. Elle se conserve le droit d’opposer son veto, si elle considérait que ces éventualités de concessions pourraient porter préjudice à ses intérêts.
5) Les commerçants français et espagnols qui iraient commercer dans les ports de Tourane, Bà-Lạt et Quảng-Yên devront jouir d’une sécurité et d’une liberté absolues. Ils paieront toutes les taxes afférentes à l’administration annamite. La même réciprocité sera faite aux commerçants annamites qui viendraient en France et en Espagne, à charge que ces derniers s’acquittent des taxes et impositions en vigueur dans ces deux pays.
Au cas où des commerçants originaires d’une puissance autre que les deux puissances traitantes viendraient en Annam et que celui-ci leur accorde des tarifs et des traitements de faveur, ces dispositions devraient s’étendre également aux commerçants français et espagnols. 6) En cas de nécessité et si une conférence entre les 3 nations s’imposait, chacun des pays signataires désignerait des représentants qui se réuniraient soit dans la Capitale de l’Annam, soit dans celle de France ou d’Espagne. En temps ordinaire des messages d’amitié et des relations cordiales ainsi que des visites de courtoisie pourront être échangés entre les nations amies. Chaque fois qu’un représentant français ou espagnol viendra en Annam, le navire qui le transportera, viendra relâcher à Tourane et le reste du trajet de Tourane à la Capitale se fera par voie de terre.
7) Aucune animosité ne subsistera entre les trois pays alliés après la signature du traité. Les soldats et les sujets annamites qui ont été faits prisonniers par les armées françaises au cours des engagements seront remis en liberté. Les butins et les biens prélevés sur certains villages pendant la guerre seront retournés à leurs possesseurs légitimes. En retour, ceux des Annamites qui, d’une manière ou d’une autre, ont rendu des services à la cause française, seront graciés ainsi que leur famille.
8) Une indemnité de 4 millions de piastres sera payée par l’Annam à la France et à l’Espagne. Elle sera payable en dix annuités, à raison de 400.000$ chacune, et sera versée entre les mains du représentant français à Gia-Định Un versement de 100.000$ en sapèques ayant été fait, les dix versements annuels seront grevés d’une réduction de 2%.
9) Si des Annamites, après s’être affiliés avec les pirates pour venir ravager les territoires placés sous le mandat français, revenaient chercher refuge dans les provinces de l’Annam, et si des criminels de droit commun français ou européens venaient chercher asile en territoire annamite, le Gouvernement français pourrait, par la voie de son représentant en Annam, réclamer l’extradition desdits coupables pour les mettre à la disposition de la justice française. De même, si des prisonniers et des rebelles annamites allaient se cacher en France, les mandarins annamites pourraient s’entendre avec le représentant de la France à Gia-Dinh pour réclamer leur extradition afin de les confier au jugement des tribunaux annamites.
10) Après la signature du traité, les originaires des trois provinces occidentales: Vĩnh-Long An-Giang, Hà-Tiên, pourront facultativement venir chercher à gagner leur vie sur les territoires gouvernés par la France Gia-Định, Định-Tường, Biên-Hoà).
La seule condition exigée d’eux est de payer leurs impôts à l’administration française du lieu. Si, pour ses affaires personnelles, l’Annam désire faire passer transitoirement à travers les territoires d’occupation française: soldats, armes, munitions, il doit en demander l’autorisation préalable à l’administration française, laquelle autorisation est de rigueur, faute de quoi le Gouvernement français, chaque fois qu’il aura connaissance d’un de ces transits frauduleux et illicites, enverrait la force armée pour sévir contre.
11) Les Français, bien qu’occupant actuellement Vĩnh-Long consentiront à rendre cette province au Gouvernement annamite et à ne pas s’immiscer dans les affaires indigènes dont ils laisseront le contrôle et l’administration aux autorités annamites, à condition que les résidants français qui se sont fixés à Vĩnh-Long jouissent d’une sécurité absolue. Il est demandé en outre que les mandarins envoyés par la Cour d’Annam avant et pendant les hostililés pour diriger les opérations militaires et préparer la revanche, et qui se tiennent actuellement cachés aux environs des provinces occupées, soient rappelés dans le plus bref délai, car la guerre est complètement terminée et leur présence sur les lieux ne peut qu’amener des conflits inévitables. Moyennant toutes ces conditions, la France fera le retour de Vĩnh-Long à l’Annam.
12) Les grandes lignes de ces accords ainsi établies et fixées, les plénipotentiaires des trois pays traitant y apposeront leurs signatures et leurs sceaux respectifs. Elles seront soumises ensuite à la ratification des Souverains des nations intéressées. Ce traité sera considéré comme entrant en vigueur à compter du jour où les signatures et les cachets des représentants des trois pays y seront apposés. Dans le délai d’un an et après la ratification des souverains, des lettres de créance seront échangées dans la Capitale annamite pour servir et faire valoir ce que de droit.
(Lê Thanh Cảnh; Notes pour Servir à l'Histoire de l'Établissement du Protectoral Français en Annam, trang 382, 383,384,385; Đô Thành Hiếu Cổ Tập San - BAVH - số 4 -tháng 10 - 12 năm 1937).
° 
- Định ước năm Nhâm Tuất (1862) do Sử quán triều Nguyễn ghi chép trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên
<< Vua nói:" Thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội gì? Rất là đau lòng. Hai viên nầy không những là người có tội của bản triều mà là người có tội của nghìn muôn đời vậy! ".
<< 12 khoản là:
- Từ sau khi vua 2 nước Phú-lãng-sa và Y-pha-Nho với vua nước Đại Nam cùng dân của 3 nước, không kể người nào với địa phương nào, đều cùng đôn đốc hữu nghị, hòa hảo lâu dài.
- Hai nước Phú và Y truyền đạo thiên chúa ở nước Đại Nam, ai muốn theo cũng cho, ai không theo cũng không bắt buộc.
- Về 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và 1 xứ đảo Côn Lôn giao cho nước Phú quản hạt. Như người buôn bán của nước Phú chạy tàu, thuyền lớn nhỏ từ biển khơi đến các sông lớn, sông nhỏ đi sang các xứ nước Cao Miên buôn bán, đều được tùy tiện. Nếu tàu nhà binh của nước Phú do tự ngoài khơi ấy đi vào các sông xem xét cũng cho tùy tiện.
- Từ sau khi nghị hòa, nếu có nước khác muốn đến nước Nam gây sự, hoặc muốn cắt đất giảng hòa, nên báo tin cho nước Phú tính bàn, tùy nghi cùng giúp đỡ. Về trong khoản giảng hòa với nước khác mà có sự cắt đất, nếu nước Phú bằng lòng làm thì làm, không bằng lòng thì bất tất làm.
- Người buôn ở 2 nước Phú, Y đến buôn bán ở 3 cửa biển Đà-Nẵng, Ba-Lạt, Quảng-Yên, đều nên đây đó cùng yên, cho được tùy tiện, về thuế lệ của nước Nam phải chiểu lệ mà giao nộp. Nếu người buôn của nước Nam có muốn đi sang buôn bán ở 2 nước Phú, Y, cũng được đây đó cùng yên, đều cho tùy tiện, y theo thuế lệ của 2 nước ấy mà nộp. Nếu người nước khác đến buôn ở nước Nam, thì các quan nước Nam không được tư vị giúp đỡ hơn là 2 nước Phú, Y. Nếu có sự ích lợi buôn bán gì thi hành cho nước khác, thì cũng thi hành cho cả một loạt cho 2 nước Phú, Y.
- Nếu có việc công khẩn yếu mà cần phải hội đồng bàn bạc để làm thì đều phái ra viên khâm sai đại thần, hoặc họp ở kinh đô nước Nam, hoặc họp ở kinh thành 2 nước [Phú và Y] để bàn mới được. Nếu không phải là nhân việc công mà 3 nước sai sứ đến hỏi thăm nhau cũng được. Nhưng tàu của 2 nước Phú, Y đến cửa biển Đà Nẵng thì cho tàu dừng đậu, viên khâm sứ phải do đường bộ tiến vào Kinh.
- Sau khi đã hòa ước rồi, thì những điều thù oán cũ đều vất bỏ đi hết. Phàm quân dân người nào bị nước Phú bắt giam đều tha cho vệ Tài sản của trăm họ cũng đều trả lại cả. Những người nước Nam có đi làm việc cho người nước Phú nước Nam cũng nên đặc ân tha cho họ và không bắt tội đến thân thuộc họ.
- Bồi lại số bạc chi phí về quân nhu cho 2 nước Phú, Y là 400 vạn đồng, chia trả làm 10 năm cho đủ, mỗi năm giao cho viên đại thần nước Phú đóng ở Gia Định 40 vạn đồng chứa giữ. Nay đã nhận được 10 vạn quan tiền kẽm, đợ sau giao bạc sẽ khấu trừ đi, mỗi đồng bạc nặng là 7 đồng cân 2 phân.
- Nước Nam như có những giặc cướp, giặc biển, những kẻ làm loạn, quấy rối ở địa phương thuộc về nước Phú mà trốn về địa phương nước Nam, hay tù phạm giặc cướp của nước Phú trốn sang địa phương nước Nam, thì quan nước Phú lập tức tư cho quan địa phương nước Nam ở nơi tên can phạm ẩn trốn ấy bắt giải giao cho địa phương nước Phú tri tội. Nếu có bọn cướp giặc, bọn can phạm của nước Nam trốn ở địa phương thuộc về nước Phú, thì quan nước Nam cũng tư cho quan nước Phú biết, bắt bọn tội phạm ấy giao cho quan địa phương nước Nam trị tội.
-Từ sau nghị hòa rồi, phàm nhân dân ở 3 tỉnh Vĩnh-Long, An-Giang, Hà-Tiên đi lại buôn bán ở địa phương thuộc về nước Phú, về thuế lệ của nước Phú đã theo lệ nộp rồi, thì đều được tùy tiện. Nếu nhân có việc công hoặc các việc quân lính, lương thực, súng đạn, khí giới mọi vật, muốn qua lại cửa biển Tiểu ở Định-Tường thuộc về đất của nước Phú, thì Phú-lãng-sa cũng chuẩn cho đi.- Nhưng tất phải trước 10 hôm quan nước Nam phải tư báo cho quan nước Phú biết trước để cấp phiếu cho đi. Nếu không báo trước, lại không có giấy chứng thực của quan nước Phú mà tự tiện đi lại riêng lén, quan nước Phu xét biết, nhất định đem thuyền ấy phá tan và quân lính đều bắt giữ trị tội.
- Tỉnh Vĩnh-Long hiện đã về phần sở hữu của nước Phú, nay tạm làm nơi đóng quân. Nhưng quan quân nước Phú tuy đóng ở Vĩnh-Long, nhưng phàm việc nào thuộc về nước Nam, do quan nước Nam xử lý, thì quan binh nước Phú không chen vào kiêm làm, cùng là các việc cấm răn cũng vậy. Duy nước Nam hiện còn có các quan vâng mệnh dò thám riêng, để thừa cơ tiến đánh vẫn ẩn nấp ở 2 tỉnh Gia-Định, Định-Tường. Hiện nay đã cho nghĩ việc binh, lại lập hòa ước, thì nước Nam tất phải cho gọi những bọn quan viên ấy về, để cho nhân dân địa phương ấy đều được bình an, thì nước Phú lập tức đem tỉnh Vĩnh-Long giao trả về nước Nam cai quản.
- Phàm sau khi chương trình hòa ước đã lập rồi, quan đại thần 3 nước ký tên đóng dấu tâu lên. Tính tự ngày ký tên đóng dấu là bắt đầu, hạn trong một năm thì vua 3 nước coi xem phê chuẩn, rồi giao cho nhau ở tại kinh thành nước Nam để lưu chiểu>>. (Đại Nam Thực Lục Chánh Biên - Quyển XXVI; bản dịch đã dẫn; trang 302, 303, 304,305).
°
V/ Tại sao phải đưa ra 3 bản định ước năm Nhâm Tuất (1862) khác nhau từ 3 nguồn thư tịch khác nhau?