Dịch giả: Liêu quốc Nhĩ
Chương 2

Cho đến khi hoàng hôn xuống, Đan mới sực nhớ ra là một ngày đã trôi quạ Cuộc nói chuyện giữa Đan và Jane rất tâm đầu ý hợp, họ kể về Trung Quốc, về văn học., về những nhà thơ, rồi sau đó Jane còn đàn cho Đan nghe một bản nhạc, Jane không phải là một nhạc sĩ dương cầm, nhưng ngón tay của nàng cũng khá điêu luyện. Đan thấy Jane có vóc dáng đẹp của phương Tây nhưng lại có một tâm hồn hoàn toàn phương Đông, cái tình cảm thầm lặng sâu lắng đó không những làm Đan ngạc nhiên, Đan phải khâm phục.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi, trôi một cách vô tình cho đến lúc chuông đồng hồ trong phòng khách gõ sáu tiếng, Đan mới nhớ đến chiếc thuyền. Chàng phải chèo sang bên kia bờ hồ để trả lại cho chủ nhân. Đan vội đứng dậy nói:
- Thôi bây giờ tôi phải về quán trọ.
Nhưng mục sư Adam đã đón Đan tại cửa. Ông nhìn Đan với ánh mắt như pha trò:
- Còn sớm mà, cậu vào trong này một chút đi, tôi sẽ chỉ cho cậu cái này hay lắm.
Ai Đan không thể khước từ, chàng đi theo hai cha con mục sư vào trong, nhưng vừa vào phòng đọc sách chàng đã phải ngạc nhiên vô cùng như nhà ảo thuật lấy trứng và bồ câu ra từ chiếc nón rỗng: mục sư Adam không biết làm thế nào mà đã mang hành lý của chàng về đầy đủ và đặt trên chiếc giường sắt.
- Ồ, thưa mục sư... Đan khẽ kêu lên, không giấu nổi vẻ thích thú.
Mục sư Adam vỗ nhẹ vai Đan nói một cách chân tình:
- Để cậu khỏi phải tới lui phiền phức, tôi đã mạn phép cậu điện thoại nhờ nhà trọ mang hộ hành lý cậu về đây, còn chiếc thuyền thì cũng được họ kéo trở sang bên kia hồ rồi:
- Nhưng mà... Ai Đan ngập ngừng, chàng đưa mắt nhìn mục sư Adam.
- Ồ, cậu cứ làm khách dữ vậy? Hãy xem nơi đây là nhà của cậu. Ta mong rằng cậu sẽ có những ngày nghỉ vui vẻ trong mùa nghỉ này.
- Con không dám ao ước gì hơn.
Ai Đan xúc động nói. Đến nước Anh đã ba năm chàng còn mong gì hơn là có được cái không khí đầm ấm gia đình như ở quê nhà?
- Vậy thì anh... Rồi sẽ có.
Jane nhìn Đan với ánh mắt long lanh. Ánh mắt trong sáng của mặt hồ thu buổi sáng.
- Vâng
Và Ai Đan đã tự nhiên trở lại, chàng bước nhanh đến bên chiếc giường sắt dùng chìa khóa mở va ly, lấy ra một gói được bọc vải cẩn thận. Đan trải ra giường. Đó là một tấm lụa lớn màu xanh lam, trên có thêu một đôi uyên ương đang giỡn nhau trên nước.
- Cô Jane này - Đan nói - Tôi không có mang cái gì quí hơn từ quê nhà. Đây là một chút quà mọn ở Trùng khánh mang tới, mong là cô hiểu ý nghĩa câu "Không có gì quí hơn là vật mang từ xa đến".
Jane tỏ ra sung sướng. Gương mặt rạng rỡ như ráng chiều, nhưng vẫn khách sáo khước từ:
- Em đâu đủ tiêu chuẩn nhận vật quí thế này.
- Món quà này, tôi giữ nó cả ba năm nay rồi đấy, mà chưa thấy ai xứng để tặng ngoài Jane.
- Cha ơi - Jane cầm xấp lụa quay sang mục sư, nũng nịu - Thế này rồi mẹ có ganh với con không hở cha?
- Không sao đâu, con giữ lấy đi, quí lắm đấy. Có gì cha sẽ đứng về phía con.
Hai cha con nhìn nhau cười. Jane nói tiếng "cảm ơn" nhỏ với Đan rồi thẹn thùng, quay ra ngoài.
- Chắc chắn là nó sẽ đem khoa với mẹ - Mục sư Adam nhìn theo con gái với nụ cười.
Ông rất hãnh diện khi nghe Đan khen ngợi vẻ đẹp của Jane, đứa con gái duy nhất của vợ chồng già.
Rồi cả hai ngồi trong thư phòng. một già một trẻ, mục sư Adam kể cho Đan nghe về Janẹ Cô nàng sinh trưởng ở Tô Châu. Lúc lớn lên được học ở một trường của Giáo hội ở Thượng Hải, học đến lớp mười một, thì cuộc chiến kháng Nhật bùng nổ. Tô Châu chìm trong biển lửa rồi bị Nhật chiếm. Bọn không ưa người phương Tây nhất là mấy ông mục sư nên quân Nhật đã vu khống cho ông là chứa chấp quân kháng chiến hoạt động bí mật, thế là mục sự bị trục xuất. Ông dù rất yêu Trung Quốc chỉ còn cách mang gia đình trở về nước Anh. Jane sau này tốt nghiệp phổ thông đã vào trường đại học Manchester. Ngành dệt của Manchester, théo của Midlands và ngành đóng tàu ở Belfast của Anh là những ngành vang danh thế giới. Năm nay Jane học năm thứ ba kỹ nghệ dệt. Tuy là sinh viên ngành công nghiệp nhưng Jane rất yêu văn học và âm nhạc, Jane yêu nhất là văn học Trung Quốc. Nơi này đã sinh ra và trưởng thành.
Ai Đan nghĩ phải chăng vì thế mà việc nói chuyện giữa chàng với Jane tỏ ra rất tâm đắc. Mặc dù ở bên ngành hải quân nhưng Đan cũng rất yêu văn học. Nếu không vì chiến tranh có lẽ cũng đã thi vào trường đại học văn khoa.
Buổi sáng khi Ai Đan thức giấc, thì nắng đã chói chang. Với một chút ngượng ngùng, Đan vội vã thay áo, mở rộng cửa sổ, cho nắng và không khí của một ngày mới tràn vào. Khung cửa sổ phòng chàng nhìn thẳng ra mặt hồ. Nắng đang đùa với sóng nhỏ lăn tăn, tạo thành những vẩy sáng lấp lánh, thỉnh thoảng có một cánh bướm trắng xuất hiện làm cho cảnh vật càng dễ thương hơn.
Ai Đan bước ra ngoài hành lang. Vườn cây rậm mát với muôn hoa. Những cánh hoa cúc vàng kiêu sa, những chiếc hoa kèn nhí nhảnh. Rồi hương hoa thơm ngát của loài hoa quế, khiến mọi người dễ chịu. Những loài hoa tini mọc tràn lan trên hàng rào đang rung rinh trong nắng. Đan thích những khung cảnh thế này, nhất là loài hoa tím một màu buồn nhưng khiến người nhìn phải vấn vương.
Rồi chợt nhiên Ai Đan phát hiện, bên vùng vạn niên thanh có một bóng người, Jane đang tưới hoa. Do dự một chút, chàng bước tới.
- Chào Jane!
- Chào anh - Jane lấy tay đẩy những cọng tóc bị gió thổi bay trước trán - Thế nào? Tối anh ngủ ngon chứ?
- Cảm ơn cộ Tôi ngủ ngon đến quên cả dậy.
- Tôi thì không dám đánh thức anh, vì không biết tập quán của lính hải quân ra sao? Ngủ dậy sớm hay muộn.
- À - Ai Đan phì cười - Óc châm biếm của cô tuyệt lắm đấy.
Jane yên lặng cười. Nụ cười như đóa hoa vừa hé nu.
- Tôi có thể giúp cô một tay không? Ai Đan hỏi - Tôi tưới hoa nghề lắm. Có một lần đi trễ phép về, tôi đã bị phạt tưới hoa nguyên một tuần luôn.
- Vậy thì hay lắm ông thủy thủ ạ -Jane cười - Ông giúp tôi xách nước nhé?
- Vâng!
Ai Đan đã không thấy cái giếng nước nằm bên cạnh vườn hoa. Chàng lấy hai chiếc thùng. Có công việc để làm đã là một niềm vui, đặt hai thùng đầy nước xuống, Đan nói:
- Ban nãy tôi đã nghĩ là, nếu hôm qua không sớm được mục sư giới thiệu thì tôi đã tưởng cô học bênh ngành nghệ thuật làm vườn đấy.
- Anh quá khen, có phải vì anh nhìn thấy vườn hoa rồi nghĩ thế không?
- Vâng, vườn hoa quá đẹp - Đan gật đầu.
- Đẹp - Jane cũng đồng ý - Nhưng vai trò của tôi ở đây không nhiều. Tôi chỉ có bổn phận tưới nước tỉa cành, mà việc làm chỉ thỉnh thoảng thôi, vì tôi ít có mặt thường xuyên ở đây. Công lớn ở đây của cha tôi đấy.
Ai Đan nghi ngờ:
- Như vậy việc chăm sóc vườn này là của mục sư?
- Có cả sự góp sức của thượng đế - Jane nói - Ở đây nắng nhiều mà mưa cũng nhiều.
- Thế mục sư đâu rồi? Đan ngừng tay ngẩng lên hỏi.
- Ồ, cha tôi bận lắm. Công việc ở giáo khu này đầu tắt mặt tối. Bên cạnh đó còn Viện mồ côi trong huyện. Nơi chứa nhiều trẻ không nhà trong chiến tranh. Hôm nay thì cha tôi bận lên huyện lo công việc cho Viện mồ côi rồi.
- À, cô Janẹ Như vậy thì cô nên kiêu hãnh về người cha của mình chứ?
- Cha thì nói là, cha rất hãnh diện vì có được một người bạn từ phương xa đến thăm - Jane nói với nụ cười - Mẹ tôi dặn là phải cư xử với anh cho tốt. Anh là khách quý đấy.
- Cô nói chuyện có duyên lắm - Ai Đan nói rồi cười - Thôi được rồi, tôi phải xách thêm mấy thùng nước cho lời nói tốt đẹp vừa rồi của cô.
Và Ai Đan xách hai thùng không đi. Có một chút tiếc nuối. Gia đình mục sư tốt vậy, mà lại để lãng phí cả ba ngày ở nhà trọ. Đúng ra ta nên về đây sớm hơn. Đan nghĩ, sớm hơn để được quen Jane.
Sau khi tưới hoa xong, thì bà Adam cũng bước ra, gọi Jane và Đan vào nhà dùng điểm tâm.
Trong cuộc chiến, do mọi việc sản xuất bị trì trệ, nên hàng tiêu dùng nhất là thực phẩm trở nên rất khan hiếm. Vì vậy có thêm một người khách trong nhà là một gánh nặng. Các bà nội trợ phải tính toán việc chi tiêu, cũng may bà Adam là một nội trợ giỏi. Ở thôn quê sữa bò không thiếu, bà ướp cải làm thêm mấy món cải chua, nuôi thêm một số gà vịt., rồi cá tươi bên hồ... Nhờ vậy, đôi lúc, mục sư Adam đi đâu có mang về đột xuất vài đứa bé mồ côi, ở lại vài bữa, cũng chẳng có gì khốn đốn và sự hiện diện của Đan cũng tương tự vậy thôi.
Sáng sớm, Ai Đan và Jane chèo thuyền ra khơi câu cá, nhưng họ chuyện rỗi nhiều hơn thời gian họ bỏ câu. Chuyện rất nhiều lại rất ăn ý nhau, với Đan một phần vì nỗi cảm hoài Tô Châu, nhớ nhung thời thơ ấu học mộng. Nên khi gặp được tri âm, khi một người đề cập đến một điều gì hay một quyển sách, thì người khác tiếp lời ngaỵ Họ đã thảo luận vui vẻ. Thời gian quen nhau chưa dài nhưng chuyện đó nào có ảnh hưởng gì, đề tài thảo luận nhiều lúc trở nên phong phú hơn. Nhất là khi nhắc đến dĩ vãng vì con người hay tiếc nuối và yêu thích dĩ vãng cơ mà.
Jane rất yêu thơ của Wale, nhất là những bài thơ về đồng quệ Nàng htuộc làu từng bài một. Hết thơ Anh lại qua thơ Tàu, Ai Đan đọc thơ của Đào Uyên Minh và Vương Duy cũng như Lưu Vũ Tích. Jane rất thích bài "Kim Lăng hoài cổ" của Lưu Vũ Tích.
Vương Tuấn lâu thuyền há Ích Châu.
Kim Lăng vương khí ảm nhiên thâu.
Thiên Tầu thiết tỏa trần giang đế.
Nhất phiến hàng phang xuất Thạch Dầu.
Nhân thế kỷ hồi thương vẫn sư.
Sơn hình y cựu chấn hàn lưu.
Tòng kim tứ hải vi gia Nhật
Cổ lũy tiêu tiêu lộ địch thu.
Tạm dịch:
Vương Tuấn xuôi thuyền xuống Ích Châu
Kim Lăng Vương khí ủ ê sầu.
Đáy sông chằng chịt giăng xiềng sắt.
Cờ trắng lơ thơ có Thạch Dầu.
Nhân thế bao lần thương chuyện cũ
Hình non còn gối lạnh giòng sâu
Từ nay bốn biển nhà chung một.
Lũy cũ, lau thu tiếng xạc xào.
Jane đã yêu bài thơ như yêu một tâm sự Trung Quốc. Mãi đến chiều họ mới về tới nhà. Vậy mà sau một ngày phơi nắng, da ửng lên như dân da đỏ, họ cũng chỉ câu được ba con cá nhỏ mà thôi.
Ở nhà mục sư Adam bẩy ngày, Ai Đan đã hưởng trọn niềm vui với thiên nhiên. Mỗi chiều còn xuống phố khiêu vũ. Chủ nhật đến giáo đường nghe mục sự Adam giảng đạo, nghe ban đại hợp xướng hát thánh ca, như quên hết những âu lo phiền muộn trong đời.