KIẾN PHÚC ( 1 ) LÊN NGÔI TRONG NƯỚC MẮT Kiến Phúc là hoàng tử thứ ba của vua Tự Đức, nguyên là con thứ ba của Kiên Thái Vương, phủ thiếp là bà BùiThi- Thanh, sanh năm Kỷ Tỵ ( 1869 ). Năm thứ 23 tri::4Ầ10:: Tự Đức, tháng Giêng, Tự Đức truyền đem vào cung, nuôi làm Hoàng Thiếu Tử. Khi ấy nhà vua mới hai tuổi, bà Học phi Nguyễn Văn Thị phụng mạng nuôi nấng. Sau khi hai quan Phụ Chính Đại Thần họp các quan văn, võ ở Tịch Điền để các quan cùng ký tên vào lá sớ truất phế Hiệp Hòa và đưa hoàng tử Ưng Đăng lên ngôi, bấy giờ đã sang canh tư ( 2 giờ sáng ), mưa gió sụt sùi, quan Hậu quân Nguyễn Hanh được cử đi rước hoàng tử ở Khiêm Lăng, nơi hoàng tử được đưa về ở từ sau đám tang vua Tự Đức. Đó là hoàng tử được vua Tự Đức yêu quý nhất, mới được 14 tuổi, có phẩm cách trang nghiêm, cao quý đáng ngạc nhiên ở một thiếu niên còn trẻ tuổi. Khi biết có đoàn rước đến, hoàng tử trốn dưới gầm giường ; người ta lôi hoàng tử ra, đưa lên kiệu, mặc cho hoàng tử la hét, khóc lóc. Kiệu của hoàng tử được cáng đến Tịch Điền, vào nhà quan canh. Trời tờ mờ sáng, mưa gió vẫn sụt sùi không dứt Khi hai vị Phú Chính cho hoàng tử biết sự tình, hoàng tử lấy lý do mình còn ít tuổi và thiếu kinh nghiệm để từ chối ngai vàng, nhưng bị mọi người xung quanh dụ dỗ và thúc ép, rốt cuộc phải nhận lời. Hai vị Phụ Chính báo cho các quan, trong đó có thêm các quan gặp phải phiên trực trong cung đêm đó. Ngày 1- 12- 1883 Ưng Đăng lên ngôi với niên hiệu Kiến Phúc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền rộng rãi câu đối: Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường Nghĩa là: Một sông hai nước lời khôn nói Bốn tháng ba vua điềm chẳng lành ( Kiến Phúc ( 1883 - 1884 ) MỘT CÂU NÓI ĐỔI MẠNG ĐẾ VƯƠNG Khi chọn Ưng Đăng về làm con nuôi, vua Tự Đức đã giao việc nuôi nấng và dạy dỗ cho bà phi thứ ba là Học Phi. Cho nên khi trở thành vua Kiến Phúc thì thế lực của bà Học Phi lên ngay. Nguyễn Văn Tường thấy được điều ấy nên tìm hết cách để lấy cảm tình của bà Học Phi. Dịp may của Tường đã đến. Kiến Phúc bị bệnh đậu mùa, bà Học Phi ngày nào cũng hầu cạnh đức vua còn bé bỏng, từ tờ mờ sáng đến nửa đêm. Quan Phụ chính Nguyễn Văn Tường tối tối thường đến chầu Hoàng Đế và Hoàng Mẫu. Kiến Phúc đã nhiều lần bắt gặp thái độ là lơi giữa Nguyễn Văn Tường với bà Học Phi nên rất tức bực. Một đêm, Kiến Phúc giả vờ ngủ để theo dõi câu chuyện trao đổi giữa hai người. Đến một lúc chịu chẳng nổi. Kiến Phúc kêu lên: - Lành bệnh rồi tau sẽ chặt đầu cả ba họ nhà mi " Ngay tối đó, sau khi uống thuốc của bà Học Phi dâng lên, nhà vua qua đời. Cái chết của Kiến Thức tuy vẫn còn trong vòng bí mật, nhưng người đời nghi là Nguyện Văn Tường đã đánh tráo thuốc của Thái T Viện, sau khi nghe câu nói đầy phẫn nộ và nguy hiểm của nhà vua. Về Thất thủ Kinh Đô cũng có đoạn miêu tả lại sự kiện dẫn đến cái chết của Kiến Phúc: Ngài vừa mười bảy ( 1 ) tuổi trời Tánh tình cương nghị dáng người mảnh mai Đại thần Phụ Chính hai ngài Riêng phần quan Quận kiêm vai Ngự Điều Bất phân sớm tối mai chiều Để khi cần cấp xét liều thuốc thang Vào ra trong chốn điện vàng Rất là tương đắc với nàng Học Phi Một hôm trong chốn cung vi Quan Quận ( 2 ) cùng với Học Phi chuyện tró Trao lời lúc nhỏ lúc to Không màng tai vách, không lo mạch rừng Tưởng rằng, kín mít như bưng Nào hay có kẻ ngó chừng một bên Một hôm ngài Ngự quở lên " Ai như thầy Quận ở bên kia phòng" Quan Quận nghe quở chột lòng Thế rồi tâm niệm bất trung âm thầm Hằng ngày đã có tiềm tâm Lòng người hiểm ác thầm trầm ai hay Đức vua án giá ngày nay Họ nghi quan Quận có rày liên quan Người mà có dạ gian ngoan Ngấm ngầm bán nước, ngấm ngầm hại dân Tuồi tuy mười bảy thanh Xuân Mà vua Kiến Phúc có phần anh minh (1) Thật ra Kiến Phúc mới mười lăm tuổi ( 2 ) Quan Quận: chỉ Nguyễn Văn Tường