- 1 -

Từ lúc rời trạm vào sau trong núi, ba người cứ hàng dọc nhằm hướng mặt trời lặn, cặm cụi tự rẽ cây mở lối. Họ rất ít nói chuyện với nhau. Leo hết đỉnh núi này lại tiếp đỉnh núi khác, càng đi rừng càng rạm rạp và ánh nắng hầu như không xiến qua nổi tầng tầng lớp lớp tán lá cành cuống che chắn trên cao làm cho mọi vật trước mặt họ lúc nào cũng xam xám mờ mờ. Phải chú ý lắm mới phân biệt được là sáng trưa hay chiều. Không biết đã đi được bao lâu. Đói thì giở lương khô nhai trệu trạo, khát uông nước suối, mệt không bước nổi nữa mới dừng, trải lá, căng ni lông, đánh một giấc cho lại sức, tỉnh dậy đi tiếp. Ông Nhị Nguyễn có cái đồng hồ Viller lại không có cửa sổ báo ngày, lúc bước chân vào cửa rừng ông đã có chủ ý, ngắt một đoạn nhành cây nhỏ bỏ túi, mỗi ngày là một nhánh. Thấm thoắt rời Đô Lương đã được mười lăm nhánh cây rồi. Đến sáng ngày thư mười sáu, xung quanh nơi họ đang bước tới bỗng sáng bừng, thoáng đãng và trong lần gió mát rười rượi có pha lẫn mùi thơm dễ chịu của nhựa thông. Dường như cả ba cùng một lúc đều cất lên tiếng reo mừng rỡ, bởi trước mặt họ toàn thông, như được đúc cùng một khuôn, cây nào cũng to cỡ cột đình làng, thẳng tắp, tán vút cao lên trời ánh lấp loá nắng. Đã đi đúng hướng, vượt qua triền đông, sang đến triền tây, đặt chân lên đất Lào rồi! Trạm trưởng Đỗ Trường đã dặn ông Nhị Nguyễn khi nào ngửi mùi nhựa thông thấy rừng thông là đã đến Sốp Sang đất bạn, đất ta không ở đâu có cánh rừng thuần thông quý hiếm như thế. Đỗ Trường từng hai lần đưa đoàn cán bộ cao cấp sang Thái nên khá rành đường trong hai lần ấy đều có mặt Nguyễn Văn Bình nhưng anh ta không phải người có trí nhơ tốt, đoạn đường cũ chỉ còn mang máng trong đầu nên giờ gặp rừng thông anh mới thở phào, Sốp Sang thực rồi! Đây thuộc vùng đất do Pathét Lào kiểm soát, nên khá an toàn. Đoạn tới ngại nhất đựng cọp và thổ phỉ sau về phía sông Mekong mới hay gặp đồn bốt địch.
Hôm ông Nhị Nguyễn nhập trạm ở đây đang có một cán bộ cao cấp mà trạm trưởng Đỗ Trường vẫn cung kính gọi là thủ trưởng. Ngày ấy từ thủ trưởng còn lạ lẫm lắm trên Việt Bắc chỉ đôi lần ông nghe được từ chính miệng các vị… thủ trưởng. Rõ là nó du nhập mới toe lối xưng hô của người phương Bắc và không hiểu sao một anh trạm trưởng bé tí hin ở tít miền Trung cách xa hàng vài trăm dặm này lại biết dùng và chỉ trang trọng dành cho mỗi một vị mới nhập trạm trước ông có vài ngày? Vị ấy trạc tuổi huynh trưởng Tạ Quang Bửu, tức khoảng ngoài bốn mươi cao to, khuôn mặt vuông vưc, đôi mắt một mí thâm trầm và vàng trán rộng vồ ra phía trước nom thực oai vệ. Sau khi Nhị Nguyễn làm xong thủ tục trạm trưởng liền dẫn ngay đến thủ trưởng để xin chỉ thị. Diện kiến mới thấy anh mắt của thủ trưởng thực khác thường sắc lạnh và có sức mê mị, khuất phục những ai đối thoại. Qua vài câu trao đổi thủ trưởng tỏ ra rất thông thạo tình hình các nước Đông Dương đặc biệt là Thái Lan. Với cử chỉ thân mật của bề trưen, thủ trưởng hỏi thăm nhiều vị lãnh đạo ở chiến khu, đôi lúc kể xen vào những kỷ niệm đáng nhớ về một cuộc tiếp xúc nào đó. Nhưng điều làm ông Nhị Nguyễn thắc mắc tuyệt nhiên thủ trưởng không có lời nào hỏi thăm huynh trưởng, mặc dù ông đã nhắc đi nhắc lại là được chính Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu trực tiếp giao nhiệm vụ. Có lẽ vị này thường ở ngoài nước, ít có dịp tiếp xúc với giới quân sự hay giới khoa học kỹ thuật, ông Nhị Nguyễn tự giải thích cho mình như vậy. Những dặn dò của thủ trưởng không khác mấy những điều đã được văn phòng Bộ trao đổi trước ngày lên đường. Rồi thủ trưởng quay sang trạm trưởng quyết ngắn gọn, chuyến này phải cắt vệ binh họ tống đến khi người và hàng qua khỏi biên giới Lào - Thâi mới về. Đỗ Trường hỏi lại, cần bao nhiêu người ạ, sau giây lát suy nghĩ thủ trưởng liền giơ hai ngôn tay, tỏ ý chỉ cần thế. Nhân câu chuyện về số người đi bảo vệ trên đường, trước mặt thủ trưởng, Đỗ Trường phê thẳng thừng các vị ở văn phòng Bộ đã mắc bệnh chủ quan, khinh địch, một kho của lớn như thế của quốc gia mà cho có một người theo áp tải, lại hớ hênh đèo sau “pooc-ba-ga” xe đạp, nhờ hồng phúc của đất nước mà chuyến đi trót lọt. Thủ trưởng không tỏ ra đồng tình cũng không phản đối lời phán đó. Nhị Nguyễn liền nói lại: Không phải văn phòng Bộ không chu đáo, không tính kỹ đâu. Càng nhiều người hộ tống càng dễ lộ, cao tay mới nghĩ ra được cách nguy trang sơ sài như vậy. Đó là cách đánh vào chõ địch không phòng bị trong binh pháp Tôn Tử đấy!
Đang nghe, bỗng thủ trưởng cười mỉm, nhìn ông Nhị Nguyễn và hỏi cất ngang với đôi mắt nheo ánh lên tia tinh quái rằng “me-xừ” chánh văn phòng Bộ mà biết binh pháp Tôn Tử? Cuộc trao đổi không kéo dài thủ trưởng chủ động đứng dậy bắt tay Nhị Nguyễn chúc thượng lộ bình an, nhờ chuyển lời thăm hỏi sức khoẻ tới đại diện của ta tại Băng Kok là hai anh Nguyễn Đức Quỳ và Song Tùng. Khi trở về phòng riêng của trưởng trạm đến lượt Đỗ Trường phê tiếp ý kiến vừa rồi của Nhị Nguyễn. Hẳn anh luôn có mềm tin rằng cấp trên không bao giờ mắc sai làm chứ gì? Ông Nhị Nguyễn bảo lại không hoàn toàn như thế, nhưng với chuyện đưa bọc vàng từ chiến khu về Đô Lương cách tính toàn của các anh trên Bộ vậy là hợp lý. Đỗ Trường cười khẩy, tôi đã chứng kiến nhiều vị chức sắc bè bè qua lại đây hơi thiếu thông minh, thiếu quyết đoán chứ chẳng có mấy hợp lý như anh nghĩ đâu? Ông Nhị Nguyễn liền nhây mắt hỏi: thủ trưởng vừa nãy thì thế nào? Đỗ Trường cười xoà không đưa ra bình luận cụ thể nào nữa cũng chấm dứt luôn cái lối “chụp mũ” vừa rồi. Và bảo gọi hai người vệ binh lên nhận nhiệm vụ mới. Trạm trưởng giới thiệu tên từng người. Đến khi bàn bạc cắt cử ông Nhị Nguyễn định chia đều số vàng thành ba phần cho dễ mang, mỗi người một gói bỏ ba lô thì trạm trưởng can thiệp ngay:
- Không được! Trách nhiệm đã rõ ràng. Tiền vàng là cấp trên giao phó trực tiếp cho đồng chí chứ có giao cho chúng tôi đâu? Tôi cử hai chiến sĩ cũng đi là để bảo vệ vòng ngoài số tiền vàng đó. Đặt tình huống gặp địch phải chiến đấu ba người đều mang vàng cả, rủi ai bị hy sinh hay bị bắt có phải là mang tài sản quốc gia biếu không cho địch không? Còn tập trung một người giữ, khả năng bị mất, bị rơi vào tay địch ít hơn lại luôn có hai người hợp sức bảo vệ sẽ an toàn hơn. Dù hai người có hy sinh mà số vàng giữ được nguyên vẹn thì vẫn là thắng lợi. Tôi phân tích thế có thấu lý không hở đồng chí cán bộ trung ương?
Lý lẽ như vậy không thể bắt bẻ được, ông Nhị Nguyễn định hỏi thêm thì anh vệ binh cao lớn ngồi bên bỗng nửa đùa nửa thực bảo:
- Chưa ra trận mà thủ trưởng rủa chứng tôi hy sinh!
Ông Nhị Nguyễn không khỏi ngạc nhiến khi anh chàng vệ binh kia đã quá nhạy bén cũng gọi trạm trưởng của mình là thủ trưởng như vậy. Rất có thể vô tình anh ta trong số những người đầu tiên ở ta đã “phổ thông hoá” từ này. Trạm trưởng lên trợn mắt “xà-lù” luôn.
- Đồng chí bỏ cái lối suy nghĩ đượm màu mê tín dị đoan ấy đi! Đi làm việc cách mạng mà sợ chết, ở nhà núp váy vợ cho xong!
Không ngờ không khí trước lục lên đường lại căng thẳng như thế Mặt anh vệ binh nọ xam lại ông Nhị Nguyễn liền đỡ cho anh ta:
- Không phải là sợ chết, anh Lèng Cảnh nói vui ấy mà. Ta chuẩn bị kỹ lưỡng thế này là chắc phần thắng rồi!
Người vệ binh tên Lèng Cảnh tiếp lời:
- Thì cái giấy khen thủ trưởng vừa phát cho tôi sau chuyến vào Quảng Ngãi đụng địch vẫn bảo vệ ngon lành cả đoàn thủ trưởng quen rồi à?
Cái nhìn của Đỗ Trường về phía Lèng Cảnh đã dịu, Nhị Nguyễn liền lái sang chuyện khác. Ông nói:
- Tôi có thêm một đề nghị: trạm cấp hoặc cho mượn một khẩu súng ngắn.
Đỗ Trường nhăn trân giày lát rồi bảo trạm không có trách nhiệm phải trang bị súng cho các đoàn ra vào tuyến giao liến, song anh có thể cho mượn một khẩu Saint- Étienne ổ quay sản xuất trong thế chiến thứ nhất còn dừng tàm tạm, đủ cơ số sáu viên, lâu dài phải tự xoay lấy đạn. Sau đó trạm trưởng còn nhã ý đổi cho Nhị Nguyễn cái ba lô mới cứng. Mười tám ki lô vàng được bọc kỹ cho gọn vào đáy, khẩu côn thì dắt thắt lưng Nhị Nguyễn liền đeo thử, ba lô nặng chịch, những ngày tới phải vượt mấy trăm cây số đường rừng với vật bất ly thân này sau lưng là mệt lắm đây! Mọi vật dụng, đồ đạc ông san bớt ra cho hai vệ binh đeo giúp. Dù sao qua mấy lần tiếp xúc, bàn bạc ông cũng có cảm tình với người trạm trưởng tính tình bộc trực thẳng mực tàu đau lòng gỗ ấy, nghĩ cho cùng anh ta cũng việc công cứ chiều phép công mà làm. Lúc sắp lên đường ông nắm chặt bàn tay thô ráp, to bè của Đỗ Trường. Rồi không biết trời xui đất khiến thế nào ông lại buột ra một câu làm hỏng cả bầu không khí tiễn đưa đang lưu luyến, thoải mái:
- Giá được trạm trưởng tháp tùng chuyến này thì hay biết mấy, tiếc là mình không phải thủ trưởng!
Nét mặt trạm trưởng đang tươi bỗng héo quắt, gặt mâm tôm:
- Đồng chí cho là tôi hay bám đít cấp trên phải không?
Trên đường ra khỏi trạm rồi, anh vệ binh tên Nguyên Văn B, vốn ít mồm miệng, suốt cuộc chỉ mủm mỉm ngồi nghe, giờ mới bảo Nhị Nguyễn, trạm trưởng sớm nắng chiều mưa không biết thế nào mà chiều đâu. Tốt nhất đừng khi nào nói bỡn trước mặt cả, bọn mình đã đặt cho cái tên mới là trạm trưởng không biết đùa đấy. Dù đã qua nửa ngày trên đường mà ông Nhị Nguyễn vẫn chưa nguôi ngoai ba cái chuyện vặt ấy, chỉ biết tự trách mình không nên nói năng quá thoải mái với những người vừa quen.
Khu rừng thông phía trước, đã thấy mấy mái nhà tranh vâch đất nằm liền kề con đường mòn Lèng Cảnh bảo:
- Mấy tuần nay toàn nốc lương khô, chẳng hạt cơm cuống rau nào, ruột xót lắm. Nghỉ lại xin tiếp tế chất tươi chứ hai anh?
Nguyễn Văn Bình nói:
- Biết trong bản thế nào mà vào. Nhỡ đựng địch thì sao?
- Ta cứ ở trong rừng - ông Nhị Nguyễn nói - một anh đến trước tìm hiểu, ổn ta vào. Hồi trên Việt Bắc có anh đã sang Lào về nói lại với tôi bà con các bộ tộc Lào đều đối với ta tốt lắm!
Lèng Cảnh nhận đi dò đường lát sau đã thấy quay lại mặt tươi hơn:
- Bản Sộp Phác của người Lào Mông. Biết bộ đội Việt Nam đến, dân bản vui như tết ấy các anh ạ.
- Anh biết tiếng Lào à? - ông Nhị Nguyễn hỏi
- Tập toẹ vài câu đủ dùng. Tiếng Lào với tiếng Tây của mình là anh em đồng hao mà.
Chỉ có ít phút đến bản mà Lèng Cảnh tỏ ra phấn chấn như được về thăm nhà, nhảy chân sáo đi trước, Bình ghé tai Nhị Nguyễn nói:
- Cái cậu này vừa ở ATK về được một năm nay đã bập vào cô người Lào của trạm, án kỷ luật đang treo lửng. Không đùa với trạm trưởng không biết đùa được đâu!
- Cậu ấy cũng từ Việt Bắc về à? - ông Nhị Nguyễn ngạc nhiên.
- Quân của ông Cao Khắc Giập đấy. Khoản xưng phong thì được nhưng nghe đâu tại cái mồm bạ đâu nói đây cấp trên không tin cậy không thể để ở cơ quan đầu não.
Ông Nhị Nguyễn chợt nhớ lại lúc đã khoác ba lô khỏi cổng trạm quay lại không thấy anh ta đâu. Gọi như hò đò sông cái mới thấy anh ta chui tọt ra từ buồng của nhân viên nữ phía đầu nhà khách theo sau lấp ló cô người Lào mặt phừng phừng mắt đỏ hoe, may mà lúc đó trạm trưởng đang mải đón đoàn khách mới đến không để ý đến sự việc này. Trên đường đi, có lúc nghỉ, anh ta thần mặt đứng ngồi không yên, ông Nhị Nguyễn hỏi khan hỏi vãn thì bảo, nhớ Pen Ni quá, hễ ngủ là toàn mơ thấy em thôi. Anh ta mới hai mốt, tức kém ông tới năm tuổi, có lẽ với có gái Lào ấy là mối tình đầu, nên bị hớp hồn. Đêm qua, lúc ngủ trong lán dựng tạm trên đường lại xảy ra một chuyện tức cười. Đang quay lưng lại nhau, bỗng anh ta trở mình nằm úp thìa, thế là cứ thúc liên hồi cái “của nợ” như cục sắt nguội vào lưng ông. Sáng ra, hắn có vẻ ngượng ông thì mặt tỉnh bơ coi như không có chuyện gì. Cái anh chàng đang sức trai này xem ra mót vợ lắm rồi!
Vào bản Sộp Phác Lèng Cảnh vẻ mặt rất phởn đứng cạnh một ông già cùng hai thiếu nữ
- Kín khẩu sê, khẩu òn, mi phắc cát nhưng mum, không máy tu po
Bỗng anh chàng xổ một tràng làm ông Nhị Nguyễn ngỡ ngàng còn hai cô thì cười ngặt nghẽo dụi dụi vào nhau. Ông trưởng bản vui vẻ bảo với khách bằng tiếng Việt khá sõi:
- Bộ đội không phải mời cơm dân bản. Dân bản khắc mời. Rửa ráy nghỉ ngơi trước đã!
Về sau ông Nhị Nguyễn được nói lại câu tiếng Lào của Lèng là: bộ đội mời cả bản ăn bữa cơm thân mật. Thì ra cậu ta chưa thạo, định nói bộ đội muốn nhờ dân bản cho ăn cơm. Các cô nhận ra ngay cách diễn đạt ngược của cậu ta nên mới cười ngặt nghẽo như vậy
Bà con đến mỗi lúc một đông nhiều người nói được tiếng Việt, đều hiểu khách, ông trưởng bản nói:
- Bộ đội Việt Nam giúp Lào đánh Pháp giải phóng quê hương thì bộ đội cũng là con em của mình mà.
Nguyễn Văn Bình vốn kiệm lời từ lúc vào bản chỉ cười và gật đầu với mọi người giờ cứ nhảo mặt khắp chốn tìm Lèng Cảnh, anh ta vừa dồn cả đống ba lô và súng cho Bình giữ, biến mất tăm. Ông Nhị Nguyễn thì vẫn kè kè cái ba lô nặng chịch Chẳng mấy chốc các mẹ các chị đã mang ra mấy típ xôi cùng thịt gà luộc chấm muối ớt, bày cả trên lá chuối, còn có cái xoong nhôm to vừa trong bếp be ra bỏng rãy, trưởng bản bảo đó là canh rau dả nàng hái trong rừng, bộ đội thử ăn xem có ngọt nước không. Thoạt nhìn các món ông Nhị Nguyễn đã tứa nước miếng. Nhưng lại không thấy chàng Lèng đâu. Vẻ mặt Bình không giấu được sự khó chịu, người đi không bực bằng người trực nồi cơm. Ông Nhị Nguyễn liền để ba lô xuống nhờ anh ta trông cả thể, lẳng lặng ra ngoài. Vừa đến đầu bản đã thấy cái dáng cao cao của Lèng Cảnh đang dồn một có nhỏ nhắn, ngực nở, bựng thon, mông căng tròn trịa với cái váy Lào bô sát, vào cạnh gốc thông cổ thụ và nghe cô gái nói giọng Việt khá chuẩn:
- Em đẹp sao bằng gái Việt Nam!
- Đẹp lắm! Đẹp hơn kia - Giọng anh chàng lập bấp như líu lưỡi và tiếp đến là giọng có gái nài nỉ:
- Đừng mà anh...
Ông Nhị Nguyễn liền đằng hăng khá to. Không ngờ anh ta đánh bài cùn:
- Anh và Bình cứ ăn trước, ngủ trước. Em có chút việc về sau.
Không thể bừa phứa như vậy được! Ông liền bước nhanh đến chỗ gốc thông, đang lúc Lèng cố kéo có gái lại gần hơn, định thơm lên gò má rực màu táo chín của cô, nói dứt khoát:
- Đồng chí Lèng Cảnh, về ăn cơm!
Lèng như người say rượu được dội gáo nước lạnh tỏ ra tỉnh hẳn, còn có gái cũng thoát được khỏi vòng tay anh ta, sượng sừng nhìn ông Nhị Nguyễn:
- Về! Mọi người đang chờ - Nhị Nguyễn hạ giọng.
Lèng Cảnh kịp giới thiệu tên có là Vi Lăm rồi hai người cun cút đi sau lưng ông.
Chao ôi, chưa bao giờ có bữa ngon đến vậy! Gà luộc thịt bên trong còn chút hồng nhạt, mềm chắc thớ châm muối ớt, ăn vào như chưa bao giờ được biết đến thịt gà. Xôi nếp nắm vào lòng tay dẻo quẹo thơm nức, còn canh dả nàng thì ngọt lịm chỉ có canh rau sắng hay rau ngót của ta mới sánh được. Bình bên cạnh ông cắm cúi chén tì tì, chỉ Lèng Cảnh là tay nắm xoi mồm nhai thịt mà mắt cứ lơ láo tìm đối tượng ban nãy. Giờ Nhị Nguyễn mới có dịp nhìn khắp lượt, cậu ta “chiếu tướng” quả không nhầm, vi Lăm là đoá hoa xinh tươi nhất bản. Hồi ông còn học ở Cao đẳng khoa học Hà Nội, cũng vào năm hai mươi mốt tuổi như Lèng bay giờ, yêu Nghĩa học lớp dưới, cả hai đều đã say như điếu đổ rồi, nhưng chỉ là say trong mộng tưởng, còn ngoài đời lại e dè ý tứ, lần mạnh bạo nhất là cầm tay nàng đưa lên môi hôn, như cách thể hiện của hoàng tử quý tộc với công nương trên phim ảnh. Giờ đây nhìn có gái Lào, ông chợt nhớ đến Nghĩa và tự hỏi, sao mình không thể đốt chây giai đoạn như anh chàng vệ binh này nhỉ? Đang mải nghĩ, Bình ngửng lên khẽ nhắc:
- No. Đóng trại Kẻo có chuyện lôi thôi đấy!
Nhị Nguyễn liền quay sang ông trưởng bản nói:
- Thưa bà con bản. Sộp Phác. Sáng mai chúng tôi lên đường rồi, rất cảm ơn bà con đã giúp đỡ.
Ông trưởng bản bảo mấy cô đưa ra một túi vải căng phồng đựng khoảng chục cân gạo nếp, cùng bọc rau ông nói bộ đội. Việt Nam có việc đi gấp, không giữ được có ít gạo rau xanh làm quà. Nhị Nguyễn cảm ơn thịnh tình của bà con bảo đi đường không có xoong nồi để nấu chỉ ăn lương khô thôi, nên xin được để các thứ đó lại. Một chị nghe vậy liền sốt sáng, thế thì sáng mai sẽ dạy thật sớm đồ xôi cho bộ đội mang ăn đường
Ông Nhị Nguyễn ghé vào tai Lèng Cảnh mệnh lệnh ngắn gọn: “Về ngủ, mai hành quân sớm!”. Lèng miễn cưỡng đi theo ông. sau hắn là Bình, chặn đầu khoá đuôi thế sao tẩu thoát được. Vậy mà nửa đêm tỉnh giấc ông Nhị Nguyễn quờ tay không thấy hắn nằm bên nữa. Có chuyện rồi. Ông lẹ làng trườn ra khỏi giường không để Bình thức giấc. Mảnh trăng liềm lơ lửng trên bầu trời đen thẳm cao vợi cả bản. Sộp Phác say giấc trong yên bình dưới tán thông. Nhưng lại có hai người thức cùng ngọn lửa tình đang hừng hực. Và Nhị Nguyễn đứng khựng như bị điện giật khắp người Đập vào mắt là hai con người đang dính chặt vào nhau, trăng lốp lăn lộn dưới ánh trăng mờ ảo bên bờ suối. Lần đầu tien trong đời người con trai, Nhị Nguyễn được cận mục sở thị đến từng đường nét, cử động, hơi thở, giọng điệu tận cùng lạc thú. Họ làm tình như hai cái hạt mảy ốp chặt vào nhau, khởi thuỷ của sự sinh sôi viên mãn trong trái trời chín nẫu bọc xung quanh. Và lúc này ông trở thành cái hạt lép thừa ra. Ông ngồi bệt xuống cỏ, mắt vội dời đi nơi khác mà trong lòng vẫn nao nao khó tả. Rồi Nhị Nguyễn lẳng lặng đứng lên về. Mãi gần sáng mới thấy cái bóng cao lớn của Lèng vào nhà, hắn rón rén như tên trộm, lẹ làng nằm cạnh, một loáng đã mãn nguyện trong tiếng ngáy nho nhỏ đều đều, người hắn thì sức nực mùi cỏ dại nát và nhựa thông. Sau đó đến lượt Nhị Nguyễn chợp mắt. Ông bỗng thấy mình đang cùng Nghĩa cùng lăn lộn bên bờ suối, dưới tán thông ban nãy có khác là sự trình diễn quá ngắn chưa kịp để cảm nhận khoái cảm đến chân tơ kẽ tóc và cái đập nước đày ứ đã vọi oà vỡ trong tích tắc không để lại giọt nước nào, người tình cũng biến theo, sau cơn mộng tinh bao giờ cũng là tiếc nuối, rỗng không
Có thể Bình không hay biết sự việc nửa đêm qua, cũng có thể anh ta biết nhưng không nói, mới đi với Bình có mươi ngày ông Nhị Nguyễn bỗng thấy ngại sự kín đáo ấy. Lèng Cảnh cứ cắm cúi đi bên ông một chặng dài, mãi sau mới hỏi chuyện:
- Anh quen thân với chú. Tạ Quang Bửu phải không ạ?
- Phải rồi là huynh trưởng là thủ trưởng trực tiếp của mình.
- Em cùng có lần được đi bảo vệ thủ trưởng Bửu đấy. Thủ trưởng không giống các thủ trưởng khác, tay lúc nào cũng kè kè quyển sách, nghỉ trên đường là mở đọc toàn chữ tây.. Em hỏi chú đọc nhiều thế để làm gì, cháu thì chưa bao giờ cầm quyển sách nào, mới qua lợp xoá mù thôi mà.
- Có phải lần ấy cậu đi với thủ trưởng gặp một vị chức sắc, rồi cậu đối đáp làm cho vị đó chịu cái sự bảo mật “ba không” phải không?
- Chuyện đó anh cùng biết à. Em cứ trả lời theo cách của em thôi. Trước mặt ông nói biểu dương nhưng về sau em mới biết mình phải rời chiến khu về trạm khách là do có ý chỉ đạo của ông ấy đấy. Được về cơ sở em càng thích, thoải mái, lại có nhiều em.
- Mình hỏi thực. Cậu đã yêu Pen Ni sao còn léng téng với cô khác?
Hỏi trúng vào cái tổ con tò vò, anh chàng mặt đỏ tía tai chẳng nói lại được lời nào. Nhị Nguyễn gằn giọng:
- Vậy là quan hệ nam nữ không đứng đắn. Tội hủ hoá nặng lắm. Nhỡ cô ấy chửa thì có phải làm hại cả đời người ta không, cậu đã nghĩ đến điều ấy chưa? Chưa nói việc cậu làm đã phạm vào kỷ luật dân vận kỷ luật quan hệ quốc tế. Phức tạp lắm
Lèng Cảnh cụp tai đi bên ông vẻ mặt buồn nhiều không biết cậu ta hối hận hay đang thả hồn về phía sau với em. Vi Lăm mỗi lúc mỗi đi xa bao giờ gặp lại.
Khi đến chặng nghỉ nhìn Lèng ngồi ủ rũ như con gà rù, ông bỗng thấy thương hại.
Chợt nhớ đến lời huynh trưởng “con người ta tính cách đã định hình từ lúc thiếu niên đến già vẫn giữ tính cách ấy, vậy làm sao thay đổi được “nhóm máu dê”, trong người cậu ta cơ chứ!
Ông lại gần đưa nắm xôi, cậu ta nhận mà mắt cụp xuống. Lát sau thì thào vào tai ông Nhị Nguyễn có ý không để Bình nghe được.
- Anh à, người có học như anh chắc không bao giờ mắc tội hủ hoá đâu nhỉ?
Ông cười bảo:
- Không biết chừng. Chuyện đó không ai nói mạnh được.
- Em thì lúc nào cũng thèm đàn bà. Hồi trên chiến khu cố nhịn, muốn phát cuồng, đến khi về trạm thì như chim xổ lồng. Đơn vị kiểm điểm em quan hệ bất chính với Pen Ni, em đã hứa cắt đứt. Trong cuộc họp nói vậy chứ cắt thế nào được, hàng ngày thấy mặt nhau cái máu yêu nổi lên liền.. Hôm chia tay em nói thực anh đừng mắng nhé, lúc anh gọi em đã vật ngửa được có ấy ra giường rồi mỡ đến miệng mèo mà phải bỏ. Chuyến này về là cưới, tổ chức không thuận thì chịu kỷ luật ra quân, về quê cô ấy cày ruộng. Còn với. Vi Lăm, không hiểu sao vừa gặp em đã thấy như được gặp lại Pen Ni. Có ấy quá hiền dễ tin, em càng làm tàng. Đàn bà đẹp có bùa, đàn ông bị ém bùa thì thôi rồi, trời cũng bỏ. Cái đầu không chỉ đạo được cái cu.
Nói đến đấy, anh chàng bỗng toét miệng cười như đứa trẻ làm ông Nhị Nguyễn cũng phải bật cười.
Từ lâu, với Thứ trưởng Tạ Quang Bửu, ông Nhị Nguyễn còn có thâm tình của thày trò, anh em, nhưng để hiểu được hết tính cách của huynh trưởng thì chưa, bởi hiếm khi được ở lâu bên huynh trưởng. Sáu năm trước, ông đã được chọn trong đoàn đi hỏi vợ cho huynh trưởng, tiếp đến ở lễ thành hôn thì đóng vai phù rể. Đám cưới ngày ấy đã trở thành một sự kiện thu hút mối quan tâm của hàng ngàn. Hướng đạo sinh cả nước. Huynh trưởng lấy con gái một huynh trưởng khác
Ông Tạ Quang Bửu ở miền Trung, ông. Hoàng Đạo Thuý ở miền Bắc, hai vị đều là lãnh đạo chủ chốt. Đoàn. Hướng đạo Việt Nam và họ không chênh nhau quá nhiều tuổi. Huynh trưởng Bửu ngày ấy không có nhà ở Hà Nội, phải nhờ nhà một người quen trong làng ven nội. Đại Yên làm căn cứ xuất phát cho cuộc dạm hỏi và sau đó là lẽ đón dâu. Mấy tráng sinh nom cao ráo, kẻng trai được chọn đội quả, đưa đồ sính lễ. Đoàn ăn hỏi đi vòng vèo trong làng, Nhị Nguyễn và mấy chàng phù rể cứ bấm nhau cười khúc khích: “Này, không biết hôm nay huynh trưởng Bửu phải xưng hô với huynh trưởng Thuý thế nào nhỉ? Bình thường anh anh tôi tôi toàn bàn những chuyện lớn, nay “bố bố con con”. Chú rể dường như không quan tâm đến chuyện ngôi thứ như vậy trước mặt mọi người đã chuyển từ “anh” sang “ba” ngon lành. Và hôm đến nhà gái huynh trưởng đã có chủ ý yêu cầu đoàn bên nhà trai bận bộ đồng phục Hướng đạo soóc xanh sơ mi nâu. Ngay từ đầu chú rể đã truyền sự tự tin cho các tráng sĩ, tất cả đều tỏ ra rất có phong độ khi tiến vào nhà gái, một gia đình gia giáo nổi tiếng ở nội thành. Chỉ có mấy mụ hay hóng hớt vỉa hè là có dịp giảu mỏ dè bỉu: “Ối dào! Tưởng cụ Thuý kén cho cô con gái xinh đẹp hiền thục một chàng rể to cao đẹp trai con nhà giàu ai dè lại là một ông đồ Nghệ nghèo kiết, già, lùn, mồm rộng”. Thói đời hời hợt ngộ nhận hay nhìn vào cái mẽ bên ngoài để chôm chỉa, họ đâu biết chú rể ngày đó đã là một nhân vật kiệt xuất, tấm gương cho bao thanh niên chuộng sự học để phụng sự tổ quốc noi theo. Năm 19, tuổi huynh trưởng cùng một lúc đỗ đầu cả tú tài bản xứ lẫn tú tài Tây có học bổng sang Pháp. Rồi đang học vào loại xuất sắc tại một trường ở miền nam nước Pháp, huynh trưởng lại có suất học bổng tu nghiệp tại Đại học Oxford lừng danh bên Anh quốc. Nhưng huynh trưởng khác người ở chỗ học chỉ để lấy kiến thức chứ không lấy bằng cấp, rốt cuộc năm, sáu năm du học không nhận một bằng cấp cụ thể nào, khi trở về nước cũng nhất định không ra làm quan, chỉ đi dạy ở một trường tư thục tại Huế. Bởi thế, không có gì đáng ngạc nhiên, là người có đủ công, dung, ngôn, hạnh như trưởng nữ của huynh trưởng Hoàng Đạo Thuý khi tiếp xúc với đồng chí của ba mình, đã có cảm tình ngay, rồi “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” càng ngày nàng càng khâm phục tài cao, trí lớn của chàng, bất chấp sự chênh lệch về tuổi tác và những lời dèm pha của thiên hạ.
Sao người đầu tiên ông Nhị Nguyễn nhìn thấy trong cơn mê man kéo dài lại là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, mà ông vẫn theo cách xưng hô trên dưới ở đoàn Hướng đạo ngày xưa là “huynh trưởng”, và “tráng sinh” chứ không phải những người thân nhất như vợ, con, bạn hữu? Câu hỏi này không bao giờ có câu trả lời đơn giản bởi chỉ ông biết điều ấy và giờ đây vùng nói của não đã bị thương tổn nặng làm ông vĩnh viễn câm lặng.
Khi có điện báo lên gặp Thứ trưởng ngay, ông Nhị Nguyễn đã linh cảm hẳn đây là một việc hệ trọng của đời ông (thời kỳ này ông Nhị Nguyễn là phó giám đốc kỹ thuật của Đài Tiếng nói. Việt Nam và bộ phận của ông thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng). Lạ vậy ở tuổi hai nhăm, hai sáu, từng tắm mình trong dòng thác trào cuộn khuynh đảo của cuộc cách mạng như ông, vậy mà vẫn còn cái cảm giác bồn chồn, hồi hộp hệt như cậu trò nhỏ chưa thật tự tin bước vào kỳ thi vấn đáp. Ngay cả lúc phải lội qua khúc suối khiếp hãi, như mọi lần ông đã luôn dè chừng dưới chân xem có con đỉa nào bám để gợt đi ngay trước khi nó no căng máu. Lần này mải nghĩ, leo đến lưng đồi, ông mới chợt nhận ra dưới bàn chân nhơn nhớt, lép nhép, nhìn xuống máu đã đỏ ối cả một bên dép lốp. Ông vội tuột quai hậu, dứt phựt trong gan bàn chân một con đỉa trâu bằng đầu đũa cả ở kheo chân cũng lủng liểng hai chú nữa. Vũng suối vừa phải lội là một vương quốc đỉa quái đản. Chúng đông cỡ quân đoàn, trường kỳ mai phục trong rêu cỏ vền bờ, chỉ chờ động nước là lúc nhúc lao thẳng vào mục tiêu, không chỉ với bản năng say hút máu nóng của người và súc vật lọi qua, có gần hai năm cuộc chiến, chúng thêm bước tiến hoá nữa là say hút thịt rữa nát của người và súc vật tử nạn. Những con trâu, con lợn bị trúng bom hay đạn trương phềnh dưới suối, lập tức đỉa bu đen tranh hết cả phần lũ cá. Chiến dịch thu - đông năm ngoái, khi giặc Pháp giương hai gọng kìm thép vào ATK (An toàn khu) ông Nhị Nguyễn đã chứng kiến một cảnh đau lòng. Có chú bé người miền xuôi theo bố mẹ tản cư lên Việt Bắc, chạy giặc đạp phải rêu trơn đạp đầu vào đá, bị nước cuốn xuống vực, mãi mấy ngày mới vớt được thay vì vải mặc là thứ “quần áo đỉa” rùng rợn làm thằng bé tội nghiệp toàn thân biến dạng. Ngay cả loài hạ đẳng như đỉa mà có chỗ sông thuận lợi bản năng cố hữu của nó càng được dịp phát tác thành nhiều bản năng ghê rợn khác!
Từ ngôi nhà trong rừng huynh trưởng bước ra cửa đón tráng sinh. Đó thực ra là cái lán tre, lợp lá gồi nằm dưới tán rừng ở mỏm đồi Định Hoá cách nay gần sáu mươi năm nơi đôi lần ông đã từ khu vực kỹ thuật của đài phát thanh ở quả đồi bên kia về đây để nhận chỉ thị của cấp trên. Vẫn là dáng đi nhanh nhẹn cùng cái cười không thể lẫn khi gặp anh em bạn bè của huynh trưởng: xuê xoa, khoé miệng kéo rộng đến mang tai:
- Cậu có già đi chút ít đấy - ông Bửu bắt tay hồ hởi nói với Nhị Nguyễn - Sao lâu lắm mình không còn gặp cậu nào trong tráng đoàn Lam Sơn hồi năm bốn tư nhỉ?
Ông Nhị Nguyễn biết ngay con người thông thái kia đang có sự nhầm lẫn trong cảm nhận không - thời gian Giờ đây ông mới trở lại với quá khứ, trong khi huynh trưởng Tạ Quang Bửu đã vãn du vào cõi vĩnh hằng được hai mươi mốt năm rồi và điểm gặp không phải ở Hà Nội nữa mà là chiến khu Việt Bắc sau ngày Toàn quốc kháng chiến. Trưa 21 - 8 - 1986, hồn huynh trưởng lặng lẽ rời thể xác và thăng thiên khỏi căn biệt thự bao cấp ở đường Hoàng Diệu, cái vỏ ngoài thì rộng, mà cái ruột rỗng, chẳng có thứ đồ đạc gì đắt tiền, chỉ chất toàn sách đông tay kim cổ. Và đó là thời điểm huynh trưởng cũng đã rời xa trụ sở Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp trên cương vị bộ trưởng được đúng mười năm. Từ ngày ấy, ông đã thành công dân của thế giới hoàn toàn khác với dương thế. Nhưng những sự kiện hệ trọng thuộc về lịch sử có liên quan tới mỗi đời người trên dương thế đày biến cố thì dường như sau đó vẫn được tích tụ, lửng lơ, bất biến trong cái thế giới vô cùng vô tận, vô thuỷ vô chung ấy, như vô vàn những tiểu hành tinh liên tục chuyển động ngang dọc trong vũ trụ bao la, vấn đề chỉ là mỗi khi ta cần đến “tiểu hành tinh” nào (tức sự kiện nào) thì phải tự tiếp cận theo tâm thức của riêng mình, lau sạch lớp bụi thời gian bao phủ bên ngoài làm cho nó sáng rõ lên mà thôi!
- Vâng, số anh em tráng sinh chứng tôi học ở Cao đẳng khoa học Hà Nội đi theo huynh trưởng lên chiến khu ngày ấy, giờ đã tạ thế vãn, tôi thì ít bữa nữa cũng vào cõi…
- Hôm nay mình mời cậu lên để trao một nhiệm vụ mới - Sự việc trở lại thời khắc đầu tháng 5 - 1948, và giọng Thứ trưởng Tạ Quang Bửu bỗng tràm xuống, đôi mắt sáng đôn hậu vẫn đăm đăm nhìn về phía những ngọn đồi trùng điệp nhấp nhô trước cửa.
- Vâng, xin huynh trưởng cứ chỉ thị. Nhị Nguyễn ngồi đôi diện và chăm chú nghe:
- Cuộc kháng chiến đã có những bước chuyển biến thuận cho ta nhiều mặt -
Ông Tạ Quang Bửu nói - Đài phát thanh là một công cụ tuyên truyền hữu hiệu nhất trong lúc này, cần phải được tăng cường về mọi mặt, trước hết ở khâu kỹ thuật: tăng công suất, thời lượng phát sóng và khả năng chống nhiễu phá sóng. Tóm lại, phải hiện đại hoá đài trong một thời gian ngắn nhất.
- Theo định hướng của Bộ đề ra cho đài - ông Nhị Nguyễn tiếp lời - lâu nay chứng tôi vẫn khẩn trương làm chuyến ấy đấy ạ!
- Mình biết. Nhưng chưa đủ - ông Bửu chợt nhìn thẳng vào người đối thoại - Cần lập thêm những thiết bị hiện đại hơn, mới đáp ứng được yêu cầu cao của Trung ương và Bác giao phó về công tác thông tin tuyên truyền. Cậu phải sang Thái Lan một chuyến.
Sang Thái! Ông Nhị Nguyễn sững người bởi điều này ông chưa bao giờ nghĩ tới. Huynh trưởng đã nhận ra sự bất ngờ của thuộc cấp, cười bảo:
- Mình đã cân nhắc, không ai thích hợp hơn cậu. Cậu là đảng viên lại cô bằng cử nhân khoa học.
- Chưa kịp lấy bằng ạ - ông Nhị Nguyễn tiếp lời - Còn học nửa năm nữa thì toàn quốc kháng chiến nổ ra, cả lớp xếp bút nghiên lên đàng.
- A mình nhầm với Lê Văn Giạng.
- Không ạ - ông Nhị Nguyễn lại ngắt lời - Anh Giạng anh Phan Anh Hoàng anh Điện đều cũng lớp và chúng tôi cùng theo huynh trưởng một ngày lên chiến khu mà.
Đến đây thì huynh trưởng Tạ Quang Bửu bỗng cười sảng khoái và thừa nhận là mình lẩm cẩm.
- Huynh trưởng mà lẩm cẩm ư - Nhị Nguyễn cũng cười, vui vẻ nói lại - chỉ là bé cái nhầm thôi. Có thể huynh trưởng nhớ sang thời kỳ tôi về điện Yên Phụ thực tập lại tưởng đã là kỹ sư chính của nhà máy. Vâng, như chỉ thị của huynh trưởng, điều làm tôi băn khoăn nhất là chưa bao giờ cầm lượng tiền lớn đi mua bán, lại là ở nước ngoài
- Cậu không phải trực tiếp đi mua. Nhiệm vụ là mang tiền sang giao cho cơ sở bên ấy, họ sẽ chạy những thư ta cần. Nhận đủ hàng thì áp tải về. Lãnh đạo Bộ đã cân nhắc kỹ, vì biết cậu có đủ năng lực, phẩm chất để làm chuyện này - Nói đến đấy, Thứ trưởng Tạ Quang Bửu dừng lại, quay về phía tấm liếp che cửa buồng ngủ có gài một tấm bản đồ. Đông Dương khá lớn rồi cầm cây bút chì chỉ lên từng vị trí:
- Ta đang ở Thái. Nguyên, chỗ này đây. Cậu sẽ phải qua mấy tỉnh đồng bằng sông Hồng vào miền Trung. Trình diện ở phòng biên chính của Trung ương đặt ở Ngọc Lặc, Thanh Hoá đây. Điểm tập kết là trạm khách ở Đô Lương, Nghệ An đây. Có người đón, cùng cậu vượt Trường. Sơn sang. Lào. Đoạn cuối, đi thuyền trên sông Nậm Ca Đinh đến Pạc Ca Đinh thì dừng. Bên kia là Boung Khla, đất Thái. Chi tiết đường đi nước bước thế nào, gặp ai sẽ có anh em của văn phòng trao đổi kỹ hơn. Như vậy cậu sẽ đi trọn con đường được đặt tên danh nghĩa là Hữu Nghị theo lịch trình của riêng đoàn cậu. Cậu đã bao giờ nghe nói đến con đường xuyên bán đảo Đông Dương ấy chưa nhỉ?
Ông Nhị Nguyễn chăm chú dõi theo đầu cây bút chì, rồi nhìn huynh trưởng tỏ ý chưa biết gì nhiều về con đường
Ông Tạ Quang Bửu nói tiếp.
- Bác từng hoạt động ở nhiều nước, nhất là với Xiêm thì Người rất am tường có nhiều cơ sở cách mạng bên ấy. Địch khống chế ta trên biển. Bên giới phía Bắc giờ mới bắt đầu khai thông. Lâu nay chỉ còn con đường xuyên bán đảo là có thể giao lưu với quốc tế. Tình hình hiện nay càng thuận hơn ông Pridi, thủ tướng Thái có cảm tình tốt với cuộc kháng chiến của ta, nên các hoạt động cứu quốc của Việt kiều được tiến hành công khai. Tại Băng Kok, ta có đặt cơ quan đại diện do anh Nguyễn Đức Quỳ đúng đầu. Từ Việt Bắc vào Nam Bộ, từ Nam Bộ ra Việt Bắc đều có thể qua con đường Bô Ri Khan sang Băng Kok. Con đường Hữu Nghị thiên biến vạn hoá, dài hàng ngàn kilômet, qua biên giới bốn nước mà không ai có thể định cụ thể vị trí của nó trên bản đồ. Mỗi chuyến đi có một lịch trình riêng, cung đường riêng. Cho nên địch muốn ngăn chặn, cô lập ta mà không thể. Nhưng nguy hiểm thì luôn rình rập bất cứ đoàn nào, trong lúc nào, ở đoạn nào. Đầu năm nay, đoàn anh Phạm Ngọc Thạch dự quốc khánh Miến Điện tiếp sang Berne, Thuỵ Sĩ, gặp đại diện Đại sứ quán Liên Xô, đặt quan hệ với bạn bè chau Âu là đi theo tour cậu sắp đi, may mà an toàn, thông đồng bên giọt. Thế nào, đã thông chưa?
- Thông ạ - Không hiểu sao đến lúc đó mọi nỗi bồn chồn hồi hộp ban đầu biến hết cảm chỉ còn cảm giác ấm lòng vững tin vì có được sự chọn mặt gửi vàng của cấp trên. Gian nguy gặp phải trên đường là cái chắc rồi, nhưng hẳn sẽ có nhiều điều thú vị như một chuyến du lịch xuyên bán đảo vậy. Đó có thể là lối suy nghĩ lãng mạn tiểu tư sản vốn thường trực trong con người mình chăng? Ông Nhị Nguyễn nói với huynh trưởng:
- Tôi muốn hỏi thăm tiền mang sang bên ấy là Dollar Mỹ hay…
- Vàng ròng. Sang đấy mới đổi tiền Bạt Thái mà mua bán chứ.
- Bao nhiêu ạ?
- Chủ trương của Bộ là vậy. Bây giờ cậu về thông kê cụ thể các thiết bị, linh kiện cần mua. Còn phải tổng hợp đơn đặt hàng của các bộ phận khác Bên Bộ Tổng tham mưu đang cần nhiều máy thu phát EMK 15 wat trang bị cho tiểu đoàn bộ binh máy phát điện nhỏ chạy dầu diesel cơ động được trong rừng. Điện ảnh cần máy quay 16 li và phim nhựa. Mình lưu y thêm về bộ phận của cậu. Trong thiết bị phát sóng radio, hiện ta rất thiếu tấm thạch anh áp điện thay đổi tần số, nếu ở Băng Kok khó mua thì có thể liên hệ với anh Tình giám đốc Sở vô tuyến điện, anh ấy có người bạn thân là một kỹ sư vô tuyên điện ở Hồng Kông, nhờ mua giúp rồi gửi thẳng sang Băng Kok. Đừng quên những sách khoa học kỹ thuật đáy nhé. Mua loại tiếng Anh, Pháp, Đức chứ mang chữ Thái về là bỏ xó, ai mà đọc được. Các anh Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng thì đang rất cần sách, tạp chí về y khoa.
- Huynh trưởng đã ước lượng số vàng mang đi là bao nhiêu chưa ạ?
Huynh trưởng nhậu cặp mày rậm giây lát, rồi bảo:
- Chắc không thể dưới mười ki lô đâu. Cậu cứ thông kê chi tiết mọi khoản. Duyệt xong tôi sẽ bảo bên tài chính đưa cậu vào kho lĩnh vàng. Năm ngoái kho đặt ở Bản Thi, địch nhảy vào thị xã Bắc Kạn, ta đã kịp sơ tán về Pắc Chôm trên một đỉnh núi rất an toàn. Từ đây lên đó không xa lắm. À mà, hiện thủ kho là cậu Lương cũng là tráng sinh Lam Sơn đấy. Vậy nhé. Một tháng làm dự trù chuẩn bị. Trên đường từ đây vào Đô Lương sẽ có một vệ binh đi cùng. Kiếm một cái xe tốt mà đạp. Bốn, năm trăm cây số, một số đoạn đường nhựa đã tiêu thổ kháng chiến toàn ổ trâu ổ voi không có hiệu sửa xe nào dọc đường đâu. Tính kỹ mọi tình huống. Chuẩn bị tinh thần đi hàng năm. Về hậu phương của cậu, còn điều gì cấn cái không nhỉ?
- Thưa không ạ.
- Cậu đã có người thương người nhớ chưa nhỉ?
Ông Nhị Nguyễn cười cười. Và khi định đứng lên thì huynh trưởng bảo ngồi thêm lát nữa thày trò ít có dịp ngồi với nhau. Huynh trưởng liền quay sang giá sách rút ra một cuốn, đưa Nhị Nguyễn:
- Mình viết vào cuối năm ngoài. Nha nghiên cứu kỹ thuật quá thiếu tài liệu tham khảo. Đã đưa đi hết rồi còn một cuốn biếu cậu nốt.
Đó là cuốn nguyên tử, hạt nhân vũ trụ tuyến in trên giây nứa dày màu nâu xẫm, phía dưới bìa đề: “Chiến khu 1947 - Nha nghiên cứu kỹ thuật. Cục Quân giới Bộ Quốc phòng Việt Nam giữ bản quyền”. Lật trang cuối sách: “Viết ngày 7, 8, 9-X-1947, in xong ngày 19-XII-1947, kỷ niệm một năm toàn diện kháng chiến. Ngoài 500 bản thường có in thêm 200 bản trên giấy Ngọc Khâu đánh số từ 1 đến 200. Ba bản in trên giấy kháng chiến đánh số Việt Nam, Dân chủ, Cộng hoà”.
- Trên trăm trang viết có ba ngày đáng ghi vào sách kỷ lục Guiness! - Ông Nhị Nguyễn nói.
- Hả - Huynh trưởng cười hết cỡ - kỷ lục thức trắng ba ngày ba đêm thì có. Run rủi thế nào vừa vặn buông bút chấm hết thì Pháp nhảy dù đến khi Pháp cuốn gói, bản thảo liền được chọn mở hàng cho cơ sở in mới của Bộ. Tệ là dạo này mỗi đem mình chỉ ngủ chừng ba, bốn tiếng. Đói ngủ. Có lúc họp Chính phủ, ngáp, chỉ sợ Cụ nhìn thấy. Bác sĩ Hồ Đắc Di có lẽ bắt quả tang mấy lần, hôm rồi đi qua đây chủ động kê “toa” an thần cho mình, toàn lá cây rừng, vị cóp được của người Mán đeo tiền. Cậu cần mình sẵn lòng biếu không bài thuốc gia truyền ấy.
- Huynh trưởng ơi. - Nhị Nguyễn cười bảo - tôi thì lại muốn kìm cơn ngủ chả được. Mwjt đến mấy đặt mình là ngáy pho pho. Đang hành quân, vẫn có thể gối đầu lên đá núi đánh giấc ngon lành trong ít phút nghỉ giải lao dọc đường.
- Thế mới thanh niên. Còn mình là ông lão rồi.
Ông Nhị Nguyễn ngẩng lên bảo:
- Sức làm việc của huynh trưởng thanh niên chứng tôi có vắt chân lên cổ theo cũng không theo kịp.
- Cậu năm nay bao nhiêu tuổi nhỉ? Bỗng huynh trưởng hỏi.
- Huynh trưởng: Canh Tuất, tôi: Nhâm Tuất, hơn nhau đúng một giáp.
Đến đây ông Nhị Nguyễn chỉ vào chỗ vừa xem lướt trên cuốn được tặng nói tiếp:
- Khoa học khô khan mà huynh trưởng viết thế này đọc thực dễ vào.
- Đoạn nào?
- Ngay câu mở đầu: Xin xem quyển này như một Phong Thần 1947 để tiêu khiển giữa hai trận đột kích giết giặc
- Phải rồi. Lúc viết, mình chợt liên hệ đến quyển Phong Thần mới lạ chứ. Có lẽ do hồi bé đã mê, phục lăn cái trí tưởng tượng của tác giả. Các phép biến hoá của thần tiên ma quỷ không tình huống nào giống tình huống nào chứ không như Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không có mỗi môn võ, gặp yêu quái là biến thành con muỗi rồi chui tọt vào bụng, xuống tận cho gan ruột nó lộn tùng phèo, phải quy hàng.
- Tôi thì mê cả hai.
- Cậu có biết chi tiết hay nhất của Tây Du Ký là gì không?
- Huynh trưởng ơi, bọn tráng sinh chúng tôi đều giống nhau ở chỗ các truyện chưởng, võ thuật Tàu chỉ đọc cho thư giãn đầu óc, xong quên ngay ấy mà. - ông Nhị Nguyễn thú nhận
- Đó là chi tiết một ngày trên trời bằng một năm dưới mặt đất, phù hợp với tinh thần cơ bản của Thuyết tương đối của Albert Einstein. Trong cuốn này mình trình bày khá kỹ về điều ấy đấy.
Câu chuyện lại chuyển về chủ đề ban đầu, cái thuyết gây chấn động thế giới của nhà bác học người Đức gốc Do thái hồi đầu thế kỷ. Thực ra ông Nhị Nguyễn chỉ biết sơ sơ cái thuyêt ấy, quá rối rắm, khó hiểu.
- Mình định khi nào có thì giờ sẽ viết thêm một cuốn nữa, đại loại Thuyết Tương đối cho một triệu người, tức là làm cho người bình thường có thể hiểu được.
- Chao ôi, đang đánh giặc bằng mã tấu, súng kíp, mà huynh trưởng lại nghĩ đến chuyện cao siêu thế!
Ông Nhị Nguyễn buột miệng và sợ câu ấy sẽ làm mếch lòng. Nhưng huynh trưởng cười, cái cười hiền khô. Rồi gương mặt ông thoáng trầm trong giây lát, bảo:
- Đã có vị tặng mình cái biệt danh thiên tài chủ nghĩa đấy!
- Chắc đó là lời khen ngợi sự hiểu rộng, biết sâu của huynh trưởng.
- Không. Ngầm phê cái chất tạch tạch sè (tiểu tư sản) mơ mộng viển vông của cánh ta. Chẳng sao! Do quan niệm sống của từng người. Tính cách mỗi người đều hình thành và định hình đến suốt đời từ lúc mười hai mười ba tuổi. Nay mình ở tuổi tứ thập nhị bất hoặc rồi, điều cốt yếu trong đánh giá, là có dốc toàn tâm toàn lực cho kháng chiến kiến quốc không à, có chuyện này khá vui mình cũng là người trong cuộc.
Đến đây huynh trưởng lại cười thoải mái và kẻ:
- Mình cùng một cậu bảo vệ người dân tộc Tày đi cơ sở trên đường về. Vào lán dân công bỏ không bên đường nghỉ chân thì gặp vị nọ cũng vừa đến. Mình chào cậu cảnh vệ cũng đứng nghiêm chào. “Anh biết tôi là ai không?” Bỗng vị đó hỏi một cậu mà đến mình cùng bất ngờ vì hơi tỏ ra quan dạng. “Không biết”. Cậu cảnh vệ thì phản ứng tắp lự như vậy. “Không biết sao chào”. Cậu ta liền chỉ vào mình rành rọt: “Vì ông đây chào ông trước nên tôi chào theo”. “Vậy anh biết ông đây là ai rồi chứ?”. Vị nọ căn vặn có vẻ không hài lòng về cách đối đáp thẳng băng của cậu cảnh vệ mặt còn búng ra sữa. “Thưa không?”. Nét mặt anh chàng vẫn tỉnh queo. “Không biết sao đưa ông đây đi?”. Cấp trên bảo đưa thì đưa chứ không nói tên người đưa và đi đâu, “Anh từ đâu đến đây?” Vị nọ chưa tha, truy kích tiếp. “Thưa không biết?” “Không biết sao lại đi được?” “Cấp trên bảo cụ thể qua đường này, cầu nọ, miếu kia, cứ thế mà đi”. Đến đây thì vị đó bỗng phá lên cười, gạt gù vỗ vai cậu cảnh vệ: chịu tinh thần bảo mật phòng gian của đồng chi rồi. Thứ ba không này mới đáng để anh em khác học mệt nghỉ đây!” Khi vị đó đi rồi mình mới hỏi cậu cảnh vệ: “Cậu không biết thực à?” “Cháu lạ gì ông ấy!”. Cậu cảnh vệ cười khì “Sao cái gì cậu cũng không biết không biết” “Nói ra người ta lại phe là lọ bi mạt quốc gia à?” Cậu thấy không, suy nghĩ của người cảnh vệ rất gần với lối suy nghĩ của các triết gia hiện sinh Pháp như Jean Paul Sartre, Anbert Camus, danh đang nổi như cồn ở phương Tây. Họ đề cao thể nghiệm cá nhâ tính chân thực trong thể nghiệm và diễn đạt cho đó là giá trị nhân văn cao nhất của con người.
Thật không ngờ, cái anh chàng đày bản năng tự nhiên ấy lại cùng đi với ông chuyến này và ngay khi vừa đặt chân lên đất lạ, anh ta đã gây nên chuyện rắc rối cũng bởi cái bản năng hoang dã ấy!