Không nhớ rõ nơi để giày trước 1 đại điện lớn của một thiền viện nào đó, nhìn thấy bốn chữ:" Chú ý bước chân" Chú ý bước chân, bước chân có gì để chú ý đây? Trên đất bẩn à? Có mảnh chai, có đinh sắt? Hay là có phân gà? Cần chú ý tránh làm bẩn, làm tổn thuơng đến đôi chân ngọc ngà của anh! Nghĩ mãi không ra cái hàm nghĩa sâu xa đó, hay là trở lại thỉnh giáo sư phụ trong thiền viện. Sư phụ ân cần dẫn tôi vào trước đại điện Lễ Phật, và tỉ mĩ giải thích rõ cho tôi hàm nghĩa của ốn chữ "Chú ý bước chân: Chú ý bứơc chân có 3 ý nghĩa: 1/ Giáo nghĩa của Phật giáo có nghĩa là từ bi, hết thảy chúng sinh đều là vị Phật trong tương lai,cho nên khuyên ngăn không sát sinh. Ở Ấn độ thời xưa, Phật định ra giới luật cho hàng ngũ xuất gia đều phải đi chân đất,bởi vì khi đi chân đất bàn chân tương đối mềm mại và mẫn cảm, mới không dẫn đến không cẩn thận mà dẫm lên những côn trùng nhỏ bé như ruồi, kiến, sâu bọ....làm tổn thuơng đến sinh mạng bé nhỏ của chúng. 2/ Chú ý bước chân cũng là biểu hiện gìn giữ đồ vật. Nếu như bạn thuờng chú ý bước chân, không dẫm lên vũng nứoc bùn đất trên đường, mà bước cẩn thận nhẹ nhàng, ngoài việc khiến cho hành vi cử chỉ thêm ung dung,đoan trang, còn có thể làm giảm độ mài mòn của đế giày,tăng thêm độ bền của chúng. Còn nữa, khi người ta bước cũng nhẹ nhàng chậm rãi, vô hình chung tâm tình và hoà khí của bạn cũng có thể được thảnh thơi tự tại đôi chút. có thể tăng thêm tư tưởng suy nghĩ, sức khoẻ và các hành động tốt của bạn. 3/ Mỗi một người đi đường mũi chân thuờng hướng về phía trước, cũng chính là nói mũi chân chỉ phương hướng, ngoài hàm nghĩa của chú ý bước chân là chỉ tùy thời tùy lúc, mà chú ý bứoc chân của bạn, cần đi đúng hứơng,luôn luôn điều chỉnh, luôn luôn tự sửa, để bản thân đi trên con đường chính đạo không thiên lệch. Nghe sư phụ nói xong mấy câu này, tôi mới biết hoá ra bốn chữ đơn giản" Chú ý bước chân" lại có hàm ý và triết lý sâu sắc này từ nay về sau đi đường không thể không dụng tâm chú ý bước chân.