Chương 5
ĐƯỜNG THẲNG

 Tùng kẹp điếu thuốc giữa hai ngón tay, đi tới đi lui nét mặt đăm đăm khó chịu. Thảo đi Sài gòn về đã hai hôm vẫn không thấy đến làm việc. Những điều xầm xì của đám nhân viên đã làm khổ Tùng suốt mấy ngày nay. Sự vắng mặt trùng lắp của Tấn và Thảo đã làm nức lòng những kẻ lắm chuyện, ưa thêu dệt. Qua lối nói chuyện úp mở của mấy “cha” bên Uûy ban, ai cũng gần như khẳng định là Thảo đi Saigon với Tấn. Chỉ mình Tùng không tin có chuyện đó. Làm gì một người đàn bà nằm trong vòng cương tỏa của mình lại có thể thoát ly một cách dễ dàng như vậy được?
Nhớ lại ngày Thảo mới về đơn vị, Tùng đã hết lòng chiều chuộng để mong nàng xiêu lòng. Một tia nhìn âu yếm, một lời nói ngọt ngào, là niềm an ủi to lớn đối người đàn ông mà mới vài năm trước đây, có nằm mơ cũng không nghĩ là mình có thể tiếp cận người đàn bà đẹp và quyến rủ nhất vùng. Cái tính mau quên đã giúp Tùng mạnh dạn thích nghi với cuộc sống mới và đủ can đảm nghĩ là mình đã chinh phục được Thảo. Nếu không có tình ý, can gì nàng phải bỏ chỗ làm để về với Tùng? Trong những lần bên nhau, với lý do công tác, trước những lời chòng ghẹo nửa đùa, nửa thật, nàng đã không có lời cự tuyệt chính thức nào.
Ý nghĩ bao ngày tháng khổ sở trồng cây giờ ngồi nhìn người khác hái quả giày vò Tùng không dứt. Phải hỏi cho ra lẽ. Nhược điểm của người đàn ông là khi yêu hoặc ghen đều muốn biết ngay kết quả.Mặc dù đôi lúc, sự thật hết sức phũ phàng. Tùng nặng giọng bảo một nhân viên:
-Bảo Thảo đến có việc gấp!
Biết tỏng vì sao xếp hằn học, chàng thanh niên vẫn giả vờ trêu:
-Không biết chị ấy đã về chưa? Em đang bận làm sổ sách. Hay anh đến xem thử!
-Bò đấy! Đi về rồi làm!
Chưa bao giờ thấy xếp giận dữ như vậy,anh chàng thè lưỡi lấy xe phóng đi.
Mái tóc lủng lẳng hai ống cuốn, Thảo đủng đỉnh đi vào làm như không biết gì. Chiếc quần tây màu vàng bó sát khoe hai bắp đùi khỏe mạnh. Người nàng tóat ra một vẻ tươi mát đến ngây ngất.Tùng hít hơi, cố nuốt cục giận xuống cổ, hỏi thật nhỏ nhẹ:
-Em về lúc nào?
-Hai hôm rồi!
-Sao em không đi làm?
-Mệt!
Trước lối trả lời cộc lốc của Thảo, người đàn ông cố gắng chịu đựng và chuyển sang giọng nói mỉa:
-Đi chơi mà sao lại mệt?
-Ô hay! Mệt thì em bảo mệt. Anh làm gì tra gạn kỹ vậy?
-Hừ...hừ...Chả lẽ anh không có quyền hỏi em sao?
Mặt Thảo lạnh như tiền:
-Quyền gì vậy? Một nhân viên đi phép có báo cáo hẳn hoi, nếu thấy cần, anh cứ trừ lương.
-Em không nên đối xử với anh như vậy! Vì Thảo, trên đời này có gì anh tiếc rẻ đâu? Sao em đi Sài Gòn với người khác mà không cho anh biết?
Viên đạn đã đặt ở nòng súng tất phải bắn đi. Thảo thấy phản ứng càng chậm càng có tác dụng. Nàng vờ không thấy vẻ căng thẳng của Tùng nên ngồi xuống ghế, mở hai bím tóc ra rồi cuốn lại.
Mặt Tùng nóng bừng bừng với ý nghĩ: Thôi! thật rõ mười mươi rồi. Thằng nhóc con đã phổng tay trên!
-Nhưng em và hắn chỉ vừa quen thôi mà?
Câu hỏi có tính chất thăm dò. Vừa không muốn sụp bẩy, vừa tránh làm kẻ đối thọai quá khích động, Thảo nói dối:
-Thì em với anh Tấn có gì với nhau đâu! Chả lẽ đi nhờ một chuyến xe là có vấn đề sao?
Tất cả đàn ông trên trái đất đều biết đàn bà nói dối nhưng vẫn thích nghe hơn là phải đối diện với sự thật. Nếu kẹp nhiệt kế sẽ thấy thân nhiệt Tùng hạ xuống rất nhanh. Giọng người đàn ông trở lại vẻ thuần phục hàng ngày:
-Anh chỉ hỏi vậy thôi. Nếu vừa rồi em không đi Saigon chắc anh nhờ đi Phan Rang.
-Làm gì vậy anh?
-Công trình trong đó đang gặp trở ngại. Anh muốn em cùng đi để nắm số liệu, sổ sách giúp anh.
Thảo nhớ lại đôi lần cùng Tùng đi Đà Nẵng hoặc Phan rang. Lần nào anh chàng đều tìm đủ cách để mong đạt mục đích. Phương pháp “đánh lấn” áp dụng ở Điện Biên Phủ trong chiến tranh thành công tốt đẹp, nhưng khi chuyển sang lãnh vực tình cảm thì không mang lại kết quả gì. Với Thảo, người chồng quá cố đã để lại những cảm giác sâu đậm nên không de ã gì một sớm  một chiều có thể thay thế được, nhất là một kẻ không có trình độ như Tùng.
Thảo chợt cúi mặt vì hình ảnh Tấn vụt hiện. Một chút ân hận thóang qua trong nàng. Sao mình quên anh ấy nhanh thế nhỉ? Ngày anh mất, mình chết đi sống lại năm lần bảy lượt với ý nghĩ cuộc đời thế là hết. Đất trời  tưởng chừng sụp đổ. Ai đã từng mất người mà mình thương yêu nhất mới hiểu được nỗi lòng của Thảo lúc bấy giờ. Dấu ấn của sự hải hùng in sâu đến mức mỗi lần có việc phải đi qua bệnh viện Chợ Rẫy, nhìn lên lầu tám, nàng lại rùng mình  Người nhà bệnh nhân đâu, vào nhận xác! Thảo kêu thét lên và ngất đi. Người chị ôm em gái vào lòng với hai hàng nước mắt. Tử biệt, sinh ly, ai mà không biết? Thế nhưng đầu xanh có tội tiønh gì? Thảo nhớ lại mỗi lần đi xa về, không kịp tắm rửa, không kịp thay đồ, anh bồng Thảo trên tay, điên cuồng hôn hít, điên cuồng âu yếm. Trần gian chỉ có hai người. Ôi! Vì đâu hạnh phúc lại quá ngắn ngủi đắng cay?
Trước lúc âm dương cách biệt, anh vẫn nắm tay và  nhìn vào đôi mắt u buồn đến chết người. Sau ca mổ, dù sức khỏe rất yếu, anh vẫn cố gắng vuốt ve nàng và thổ lộ những điều ấp ủ trong lòng. Nước mắt ràn rụa, Thảo chỉ còn biết gật đầu như một lời hứa.Mãi mãi, em là của anh! Sẽ không một người đàn ông nào trên cõi đời này làm lòng em sống lại.Đàn ông, các anh hãy xếp hàng và chờ đợi! Các anh cứ sử dụng hết quyền lực của mình đi! Tiền bạc, chức vụ, ngón nghề, tất cả chỉ làm tăng sự kiêu hãnh và khinh bạc. Anh Tùng ơi! Em thật tình thương hại anh, và chỉ thế thôi.
Thấy Thảo không nói gì, Tùng lo lắng:
-Em vẫn còn giận sao?
Thóang giật mình, người đàn bà từ quá khứ trở về thực tại.
-Không! Em có giận gì đâu! Tại em còn đang mệt.
-Thôi bỏ qua tất cả nhé! Em mệt thì về nghỉ! Nhưng Thảo nè, đơn vị chúng ta đang gặp khó khăn lớn. Em biết không?
-Trước khi đi em đã biết rồi. Công trình Phan Rang đã hút hết vốn. Giờ phải làm sao đây?
-Chỗ của Tấn vốn đang dồi dào. Hay em đến nói giúp anh?
Thảo nhíu mày. Một cảm giác khó chịu đột nhiên cộm lên như chén cơm ngon trúng phải sạn. Trước mắt nàng,Tùng đã để rơi tự do như phi công bị bắn hạ không bung được dù. Sau những cơn vật vã, khổ sở của Tùng, nàng đã bị đặt sang hàng thứ yếu. Cảm ơn anh! May chút nữa tôi lầm. Tình yêu nếu là thế, các tuyệt tác của Shakespear, Anatone France, A.Dumas chắc chắn phải đốt hết đi. Thảo mỉn cười, lòng thanh thảøn vô hạn. Nàng hỏi:
-Thế anh cần bao nhiêu?
Tùng rụt rè:
-Năm bảy chục gì cũng được! Chữa lửa thôi mà. Tùy khả năng em.
Thảo đứng lên, giọng hờ hửng:
-Em không dám hứa. Nhưng hôm nào em sẽ gặp anh Tấn hỏi thử xem.
Cơ sở sửa chữa xe bên cạnh đang kiểm tra đông cơ chiếc DS7. Tiếng nổ, khói, bao trùm  văn phòng khiêm tốn, nhỏ bé của Tùng. Thảo làm một cử chỉ duyên dáng và đi ra cửa.
Tấn quẳng cây bút xuống bàn, vươn vai như trút được gánh nặng. Gần suốt buổi, chưa một lần chàng được đứng lên. Hết duyệt, ký, lại tiếp xúc khách hàng, Tấn gần như dính chặt vào ghế. Ngày nào cũng vậy, cảnh sôi sục, bận rộn cứ diễn đi, diễn lại khiến Tấn ngấy tận óc. Bao nhiêu thú vui phải bị dẹp bỏ: Bóng bàn, cờ vua, âm nhạc, viết lách. Bao nhiêu cảnh “hết hơi” phải chứng kiến: Xin xỏ, nịnh nọt, hù dọa...Giờ thì Tấn thấy hết sự khờ dại của mình khi nhận lời đảm trách công việc này. Đâu phải Nguyễn Bỉnh Khiêm vô tình khi viết:
Hễ không điều lợi, khôn thành dại.
Đã có tiền vào, dở cũng hay.
Hoặc:Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi!
Để được việc cho mình, biết bao kẻ đã từ bỏ sự trung thực, uốn cong như con giun, luồn lách như con chạch. Chưa bao giờ sự tồi tàn của miếng cơm manh áo được bộc lộ như lúc này.
Chưa đến nơi, người đàn ông có hàm râu quai nón đã hồ hởi:
-Chez ami! Lâu rồi không gặp!
Tấn bắt tay bạn và chào người cùng đi. Xảo giới thiệu:
-Đây là Tiết, thủ trưởng của tớ.
Nhìn vẻ thân mật của hai người, Tấn hỏi:
-Xảo đến có việc gì không?
-Là “đồng môn”, mười mấy năm chưa nhờ ông điều gì, nhưng lần này chắc phải làm phiền.
Tấn gọi nhân viên mang trà. Giọng chàng vẫn niềm nỡ:
-Bạn bè cả, có gì ông cứ nói!
là con của chủ tịch tỉnh đấy! Anh ta vừa đi Liên  Xô về và đảm nhận công tác kế họach. Trong quá trình làm, mình có thăm dò ý kiến ông anh họ là Hồ Đính, phó chủ tịch tỉnh,cùng với ông dượng vợ là Võ Báu bên thị ủy, chắc Tấn đã biết? Cả hai người đều ủng hộ. Riêng phần Tiết, nhiều lãnh đạo viện kiểm sát gần như người nhà. Thế thì mạnh, kẹt nỗi không có vốn nên đến nhờ ông tăng viện.
Tấn quan sát Tiết, người đi chung với Hồ Văn Xảo. Cô ta có đôi mông to bó sát dưới làn vải jin, đôi môi dày lẳng lơ, trang điểm thật đậm.Xảo, người bạn ngày nảo, ngày nao cùng học chung trường Kỹ Thuật với Tấn, cái trường cay nghiệt đòi hỏi sức chịu đựng và bản lãnh. Không biết gốc gát nhau nhưng vì học chung một lớp nên khi gặp lại Xảo, Tấn thật tình mừng vui.
-Riêng tư cách của ông đủ nói chuyện rồi đâu cần các vị đó bảo lãnh!Bạn bè là một việc, nhưng theo nguyên tắc, Xảo phải cho mình xem luận chứng phát triển của đơn vị, đồng thời cho biết cần bao nhiêu vốn.
Xảo lôi trong cặp ra một đống giấy tờ. Sau một hồi viện dẫn, Tấn thấy bạn mình, một trung úy không quân của chế độ cũ,không biết bằng cách nào, đã quen và làm bạn rất nhiều cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Chàng nhìn vào mắt Xảo hỏi rất thật:
-Những người khác chỉ là nét chấm phá. Mình hỏi thật, điều cậu làm có đáng tin cậy không?
Xảo giơ một cánh tay lên trời, tay kia cấu vào đùi Tiết:
-Mình xin thề! Tấn cứ yên trí. Lời hứa danh dự của những con người Kỹ Thuật Qui Nhơn.
Tiết sửa lại mái tóc, ngồi trong tư thế duyên dáng nhất, phụ họa:
-Anh Tấn yên tâm! Tụi em làm ăn rất có uy tín. Nếu anh giúp tụi em lúc này thì không những chỉ là một ân nhân mà còn là một cứu tinh. Em và anh Xảo không bao giờ quên ơn!
-Thôi được! Trước mắt chúng ta cứ thử quan hệ một thời gian xem sao! Mình chỉ đáp ứng được khỏang một phần ba nhu cầu của các vị thôi, nhưng mà chuyển khỏan nhé! Vừa rồi xí nghiệp gỗ và ván sàn nhận một số tiền mặt khá lớn nên hơi bị động.
Cả Xảo lẫn Tấn đều mừng ra mặt.
-Chuyển khỏan cũng tốt. Hình thức nào miễn có tiền là được. Thế chừng nào mình có thể nhận tiền? Xảo hỏi.
-Ông cứ về làm thủ tục cho đầy đủ, nhớ kẹp cả họp đồng vào. Nếu sớm cũng phải ba hôm.
-Xin cảm ơn nhiều! À, mà tối nay, ông anh họ có tổ chức tiếp mấy vị ngòai bộ tài chính. Đến chơi với mình nhé!
Tấn lắc đầu:
-Để khi khác vậy. Hôm nay mình hơi bận.Tiết đứng lên nhún nhảy chào rất điệu nghệ. Xảo vừa rồ máy, cô nàng đã tót lên ôm chặt thắc lưng. Người đàn bà, theo Tấn biết, đã có chồng đang công tác tại sở lâm nghiệp, không hề ngượng ngập trong cử chỉ thân mật đó. Tấn gọi nhân viên thu dọn hồ sơ và đưa tay nhìn đồng hồ. Buổi làm việc kết thúc lúc mười hai giờ trưa.
Tấn kiểm tra lại một lần nữa cách ăn mặc của mình trước khi đến nhà Thảo. Từ khi có người yêu, chàng đã đánh mất thói quen xuề xòa vừa hình thành trong vài năm nay.Trong tình yêu, người đàn bà thường khéo léo hướng người yêu cảm thụ cái đẹp theo quan điểm của mình.Với Thảo, hình thức bên ngòai không phải là tất cả nhưng không thể xem thường.Một người đàn ông lịch sự không thể đi chơi với bạn gái trong bộ đồ nhếch nhác, chân đi đôi dép lê.Trong một lần nói chuyện, biết được quan điểm của nàng, Tấn đã chú ý nhiều hơn đến tóc tai, giày dép của mình. Phải chăng đây là một sự đồng hóa?
Là phụ nữ, Thảo lại không thích những lọai vải mới xuất hiện có đặc tính khoe khoang da thịt. Nàng cũng không ưa màu sắc sặc sỡ, diêm dúa. Nhờ có thân hình đẹp, với bất cứ lọai vải nào,thợ may cũng dễ dàng biến  thành  bộ đồ vừa ý cho nàng. Nhiều chủ tiêm may đã nói đùa nhờ Thảo làm người mẫu giúp họ. Tại địa phương, nàng gần như người hướng cho phái nữ thói quen mặc đầm trong những ngày lễ lạc, hội hè.
Tấn chạy xe vào sân. Thảo vừa tắm xong, mái tóc còn ươt. Nàng xòe năm ngón tay ra dấu Tấn chờ một lát. Chàng ngồi xuống ghế,tự mình lấy phít nước pha trà. Nhìn cách trang trí phòng khách, Tấn đã hình dung được  cá tính, con người của song thân thảo. Một chút thanh thoát, một chút hòai cổ, đây là một trong số ít gia đình còn giữ được nét nho phong. Cha Thảo đã quá lục tuần, dáng người cao lớn, khỏe mạnh. Đằng sau dấu vết tàn phá của thời gian, vẫn còn lại hình ảnh một người đàn ông tháo vát, nhân hậu. Mẹ Thảo ít nói và có vẻ nghiêm khắc. Đã vài lần chạm mặt, bà chỉ đáp lại lời chào của Tấn và không bắt chuyện.
Thảo đến đứng sau lưng Tấn ôm lấy đầu chàng. Tấn đê mê ngồi yên thưởng thức sự âu yếm. Mỗi lần gặp nhau, Tấn lại thấy Thảo như được đổi mới. Cái đẹp của ngày hôm nay không giống ngày hôm qua. Nhìn nàng, Tấn chợt nhớ đến người tình của Vương Long trong tiểu thuyết “Đất lành”của một văn sĩ Mỹ. Hoặc như câu chuyện ba ngày gặp vua Hàm Phong của Từ Hy. Những người đàn bà này hình như học được ma thuật  biến hóa để không bao giờ làm người tình nhàm chán. Tấn kéo Thảo ngồi xuống ghế Nàng hỏi:
-Nhớ em hôn?
Tấn giả vờ lắc đầu:
-Không! Anh chỉ nhớ cái này thôi!
Chàng tặng nàng cái hôn mê đắm. Thảo đẩy Tấn ra, e thẹn:
-Coi chừng má la chết!
-Chả lẽ má không biết em yêu anh sao?
-Biết là quen thôi chứ má đâu có ngờ mình đi xa như vậy. Theo má, không có người đàn ông nào thật lòng hết. Thấy cảnh này, má chửi cho tắt bếp.
-Thế má không cho em lấy chồng, bắt ở vậy để làm cảnh à?
Nhưng gia đình anh thì sao? Em nghĩ sự việc không đơn giản!
Tấn dặt hai ngón tay lên môi Thảo không cho nàng nói tiếp.
-Điều gì chưa đến thì em không nên đóan mò. Em nhắn anh xuống có việc gì?
-Lý do thứ nhất là gặp anh cho đỡ nhớ. Việc thứ hai là anh Tùng muốn cầu cứu vốn chỗ anh.
-Số lượng ít thì được nhưng em bảo Tùng làm đủ thủ tục đồng thời tự đứng  tên trong khế ươc,không được bán cái cho em. Vừa rồi em đi về, anh chàng có ý kiến gì không?
-Anh hỏi thật kỳ! Anh ấy lấy quyền gì mà có ý kiến? Chỉ thấy hình như không được bằng lòng.
-Trước đây anh chỉ đùa nhưng giờ thì nghiêm túc nhé! Em không nên tiếp tục gây ảo tưởng và làm cho người khác hy vọng. Kể từ “giờ phút ấy”, Thảo đã là một phần rất quan trọng, không thể thiếu, của cuộc đời anh. Em không được chia xẻ, dù một phần rất nhỏ, cho bất kỳ ai. Như em đã biết, tình yêu là sự hòa họp phi ly giữa hai cực đối lập: Cao thượng hết mình nhưng cũng ích kỷ gớm ghê!
-Sao em lại không biết điều đó! Khi mình chưa quen nhau, quả em có ý nghĩ sống bất cần đời. Anh ấy ra đi đã để lại một khỏang trống quá lớn trong em. Mỗi khi quen biết với một người nào đó, em thường gắn với sự diễu cợt như một hình thức mua vui để quên đời. Kể cả anh - em xin lỗi - trong những giây phút đầu tiên cũng không ngọai lệ. Thế nhưng trong mấy ngày qua, anh biết em đã sống như thế nào không?
-Thảo luôn thấy mình có lỗi với anh ấyTrong giấc ngủ, em mong gặp lại anh ấy để nói những lời xin lỗi. Nhưng thật kỳ cục, đêm nào em cũng mơ thấy chỉ mỗi mình anh.Nàng nghiêng người về phía Tấn. Hai chiếc ghế tựa muốn đổ vào nhau.
-Anh đang cười em phải hôn? Sở dĩ em kể những điều đó, mục đích để cho anh thấy em đã đọan tuyệt với quá khứ như thế nào. Anh đã mang lại cho em cuộc sống lần thứ hai. Với tình yêu của anh, con tim em đã bị chóang ngợp thì còn thiết gì ai!
-Điều kiện tiên quyết để có tình yêu là niềm tin. Vì thế mãi mãi anh sẽ không bao giờ đặt lại vấn đề này một lần nào nữa.
Tấn đứng lên vuốt tóc Thảo và “mi” nhẹ lên má nàng.
-Thứ bảy này anh có việc phải đi Qui Nhơn. Em xem có thể cùng đi được không?
Thảo thè lưỡi:
-Sợ má rầy quá! Biết lấy lý do gì để đi đây?
-Em không thể công khai xin má được sao?
-Thôi,thôi!Em sợ lắm! Thà kiếm cách nói dối còn hơn. Nhưng anh tính đi chừng mấy hôm?
-Nếu sớm, chiều hay tối chủ nhật chúng ta về.
-Mình đi bằng gì anh?
-Đi xe con phải điều lái xe vừa phiền vừa không được tự do. Anh lái thì được nhưng lỡ xe  “pan” không biết đường sửa. Chúng ta đi Honda cho cơ động.
Lại một nụ hôn giả từ. Tây phương có câu ngạn ngữ ”Tình yêu giết chết thời gian...” Nếu làm một cuộc thống kê, người ta sẽ thấy những cái hôn đã chiếm một khối hời gian rất lớn của hai kẻ đang yêu.
Hai người vừa rời nhau ra thì mẹ Thảo vào. Cả Thảo lẫn Tấn đều cùng một ý nghĩ: Hú vía. Ngòai kia, đường phố đã lên đèn. Tuy sợ mẹ, khi tiển Tấn ra xe, hai người vẫn tranh thủ nắm tay nhau thay cho lời dặn: Ngày thứ bảy, nhớ nhé!
Chiếc xe phân khối lớn chạy băng băng trên đường. Thảo ngồi phía sau ôm chặt người Tấn, như sợ nếu buông tay chàng sẽ biến mất. Men tình yêu chả thua gì thuốc phiện, một khi đã dây vào, ít kẻ đủ tỉnh táo để tránh được tác dụng gây nghiện. Càng nghĩ, thảo càng thấy nhiều tác giả đã nhận định sai về bí mật của con tim. Với kinh nghiệm bản thân, Thảo phủ nhận giả thuyết cho rằng: Sau mối tình đầu, độ rung của trái tim kém đi rất nhiều. Cường độ của tình cảm không hòan tòan phụ thuộc yếu tố chủ quan. Nó được quyết định bỡi đốäi tượng mà ta yêu. Người tình càng tuyệt vời, sức hấp dẫn càng lớn. Không có sự phân biệt giữa mối tình đầu hay thứ hai, thứ ba gì cả! Như một người nào đó đã tình yêu có đến hàng ngàn.” Trong cuộc đời,ai làm cho ta chết đến tế bào cuối cùng thì đó là tình yêu. Thảo thấy là mình đã cảm nhận Tấn trong trường họp gần giống như vậy. Tận đáy lòng, nàng sẵn sàng đi với Tấn  cho đến cùng trời cuối đất, không chút băn khoăn. Victor Hugo đã hòan tòan có lý khi bảo “Biểu hiện đầu tiên của tình yêu chân thật ở người con trai là sự rụt rè, ở người con gái là sự táo bạo”. Quá yêu Tấn, Thảo thấy mình không có gì để giữ gìn và lo lắng.
Thành phố Qui Nhơn thật hiếm hoi những ngày mát mẻ như hôm nay. Tấn để Thảo nghỉ ngơi và đi giải quyết công việc. trong bữa cơm trưa chàng bảo:
-Thành phố này có nhiều kỷ niệm đối với anh. Lát nữa, anh sẽ đưa em tham quan ngôi trường, nơi anh đã gửi gắm thời niên thiếu của mình ở đó. Chúng ta sẽ viếng mộ Hàn Mặc Tử, ngồi thuyền sang Hải Minh để biết cảm giác mạnh của những người đi biển. Sáng mai, anh và em vào thăm trại phong Qui Hòa, nơi Nguyễn Trọng Trí trị bệnh, sáng tác và qua đời. Chương trình như vậy em thấy thế nào?
-Mọi việc cứ theo sự sắp xếp của anh đi!Em chẳng biết một chút gì về thành phố này hết!
Khi Tấn và Thảo ngừng xe trước cổng trường,một bác bảo vệ đã lớn tuổi hỏi:
-Cậu tìm ai?
-Tưởng gì chớ học sinh cũ về thăm lại trường thì được thôi! Xin mời vào!
Tấn đưa Thảo đi vòng quanh trường. Chàng chỉ hàng dừa và rặng phi lao gốc to đùng, giải thích với nàng về những kỷ niệm và việc học hành ngày xưa. Thấm thóat, hai mươi năm đã trôi qua.
Thấy chàng say sưa kể chuyện, Thảo biết thêm một nét mới của người yêu. Với Tấn, quá khứ, hiện tại và tương lai liên kết thành một khối. Hòai niệm dĩ vãng nhưng không than trách, hối tiếc. Chấp nhận hiện tại nhưng không kiêu căng hợm mình. Đi bên Tấn, niềm tự tin cứng cỏi truyền sang cả nàng, như một sự che chở thân thương.
Gởi xe nơi một chòi lá chân dốc, Tấn dắt tay Thảo lên viếng mộ nhà thơ tài hoa nhưng bất hạnh. Một vài cặp cùng tháp tùng khiến con đường bớt vắng vẻ. Lên đến nơi, hai má Thảo đỏ hồng vì mệt. Nhìn thiên hạ mang theo đèn nhang, nàng không ngớt suýt xoa.Chỉ bằng những giòng thơ, người thanh niên bệnh họan thiếu may mắn trong tình yêu đã làm cho kẻ hậu sinh phải ngậm ngùi thương xót. Một khách yêu thơ nào đó, có lẽ thuộc phái nữ, đã kính cẩn chép lại bài thơ  “Đây thôn Vỹ Dạ” lên tấm bia mộ chí:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên...
Đây là một trong những bài thơ đắc ý nhất của Hàn Mặc Tử, viết về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đau đớn vì bệnh họan, Hàn đã cố nhả những sợi tơ óng ả để lại cho đời. Nhìn những khuôn mặt thành kính dâng hương hoa, Tấn chạnh lòng nhớ đến hai câu thơ của Nguyễn Tiên Điền:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Sau ba trăm năm, còn biết bao người thương khóc cho Tố Như. Truyện Kiều chưa mất, thì thế gian mãi mãi còn người nhắc đến Nguyễn Du. Với những con người tài hoa, dù vật đổi sao dời, sự ngưỡng mộ có bao giờ phai?
Lẩm nhẩm đọc xong bài thơ, Thảo âu yếm hỏi:
-Trong tất cả những bài thơ anh viết tặng em, bài nào anh tâm đắc nhất?
-Bài thơ ưng ý nhất vẫn còn nằm ở đây!Hôm nào anh cũng nghe nó ngân nga bên tai mà không nỡ viết ra. Em biết vì sao không? Anh chỉ sợ mình sẽ trở thành lòai chim yến nhả những sợi tơ pha máu ra để làm tổ và rồi trong lòng không còn gì nữa.
-Vậy đến bao giờ em  mới đọc được tuyệt tác đó?
Tấn nhìn vào mắt nàng. Bầu trời bỗng râm mát như có đám mây vừa bay qua. Nỗi buồn không mời bỗng tự nhiên ập đến.
-Anh sẽ chép tặng em ngày chúng ta chính thức được phép sống chung với nhau. Nếu vì một bất trắc nào đó phải xa em, anh cũng sẽ gửi đến cho em trong ngày cưới.
Thảo nép đầu vào ngực Tấn, hờn dỗi:
-Anh còn nói vậy, em giận cho coi. Em đã nguyện với lòng không bao giờ rời xa anh. Nếu không được cùng anh sóng đôi đi hết phần đời còn lại, em sẽ vào cửa Phật tu hành.
Trước phần mộ Fracoi Nguyễn Trọng Trí chỉ còn lại hai người. Tấn ôm Thảo vào lòng, một tay đặt lên miệng nàng:
-Nói gở! Sóng gió cuộc đời làm sao biết được. Nhưng theo anh nghĩ, những trở lực nếu có, thật ra chỉ càng làm tình yêu thêm mãnh liệt hơn thôi!
°Ghi chú:Bên dưới là quang cảnh khu mộ Hàn Mặc Tử tại Qui Nhơn